Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
196,5 KB
Nội dung
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: - Đổi mới phương pháp dạy học văn trong trường THPT là vấn đề cấp thiết, bắt buộc, bởi phương pháp dạy học cũ không còn phù hợp với tư duy và nhu cầu cuộc sống con người trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay. - Trong thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học văn đã có nhiều tiến triển đáng kể, song so với yêu cầu vẫn chưa đồng đều ở các giáo viên, các tiết học. Một số tiết học còn nặng thuyết giảng, giáo viên chưa tổ chức giờ học hợp lí để học sinh tự khám phá lĩnh hội cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. - Đặc biệt ở một số tiết học của bài đọc thêm nhưng giáo viên còn quan niệm đó chỉ là đọc thêm, không có trong phần thi cử nên chỉ hướng dẫn qua loa, cũng là một tiết học trong chương trình và đó cũng là một tác phẩm văn chương có giá trị nghệ thuật cao được chọn lọc từ nhiều tác phẩm khác. - Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 bộ sách chương trình chuẩn của Bộ GD và ĐT do Phan Trọng Luận làm chủ biên, có hai bài đọc thêm: “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng và “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải. Đây là hai tác phẩm hay, có giá trị, thể hiện sự quan sát tinh tế của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam trong giai đoạn xã hội chuyển mình xóa bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp để chấp nhận nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực trong quan niệm, cách sống và lựa chọn những giá trị. - Thực tế qua nhiều lần lên lớp, tôi thấy dạy hai bài này thật khó, làm sao cho học sinh thấu hiểu được hiện thực cuộc sống một thời, giá trị văn hóa của con người Hà Nội nói riêng, con người Việt Nam nói chung để từ đó tự hào và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy nét văn hóa, nền tảng đạo đức dân tộc. Và đây cũng là điều rất cần thiết cho học sinh lớp 12, chuẩn bị tự lập trong cuộc sống, dự giờ một số bạn đồng nghiệp, tôi thất vẫn chưa thỏa mãn, các giờ dạy vẫn chưa rõ các đơn vị kiến thức, học sinh chưa chủ động tiếp nhận, hiểu rất mơ hồ, thụ động, cách tổ chức giờ học còn lúng túng, vì thế giờ học còn rời rạc, hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ những lí do trên, cùng với niềm mong mỏi được cùng các đồng nghiệp nâng cao chất lượng giờ dạy, tôi cố gắng nghiên cứu bài dạy tìm ra phương pháp, hướng tiếp cận, cách thức tổ chức giờ học để học sinh chủ động chiếm lĩnh tác phẩm, có thể xem là hợp lí và đã thể nghiệm thành công ở lớp 12 học chương trình chuẩn ở trường THPT Lương Đắc Bằng. 2. Mục đích, nhiẹm vụ của đề tài. 2.1. Mục đích. Nghiên cứu một cách tiếp cận tối ưu tác phẩm văn chương dưới góc nhìn văn hóa, đảm bảo phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc đọc hiểu tác phẩm văn chương. 2.2. Nhiệm vụ: - Tìm và thể hiện trong một giờ học đổi mới phương pháp học văn. 1 - Những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết mà học sinh phải tiếp thu và thực hành trong bài học này. 3. Đối tượng của đề tài: - Đề tài chỉ giới hạn ở việc tìm cách tiếp cận một tác phẩm cụ thể theo tinh thần đổi mới tích cực hóa hoạt động của học sinh. - Đối tượng thể nghiệm là học sinh lớp 12 học chương trình chuẩn. 4. Những luận điểm cần bảo vệ: - Tính bắt buộc, tính bức xúc của việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương. - Đổi mới phương pháp học văn phải thể hiện ở việc thiết kế giáo án, cách tiếp cận tác phẩm, cách tổ chức giờ học. Có thiết kế giờ học trong giáo án tốt, có hướng tiếp cận tác phẩm hợp lý, dễ hiểu, tổ chức giờ học nhuần nhuyễn phát huy được tính chủ động của học sinh thì giờ học sẽ thành công. - Đổi mới phương pháp dạy học không phải là sự phủ định các phương pháp truyền thống mà là sự vận dụng tích hợp các phương pháp trong hai nhóm truyền thống và hiện đại, sao cho thầy tạo được tình huống học tập nhằm kích thích sự hoạt động tích cực sáng tạo của học sinh mà vẫn không làm cho giờ học mất chất văn chương. 5. Cơ sở lí luận và thực tiến: 5.1. Cơ sở lí luận: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn văn năm 1992 viết: “Mục đích của dạy TV-VH hiện nay không phải chỉ nhằm truyền đạt những kiến thức đơn thuần mà còn nhằm làm sao phát triển cho học sinh về mặt trí tuệ, năng lực nhận thức, phương pháp nghiên cứu”. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT năm 1995 cũng chỉ rõ “Mục đích giờ dạy học tác phẩm văn chương theo quan điểm, phương pháp mới không phải là giáo viên truyền thụ lời giảng của mình mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể học sinh đưới sự hướng dẫn của thầy tự cảm nhận, khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Do đó tạo được một sự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và năng lực”. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12 môn Ngữ văn năm 2008 xác định: văn bản là thông điệp, là đề án nhà văn gửi tới bạn đọc. Đặc trưng cơ bản của văn bản nghệ thuật là thông tin thẩm mỹ. Nhà văn gửi đến cuộc đời niềm xúc động mãnh liệt nhất, những rung động tha thiết nhất về cuộc sống và con người. Đây là điểm mấu chốt để phân biệt phương pháp tiếp cận văn học đích thực với lối phân tích xã hội học tầm thường, biến tác phẩm văn chương thành một đề cương giáo huấn, một sơ đồ xã hội học hay một hiện tượng lịch sử cằn cỗi, một phương tiện minh họa đơn giản về bức tranh xã hội… Tuy nhiên, ở đây cũng cần tránh khuynh hướng cực đoan chỉ nhìn nhận giá trị của văn bản nghệ thuật ở phương diện thẩm mĩ. Tác phẩm văn chương chứa đựng trong nó muôn màu, muôn vẻ của đời sống xã hội, con người mà bạn đọc không thể bỏ qua, không thể không biết đến. Vả chăng, chính những yếu tố văn hóa của văn bản lại càng làm nổi rõ hơn yếu tố thẩm mĩ của văn bản. Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân ngoài giá trị thẩm mĩ, ý nghĩa nhân vật còn thể hiện giá trị văn hóa truyền thống. Khao khát cái đẹp, tôn vinh cái đẹp, trân trọng người tài, lấy cái tài mà giữ gìn thiên lương trong 2 sáng cũng là nét văn hóa cần d dược khai thác và giáo dục những tình cảm thẩm mĩ. Thiếu vốn văn hóa cần thiết thì việc cảm thụ văn thơ cũng dễ bị thiếu lệch hoặc thiếu sâu sắc. Trước đây khi học Tỏa nhị Kiều, học sinh đồng cảm với lòng thiết tha được sống mạnh mẽ và có ý nghĩa. Văn chương vốn là cuốn SGK toàn thư về cuộc sống. Mác đã từng ghi nhận tính chân thực sâu sắc của văn chương. M. Go-rơ-ki nói nhờ văn chương mà hiểu cuộc và con người hơn. Đọc tiểu thuyết M. Go-rơ-ki, ta càng hiểu ông già Nga hơn và hiểu rõ hơn chính ông ngoại của mình. Cho nên, không có lí do gì chúng ta lại làm nghèo đi một văn bản văn học, làm hạn hẹp tầm nhìn của học sinh về xã hội, con người và về chính bản thân mình. Mặt khác, cũng cần nhận tjhấy rằng, đa số học sinh phổ thông không phải ai cũng đều đi vào con đường văn chương. Họ cần được trang bị vốn kiến thức về văn chương và rộng hơn là văn hóa văn chương để đi vào cuộc sông công dân và đời sống chuyên môn sau này. Vì vậy phải đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn để học sinh nắm được cái chìa khóa mở cửa chủ động khám phá vẻ đẹp tác phẩm văn chương, có năng lực đọc hiểu tiếp cận các tác phẩm văn chương khác và đặc biệt trang bị thêm văn hóa văn chương, văn hóa đời sống công dân để có được cách sống nhân văn. 5.2. Cơ sở thực tiễn: Ở hai tiết dạy học tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng và “Một người Hà Nội”, giáo viên phải tìm được hướng tiếp cận hợp lí, xây dựng hệ thống câu hỏi, tạo được sự chủ động tích cực của học sinh để học sinh tự rút ra được những kiến thức cơ bản. Đơn vị kiến thức 1: - Tìm hiểu về tác giả. - Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm: + Đặc điểm tình hình xã hội Việt Nam ở những năm 80, 90 của thế kỷ XX. + Nét văn hóa của con người Hà Nội xưa- đặc trưng văn hóa của con người Việt Nam. Đơn vị kiến thức 2: Từ cách tiếp cận hợp lí kết hợp với hệ thống câu hỏi gợi mở, cách thuyết giảng của giáo viên giúp học sinh tìm hiểu và rút ra nội dung, tư tưởng của tác phẩm, đặc điểm tình hình xã hội Việt Nam ở một thời nét văn hóa của con người Việt Nam trên nhiều phương diện từ đó rút ra những bài học văn hóa cho bản thân. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Nhóm nghiên cứu lý thuyết: phương pháp dạy học Văn, tài liệu tham khảo về chính trị xã hội, văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, tài liệu tham khảo về văn hóa Hà Nội xưa và nay. - Nhóm nghiên cứu thực thành. + Dự giờ đồng nghiệp. + Bản thân dạy nhiều tiết, nhiều đối tượng học sinh để rút ra kinh niệm. PHẦN II: NỘI DUNG A. Cách tiếp cận bài “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng và “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa. 3 1. Bố cục bài dạy: Đây là những tác phẩm truyện tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam ở những năm đầu của thế kỷ XX, thể hiện sự quan sát và cảm nhận nhạy bén của tác giả về những biến động, đổi thay trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam trong giai đoạn xã hội chuyển mình xóa bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp để chấp nhận nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai chiều. Vì thế khi tiếp cận hai tác phẩm, ngoài phần giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, giáo viên nên giới thiệu đời sống kinh tế - xã hội của con người Việt Nam ở những năm 80, 90 của thế kỷ XX. Đây là giai đoạn có tính chất bước ngoặt, khác với đặc điểm xã hội giai đoạn sau này, để học sinh hình dung, hòa mình vào không khí ấy mà hiểu và cảm tác phẩm một cách thấu đáo. Nếu không học sinh sẽ không bao giờ hiểu được tại sao trong buổi lễ cúng gia tiên cuối năm, ông Bằng lại không tấu với gia tiên về anh con trai tên là Cừ (Cừ, em Luận, bỏ nghề, bỏ vợ cơn, trốn đi nước ngoài, đang bị truy nã,)… trong tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng và chi tiết cô Hiền không đồng ý cho chồng mình mở xưởng,… trong tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải. Ngoài ra giáo viên cần phải cung cấp kiến thức văn hóa Hà Nội xưa, sự vận động từ nét văn hóa vùng trở thành nét văn hóa của dân tộc. Đây là đơn vị kiến thức rất quan trọng có ý nghĩa như chìa khóa để học sinh hoàn toàn có thể chủ động tìm ra giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm, qua đó tự rút ra cho mình những giá trị cuộc sống cần có. 1.1. Tiểu dẫn: 1.1.1. Giới thiệu về tác giả. 1.1.2. Giới thiệu về tác phẩm. 1.1.3. Đặc điểm tình hình KT-XH Việt Nam ở những năm 80,90 của thế kỉ XX 1.1.4.Nét văn hoá kinh kì ccủa người Hà Nội 1.2. Đọc hiểu: Tìm hiểu giá trị nội dung – nghệ thuật của tác phẩm qua hệ thống nhân vật. 2. Nội dung bài dạy: 2.1. Bài “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng. 2.1.1. Tiểu dẫn: a. Giới thiệu về tác giả: Ngoài những kiến thức trong SGK giáo viên bổ sung thêm về nguồn gốc và bút danh của Ma Văn Kháng: Ông tên thật là Đinh Trọng Đoàn người Hà Nội (em ruột của cố giáo sư ngôn ngữ học Đinh Trọng Lạc), để kỉ niệm tình cảm gắn bó với người anh kết nghĩa ở Lào Cai(ông Ma Văn Nho) nên tác giả lấy bút danh là Ma Văn Kháng b. Giới thiệu về tác phẩm: Tiểu thuyết hoàn thành năm 1985, một tiểu thuyết chọn đề tài gia đình Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ XX. c. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của XHVN ở những năm 80, 90 của thế kỷ XX. Sau khi đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, thực hiện thống nhất nước nhà, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước tiến 4 vào giai đoạn cách mạng mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân ta được sự chỉ đạo sát sao của Đảng Cộng sản linh hoạt trong công tác đối nội, đối ngoại đã anh dũng phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là 4,9% so với 1% bình quân hàng năm thời kỳ 1976-1980. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm là 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật. Đã hoàn thành mấy trăm công trình tương đối lớn và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ trong đó có một số công trình quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, dệt, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã tiến thêm một bước. Đại bộ phận nhân dân Nam bộ đi vào con đường sản xuất tập thể, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên có tiến bộ trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Nhà nước và nhân dân cố gắng chăm lo đảm bảo các nhu cầu của quốc phòng - an ninh, thi hành chính sách hậu phương quân đội; chăm lo đời sống nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức khó khăn của Đảng và Nhà nước ta trong nền kinh tế còn yếu kém, thiên tai dồn dập, dân số tăng nhanh, các ngành kinh tế quốc dân đã thu hút thêm 4 triệu lao động, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, TDTT, văn hoá nghệ thuật phát triển và có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới. Song bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đang có nhiều khó khăn, sản xuất tuy có tăng nhưng chậm so với khả năng sẵn có và công sức bỏ ra, so với yêu cầu nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân; kế hoạch sản xuất lương thực, than, xi măng không đạt đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân lao động, hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp. Các xí nghiệp nói chung chỉ sử dụng được khoảng một nửa công xuất thiết kế, năng xuất lao động giảm, chất lượng sản phẩm giảm sút. Tài nguyên chưa được khai thác tốt lại bị sử dụng lãng phí nhất là đất nông nghiệp và tài nguyên rừng, môi trường sinh thái bị phá hoại, mất cân đối lớn trong nền kinh tế giữa cung và cầu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, năng lượng; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố. Vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh suy yếu, các thành phần kinh tế phi XHCN được sử dụng và cải tạo tốt. Đời sống của nhân dân nhất là công nhân viên chức còn có nhiều khó khăn, nhiều người lao động chưa có việc làm và chưa đủ việc làm, nhiều nhu cầu chính đáng, tối thiểu của nhân dân về đời sống vật chất và văn hoá chưa được đảm bảo. Nông thôn thiếu hàng tiêu dùng thông thường và thuốc men, nhà ở. Điều kiện vệ sinh, sinh hoạt văn hoá ở nhiều nơi còn thiếu thốn, nghèo nàn, hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm. Pháp luật, kỷ cương không nghiêm, những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên Nhà nước, những hoạt động của bọn làm ăn phi pháp chưa bị trừng trị nghiêm khắc. Công nhân - CBVC làm việc theo kiểu “tối ngày, đầy công”, cuối tháng nhận lương bằng tem phiếu để đi mua một số mặt hàng thiết yếu cuộc sống như gạo, dầu thắp, xà phòng với một số lượng ít ỏi không đủ chi tiêu trong tháng. Cả quý trong đơn vị mới được phát một vài mảnh nên vải phải bình xét gắt gao, cả tháng được có vài lạng thịt lợn, là một niềm hạnh phúc. Học sinh học buổi tối 5 phần nhiều là nhờ ánh sáng của nhiều con đom đóm, có khi xếp hàng mua gạo nhưng hết gạo phải lấy khoai lang để ăn trừ bữa. Người nông dân mùa màng thất bát hay có được mùa thì vẫn đói triền miên. Hậu quả đó do cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm làm giảm năng xuất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong phân phối lưu thông, để ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Các cơ quan quản lý hành chính- kinh tế can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất, các quy định của mình. Các đơn vị cơ sở vừa không có quyền tự chủ, vừa không bị ràng buộc trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh. Với những thuận lợi và khó khăn như vậy, Đại hội VI(1986) đã chỉ ra những phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế, xã hội trên tinh thần đối mới nhằm phát huy vai trò làm chủ và nhiệt tình của người lao động tạo nên phong trào quần chúng hăng hái thực hiện đồng thời cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng tư tưởng- văn hoá. Cụ thể là bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất có quy mô và trình độ kỹ thuật khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định. Đưa nông nghiệp lên vị trí hàng đầu, mở rộng và hoàn chỉnh các hệ thống thuỷ lợi ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học, đưa vào sử dụng phổ biến và ổn định các loại giống mới, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, tăng thêm sức kéo đảm bảo công cụ thường và công cụ cải tiến. Thực hiện từng bước và có trọng điểm việc cơ giới hoá, hạ thấp mức hư hao nông sản trong các khâu thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, chế biến. Chủ động phòng chống lụt bão, phương châm phát triển nông nghiệp là kết hợp chuyên môn hoá với phát triển toàn diện, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, lúa và màu, cây lương thực và cây công nghiệp, phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển lâm nghiệp theo hướng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, tăng thêm vốn rừng, phát triển có trọng điểm việc trồng rừng, tập trung chuyên canh, đẩy nhanh nhịp độ phủ xanh đất trống. phát triển công nghiệp nặng và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát huy mạnh mẽ động lực KHKT.Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoạiThực hiện công bằng xã hội, lối sống có văn hoá, đảm bảo an toàn xã hội, khôi phục trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ ở nước ta. Đối với tiểu thương, thông qua nhiều hình thức tuỳ theo ngành hàng để sắp xếp cải tạo và sử dụng họ thành lực lượng bổ sung cho thương nghiệp XHCN, 6 giúp đỡ số người không cần thiết trong lĩnh vực lưu thông chuyển sang sản xuất và dịch vụ, xoá bỏ thành kiến thiên lệch trong sự đánh giá và đối xử với người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhà nước có chính sách ưu đãi về kinh tế, phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa song về pháp luật phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế, tính kế hoạch, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá, tiền tệ là những đặc trưng cơ bản của cơ chế quản lý. Kết quả của việc thực hiện đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội theo phương hướng nhiệm vụ của Đại hội VI:Từ giữa năm 1988 trở đi, các chủ trương chính sách đổi mới bắt đầu mang lại hiệu quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên. Về kinh tế: Tình hình lương thực, thực phẩm có chuyển biến tốt, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, nay (1991) đã vươn lên đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất- nhập khẩu, xoá bỏ chế độ bao cấp, tự do lưu thông và điều hoà cung cầu lương thực trên phạm vi cả nước. Hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng lưu thông tương đối thuận lợi, các cơ sở gắn chặt hơn với nhu cầu thị trường đáp ứng được yêu cầu thị trường, đặc biệt bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Về thực hiện chính sách xã hội: Vấn đề lương thực xét cân đối chung trên phạm vi cả nước được giải quyết tốt hơn thị trường thực phẩm dồi dào, nhu cầu mặc được đáp ứng, nhà ở một số bộ phận dân cư cả ở thành thị và nông thôn được cải thiện. Tiện nghi sinh hoạt trong nhiều gia đình được tăng thêm, sung túc. Việc đi lại của nhân dân dễ dàng hơn, đời sống tinh thần của nhân dân có một số mặt được cải thiện như được tự do làm ăn theo pháp luật, làm chủ nguồn thu hợp pháp. Một bộ phận nhân dân có thu nhập cao chính đáng nhờ có kinh doanh hoặc có lao động xuất khẩu, giải quyết được nhiều việc làm cho nhân dân 4,2 triệu người có việc làm, thanh niên xung phong đi xây dựng các khu kinh tế mới hoặc đảm nhiệm các công trình xây dựng tiếp tục phát triển. V ề lĩnh vực giáo dục và đào tạo có một số tiến bộ trong việc xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp cũng như cơ cấu hệ thống giáo dục. Công tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực của nhân dân vẫn được duy trì, hoạt động văn hoá, văn nghệ phong phú hơn về nội dung, đa dạng hơn về hình thức và thể loại. Về Quốc phòng - an ninh:: Đã chú trọng nâng cao chất lượng tổng hợp cu8ả quân đội trước hết là về mặt chính trị, bảo đảm quân đội vững mạnh trước tình hình phức tạp ở trong nước và trên thế giới; kiên định mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, chấp hành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ 7 quốc được khôi phục và phát triển ở nhiều địa bàn, từng bước hình thành một số tuyến khu vực có phong trào liên hoàn, với nội dung, hình thức phong phú phòng ngừa và tấn công tội phạm. Về công tác đối ngoại: Giữ vững được hoà bình, tranh thủ được nhiều điều kiện Quốc tế thuận lợi, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc. Với những thành tựu trên tạo nền tảng vững chắc, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Bên cạnh những mặt đạt được đã kéo theo những tiêu cực: đó là lối làm ăn chạy theo lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm pháp luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, của công dân, nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn của nhau, nhiều trường hợp không có khả năng thanh toán, xu hướng thương mại hoá tràn lan vào cả các cơ quan văn hoá, y tế, giáo dục, nội chính, bất công bằng xã hội tăng lên. Một bộ phận lớn hợp tác xã gặp khó khăn trong kinh doanh, 20% các HTX đã giải thể hoặc chuyển sang hoạt động dưới dạng tự nhân. Một bộ phận không nhỏ nhân dân còn sống dưới nhu cầu tối thiểu. Tuy mức sống còn thấp nhưng trong tiêu dùng của một bộ phận nhân dân và cán bộ còn nhiều xa hoa, lãng phí, có một số mặt vượt quá trình độ và khả năng của nền kinh tế chinh. Nền giáo dục chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém do trình độ kỹ thuật, do thiếu sự quan tâm đúng mức ở tầm chỉ đạo chiến lược, số học sinh phổ thông chán học và bỏ học ngày một nhiều. Mức hưởng thụ văn hoá, văn nghệ của đông đảo nhân dân còn thấp nhất là ở vùng nông thôn và miền núi. Bộ máy của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân còn cồng kềnh, phong cách làm việc còn quan liêu, kém hiệu lực, không ít cán bộ, đảng viên không đủ năng lực và phẩm chất đảm đương nhiệm vụ, thậm chí thoái hoá biến chất không được quần chúng tín nhiệm. Như vậy từ Đại hội VI đến Đại hội VII (Từ 1986 - 1991) trong bối cảnh Quốc tế và trong nước cực kỳ phức tạp. Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì đổi mới theo những phương hướng và bước đi về cơ bản là đúng đắn, nhân dân ta với lòng yêu nước nồng nàn và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chấp nhận thử thách, chịu đựng và vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới, từng bước làm chuyển biến tình hình, đó là nền tảng vững chắc cho sự phát triển xã hội hiện nay. Sự thay đổi về kinh tế - văn hoá- xã hội, an ninh - quốc phòng đã tác động lớn đến đời sống toàn thể nhân dân từ quan điểm, nhận thức đến đời sống kinh tế nên ai ai cũng hân hoan đón chào cuộc sống mới nhưng cũng ngậm ngùi nhận ra mặt trái của nền kinh tế thị trưởng, có những người chấp nhận hiện thực ấy, có những người phản ứng quyết liệt, đấu tranh bằng hành động cụ thể, có những người lại tìm cho mình một hướng đi, một cuộc sống khác vừa giữ được mình vừa không bị lỗi thời trước cuộc sống hiện tại. Tất cả sự đổi thay trong bước 8 chuyển mình của lịch sử có tính chất bước ngoặt ở những năm 80,90 của thế kỷ XX đều được nhà văn ghi lại và phản ánh bằng hiện tượng nghệ thuật trong các tác phẩm như “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng; “ Môt người Hà Nội” của Nguyễn Khải. 2.1.2. Đọc hiểu: a. Nhân vật chị Hoài. - Chị Hoài mang vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ nông thôn: “người thon gọn trong cái bông chần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm một khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng tươi”. - Nét đằm thắm, mặn mà của chị toát ra từ tâm hồn, từ tình cảm đôn hậu, từ cách ứng xử, quan hệ với mọi người. Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ riêng, lo toan riêng nhưng mọi người vẫn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị. Bởi vì “người phụ nữ tưởng đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cùng tham dự cuộc sống của gia đình này” (Mặc dù ở xã, chị vẫn biết chuyện cô Phượng đã chuyển công tác; nhận được thư bố chồng cũ, sợ ông buồn nên phải lên ngay; chu đáo, xởi lởi chuẩn bị quà, hỏi thăm tất cả mọi người lớn bé; chị thành tâm trước bàn thờ gia tiên chiều 30 tết,…) Trong tiềm thức mỗi người “Vẫn sống động một chị Hoài đẹp người, đẹp nết”. - Nhân vật chị Hoài là mẫu người phụ nữ vẫn giữ được nét đẹp truyền thống trước những “cơn chấn địa” của xã hội. b. Cảnh xum họp trước giờ cúng tất niên: - Diễn biến tâm lí của ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại: + Ông Bằng “sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc òa”, “Giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con?”. Nỗi vui mừng xúc động khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quý mến thể hiện không chút giấu giếm. + Chị Hoài “gần như không chủ động được mình”, “lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản […] kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa” Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc: “Ông!”. + “Cảnh gặp gỡ vui mừng kèm thêm một nỗi tiếc thương, đau buồn, ê nhức cả tim gan”. - Khung cảnh sum họp ngày Tết trong gia đình ông Bằng được miêu tả rất cụ thể: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh…”, mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần,… Tất cả chuẩn bị chu đáo khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 Tết. Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cái cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ”. “Thoáng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhòa. Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn ông cha, tiên tổ”. 9 Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trước những người đã khuất trong lễ cúng tất niên chiều 30 Tết đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đáng trân trọng và tự hào của dân tộc ta. “Quá khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết một mạch bền chặt thủy chung”. Dù cuộc sống hiện đại muôn sự đổi thay cùng với sự thay đổi của những cách nghĩ, cách sống, những quan niệm mới, thì nét đẹp truyền thống văn hóa ấy vẫn đang và rất cần được giữ gìn, trân trọng. 2.1.3. Tổng kết: - Bằng nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật hết sức tinh tế và sắc sảo, nhất là nhân vật chị Hoài và ông Bằng trong buổi cúng tất niên chiều 30 tết, từ đó thấy được sự quan sát tinh nhạy của nhà văn về những biến động, đổi thay trong tư tưởng, tâm lí của con người Việt Nam trước những “cơn địa chấn” tinh thần từ bên ngoài. - Hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống. 2.2. Bài “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải. 2.2.1. Tiểu dẫn: a. Giới thiệu về tác giả: Ngoài những kiến thức trong SGK giáo viên bổ sung thêm: Nguyễn Khải qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008. Những tác phẩm cuối cùng của ông “Thượng đế thì cười” “Trôi theo tự nhiên”… b. Giới thiệu về tác phẩm: Giáo viên bổ sung thêm tâm sự của Nguyễn Khải về Hà Nội: “Bây giờ Hà Nội lại đang đẹp. Mỗi ngày một đẹp ra. Lắm lúc nghĩ cũng tiếc đã trót đưa vợ con vào sống trong Sài Gòn, tiếc thì tiếc chứ không thể làm lại được. Một chân đã vào cõi hư vô rồi thì không nên bắt đầu bất cứ việc gì nữa. Không còn thì giờ để ganh ghét, để hờn giận. Chỉ còn đủ thời gian để làm lành, có thua thiệt vẫn cứ nên làm lành. Văn chương làm lành cố nhiên là không hay rỗi. Thôi kệ! Vì cũng chẳng còn hơi sức đâu mà gây sự, dẫu chỉ là gây sự vặt. (Theo bìa 4, truyện ngắn “Hà Nội trong mắt tôi” nhà xuất bản trẻ - TP Hồ Chí Minh năm 2005). c. Nét văn hóa kinh kì của người Hà Nội xưa. Văn hoá người Tràng An - Thăng Long - Hà Nội. Người Tràng An tức là người Thăng Long. Tràng An nguyên là một địa danh thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nơi mà 12 vương triều Trung Quốc đã đóng là kinh đô. Do vậy Tràng An là một danh từ riêng trở thành danh từ chung đồng nghĩa với danh từ kinh đô. Là kinh đô từ thế kỷ XI nên Thăng Long cũng được coi là đất Tràng An. Và do vậy có câu ca dao: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An Thăng Long (rồi Hà Nội) vốn là nơi tứ chiếng quần cư, thu hút người ở khắp nước về sinh cơ lập nghiệp và lại cũng từ nơi đây người ta loại toả đi sinh sống ở nhiều miền khác nhau như máu từ tram dòng mạch lọc qua trái tim rồi lại từ trái tim mà về trăm dòng mạch. Suốt ngàn năm, Thăng Long - Hà Nội tiếp thu 10 [...]... bụi vàng” của Hà Nội bình thường như bao người khác nhưng trong cô đã thấm sâu những cái tinh hoa của người Hà Nội Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành những “áng vàng” chói sáng Áng vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là nét truyền thống trong cốt cách của người Hà Nội Đây là một so sánh độc đáo nằm trong mạch trữ tình ngoại đề của người kể chuyện Bản sắc Hà Nội, văn. .. Lê Văn Trương, Nguyễn Công Hoan… Nói tóm lại, văn hóa nghệ thuật Hà Nội phát triển trong quá trình tiếp biến, giao lưu văn hóa với văn hóa nhiều nước Trong quá trình đó, Hà Nội đã Việt Nam hóa, Hà Nội hóa các yếu tố vay mượn từ văn hóa các nước khác nhau, biến chúng trở thành những giá trị rất riêng của Hà Nội 16 - Văn hoá Thăng Long- Hà Nội- Hướng tới nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Ngày... LUẬN Bài Mùa lá rụng trong vườn , Một người Hà Nội là một bài đọc thêm nhưng lại là những tác phẩm hay, có giá trị của văn học Việt Nam ghi lại bước ngoặt lịch sử xã hội cùng sự đổi thay trong tác phẩm, tâm lí của con người Việt Nam trước “cơn địa chấn” tinh thần từ bên ngoài Nhưng thông qua đó học sinh cung cấp kiến thức về xã hội, về nét văn hóa của con người Việt Nam và ý thức giữ gìn nét văn. .. bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si - Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng của Hà Nội: Hà Nội có thể bị tàn phá nhưng vẫn luôn là một Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn đất nước 2.2.3 Tổng kết: - Trong Một người Hà Nội , Nguyễn Khải có những... sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội Anh đã cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước Dũng, Tuất và rất nhiều những chàng trai Hà Nội khác đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội, phấm giá cao đẹp của con người Việt Nam 21 - Bên cạnh những người Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, còn có những người tạo nên “nhận xét... một hệ thống câu hỏi gợi mở nêu vấn đề giúp học sinh tiếp cận tác phẩm Sau đây là một số câu hỏi tôi đã sử dụng trong giờ dạy 22 1 Bài Mùa lá rụng trong vườn 1.1 Em ấn tượng gì về nhân vật chị Hoài? Vì sao mọi người trong gia đình đều yêu quý chị 1.2 Diễn biến tâm lí của ông Bằng và chị Hoài và chị Hoài trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên và ý nghĩa của nó 1.3 Khung cảnh sum họp ngày Tết trong. .. riêng Trong Miếng ngon Hà Nội nhà văn Vũ Bằng có những trang viết hay về thứ quà này: 19 “Phở đối với một số người, không còn là một món ăn nữa mà là một thứ nghiện, như nghiện thuốc lào, thuốc lá Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sứ huyền bí quyến rũ ta như mây khỏi chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa Một cửa hàng bán phở là cả một bài trí nên thơ: Một. .. vật cô Hiền, về Hà Nội và người Hà Nội Ẩn sâu trong giọng điệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một con người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc Nhân vật “tôi” mang hình bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật khách quan và đúng đắn, sâu... thực lịch sử: Là một con người, cô Hiền luôn giữ gìn phẩm giá, cốt cách; là một công dân, cô Hiền chỉ làm những gì có lợi cho đất nước; là một người Hà Nội, cô đã góp phần làm rạng rõ thêm vẻ đẹp truyền thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa, tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch, quyến rũ của người Tràng An Chất nhân văn sâu sắc của tác phẩm chính là ở đó - Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm là một giọng điều... thơ: Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh như một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh . dạy nhiều tiết, nhiều đối tượng học sinh để rút ra kinh niệm. PHẦN II: NỘI DUNG A. Cách tiếp cận bài Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải dưới góc nhìn. XX 1.1.4.Nét văn hoá kinh kì ccủa người Hà Nội 1.2. Đọc hiểu: Tìm hiểu giá trị nội dung – nghệ thuật của tác phẩm qua hệ thống nhân vật. 2. Nội dung bài dạy: 2.1. Bài Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn. thêm văn hóa văn chương, văn hóa đời sống công dân để có được cách sống nhân văn. 5.2. Cơ sở thực tiễn: Ở hai tiết dạy học tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng và Một người Hà Nội , giáo