1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm hình thái và đường kính hồng cầu trong một số nguyên nhân thiếu máu

52 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 903,48 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ hemoglobin lưu hành trong máu ngoại vi dưới mức bình thường so với người cùng tuổi, cùng giới và trong cùng một môi trường sống. Thiếu máu là một hội chứng có thể thấy trong rất nhiều tình trạng bệnh lý. Theo các số liệu điều tra, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 30% dân số thế giới bị thiếu máu 23. Thiếu máu hay gặp ở các nước đang phát triển và hay gặp nhất ở phụ nữ có thai, rồi đến trẻ em, học sinh, còn ở nam giới trưởng thành là thấp hơn cả. Thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, tâm sinh lý và khả năng lao động của con người. Như vậy, thiếu máu có lẽ là một vấn đề chung nhất được thấy ở mọi lĩnh vực y học và mang một tầm quan trọng to lớn trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hiện nay có nhiều cách phân loại thiếu máu, trong đó có việc phân loại thiếu máu theo hình thái và đặc điểm hồng cầu. Nó được sử dụng rộng rãi bởi kỹ thuật khá đơn giản và dễ thực hiện. Đồng thời nó cũng góp phần giúp bác sỹ lâm sàng tìm được nguyên nhân dựa theo đặc tính thiếu máu là hồng cầu to, hồng cầu nhỏ hay hồng cầu bình thường, nhược sắc hay bình sắc. Thiếu máu hồng cầu nhỏ là loại thiếu máu thường gặp trên lâm sàng, việc chẩn đoán phân biệt với các loại thiếu máu khác là vô cùng quan trọng. Hơn nữa chúng thường có một cơ chế chung là bất thường tổng hợp hemoglobin 18. Bên cạnh sự trợ giúp của máy phân tích tế bào máu tự động, sự chẩn đoán thiếu máu vẫn phụ thuộc vào hình ảnh tiêu bản máu. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi đề cập tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm hình thái và đường kính hồng cầu trong một số nguyên nhân thiếu máu” tại Khoa Huyết học Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai với 2 mục tiêu: Nghiên cứu một vài chỉ số hồng cầu trong ở một số nguyên nhân thiếu máu. Tìm hiểu sự thay đổi của đường kính và hình thái hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu máu là tình trạng giảm nồng độ hemoglobin lƣu hành trong máu ngoại vi dƣới mức bình thƣờng so với ngƣời cùng tuổi, cùng giới và trong cùng một môi trƣờng sống. Thiếu máu là một hội chứng có thể thấy trong rất nhiều tình trạng bệnh lý. Theo các số liệu điều tra, Tổ chức Y tế Thế giới ƣớc tính có 30% dân số thế giới bị thiếu máu [23]. Thiếu máu hay gặp ở các nƣớc đang phát triển và hay gặp nhất ở phụ nữ có thai, rồi đến trẻ em, học sinh, còn ở nam giới trƣởng thành là thấp hơn cả. Thiếu máu ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, tâm sinh lý và khả năng lao động của con ngƣời. Nhƣ vậy, thiếu máu có lẽ là một vấn đề chung nhất đƣợc thấy ở mọi lĩnh vực y học và mang một tầm quan trọng to lớn trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hiện nay có nhiều cách phân loại thiếu máu, trong đó có việc phân loại thiếu máu theo hình thái và đặc điểm hồng cầu. Nó đƣợc sử dụng rộng rãi bởi kỹ thuật khá đơn giản và dễ thực hiện. Đồng thời nó cũng góp phần giúp bác sỹ lâm sàng tìm đƣợc nguyên nhân dựa theo đặc tính thiếu máu là hồng cầu to, hồng cầu nhỏ hay hồng cầu bình thƣờng, nhƣợc sắc hay bình sắc. Thiếu máu hồng cầu nhỏ là loại thiếu máu thƣờng gặp trên lâm sàng, việc chẩn đoán phân biệt với các loại thiếu máu khác là vô cùng quan trọng. Hơn nữa chúng thƣờng có một cơ chế chung là bất thƣờng tổng hợp hemoglobin [18]. Bên cạnh sự trợ giúp của máy phân tích tế bào máu tự động, sự chẩn đoán thiếu máu vẫn phụ thuộc vào hình ảnh tiêu bản máu. 2 Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi đề cập tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm hình thái và đƣờng kính hồng cầu trong một số nguyên nhân thiếu máu” tại Khoa Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai với 2 mục tiêu: - Nghiên cứu một vài chỉ số hồng cầu trong ở một số nguyên nhân thiếu máu. - Tìm hiểu sự thay đổi của đường kính và hình thái hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ THIẾU MÁU Thiếu máu theo định nghĩa của WHO là khi lƣợng hemoglobin ở nam ≤ 13 g/dl; ở nữ < 12 g/dl và ở phụ nữ có thai < 11 g/dl. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu trên thế giới [28], và là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu nghiêm trọng nhất. Tỷ lệ thiếu máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện kinh tế xã hội, lối sống và thái độ đối với sức khỏe ở các nền văn hóa khác nhau. Nguyên nhân thƣờng gặp nhất của thiếu máu là do nghèo đói, không đủ sắt và các chất vi lƣợng khác, sốt rét, bệnh k‎ý sinh trùng (giun móc và sán máng); nhiễm HIV và bệnh lý hemoglobin là những yếu tố thêm vào [32]. Thiếu máu là tình trạng giảm số lƣợng hồng cầu hay lƣợng huyết sắc tố trung bình lƣu hành ở máu ngoại vi dƣới mức bình thƣờng so với ngƣời cùng giới, cùng lứa tuổi và trong cùng một môi trƣờng sống, dẫn đến giảm sự giảm khả năng vận chuyển oxy đến các mô, cơ quan. Thông thƣờng ngƣời ta nói bệnh nhân có thiếu máu khi số lƣợng hồng cầu hay lƣợng hemoglobin giảm từ 10% trở lên so với giá trị bình thƣờng. Trong đó giảm lƣợng HST là quan trọng nhất vì HST là hem vận chuyển oxy. Hồng cầu và hematocrit là những chỉ số phản ánh không trung thành của thiếu máu thiếu sắt vì nồng độ HST trung bình hồng cầu (MCHC), thể tích trung bình hồng cầu (MCV) dễ bị thay đổi theo tính chất thiếu máu và do tác động của các yếu tố khác nhƣ: tình trạng cô đặc máu (mất nƣớc do đi lỏng, nôn, bỏng) máu bị hòa loãng; ở vùng núi cao, suy tim kích thích sinh nhiều hồng cầu, đa hồng cầu, hồng cầu khổng lồ. 4 1.1.1. Quá trình sinh hồng cầu ở ngƣời trƣởng thành Ở ngƣời trƣởng thành, hồng cầu đƣợc sinh ra ở tủy xƣơng và có nguồn gốc từ tế bào gốc vạn năng. Các tế bào này có khả năng biệt hóa thành tế bào gốc vạn năng định hƣớng dòng tủy (CFU – GEMM) rồi đến đơn vị tạo cụm dòng hồng cầu (CFU.E). Tế bào đầu dòng hồng cầu: tiền nguyên hồng cầu, do các CFU.E sinh ra trong những điều kiện thích hợp sẽ phân chia và biệt hóa phát triển qua nhiều giai đoạn: từ Tiền nguyên hồng cầu đến Nguyên hồng cầu ái kiềm rồi Nguyên hồng cầu đa sắc và Nguyên hồng cầu ƣa axit, hồng cầu lƣới và cuối cùng là hồng cầu trƣởng thành hoạt động ở máu ngoại vi. Hồng cầu trƣởng thành là tế bào không nhân, hình đĩa lõm hai mặt, đƣờng kính trung bình khoảng 7 µm. Sự điều hòa quá trình sinh hồng cầu đƣợc thực hiện chủ yếu nhờ hormone erythropoietin (EPO). EPO là một glycoprotein đƣợc sản xuất chủ yếu bởi những tế bào thận, một phần nhỏ đƣợc sản xuất ở gan [15]. Hồng cầu có đời sống từ 100 – 120 ngày nhƣ vậy hàng ngày khoảng 1/100 – 1/200 số lƣợng hồng cầu bị tiêu hủy do thực bào ở lách. Đó là điều kiện sinh lý bình thƣờng. Vai trò chính của hồng cầu là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để nuôi sống các tế bào và vận chuyển khí cacbonic (CO 2 ) thải từ các tế bào qua phổi thông qua vai trò của huyết sắc tố chứa trong hồng cầu. Huyết sắc tố (HST) là thành phần cơ bản của hồng cầu. Nó chiếm 1/3 trọng lƣợng hồng cầu và có khoảng 300 triệu phân tử Hb trong hồng cầu. Hb gồm hai thành phần chính là globin và hem (chứa sắt). Globin gồm 4 chuỗi peptit giống nhau từng đôi một. Sự khác biệt của một acid amin trong những đa pepit này làm thành những loại huyết sắc tố khác nhau mà bằng phƣơng pháp điện di huyết sắc tố ngƣời ta có thể phân biệt đƣợc. Ngày nay ngoài loại huyết sắc tố bình thƣờng của ngƣời lớn (HbA: 2α và 2β) và huyết 5 sắc tố bào thai (Hb F: 2α và 2γ) ngƣời ta đã tìm ra nhiều loại huyết sắc tố khác nhƣ HbS hay HbE, HbC, … là nguyên nhân của những bệnh thiếu máu do tan máu tự nhiên. Hem là một sắc tố chứa sắt hóa trị (+2), chiếm 4% trọng lƣợng của HST. Hem có cấu trúc là một vòng porphyrin có 4 nhân pyrol liên kết với ion Fe ++ . Mỗi một peptid của globin liên hệ với phân tử hem. Bản chất của các chuỗi Hb quyết định ái lực gắn của Hb đối với oxy. Lƣợng hemoglobin (HGB) ở ngƣời phụ thuộc vào tuổi, giới, hoạt động hay nghỉ ngơi, nơi cƣ trú đồng bằng hay núi cao và màu da. Thí dụ: ở trẻ sơ sinh (HGB = 165g/l) hay sau tuổi dậy thì. Lƣợng hemoglobin ở nam cao hơn so với nữ. 1.1.2. Các yếu tố ngoại sinh cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu Sự tạo hồng cầu đòi hỏi đồng thời sự tổng hợp DNA và sự tổng hợp Hb. Để tổng hợp DNA cơ thể cần phải có một lƣợng đủ vitamin B12 và acid folic. Đối với sự tổng hợp Hb cơ thể cần phải có một lƣợng sắt cần thiết. Ngoài ra vitamin B6 cũng có vai trò trong sự tổng hợp hem. Sắt và sự tổng hợp Hb: Sắt là nguyên liệu để tổng hợp Hb và cần thiết cho sự trƣởng thành của hồng cầu. Sắt là thành phần quan trọng của Hb, myoglobin, cytocrom, cytocrom oxydase, peroxydase, catalase… Toàn bộ sắt trong cơ thể vào khoảng 4g trong đó 65% là ở trong Hb, 4% ở trong myoglobin, 0.1% gắn với transferrin trong huyết tƣơng, 15-30% dự trữ trong hệ thống võng nội mô và các tế bào nhu mô của gan dƣới dạng ferritin và hemosiderin. 6 Sắt đƣợc sử dụng theo chu kỳ khép kín: quá trình tạo hồng cầu lấy sắt từ 3 nguồn sắt đƣợc phóng thích từ quá trình tan máu sinh lý (nguồn chính), sắt dự trữ và sắt đƣợc hấp thu từ ruột non do bên ngoài đƣa vào. Mỗi ngày có khoảng 1mg sắt đƣợc bài tiết qua mồ hôi, nƣớc tiểu, phân và qua sự bong ở da Ở phụ nữ do có kinh nguyệt nên lƣợng sắt bị mất trung bình hàng ngày khoảng 2mg. Nhƣ vậy nhu cầu sắt mỗi ngày ít nhất phải bằng lƣợng sắt bị mất khỏi cơ thể. Tất cả những chảy máu bệnh lý đều là nguyên nhân của sự mất sắt. Thậm chí, một chảy máu với số lƣợng rất ít nhƣng tái diễn nhiều lần cũng gây cạn kiệt nguồn dự trữ sắt cơ thể. Để bù lại cho sự mất sắt sinh l‎ý và bệnh lý, cơ thể cần phải lấy sắt từ thức ăn. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10 – 20% lƣợng sắt cung cấp hàng ngày đƣợc cơ thể thực sự hấp thu. Sắt từ thức ăn ở dạng Fe 3+ tới dạ dày bị khử bởi HCl thành Fe 2+ . Sau đó một phần sắt đƣợc hấp thu qua tế bào niêm mạc ruột vào tuần hoàn nhờ gắn vào Protein vận chuyển - transferrin. Phần sắt còn lại trong tế bào gắn với apoferritin để hình thành ferritin. Khi tế bào ruột bong ra, ferritin sẽ đào thải. Transferrin có vai trò vận chuyển sắt tới cơ quan sử dụng, nhất là cơ quan tạo hồng cầu và thu hồi sắt giải phóng ra từ hồng cầu bị phá hủy.[7] 1.1.3. Phân loại thiếu máu: [1] [4] Ta có thể phân loại thiếu máu theo nguyên nhân gây bệnh hoặc theo hình thái và đặc điểm hồng cầu. 1. Theo hình thái và đặc điểm hồng cầu  Thiếu máu nhƣợc sắc hồng cầu nhỏ: MCV< 80fl. MCHC<300g/l, hồng cầu nhỏ (d = 5 – 6 µm). Gặp trong thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia, rối loạn kinh diễn, bệnh HST, thiếu máu tăng Nguyên hồng cầu sắt do di truyền… 7  Thiếu máu bình sắc hồng cầu bình thƣờng: (MCV: 85 – 95 fl) - Do không sinh đƣợc máu, mới mất máu do chảy máu. - Tan máu tại hồng cầu: bệnh HST; thiếu men G6PD; tổn thƣơng màng hồng cầu. - Tan máu ngoài hồng cầu:  Sốt rét; nhiễm trùng huyết; ngộ độc (nấm độc, nọc rắn, nọc cóc); bỏng do nhiệt; tiêm truyền dung dịch nhƣợc trƣơng quá nhiều.  Miễn dịch: truyền máu nhiều lần, bất đồng nhóm máu mẹ con, tự miễn dịch…  Thiếu máu bình sắc hồng cầu to: MCV > 96fl. Thƣờng gặp trong thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, rối loạn tổng hợp DNA… 2. Theo nguyên nhân gây bệnh:  Do mất máu ngoại vi: do tan máu hoặc do chảy máu.  Do giảm sản xuất tại tủy xƣơng: do thiếu dinh dƣỡng (sắt, acid folic, vitamin B12, protein, vitamin C…) hay thiếu tế bào nguồn tạo máu (suy tủy), lơ xê mi… 1.1.4. Sự thay đổi sinh lý trong thiếu máu: Lƣợng hemoglobin giảm gây ra sự phân giải oxy ở tổ chức giảm, vì vậy để bù đắp lại hiện tƣợng thiếu oxy, cơ thể đã điều chỉnh lại bằng cách: tăng cung lƣợng tim (tim đập nhanh lên) và tăng cƣờng tạo hồng cầu ở tủy xƣơng (kích thích tiết EPO). Ngoài ra, thiếu máu còn làm ảnh hƣởng tới dòng chảy và không khí trong máu làm tim đập nhanh nếu kéo dài sẽ gây ra bệnh lý tim: tim sung huyết, viêm cơ tim Thiếu máu gây thiếu oxy ở não làm rối loạn tâm tính, các cơ kém hoạt động… Thiếu máu làm thay đổi hệ thống tiêu hóa nhƣ: viêm lƣỡi, teo lƣỡi, loét 8 lƣỡi Thiếu máu gây thay đổi hệ thống da: da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay móng chân dễ vỡ Thiếu máu không phải là bệnh mà là hội chứng thƣờng gặp của nhiều bệnh lý ở ngƣời. Chẩn đoán thiếu máu dựa chủ yếu vào yếu tố sinh học, còn dấu hiệu lâm sàng thƣờng đến sau các yếu tố sinh học.Các yếu tố sinh học ở đây bao gồm: - Định lƣợng huyết sắc tố (HGB). - Đếm số lƣợng hồng cầu (RBC). - Đo hematocrite (HCT) - Tính nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC). - Tính lƣợng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCH). - Tính thể tích trung bình hồng cầu (MCV). - Sự phân bố hình thái hồng cầu (RDW). Các chỉ số RBC, HGB, HCT giảm, chính xác nhất HGB giảm là xác định thiếu máu còn các chỉ số: MCHC, MCV, MCH là để phân loại các loại thiếu máu. Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu  Nghiệm pháp Coombs: để phát hiện kháng thể không hoàn toàn kháng hồng cầu.  Điện di HST, men Hồng cầu (G6PDH), Fe huyết thanh, sức bền HC.  Huyết tủy đồ: chú ý đặc biệt hồng cầu lƣới, cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu và đánh giá khả năng hồi phục trong và sau điều trị.  Xét nghiệm phân: tìm KST, đặc biệt giun móc. 9 Về điều trị thiếu máu: cố gắng điều trị nguyên nhân để cắt nguồn gây thiếu máu và điều trị triệu chứng là cung cấp các chất để tạo nên hồng cầu hay truyền máu. 1.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU MÁU HC NHỎ 1.2.1. Thiếu máu thiếu sắt (IDA) Thiếu sắt là nguyên nhân lớn nhất của thiếu máu và là một trong những khả năng có thể điều trị tốt nhất. Nguyên nhân của tình trạng thiếu sắt là do dinh dƣỡng hay do rối loạn cân bằng sắt (thƣờng là do mất sắt hơn là hấp thụ sắt ít). Ở những nƣớc thuộc thế giới thứ ba thì tình trạng nhiễm giun móc tƣơng đƣơng với thiếu máu dinh dƣỡng. [9] Sắt có vai trò quan trọng trong vận chuyển oxy và hô hấp tế bào. Do vậy thiếu máu do thiếu sắt và ngay cả khi thiếu sắt chƣa gây thiếu máu có thể gây nhiều hậu quả bất lợi. Sắt cần thiết cho sự phát triển của não và cần đƣợc cung cấp đủ cho 25 năm đầu tiên của cuộc đời [25]. Thiếu máu thiếu sắt biểu hiện đầu tiên, sớm nhất là ferritin huyết thanh giảm, dẫn đến giảm sắt dự trữ, tỷ lệ transferin tăng biểu thị bằng tăng khả năng toàn phần cố định transferin. Sau nữa là sắt huyết thanh giảm và rối loạn một số chức năng tế bào do thiếu các men chứa sắt. Ví dụ nhƣ chức năng chống nhiễm khuẩn bị ảnh hƣởng do thiếu men myelopeoxydase trong bạch cầu; viêm niêm mạc thực quản, lƣỡi do thiếu một số men oxy hóa khử trong tế bào… Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng tăng ở những quần thể thiếu sắt do hệ thống miễn dịch bị ảnh hƣởng. Miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch qua trung gian tế bào đều giảm ở những bệnh nhân thiếu máu [17]. Thiếu máu ở phụ nữ có thai làm tăng nguy cơ đẻ non [29]; tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con. Ƣớc tính có tới 40% tử vong mẹ có liên quan tới 10 thiếu máu [35]. Do đó thiếu máu trong thời kỳ thai nghén đƣợc coi là một đe dọa sản khoa. Thiếu sắt có thể làm trì trệ quá trình tăng trƣởng ở trẻ em, việc bổ sung sắt làm giảm tỷ lệ còi cọc ở trẻ suy dinh dƣỡng có thiếu máu [31]. Nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng (đặc biệt là chì, cadmi) tăng lên ở các đối tƣợng thiếu máu, nhất là ở những vùng bị ô nhiễm [37] Sau một thời gian dài thiếu sắt, thiếu máu sẽ xuất hiện với hồng cầu nhỏ rồi hồng cầu nhƣợc sắc là thành phần chủ yếu của heme nên khi thiếu sẽ dẫn đến giảm tổng hợp Hb và làm tăng số lƣợng phân bào hồng cầu non. Kết quả là sản sinh ra các hồng cầu nhỏ với lúc đầu là số lƣợng hồng cầu đếm đƣợc bình thƣờng. Sau cùng là một thiếu máu hồng cầu nhỏ nhƣợc sắc. Nguyên nhân của tình trạng thiếu sắt :  Mất máu do giun móc, kinh nguyệt kéo dài, xuất huyết tiêu hóa, trĩ, u xơ tử cung…  Do cung cấp không đủ: trẻ đẻ non tháng, phụ nữ có thai, tuổi thành niên, cắt bỏ dạ dày, tá tràng.  Giảm hấp thu sắt: cắt dạ dày, hội chứng kém hấp thu, bệnh ỉa chảy,…  Do thiếu máu phụ nữ tiền mãn kinh. Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt dựa vào chủ yếu là các chỉ số của hồng cầu. Tuy nhiên cũng có một số triệu chứng cũng có thể gợi ý về nguyên nhân thiếu sắt: móng tay, móng chân mềm, dễ gãy, lõm lòng thuyền, da khô, nứt mép, viêm lƣỡi nuốt khó, tóc khô dễ gãy ở trẻ em dễ bị nhiễm trùng sốt, lách to. Thiếu máu thiếu sắt tiến triển rất từ từ bên bệnh nhân chịu đựng tốt có khi thiếu máu đến nhanh, dồn dập, ngất xỉu, khó thở khi gắng sức, tim đập nhanh. [...]... một số nguyên nhân thiếu máu Tìm hiểu sự thay đổi của đƣờng kính và hình thái hồng cầu ở bệnh nhân TMHCN 23 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái và đƣờng kính hồng cầu ở một số nguyên nhân thiếu máu cho 33 bệnh nhân đƣợc điều trị tại Khoa Huyết học – Truyền máu Bệnh Viện Bạch Mai từ tháng 12/2010 đến tháng 4/2011, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 3.1 Một số đặc điểm đối... hỏng; bị bắt giữ trong các tế bào nội mô của các xoang tĩnh mạch ở lách và bị đại thực bào phá hủy Bệnh lý hồng cầu hình cầu là một thiếu máu tan máu đƣợc đặc trƣng bởi số lƣợng lớn hồng cầu hình cầu nhỏ trên lam máu ngoại vi Thiếu máu đẳng sắc dạng nhẹ hoặc nặng trong đợt tán huyết hồng cầu hình cầu Tăng hồng cầu mạng, 13 tủy đồ có tình trạng tăng nguyên hồng cầu, tăng bilirubin máu, sắt huyết thanh... - Nhóm thalassemia (n = 23), gồm 7 bệnh nhân α thalassemia và 16 bệnh nhân β thalassemia Tiêu chuẩn xác định dựa vào điện di huyết sắc tố - Bệnh thiếu máu hồng cầu hình cầu (n = 1) Tiêu chuẩn xác định dựa trên hình thái hồng cầu, tiền sử gia đình và sức bền hồng cầu giảm Tiêu chuẩn loại trừ: những bệnh nhân thiếu máu do nguyên nhân khác (bệnh máu ác tính, tan máu miễn dịch, suy tủy…) 2.2 Vật liệu nghiên... số sinh học ngƣời Việt Nam [5] Và phân loại mức độ thiếu máu: nhẹ (80 – 110 g/l), vừa (60 – 80 g/l), nặng (< 60 g/l) [12] 22 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu Máu tĩnh mạch đƣợc chống đông bằng EDTA (tỷ lệ 1/10) Máy đếm tế bào tự động Làm tiêu bản máu đàn Chụp ảnh, đo đƣờng kính hồng cầu Các chỉ số tế bào máu Khảo sát hình thái hồng cầu Thống kê và xử l‎ ý số liệu Nghiên cứu một số chỉ số hồng cầu ở một số. .. gặp trong thiếu sắt, bệnh huyết sắc tố - Hồng cầu to: d > 8 µm, MCV > 96fl Thƣờng gặp trong thiếu acid folic, vitamin B12, nghiện rƣợu, sau điều trị hóa chất… - Hồng cầu hình cầu: đƣờng kính có giảm nhƣng thể tích bình thƣờng do hồng cầu hình cầu, dày lên  Về hình thái: - Hồng cầu hình gai (Acanthocyte / spur cell): kích thƣớc nhỏ Nguyên nhân do biến đổi màng.Thƣờng gặp trong xơ gan do rƣợu có tan máu, ... thalassemia và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p> 0.05) 3.3.2 Hình thái hồng cầu trong máu ngoại vi a Hình thái HC trong nhóm IDA và thalassemia Nhận xét Ở hầu hết các tiêu bản máu ngoại vi của nhóm IDA và thalassemia đều xuất hiện HC nhỏ nhƣợc sắc, HC biến dạng và HC đa hình thái (HC hình miệng, HC hình giọt nƣớc,…) Ở nhóm thalassemia, còn xuất hiện một số hình thái HC khác nhƣ: HC hình gai, HC hình. .. RDW-CV (%) Nhận xét: Các chỉ số về hồng cầu cho thấy tình trạng thiếu máu nhƣợc sắc hồng cầu nhỏ ở nhóm bệnh thalassemia Các chỉ số RBC, HGB, HCT, MCV, MCH, MCHC đều thấp hơn so với nhóm chứng Chỉ số RDW – CV cao hơn so với nhóm chứng Sự khác biệt này có ‎ nghĩa thống kê (p< 0.01) ý 28 3.2.2 Ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt: Bảng 3.5 So sánh một số chỉ số hồng cầu trong thiếu máu thiếu sắt với ngƣời bình... còn lại của nhân Gặp trong sau cắt lách, thiếu máu tan máu, thiếu máu nguyên HC khổng lồ Những yếu tố ảnh hƣởng đến hồng cầu gây nên những hình thái, những thể không bình thƣờng có thể là những yếu tố bệnh lý hoặc là do nguyên nhân cơ học gây nên Cho nên khi khảo sát hình thái hồng cầu cần phải xem xét kỹ lƣỡng và đánh giá đúng đắn mới xác định đƣợc chính xác 1.4 Tình hình thiếu máu ở Việt Nam Cuộc... Về phân bố: - Hồng cầu ngƣng kết: gặp trong tan máu miễn dịch, ngƣng kết lạnh… - Hồng cầu chuỗi tiền: hồng cầu xếp chuỗi, đứng sát nhau, không thay đổi hình thái Gặp trong đa u tủy xƣơng, bệnh l‎ rối loạn Protein huyết tƣơng ý  Về kích thƣớc: - Không đồng đều: hồng cầu to nhỏ khác nhau, dải phân bố hồng cầu RDW > 15% Gặp trong rối loạn sinh tủy, tan máu, thiếu máu dinh dƣỡng… - Hồng cầu nhỏ: d = 5... bệnh nhân HC hình cầu di truyền: Bảng 3.6 Đặc điểm một số chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân HC hình cầu di truyền HC hình cầu di Chứng truyền RBC (T/l) 1.54 4.4 ± 0.32 HGB (g/l) 46 131.63 ± 9.09 HCT (l/l) 0.135 0.39 ± 0.02 MCV (fl) 87.7 88.6 ± 2.16 MCH (pg) 29.9 29.96 ± 1.03 MCHC (g/l) 341 337.83 ± 8.66 RDW-CV (%) 14.7 13.71 ± 0.89 Nhận xét: Bệnh nhân HC hình cầu di truyền có số lƣợng HC, lƣợng hemoglobin và . kính hồng cầu trong một số nguyên nhân thiếu máu tại Khoa Huyết học - Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai với 2 mục tiêu: - Nghiên cứu một vài chỉ số hồng cầu trong ở một số nguyên nhân thiếu máu. -. nguyên hồng cầu đến Nguyên hồng cầu ái kiềm rồi Nguyên hồng cầu đa sắc và Nguyên hồng cầu ƣa axit, hồng cầu lƣới và cuối cùng là hồng cầu trƣởng thành hoạt động ở máu ngoại vi. Hồng cầu trƣởng. và đặc điểm hồng cầu. 1. Theo hình thái và đặc điểm hồng cầu  Thiếu máu nhƣợc sắc hồng cầu nhỏ: MCV< 80fl. MCHC<300g/l, hồng cầu nhỏ (d = 5 – 6 µm). Gặp trong thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia,

Ngày đăng: 19/07/2014, 23:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w