Đặc điểm các chỉ số MCV, MCHC trong các nhóm bệnh lý

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và đường kính hồng cầu trong một số nguyên nhân thiếu máu (Trang 42 - 52)

4.2.2.1. Thiếu máu thiếu sắt

Trong nhóm thiếu máu thiếu sắt: thể tích trung bình HC và nồng độ HST trung bình HC là nhỏ nhất (MCV = 65.19 fl, MCHC = 271.56 g/l).

Theo nghiên cứu của tác giả ngƣời Mỹ Bainton.D.F, Finch.C.A thực hiện trên 115 bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt thì chỉ số MCV trung bình là 74 fl và nằm trong khoảng 53 – 79 fl [19].

Theo tác giả Alexandra, bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt vào viện có MCV trung bình là 65.9 fl, dao động từ 52 – 79 fl [16].

Sự giảm chỉ số hồng cầu (MCV, MCH, MCHC) trong thiếu máu thiếu sắt liên quan đến thời gian kéo dài và độ trầm trọng của thiếu máu [23]. Do tình trạng thiếu máu thiếu sắt của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có lẽ kéo dài đã lâu, mức độ thiếu máu nặng hơn (nồng độ Hb trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 63.78 g/l, còn ở nghiên cứu của tác giả Bainton.D.F là 84 g/l, của tác giả Alexandra là 76 g/l) nên chỉ số MCV của nhóm thiếu máu thiếu sắt trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của Bainton và Alexandra.

Theo nghiên cứu của tác giả Trần Văn Bé thì chỉ số MCHC của thiếu máu thiếu sắt nằm trong khoảng 220 – 300 g/l [7].

Còn theo nghiên cứu của của tác giả Mỹ Bainton.D.F, Finch.C.A thì trong thiếu máu thiếu sắt, chỉ số MCHC trung bình là 280 g/l, nằm trong khoảng 220 – 310 g/l [19].

Theo tác giả Alexandra thì MCHC trong thiếu máu thiếu sắt là 285 g/l, dao động từ 240 đến 320 g/l [16].

Cả ba nghiên cứu trên đều có kết quả tƣơng tự với nghiên cứu của chúng tôi. 4.2.2.2. Trong nhóm thalassemia

Trong α thalassemia, chỉ số MCV trung bình là 74.1 fl, MCHC trung bình là là 276.29 g/l. Còn trong β thalassemia, MCV trung bình là 71.58 fl, MCHC trung bình là 302 g/l. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống nhƣ của tác giả Sandrin và CS [30].

Bảng 4.2. Chỉ số MCV và MCHC trong nghiên cứu của Sandrin α thalassemia β thalassemia

MCV (fl) 71.6 ± 1.77 67 ± 1.44

MCHC (g/l) 316 ± 3.5 319 ± 3.8

Trong bệnh HC hình cầu, MCV = 87.7 và MCHC = 341 trong giới hạn bình thƣờng.

4.3. ĐẶC ĐIỂM ĐƢỜNG KÍNH HỒNG CẦU

Đƣờng kính trung bình hồng cầu ở nhóm thiếu máu thiếu sắt và HC hình cầu nhỏ, hồng cầu có kích thƣớc không đều nhau nhƣng sự chênh lệch giữa chiều dài và chiều rộng không cao nhƣ ở nhóm thalassemia. Thống nhất với chỉ số RDW- CV ở nhóm thiếu máu thiếu sắt là nhỏ nhất.

Đƣờng kính trung bình hồng cầu của nhóm thalassemia lớn hơn nhóm chứng, nhƣng sự khác biệt này không có ‎ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Trong nhóm bệnh thalassemia, bên cạnh những HC nhỏ nhƣợc sắc là HC đa hình thái, có kích thƣớc không đều nhau, nhiều nhất là ở nhóm β thalassemia. Chiều dài lên tới 10.14µm, chiều rộng nhỏ nhất là 2.7 µm. Điều này thống nhất với sự tăng cao của dải phân bố hồng cầu ở nhóm thalassemia cao, ở α thalassemia là 26.86% còn ở β thalassemia là 28.81%. Do vậy chúng tôi xác định tƣơng đối đƣờng kính HC bằng cách lấy trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng HC đo đƣợc.

Chỉ số MCV/d của HC hình cầu lớn nhất trong các đối tƣợng nghiên cứu. Điều này có thể giải thích là trong bệnh HC hình cầu, thể tích trung bình HC hầu nhƣ bình thƣờng, trong khi đƣờng kính lại giảm [2]. Còn trong nhóm bệnh thiếu máu thiếu sắt và thalassemia thì thể tích HC trung bình lại giảm so với bình thƣờng.

4.4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỒNG CẦU 4.4.1. Ở bệnh nhân thalassemia

Kết quả nghiên cứu hình thái hồng cầu dƣới kính hiển vi cho chúng tôi nhận xét thấy có nhiều biến đổi khá đặc biệt, và khác nhau ở tùy từng thể bệnh.

Hồng cầu nhƣợc sắc gặp ở tất cả các bệnh nhân với tỷ lệ cao. Ở bệnh α thalassemia (40.86%), ở β thalassemia là 51.32%. Điều này cũng phản ánh tình trạng nhƣợc sắc của hồng cầu.

Hồng cầu trên tiêu bản có kích thƣớc không đều, trái ngƣợc hẳn với tiêu bản bình thƣờng, có hồng cầu kích thƣớc chỉ bằng 1/2 hay 2/3 kích thƣớc hồng cầu bình thƣờng, thậm chí nhỏ hơn nữa. Đặc điểm này thống nhất với kết quả thu đƣợc về đƣờng kính HC, thể tích hồng cầu giảm, MCV nhỏ và không đều đã đƣợc bàn luận ở trên.

Một biến đổi dễ thấy ở máu ngoại vi là hồng cầu biến dạng, có hình dạng bất thƣờng ở mọi tiêu bản thalassemia: hình giọt nƣớc, hình bia bắn, hình miệng,… Tỷ lệ HC biến dạng ở β thalassemia (25.03%) cao hơn ở α thalassemia (11.7%). Tỷ lệ xuất hiện mảnh vỡ HC khá cao và ở β thalassemia cao nhất (26.39%). Nguyên nhân thalassemia là bệnh thiếu máu tan máu di truyền, đời sống HC giảm nên số lƣợng HC bị phá hủy tăng lên nhiều. Trên tiêu bản máu ngoại vi xuất hiện nhiều mảnh vỡ HC [4].

Một hình ảnh nữa là bên cạnh hồng cầu nhạt màu do nhƣợc sắc lại có hồng cầu bắt màu xẫm màu khác nhau, có hồng cầu có hạt ƣa base.

Phân tích kỹ hình ảnh hình dáng hồng cầu sẽ giúp ích nhiều cho chẩn đoán. Có thể tóm tắt đặc điểm hình thái hồng cầu là nhƣợc sắc, to nhỏ không đều, có nhiều hồng cầu biến dạng, bắt màu không đều, hồng cầu có hạt kiềm,…

Kết quả thu đƣợc phù hợp với nhận xét của Bạch Quốc Tuyên và cộng tác viên, 1963 [3], Nguyễn Công Khanh 1985 [10].

4.4.2. Ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt

Trên tiêu bản máu đàn của bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt chủ yếu xuất hiện hồng cầu nhỏ nhƣợc sắc nặng với tỷ lệ cao (60.96%). Thống nhất với mức độ thiếu máu ở các bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt đã bàn luận ở trên. 7/9 trƣờng hợp vào viện với tình trạng thiếu máu vừa và nặng. HC bắt màu nhạt hơn bình thƣờng, đa số là hồng cầu với vùng sáng trung tâm rộng hơn, chỉ có viền mỏng ở ngoại vi. Điều này thống nhất với sự giảm nồng độ hemoglobin (HGB = 63.78 g/l) và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC = 271.56 g/l) ở trên. HC trong tiêu bản các bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt có kích thƣớc không đều nhau, thống nhất với sự tăng khá cao của chỉ số RDW – CV (21.74%). Bên cạnh đó là sự xuất hiện của HC hình bầu dục, hình giọt nƣớc, mảnh vỡ HC nhƣng với tỷ lệ rất thấp.

4.4.3. Ở bệnh nhân hồng cầu hình cầu

Trên tiêu bản máu ngoại vi của bệnh nhân HC hình cầu, HC phân bố thƣa thớt, tƣơng ứng với tình trạng thiếu máu nặng của bệnh nhân (chỉ số RBC = 1.54 T/l). Chủ yếu xuất hiện HC hình cầu với tỷ lệ cao, HC có kích thƣớc không đều nhau. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của HC bình thƣờng, HC nhỏ bình sắc, nhƣng với tỷ lệ rất thấp.

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN

1. Một số chỉ số HC ở bệnh nhân thalassemia và thiếu máu thiếu sắt

- Thiếu máu HC nhỏ nhƣợc sắc, các nhóm đối tƣợng thiếu máu do thalassemia và thiếu sắt đều có MCV, MCH, MCHC thấp hơn ngƣời bình thƣờng; có RDW cao hơn ngƣời bình thƣờng

- MCHC ở bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt và α thalassemia thấp hơn bệnh nhân β thalassemia và HbE/ β thalassemia.

2. Đặc điểm về đƣờng kính hồng cầu

- Đƣờng kính HC ở các nhóm đối tƣợng giảm so với bình thƣờng. - Tỷ lệ MCV/d cao nhất ở bệnh HC hình cầu.

3.Đặc điểm về hình thái hồng cầu

- Biến đổi hình thái gặp nhiều ở nhóm β thalassemia: HC biến dạng, đa hình thái (hình bia, hình giọt nƣớc, hình miệng,...)

- Trong thiếu máu thiếu sắt, chủ yếu là HC nhỏ nhƣợc sắc, tỷ lệ HC biến dạng rất thấp

- Trong bệnh HC hình cầu: tỷ lệ HC hình cầu cao, HC có kích thƣớc không đều nhau, bên cạnh đó có xuất hiện HC bình thƣờng nhƣng với tỷ lệ rất thấp.

KIẾN NGHỊ

Để chẩn đoán phân biệt các nhóm nguyên nhân gây thiếu máu hồng cầu nhỏ, bƣớc đầu nên làm 2 xét nghiệm:

- Khảo sát hình thái hồng cầu trên tiêu bản máu ngoại vi - Đo đƣờng kính hồng cầu

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3

1.1. TỔNG QUAN VỀ THIẾU MÁU ... 3

1.1.1. Quá trình sinh hồng cầu ở ngƣời trƣởng thành ... 4

1.1.2. Các yếu tố ngoại sinh cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu ... 5

1.1.3. Phân loại thiếu máu ... 6

1.1.4. Sự thay đổi sinh lý trong thiếu máu: ... 7

1.2. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY THIẾU MÁU HC NHỎ ... 9

1.2.1.Thiếu máu thiếu sắt (IDA) ... 9

1.2.2.Thiếu máu do thalassemia ... 11

1.2.3.Thiếu máu HC hình cầu di truyền ... 12

1.2.4.Các nguyên nhân khác ... 13 1.3. HÌNH THÁI HỒNG CẦU ... 13 1.3.1. Các nguyên HC bình thƣờng ... 14 1.3.2. Các nguyên HC bất thƣờng ... 14 1.3.3. Hình thái HC trƣởng thành bình thƣờng ... 14 1.3.4. Hình thái HC trƣởng thành bất thƣờng ... 15

1.4. TÌNH HÌNH THIẾU MÁU Ở VIỆT NAM ... 17

CHƢƠNG 2:ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 19

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ... 19

2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ... 19

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 20

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ... 20

2.3.2. Kỹ thuật nghiên cứu ... 20

CHƢƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 23

33.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ... 23

33.2. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ CHỈ SỐ HỒNG CẦU Ở MÁU NGOẠI VI. ... 27

33.3. KHẢO SÁT ĐƢỜNG KÍNH VÀ HÌNH THÁI HỒNG CẦU. ... 32

3.3.1. Khảo sát đƣờng kính hồng cầu ... 32

3.3.2. Hình thái hồng cầu trong máu ngoại vi ... 34

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ... 38

4. 4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU. ... 38

4.4.2. SỰ THAY ĐỔI VỀ CHỈ SỐ TẾ BÀO NGOẠI VI. ... 40

4.2.1. Đặc điểm về nồng độ Hb ở các nhóm bệnh lý ... 41

4.2.2. Đặc điểm các chỉ số MCV, MCHC trong các nhóm bệnh lý. ... 42

44.3. ĐẶC ĐIỂM ĐƢỜNG KÍNH HỒNG CẦU ... 44

44.4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỒNG CẦU ... 45

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ... 47

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố các bệnh trong nhóm nghiên cứu ... 23

Bảng 3.2. Cơ cấu nhóm nghiên cứu theo giới ... 24

Bảng 3.3. Phân bố bệnh theo tuổi ... 26

Bảng 3.4. So sánh 1 số chỉ số HC trong thalassemia với ngƣời bình thƣờng ... 27

Bảng 3.5. So sánh 1 số chỉ số HC trong thiếu máu thiếu sắt với ngƣời bình thƣờng. . 28

Bảng 3.6. Đặc điểm 1 số chỉ số hồng cầu ở bệnh nhân HC hình cầu di truyền ... 29

Bảng 3.7. Phân loại mức độ thiếu máu theo lƣợng hemoglobin ... 30

Bảng 3.8. So sánh chỉ số HGB giữa các nhóm bệnh ... 31

Bảng 3.9. So sánh chỉ số MCV giữa các nhóm bệnh ... 31

Bảng 3.10. So sánh chỉ số MCHC giữa các nhóm bệnh ... 32

Bảng 3.11. So sánh đƣờng kính hồng cầu các nhóm bệnh với ngƣời bình thƣờng ... 33

Bảng 3.12. So sánh chỉ số MCV/d giữa các nhóm bệnh ... 33

Bảng 3.13. Hình thái HC trong máu ngoại vi ... 34

Bảng 3.14. Tỷ lệ xuất hiện các dạng hình thái HC trong máu ngoại vi ... 35

Bảng 4.1. Các chỉ số về tế bào máu ngoại vi ở bệnh nhân TMHCN ... 41

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ... 22

Biểu đồ 3.1: Sự phân bố bệnh trong nhóm nghiên cứu ... 24

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nhóm nghiên cứu theo giới ... 25

Biểu đồ 3.3. Lƣợng hemoglobin ở các nhóm bệnh ... 30

Hình 1: Hình ảnh tiêu bản máu ngoại vi bệnh nhân α thalassemia ... 36

Hình 2: Hình ảnh tiêu bản máu ngoại vi của bệnh nhân β thalassemia ... 36

Hình 3: Hình ảnh tiêu bản máu ngoại vi của bệnh nhân IDA ... 37

Một phần của tài liệu Đặc điểm hình thái và đường kính hồng cầu trong một số nguyên nhân thiếu máu (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)