I/ LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP 1/ Phân tích ngữ liệu 3/ Anh/chị hãy xác định yếu tố lặp lại trong mỗi câu và cho biết tác dụng của việc lặp lại, theo anh/chị đây có phải là phép điệp không?.
Trang 1Tiết 90: Tiếng Việt:
THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ:
PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
Giáo viên: Hoàng Oanh
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ VÀ
THĂM LỚP.
Trang 2THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ:
PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI
I/ LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP
1/ Phân tích ngữ liệu
2/ Kết luận
3/ Luyện tập
II/ LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
1/ Phân tích ngữ liệu
2/ Kết luận
3/ Luyện tập
Trang 32/Đọc 4 câu cuối và
cho biết: Cách lặp ở
đây có giống với cách
lặp “nụ tầm xuân” ở
trên không? Em hãy
nêu tác dụng của sự
lặp lại này?
1/ Em hãy thay thế
cụm từ “nụ tầm
xuân” bằng cụm từ
“hoa tầm xuân”
hoặc “hoa cây này”
và nhận xét sự thay
đổi về nhạc điệu,
hình ảnh, ý nghĩa?
I/ LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP
(1)Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
1/ Phân tích ngữ liệu
- Nếu thay thế:
+ Ý nghĩa thay đổi + Âm thanh, nhịp điệu cũng thay đổi (dù không nhiều)
-Cách lặp “nụ tầm xuân” sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy luật.
-Việc lặp lại 2 câu sau nhấn mạnh một thực trạng bất khả kháng
- Nếu không lặp lại chưa rõ ý “không thể thoát được”
- Cách lặp 2 câu cuối tô đậm tính bi kịch của tình thế “mắc câu”, “vào lồng”
Trang 4I/ LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP 1/ Phân tích ngữ liệu
3/ Anh/chị hãy xác
định yếu tố lặp lại
trong mỗi câu và cho
biết tác dụng của việc
lặp lại, theo anh/chị
đây có phải là phép
điệp không?
(2)
a) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng b)Có công mài sắt, có ngày nên kim.
c) Bà con vì tổ vì tiên không ai vì tiền vì gạo.
(Tục ngữ) d) Tôi thích đọc sách, thích xem phim, thích đi du lịch nữa.
(Cách nói thông thường)
Các câu ở (2) chỉ là hiện tượng lặp từ tính đối xứng, tính nhịp điệu, làm rõ ý cho câu nói
Trang 51/ Phân tích ngữ liệu
(3)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
(4)
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
(6)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(Tây Tiến – Quang Dũng)
(5)
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng
về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
(Tuyên ngôn độc lập –
Hồ Chí Minh)
4/ Em hãy xác định
kiểu điệp và tác dụng của nó trong các ví dụ sau:
Cùng trông lại mà chẳng
thấy, chỉ thấy mấy ngàn
dâu xanh xanh, không
thể nói được lòng chàng
và thiếp ai sầu hơn.
Khăn thương nhớ ai
mà hết rơi xuống đất
lại vắt lên vai, rồi chùi
nước mắt.
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, đứng về phe Đồng minh chống phát xít
mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, độc lập!”
Đường lên dốc hiểm trở.
Súng của người lính tưởng như chạm tới trời.
Trang 61/ Phân tích ngữ liệu
(3)
Điệp từ/ điệp vòng
Diễn tả sự cách xa đôi ngả
với không gian rộng lớn, tâm
trạng vô vọng của người ra đi
và người trở về
(4) Điệp câu, điệp cú
pháp/ điệp cách quãng
Nỗi thương nhớ được
nhấn mạnh, gia tăng
(6) Điệp thanh (trắc) Diễn tả sự trắc trở, khó khăn, nguy hiểm của địa hình núi đồi
(5) Điệp cụm từ, điệp cú pháp/
điệp cách quãng
Nhấn mạnh sự kiên cường, anh dũng và sự tất yếu được tự
do, độc lập của dân tộc Việt Nam
Trang 7I/ LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP
1 Phân tích ngữ liệu:
2 Kết luận:
7/ Sau khi phân tích ngữ liệu, anh/ chị hiểu thế nào là phép điệp?
(khái niệm)
Phép điệp là biện pháp tu từ
lặp lại một yếu tố diễn đạt
(vần, nhịp, từ, cụm từ, câu,
cấu trúc câu…) nhằm nhấn
mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý
nghĩa, có khả năng khơi gợi
hình tượng.
Cấp độ đơn vị ngôn ngữ: từ, cụm
từ, câu,
•Ngoài ra: vần, nhịp, cấu trúc câu
- Hình thức: điệp nối tiếp/ vòng
; cách quãng
- Tạo âm hưởng.
- Nhấn mạnh ý nghĩa.
- Giúp người đọc dễ nhớ.
8/ Sau khi phân tích ngữ liệu, anh/ chị nhận ra có mấy kiểu điệp?
a/ Khái niệm
9/ Sau khi phân tích ngữ liệu, anh/ chị nhận ra phép điệp có hiệu quả-tác dụng như thế nào?
c/ Hiệu quả
a/ Khái niệm
Lưu ý: Cần phân biệt điệp
tu từ và lỗi lặp từ trong
hành văn.
Trang 8(7) Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng hồn lên chơi vơi
(Nhị hồ - Xuân Diệu)
(8) Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
5/ Đọc ngữ liệu (7),
(8), xác định yếu
tố lặp lại và tác
dụng của nó?
Trang 91/ Phân tích ngữ liệu
(3)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
(4)
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
(6)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(Tây Tiến – Quang Dũng)
(5)
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng
về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
(Tuyên ngôn độc lập –
Hồ Chí Minh)
Trang 10(11)Trong cuộc sống hiện đại ngày nay
có rất nhiều những thành tựu khoa học được ứng dụng vào cuộc sống Và mạng internet là một trong những thành tựu khoa học có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống
(9) Khi tỉnh rượu lúc tàn canh Giật mình mình lại thương mình xót xa
I/ LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP
1 Phân tích ngữ liệu
2 Kết luận
3 Luyện tập
(10)
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Nhóm 1: Tìm ba ví dụ
trong những bài văn đã
học có phép điệp
Bài tập về nhà: Viết
một đoạn văn có phép
điệp theo nội dung tự
chọn.
Nhóm 2: Tìm ba ví dụ có
điệp từ, điệp câu nhưng
không có giá trị tu từ
THẢO LUẬN
Trang 1110/ Ở ngữ liệu (12),
(13) anh/ chị thấy
cách sắp xếp từ ngữ
có gì đặc biệt?
I/ LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
(12) Chim có tổ, người có tông
(Tục ngữ) Đói cho sạch, rách cho thơm
(Tục ngữ) Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững
(Tục ngữ)
Lên voi xuống chó
(Thành ngữ) (13)
Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền ( Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại,
số Xuân 2000)
1/ Phân tích ngữ liệu
11/ Sự phân chia
thành hai vế câu
cân đối được gắn
kết lại nhờ những
biện pháp gì?
12/ Vị trí các
danh từ, tính từ,
động từ tạo thế
cân đối như thế
nào?
Trang 1213/ Trong ngữ liệu (14),
(15) có những cách đối
khác nhau nào?
I/ LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
(14) Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) (15)
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt Trót đem thân thế hẹn tang bồng
( Nguyễn Công Trứ)
1/ Phân tích ngữ liệu
14/ Tìm một số ví dụ
về phép đối trong
Hịch tướng sĩ (Trần
Hưng Đạo), Đại cáo
bình Ngô (Nguyễn
Trãi), Truyện Kiều
(Nguyễn Du) và thơ
Đường luật?
(14)Đối trong câu với sự so sánh: mây/ tóc, tuyết/ da.
Đối trong câu mang tính miêu tả: Khuôn trăng đầy đặn/ nét ngài nở nang
(15)Đối câu trên với câu dưới: danh
từ với danh từ, từ ghép với từ ghép,
từ Hán với từ Hán, từ Việt với từ Việt
Rắp mượn/ Trót đem điền/ thân thế viên vui / hẹn tuế nguyệt/tang bồng.
Hịch tướng sĩ:
…Tới bữa quên ăn/ nửa đêm vỗ gối …Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ/ nghìn xác này gói trong da ngựa…
Đại cáo bình Ngô:
…Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác….
Truyện Kiều:
Biết bao bướm lả ong lơi Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh
Trang 13I/ LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
1 Phân tích ngữ liệu:
2 Kết luận:
Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ,
cụm từ và câu (đối nhau về tính
chất, đặc điểm, ) ở vị trí cân xứng
nhau để tạo hiệu quả nghệ thuật nào
đó
- Sự phong phú về nghĩa (tương đồng hoặc tương phản).
- Sự thống nhất, hài hòa về âm.
- Sự cân đối trong xếp đặt, có vẻ đẹp cân xứng của ý nghĩa và âm thanh.
- Tính hoàn chỉnh và dễ nhớ.
- Đối tương phản: đưa ra hai đối
tượng hoàn toàn trái ngược nhau
để nhấn mạnh đặc điểm của cả hai
hoặc khẳng định một quy luật nào
đó.
- Đối tương hỗ: đưa ra hai dối
tượng để so sánh đối chiếu, tạo sự
cân xứng, hài hòa cho văn bản và
khẳng định quy luật chung.
- Đối tương phản.
Lên voi xuống chó.
- Đối tương hỗ.
Chim có tổ, người có tông.
Sông có khúc, người có lúc.
* Một số kiểu đối thường gặp:
đối thanh, nghĩa, từ loại…
15/ Sau khi phân tích ngữ liệu, anh/
chị hiểu thế nào là phép đối? (khái
niệm)
16/ Sau khi phân tích ngữ liệu, anh/ chị nhận ra có mấy kiểu đối?
17/ Sau khi phân tích ngữ liệu, anh/ chị nhận ra phép đối có hiệu quả-tác dụng như thế nào?
a/ Khái niệm
b/ Phân loại
c/ Hiệu quả
Trang 14Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
(Tục ngữ) Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
(Tục ngữ)
19/ Phép đối trong tục ngữ có
tác dụng gì? Vì sao người ta
không thể thay những từ
trong đó? Phép đối dựa vào
những biện pháp ngôn ngữ
nào đi kèm (vần, từ, câu)?
20/ Vì sao tục ngữ ngắn mà
khái quát được hiện tượng
rộng, người không học mà
cũng nhớ, không cố ý ghi lại
mà vẫn được lưu truyền?
Đối:
- Vế: Thuốc đắng dã tật/ sự thật mất lòng.
Bán anh em xa/ mua láng giềng gần.
-Từ: Thuốc đắng/ sự thật; dã tật/ mất lòng.
Bán/ mua; anh em/ láng giềng; xa/ gần.
- Thanh: tật/ lòng; Bán/ mua
- Tác dụng: làm ý được nổi bật, nhấn mạnh, khắc sâu; dễ hiểu,
dễ nhớ; tục ngữ trở nên chắc, gọn, tác động nhanh và trực tiếp; mỗi từ chứa đựng một thông tin cô đúc, hàm súc.
18/ Phân tích phép đối thể
hiện trong hai câu tục ngữ
bên.
3/ Luyện tập
Trang 1521/ Tìm mỗi kiểu đối môt ví dụ.
22/ Ra một vế đối cho các bạn cùng đối, kiểu như:
Tết đến, cả nhà vui như Tết.
- Đầu voi đuôi chuột
(Thành ngữ)
- Làn thu thủy/nét xuân sơn…
(Nguyễn Du)
- Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
(Nguyễn Khuyến)
Tết đến, cả nhà vui như Tết.
Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân.
Hoặc Xuân về, mọi nẻo đẹp như xuân.
Trang 16BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Theo em, việc phân tích biện pháp tu từ có mối quan hệ như thế nào với việc phân tích văn bản văn học?
A/ Là một khâu trong quá trình phân tích văn bản văn học.
B/ Độc lập với quá trình phân tích văn bản văn học.
C/ Đồng nhất với quá trình phân tích văn bản văn học.
D/ Đối lập với quá trình phân tích văn bản văn học.
Câu 2: Theo em, biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất trong loại văn bản nào dưới đây?
A/ Văn bản khoa học.
B/ Văn bản chính luận.
C/ Văn bản nghệ thuật.
D/ Văn bản báo chí.
Câu 3: Theo em, biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây? Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước.
(Nguyễn Trãi) A/ Điệp từ ngữ.
B/ Điệp câu.
C/ Đối tương phản.
D/ Đối tương đồng/ tương hỗ.
Trang 17CỦNG CỐ- DẶN DÒ
- Học bài, nắm những vấn đề cơ bản:
+ Khái niệm phép điệp, các kiểu điệp.
+ Phân biệt phép điệp và lặp không chủ ý, lỗi lặp +Vận dụng thực hành.
+ Khái niệm phép đối, các kiểu đối.
+ Tìm ví dụ, phân tích.
+ Làm bài tập về nhà.
VĂN BẢN VĂN HỌC.
Trang 18Đ O A N T N T N T H N H
Đây là một tác phẩm truyện thơ nổi tiếng thuộc văn học trung đại Việt Nam.
Trang 19N G U Y Ê N D U