1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiêu luận môn ngân sách nhà nước thực trạng bội chi ngân sách nhà nước

42 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 420 KB

Nội dung

I Tổng quan về bội chi ngân sách nhà nước và thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam. 1 Tổng quan về bội chi ngân sách nhà nước. 1.1 Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là gì? Bội chi NSNN trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó. Nhưng thu gồm những khoản nào, chi gồm những khoản gì? Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau: Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm Thu Chi A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí). B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước). C. Bù đắp thâm hụt. – Viện trợ. – Lấy từ nguồn dự trữ. Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc). D. Chi thường xuyên. E. Chi đầu tư. F. Cho vay thuần (= cho vay mới – thu nợ gốc). A + B +C = D + E + F Công thức tính bội chi NSNN của một năm sẽ như sau: Bội chi NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C 1.2 Nguyên nhân dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước: Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN: Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu. Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,…), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN. 1.3 Tác động của bội chi ngân sách nhà nước đến nền kinh tế. Bội chi ngân sách xảy ra khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu ngân sách huy động được. Ngược lại, khi chi ngân sách nhỏ hơn số thu ngân sách thì có bội thu ngân sách (hay thặng dư ngân sách). Chi ngân sách là một trong những công cụ chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Tác động của bội chi ngân sách nhà nước đến nền kinh tế là rất lớn. Có thể ví bội chi ngân sách như con dao hai lưỡi, quan trọng là “người cầm dao” sử dụng nó như thế nào? Nếu bội chi ngân sách hợp lí sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đáp ứng được sự thiếu hụt nguồn vốn đối với các dự án quan trọng. Tuy nhiên nếu không thực hiện tốt, điều tiết kịp thời thì bội chi ngân sách là một trong những nguyên nhân chính gây khủng hoảng nền kinh tế, gây lên lạm phát, nợ quốc gia. 1.4 Sự khác biệt giữa bội chi ngân sách và tạm thời thiếu hụt ngân sách nhà nước Bội chi ngân sách Tạm thời thiếu hụt ngân sách nhà nước Khoản 1 điều 4 NĐ 60 ngày 06062003 hướng dẫn thi hành Luật NSNN quy định: “Bội chi NSNN là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi NS trung ương và tổng thu NS trung ương của năm ngân sách”. Được lên kế hoạch trước. Diễn ra ở cấp NS trung ương Không có nguồn thu để bù đắp Sự tác động đến nền kinh tế là rất lớn. Phương pháp giải quyết được sử dụng chủ yếu hiện nay là vay tiền (sẽ được phân tích cụ thể ở chương II) Là thuật ngữ để chỉ tình trạng mà ở thời điểm nhất thời ngân sách nhà nước cần tiền chi nhưng không có tiền. Không được lên kế hoạch và không biết trước. Diễn ra ở cấp ngân sách trung ương và địa phương. Có nguồn thu để bù đắp. Không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Giải quyết bằng tạm ứng ngân hàng nhà nước (khoản 2 điều 23 luật NSNN và khoản 3 điều 58 NĐ 60) 2Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam. 2.1 Giai đoạn 1986 1990. Từ năm 2001 trở lại đây, bội chi ngân sách vẫn diễn ra thường xuyên nhưng mức bội chi đã có những thành tựu đáng mừng so với những năm 80 của t

Luật Ngân Sách Nhà Nước I/ Tổng quan về bội chi ngân sách nhà nước và thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam. 1/ Tổng quan về bội chi ngân sách nhà nước. 1.1/ Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là gì? Bội chi NSNN trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó. Nhưng thu gồm những khoản nào, chi gồm những khoản gì? Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau: Bảng: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm Thu Chi A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí). B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước). C. Bù đắp thâm hụt. – Viện trợ. – Lấy từ nguồn dự trữ. Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc). D. Chi thường xuyên. E. Chi đầu tư. F. Cho vay thuần (= cho vay mới – thu nợ gốc). A + B +C = D + E + F Công thức tính bội chi NSNN của một năm sẽ như sau: Bội chi NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C 1.2/ Nguyên nhân dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước: Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN: - Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. ở giai - 1 - Luật Ngân Sách Nhà Nước đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ. - Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi NSNN. Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt. Mức bội chi do tác động của chính sách cơ cấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu. Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,…), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN. 1.3 Tác động của bội chi ngân sách nhà nước đến nền kinh tế. Bội chi ngân sách xảy ra khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu ngân sách huy động được. Ngược lại, khi chi ngân sách nhỏ hơn số thu ngân sách thì có bội thu ngân sách (hay thặng dư ngân sách). Chi ngân sách là một trong những công cụ chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Tác động của bội chi ngân sách nhà nước đến nền kinh tế là rất lớn. Có thể ví bội chi ngân sách như con dao hai lưỡi, quan trọng là “người cầm dao” sử dụng nó như thế nào? Nếu bội chi ngân sách hợp lí sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đáp ứng được sự thiếu hụt nguồn vốn đối với các dự án quan trọng. Tuy nhiên nếu không thực hiện tốt, điều tiết kịp thời thì bội chi ngân sách là một trong những nguyên nhân chính gây khủng hoảng nền kinh tế, gây lên lạm phát, nợ quốc gia. - 2 - Luật Ngân Sách Nhà Nước 1.4/ Sự khác biệt giữa bội chi ngân sách và tạm thời thiếu hụt ngân sách nhà nước Bội chi ngân sách Tạm thời thiếu hụt ngân sách nhà nước - Khoản 1 điều 4 NĐ 60 ngày 06/06/2003 hướng dẫn thi hành Luật NSNN quy định: “Bội chi NSNN là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi NS trung ương và tổng thu NS trung ương của năm ngân sách”. - Được lên kế hoạch trước. - Diễn ra ở cấp NS trung ương - Không có nguồn thu để bù đắp - Sự tác động đến nền kinh tế là rất lớn. - Phương pháp giải quyết được sử dụng chủ yếu hiện nay là vay tiền (sẽ được phân tích cụ thể ở chương II) - Là thuật ngữ để chỉ tình trạng mà ở thời điểm nhất thời ngân sách nhà nước cần tiền chi nhưng không có tiền. - Không được lên kế hoạch và không biết trước. - Diễn ra ở cấp ngân sách trung ương và địa phương. - Có nguồn thu để bù đắp. - Không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. - Giải quyết bằng tạm ứng ngân hàng nhà nước (khoản 2 điều 23 luật NSNN và khoản 3 điều 58 NĐ 60) 2/Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam. 2.1/ Giai đoạn 1986- 1990. Từ năm 2001 trở lại đây, bội chi ngân sách vẫn diễn ra thường xuyên nhưng mức bội chi đã có những thành tựu đáng mừng so với những năm 80 của thế kỷ trước. Đây là giai đoạn có mức bội chi ngân sách cao do tình hình ngân sách còn yếu kém, mức chi tiêu nhiều hơn so với mức thu vào lại thêm việc các nước Đông Âu và Liên Xô - 3 - Luật Ngân Sách Nhà Nước cắt giảm các nguồn viện trợ làm tình hình bội chi càng trầm trọng. Chính phủ đã phải giải quyết bội chi không chỉ bằng nguồn tiền đi vay nợ của nước ngoài mà còn bằng cả cách phát hành tiền dẫn đến tình trạng lạm phát cao. Trong thời gian 5 năm 1986 - 1990, 59,7% mức thâm hụt này được hệ thống Ngân hàng thanh toán bằng cách phát hành tiền. Bảng 1 Số còn lại được bù đắp bằng các khoản vay nợ và viện trợ của nước ngoài (so với bội chi, khoản vay và viện trợ năm 1984 là 71,3%, năm 1985 là 40,8%, năm 1986: 38,4%, năm 1987: 32,1%, năm 1988: 32,6%, năm 1989: 24,9%, năm 1990 là 46,7%) và một số nhỏ do các khoản thu từ bán công trái trong nước. 2.2/ Giai đoạn 1991- 1995. Mức bội chi ngân sách đã giảm xuống do những điều chỉnh tích cự theo hướng thắt chặt chi tiêu của chính phủ. Trong những năm này, số thâm hụt NSNN đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài, tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%, 1993: 3,9%, 1994: 2,2% và năm 1995 là 4,17%). 2.3 Giai đoạn 1996-2000. Tình hình thu chi NSNN đã có nhiều chuyển biến tích cực: nguồn thu đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thường xuyên của chính phủ và co chi đầu tư cho phát triển, thâm hụt NSNN được khống chế ở mức thấp. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á nên nền kinh tế có gặp không ít khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần từ năm 1996 đến năm 1999 và đến năm2000, tốc độ này mới tăng lên chút ít. Tỉ lệ động viên GDP vào NSNN nếu năm 1992 mới đạt 17%, thì bình - 4 - Luật Ngân Sách Nhà Nước quân thời kỳ 1996-2000 đã đạt 19,6. Tỷ lệ bội chi NSNN ở mức từ 3,0% GDP năm 1996 lên 4,95% GDP năm 2000. Bảng 2 Tỷ lệ bội chi bình quân 5 năm là 3,87% GDP, cao hơn mức bình quân năm 1991- 1995 (2,63%). Năm 2000 có mức bội chi cao nhất là 4,95% GDP và năm 1998 có mức bội chi thấp nhất là 2,49%. Đây là thời kỳ suy thoái và thiểu phát, nên mức bội chi NSNN như trên không tác động gây ra lạm phát mà có tác động làm cho nền kinh tế chuyển sang giai đoạn đi lên. 2.4 Giai đoạn từ năm 2001 – Nay. Mức bội chi ngân sách nhà nước đã có những biến chuyển tích cực do sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và công tác thu có những thành tựu đáng kể . Tốc độ tăng thu hằng năm bình quân là 18,8%. Trong đó, thu từ dầu thô tăng bình quân hàng năm 18,7% và chiếm tỷ trọng gần một phần tư tổng thu ngân sách Nhà nước, chủ yếu do những năm vừa qua giá dầu thô tăng mạnh, nhất là trong năm 2005. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đưa vào cân đối ngân sách tăng bình quân 14,7%/năm và chiếm tỷ trọng 20,9%. Thuế đã được xem xét đúng với vai trò cơ bản củ nó trong cơ chế thị trường là tạo nguồn thu cho ngân sách, kích thích tăng trưởng, điều chỉnh và phân phối lại thu nhập. Hệ thống thuế đã và dang được cải cách theo hướng mở rộng cơ sở thu thuế, tăng tỉ lệ động viên từ thuế so với GDP, đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các sắc thuế có nội dung rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra và không trùng lắp, nhiều sắc lệnh thuế mới ban hành phù hợp với điều kiên nước ta và thông lệ quốc tế (thuế thu nhập, thuế đất đai, thuế tài nguyên). Chi tiêu ngân sách hàng năm đã được Quốc hội thảo luận và thông qua trong các phiên họp của mình, thể hiện rõ định hướng của nhà nước trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Chi ngân sách đã được thực hiên theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng dần phần tích lũy của ngân sách cho đầu tư phát triển. Khoản - 5 - Luật Ngân Sách Nhà Nước chi thường xuyên của ngân sách thường được khống chế tối đa trong khuôn khổ khả năng thu ngân sách. Mỗi khoản chi được xác định trên cơ sở phân định rõ đối tượng và mục đích cụ thể. Tốc độ tăng chi thường xuyên được khống chế thấp hơn tốc độ tăng chi cho phát triển Tổng chi NSNN trong 5 năm 2001 - 2005 tăng 18,6% so với mục tiêu. Trong đó, tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển là khoảng 29,2% (đạt 8,2% GDP); chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo tăng từ 15% (năm 2000) lên 19% (năm 2005); chi khoa học - công nghệ đạt 2% (chi cho 2 lĩnh vực này tăng gần 5 lần so với giai đoạn 1996 - 2000); chi cho y tế và kinh phí thực hiện chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo tăng trên 2,5 lần… Do đó bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP. Tuy nhiên, nếu xét về tỉ lệ bội chi ngân sách so với GDP giai đoạn năm 1991- 1995, mức bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 1996-2000 ở mức 3,87% so với GDP thì có thể thấy tỉ lệ trong giai đoạn này đang ở mức cao (khoảng 5% so với GDP). Nếu xét trong cả giai đoạn từ năm 1996 tới nay thì mức bội chi NSNN cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt, trong 8 năm qua, từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng bội chi NSNN là khá cao, ở mức 17-18%/ năm. Tốc độ này nếu trừ đi yếu tố tăng trưởng thì còn cao hơn tỷ lệ lạm phát hằng năm (năm 2001: 0,2%; năm 2002: 1,6%; năm 2003: 9,7%; năm 2004: 8,1%; năm 2005: 9,0%; năm 2006: 11,1%; năm 2007: 7,8%). Sự tăng lên của bội chi ngân sách là do nhà nước đầu tư một lượng lớn vào các công trình xây dựng cơ bản như giao thông vận tải thông qua phát hành trái phiếu chính phủ, phát hành lượng lớn - 6 - Luật Ngân Sách Nhà Nước công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hoá trường lớp học. Nếu tính những khoản này vào cân đối ngân sách nhà nước thì mức bội chi những năm qua sẽ khoảng 5%- 6,2% GDP. Bội chi NSNN so với GDP (2001-2007) Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong khi tỉ lệ tăng trưởng của Việt Nam chỉ đạt 6,23% thì tỉ lệ lạm phát lên tới 23%,tỉ lệ bội chi ngân sách vẫn ở mức cao 8% GDP. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2008 tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên vượt dự toán tương ứng ở mức 118,3% và 113,3%.Trong 9 tháng đầu năm 2009, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 274,4 nghìn tỷ đồng, trong khi tổng chi ước tính là 330,2 nghìn tỷ đồng. Như vậy, nguồn thu của ngân sách nhà nước đã bị ảnh hưởng do ảnh hưởng của những chính sách thực hiện miễn, giảm, giãn thuế để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, do giá dầu thô trên thế giới giảm xuống trong những tháng đầu năm trong khi yêu cầu chi cho các chương trình của chính phủ vẫn lớn: so với mức dự toán thì chi đầu tư phát triển bằng 67,2% (riêng chỉ đầu tư xây dựng cơ bản là 66%), chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, quản lý Nhà nước, đoàn thể bằng 69,6%, chi trả nợ và viện trợ bằng 70,7%. Theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong phiên họp ngày 26/05/2009, trong năm nay,mức bội chi ngân sách cần thực hiện dưới mức 8% để đảm bảo được an ninh tài chính quốc gia và kiềm chế nguy cơ lạm phát lại xảy ra. Đây là bài toán khó cho chính phủ để có thể phục hồi nhanh nền kinh tế sau khủng hoảng. 3. Kết luận. - 7 - Luật Ngân Sách Nhà Nước Như vậy, sự ra đời của Luật NSNN năm 1996 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong phương pháp điều hành tài khóa, giúp cải thiện rất lớn tình hình ngân sách những năm qua. Liên tiếp từ năm 1999 đến nay, bội chi ngân sách tính trên GDP tăng liên tục, (năm 1999 là 4,9% thì năm 2000 là 5%), điều này cũng cho thấy chính sách nới lỏng tài khóa đã được thực hiện. Do đối mặt với những khó khăn về nguồn thu, tiềm lực tài chính, tâm lý lo ngại nguy cơ giá cả tăng vọt không kiểm soát được, tình trạng lãng phí, chính sách tài khóa đã được điều hành theo hướng giảm áp lực lạm phát, ngân sách được điều hành theo chủ trương thắt chặt chi tiêu tiến hành tiết kiệm, cắt giảm chi thường xuyên. Việc duy trì được mức bội chi ngân sách 5% so với GDP trong thời gian vừa qua có thể coi là thành tựu lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô vì vẫn thúc đẩy nền kinh tế tăng tưởng tương đối ổn định. Nhưng bên cạnh đó, đã xuất hiện nhiều bất cập trong tình hình thu chi ngân sách: Theo đánh giá của các chuyên gia, từ năm 2001 tới đây, do phải kích cầu đầu tư nên ngân sách nhà nước (NSNN) đã chi một lượng tiền lớn ra lưu thông nên tốc độ tăng bội chi NSNN là khá cao, ở mức 17- 18%. Theo lý thuyết về tổng cầu của nhà kinh tế học Keyness, tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng sẽ kích thích đầu tư phát triển, góp phần đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức cao và để bù đắp thâm hụt này, Chính phủ sẽ phải huy động từ nguồn vay trong nước và vay nợ nước ngoài làm cho việc trả nợ hàng năm lên đến trên dưới 15% tổng chi ngân sách. - 8 - Luật Ngân Sách Nhà Nước Kết quả là đưa đến kích thích tiêu dùng quá lớn thì ở chu kỳ sau sẽ tăng tỷ lệ lạm phát mà lạm phát cao lại làm giảm đầu tư và hệ quả tất yếu là giảm mục tiêu tăng trưởng. Thực tế trong những năm qua, lượng vay tiền từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN chiếm khoảng 1/3 số thâm hụt, tức là khoảng 1,5%-1,7% so với GDP. Nếu cộng thêm cả phần vay về cho vay lại, lượng tiền từ bên ngoài vào nền kinh tế nước ta qua bù đắp thâm hụt NSNN khoảng 2%-2,5% GDP. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tinh hình lam phát cao trong năm 2007 (12,7%) và năm 2008 (23%). Qua đồ thị dưới đây cho thấy, chi NSNN đã tăng từ 27% GDP năm 2001 lên 40,4% năm 2007 là một con số khá lớn trong chi tiêu của Chính phủ. - Theo chuyên gia tư vấn quốc tế Jitendra Modi, mức bội chi ngân sách của Việt Nam năm 2007 nếu tính theo thông lệ quốc tế phải là 6,9% GDP, thay vì con số xấp xỉ 5% GDP như báo cáo của Chính phủ trước QH. Việc chênh lệch gần 2% trong kết quả cũng đưa đến con số tuyệt đối là hàng nghìn tỷ đồng trong bội chi ngân sách. Như vậy, nếu tính bội chi ngân sách theo thông lệ của IMF thì Việt Nam cần bổ sung thêm một số nội dung vào tính bội chi ngân sách: Đầu tư vốn theo nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA; Các hoạt động đầu tư do ngân hàng phát triển Việt Nam hỗ trợ; Cho vay bằng hình thức trái phiếu ưu đãi và chi đầu tư ngoài ngân sách- đây các khoản chi lớn không được đưa vào cân đối ngân sách hàng năm. Vụ trưởng Vụ Tài chính- Tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Ông Lê Quốc Lý khẳng định: nếu cộng lượng vốn lớn được đầu tư ra các công trình giao thông và thủy lợi thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ và lượng công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hóa trường học (hai lượng tiền lớn không cân đối vào NSNN), thì bội chi NSNN trong những năm qua không phải chỉ là 5% GDP. - Trong khi mức bội chi ngân sách vẫn cao thì mức thu của ngân sách nhà nước lại giảm xuống. Từ khi mở cửa hội nhập, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là nhập lậu, trốn thuế gia tăng cả về quy mô, hình thức, phương tiện. Điều quan ngại là tình trạng này lại có sự tiếp tay, bảo kê của những kẻ thoái hoá, biến chất trong khu vực nhà nước. Kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế còn ở mức thấp: trong 3 nhân tố đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế thì vốn chiếm tới 52,7%, lao động chiếm 19,1%, còn năng suất - nhân tố tổng hợp (TEP), nhân tố chất lượng - chỉ chiếm 28,2%, thấp xa so với tỉ trọng trên dưới 40% của các nước trong khu vực. - 9 - Luật Ngân Sách Nhà Nước - Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thuế nhưng trong những năm vừa qua, trong tổng thu ngân sách, thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng khá lớn: thu từ dầu thô năm 2006 chiếm 29,82% và năm 2007 chiếm 24,37%; thu từ thuế quan năm 2006 chiếm 15,32% thì năm 2007 tăng lên 19,11%. Thu ngân sách 2008 dù ượt dự toán 76.000 tỷ đồng, nhưng có 35.400 tỷ đồng vượt dự toán là do giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng 41 USD/thùng so với giá tính dự toán; thu XNK tăng 23.500 tỷ đồng (tăng 34,6% so dự toán), thu từ đất tăng 5.500 tỷ đồng (tăng 33,3% so dự toán. Đó là những khoản thu không trực tiếp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nước, trái lại nó thể hiện tính chưa bền vững và sự phụ thuộc của các nguồn thu NSNN nước ta. Thu từ dầu thô không chỉ phụ thuộc vào trữ lượng, sản lượng khai thác, mà còn phụ thuộc khá lớn vào giá cả dầu mỏ trên thị trường thế giới. Trong tiến trình hội nhập, yêu cầu giảm mức thuế quan xuống 0-5% là yêu cầu tất yếu với Việt Nam, cũng nghĩa là nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đây cũng sẽ giảm xuống. Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Tài chính, thu ngân sách Nhà nước trong năm 2009 này sẽ giảm khoảng 53.314 tỷ đồng do suy giảm từ ba nguồn thu quan trọng là thu nội địa (giảm 29.654 tỷ đồng), thu dầu thô (giảm 12.740 tỷ đồng), và thu xuất nhập khẩu (giảm 10.920 tỷ đồng). Những phân tích trên cho thấy thu ngân sách còn chứa đựng nhiều yếu tố đột biến, không ổn định. II/ Xử lí bội chi ngân sách nhà nước dưới góc độ của luật ngân sách nhà nước 2002 Xử lý bội chi ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm , bởi nó không chỉ tác động trước mắt tới nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia .Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như : giá dầu tăng cao .khủng hoảng tái chính tại mỹ ,tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới,vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở việt nam .Vậy xử lý bội chi ngan sách như thế nào đẻ ỏn định vĩ mô ,thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế -xã hội ,tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay ? Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường lam các nhà chính trị gia đau đầu giữa một bên là phát triển bền vững ,duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn .Đòi hỏi các chính trị gia phải lựa chọn để phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự - 10 - [...]... cần rà soát kĩ nguồn vốn nhà nước bố trí cho các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước sao cho các tập đoàn, tổng - 13 - Luật Ngân Sách Nhà Nước công ty nhà nước thực hiện Không bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án công trình không thuộc lĩnh vực ngân sách nhà nước đầu tư Chính phủ Việt Nam vì được đặt trong bối cảnh chống lạm phát nên chính sách tài khóa của chính... giảm chi tiêu công (gồm đầu tư công và chi thường xuyên ) và qua đó giảm tổng cầu Cụ thể chính phủ chỉ định : - Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước -Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước -Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp Tổng đầu tư nhà nước (từ ngân sách ,tín dụng nhà nước thông qua doanh nghiệp nhà nước) luôn chi m... thường xuyên đã được thực hiện … Theo ước lượng của bộ kế hoạch và đầu tư thì nếu làm thật quyết liệt thì sẽ giảm được khoảng 3000 tỷ đồng chi hội họp và mua sắm xe ,tức giảm được khoảng 0,8 tổng chi ngân sách nhà nước 2 Vay nợ Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Luật NSNN năm 2002 : Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm... , Lao động …… 2 Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 và các văn bản hướng dẫn 3 Báo , tạp chí online - 21 - Luật Ngân Sách Nhà Nước 4 Giáo trình Luật ngân sách nhà nước – Nhà xuất bản công an nhân dân 5 Quản lý ngân sách nhà nước – PGS.TS Nguyễn Ngọc Hung – Trường ĐH Kinh Tế tp Hồ Chí Minh 6 Tập bài giảng Luật NS nhà nước – Ths Phan Phương Nam 7 Các thủ tục liên quan đến kho bạc nhà nước tại webside: http://cchc.dongnai.gov.vn/Hd-thutuc-hanhchinh/mlfolder.2009-1118.9971967803/... chính phủ Đối với tín phiếu (loại thời hạn 1 năm) ,thực hiện phối hợp với ngân hàng nhà nước đấu thầu (đấu thầu về lãi suất ) qua ngân hàng nhà nước ,đây là biện pháp vừa để đảm bảo nguồn bù đắp bội chi cho ngân sách nhà nước ,đồng thời - 17 - Luật Ngân Sách Nhà Nước cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có nguồn vốn nhàn rỗi ,chưa cho vay được thực hiện mua trái phiếu này (kết quả cho thấy trong...Luật Ngân Sách Nhà Nước phát triển trong tương lai Từ sự lưa chọn đó họ đưa ra mức bọi chi hợp lý ,bảo đảm nhu cầu tài trợ cho tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế ,đòng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý Bội chi ngân sách nhà nước được hiểu một cách chung nhất là là sự vượt trọi về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt ngân sách do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực. .. cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ xung từ ngân sách cấp trên thực hiện như vậy - 15 - Luật Ngân Sách Nhà Nước ,tránh được đầu tư tràn lan kém hiệu quả va để tồn ngân sách quá lớn quản lý chặt chẽ số bội chi ngân sách nhà nước Hiên tại chúng ta đang đưng rước mâu thuẫn giưa nhu cầu vốn cho vay đầu tư với nguồn nhân lực hạn hẹp Nếu thực hiên thắt chặt ,hạn chế vay để đầu tư sẽ... nhằm thực hiên chính sách kinh tế vĩ mô Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế ,phí ,lệ phí ; giảm chi ngân sách ;vay nợ trong nước ,vay nợ nước ngoài ;phát hành thêm tiền để phù đắp chi tiêu ;…Sử dụng phương pháp nào ,nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia Bội chi ngân sách tác động đến nền... điểm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Viêt Nam Và từ năm 1992 ,nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước III/ Kết luận Có nhiều cách để chính phủ bù đắp bội chi ngân sách nhà nước ,nhưng phải sử dụng cách nào ,nguồn nào thì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế ,chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia , bởi mỗi giải pháp... ,đối với vay nợ trong nước : hằng năm ngân hàng phải huy động một khoản tiền nhàn rỗi trong nước tương đối lớn để bù đắp bội chi ngân sách Để việc huy đông vốn không ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ ,đến lãi suất ,Bộ tài chính thực hiện chính sách trước hết thực hiện vay vốn nhàn rỗi từ các quỹ tài chính nhà nước như : quỹ bảo hiểm xã hội ,quỹ tích lũy trả nợ phần còn thiếu sẽ thực hiện phát hành . Luật Ngân Sách Nhà Nước I/ Tổng quan về bội chi ngân sách nhà nước và thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam. 1/ Tổng quan về bội chi ngân sách nhà nước. 1.1/ Bội chi ngân sách nhà nước. của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN. 1.3 Tác động của bội chi ngân sách nhà nước đến nền kinh tế. Bội chi ngân sách xảy ra khi Chính phủ chi tiêu nhiều hơn số thu ngân sách. thấy thu ngân sách còn chứa đựng nhiều yếu tố đột biến, không ổn định. II/ Xử lí bội chi ngân sách nhà nước dưới góc độ của luật ngân sách nhà nước 2002 Xử lý bội chi ngân sách nhà nước là một

Ngày đăng: 18/07/2014, 10:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w