Bản Tin số 09 bộ công thương - cục quản lý cạnh tranh
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ. Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước những hành vi hạn chế cạnh tranh Chống các hành vi phản cạnh tranh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH Lãnh đạo Cục Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ Ban Hợp tác quốc tế Trung tâm Thông tin cạnh tranh Trung tâm Đào tạo điều tra viên Văn phòng Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng Ban Bảo vệ người tiêu dùng BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Của Cục Quản lý cạnh tranh Giấy phép xuất bản số 66/GP-XBBT Cấp ngày 3/12/2008 Phát hành vào ngày 20 hàng tháng TỔNG BIÊN TẬP BẠCH VĂN MỪNG PHÓ TỔNG BIÊN TẬP VŨ BÁ PHÚ BIÊN TẬP VIÊN NGUYỄN THÀNH HẢI, PHAN CÔNG THÀNH NGUYỄN VĂN THÀNH, BÙI VIỆT TRƯỜNG NGUYỄN PHƯƠNG THẢO HỘI ĐỒNG CỐ VẤN TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại PGS. TS. LÊ DANH VĨNH Thứ trưởng Bộ Công Thương GS. TS. HOÀNG ĐỨC THÂN Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT Viện Nhà nước và Pháp luật TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THÀNH TỰ ANH Giám đốc phụ trách nghiên cứu Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Cộng tác viên ở nước ngoài LÊ THÀNH VINH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật ĐH Monash, Australia DANIEL VANHOUTTE, Đại học Tự do, Bỉ Tổ chức sản xuất và phát hành TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH (CCID) 25 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh Số 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: cncbulletin@moit.gov.vn Chịu trách nhiệm xuất bản VŨ BÁ PHÚ Phát hành tại Công ty phát hành báo chí Trung ương Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chất lượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về: Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng 25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: cncbulletin@moit.gov.vn 5 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ 9 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN 13 TRANG QUỐC TẾ 20 GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG Trong số này V C A 4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 - 2009 24 25 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 29 HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI 30 TẢN MẠN HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA 23 PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 22 HỎI ĐÁP BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG V C A 5 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 - 2009 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ T ừ ngày 07-08/08/2009 tại Pulau Langkawi, Malaysia đoàn đại biểu VCA đã tham dự Cuộc họp lần thứ 4 của Nhóm chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC). Đây là cuộc họp thường kỳ của AEGC nhằm tổng kết những kết quả đạt được cũng như đề ra kế hoạch thực hiện trong thời gian tiếp theo, hướng đến việc góp phần xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN phát triển bền vững. Cuộc họp có sự tham gia của các nước thành viên ASEAN và đại diện Ban thư ký ASEAN, trong đó Malaysia giữ vai trò Chủ tịch AEGC với nhiệm kỳ từ tháng 03/2009 đến tháng 03/2010. Phiên họp đã mở đầu bằng việc đánh giá kết quả hoạt động của ba nhóm công việc chính trong khuôn khổ hoạt động AEGC trong thời gian qua, bao gồm (i) Nâng cao năng lực cho các cơ quan cạnh tranh; (ii) Xây dựng Hướng dẫn về chính sách cạnh tranh khu vực ASEAN dành cho các nhà hoạch định chính sách cạnh tranh tại các nước ASEAN (Re- gional Guidelines on Competition Policy in ASEAN) và (iii) Xây dựng Sổ tay về Chính sách và Luật cạnh tranh ASEAN hướng đến các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và đầu tư tại các nước ASEAN (Handbook on Competition Policies and Laws in ASEAN for Businesses). Sau đó, các nước và Ban Thư ký ASEAN đã cùng nhau trao đổi kế hoạch hoạt động của AEGC trong thời gian tới. Để nâng cao năng lực cho các cơ quan cạnh tranh ASEAN, các hoạt động bao gồm các khóa đào tạo, đoàn công tác, hội thảo và diễn đàn sẽ được tăng cường nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ quan cạnh tranh. Bên cạnh việc tổ chức những hoạt động đó, các nước cũng nghiên cứu xây dựng công cụ đánh giá tính hiệu quả và kết quả thực tiễn của những hoạt động đó. Trong chiến lược phát triển dài hạn, AEGC cần đề ra định hướng trong công tác nâng cao năng lực cho các cơ quan cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu và đem lại lợi ích cho tất cả các nước thành viên nói riêng, cộng đồng ASEAN nói chung. Hai ấn phẩm chính thức của ASEAN về hệ thống chính sách và pháp luật cạnh tranh dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 06/2010. Sau khi ra mắt, Hướng dẫn và Sổ tay sẽ được tuyên truyền rộng rãi tại các nước thành viên thông qua các diễn đàn và các kênh thông tin như cổng thông tin ASEANWEB, cổng thông tin cơ quan cạnh tranh các nước thành viên và phát hành đĩa CD- ROM, . Cuộc họp đã thành công tốt đẹp với sự tham gia đóng góp ý kiến, trao đổi của tất cả các thành viên ASEAN cũng như Ban Thư ký ASEAN. Việt Nam luôn tham gia rất tốt vai trò của mình trong các hoạt động của AEGC và sẵn sàng cho công tác chuẩn bị tiếp nhận vai trò chủ tịch AEGC vào năm 2010, cũng như tổ chức Cuộc họp AEGC tiếp theo tại Việt Nam. NGÂN AN Cục quản lý cạnh tranh (VCA) tham dự Cuộc họp Nhóm chuyên gia cạnh tranh ASEAN HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ V C A 6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 - 2009 N gày 24-26/8/2009, VCA đã phối hợp với Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa kỳ (USFTC), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADBI), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) tổ chức thành công khóa đào tạo quốc tế “Lạm dụng vị trí thống lĩnh và độc quyền nhìn từ góc độ kinh tế” trong khuôn khổ ASEAN tại Đà Lạt. Mục đích của khóa học nhằm đem lại cho các nhà xây dựng luật và chính sách cạnh tranh, các điều tra viên và các luật sư cái nhìn tổng quan về kinh tế học vi mô khi tiếp cận và xem xét các vấn đề độc quyền. Các thành viên đã được hướng dẫn về cách áp dụng các khái niệm kinh tế đối với các vụ việc thực tế đã được điều tra tại Mỹ. Đây được xem là cơ hội rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực cạnh tranh nói chung và vấn đề độc quyền/thống lĩnh nói riêng. Trong 3 ngày, với các bài giảng đi từ lý thuyết đến phân tích các trường hợp cụ thể của các chuyên gia đến từ USFTC và USDOJ (Bộ Tư pháp Hoa Kỳ), 40 thành viên của khóa đào tạo bao gồm các nhà xây dựng chính sách, các điều tra viên, các giáo sư và luật sư về cạnh tranh đến từ 10 nước ASEAN và Mông Cổ đã được trang bị các kiến thức kinh tế học liên quan đến giao dịch độc quyền, chi phí xã hội của độc quyền, đánh giá độc quyền nhìn từ góc độ kinh tế. Ngoài ra, các học viên được thảo luận phân tích 04 án lệ liên quan đến độc quyền và lạm dụng vị trí thống lĩnh được cung cấp bởi các chuyên gia Hoa Kỳ. Qua đó, các học viên tiếp thu được các kiến thức thực tế trong việc T ừ ngày 10-12/08/2009 tại Pulau Langkawi, Malaysia đã diễn ra Hội thảo lần thứ 4 của AEGC với chủ đề “ Kỹ năng tiếp cận, phương pháp luận và kỹ thuật của Luật cạnh tranh”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ hoạt động nâng cao năng lực cơ quan cạnh tranh các nước thành viên ASEAN với sự tham gia của các nước thành viên ASEAN, Ban thư ký ASEAN cùng các chuyên gia đến từ các cơ quan cạnh tranh như Cơ quan cạnh tranh Đức Bundeskartellamt, Ủy ban về chống độc quyền Đức (German Monopolies Commission), Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Úc (ACCC) cùng các chuyên gia nghiên cứu và luật sư đến từ văn phòng luật. Qua đó, các đại biểu tham gia đã trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến kỹ năng tiếp cận, phương pháp luận và kỹ thuật của Luật cạnh tranh, nhằm xây dựng mô hình, các quy định và luật cạnh tranh phù hợp với các nước ASEAN. Nội dung hội thảo tập trung vào những vấn đề liên quan đến (i) chính sách và luật cạnh tranh, các phương pháp tiếp cận trong việc hình thành và xây dựng chính sách và luật cạnh tranh, (ii) và những vấn đề cụ thể như thỏa thuận ngang, thỏa thuận dọc, thông đồng trong Cartel, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, kiểm soát hoạt động mua bán và sáp nhập trong việc xây dựng các quy định trong luật cạnh tranh. Kinh nghiệm thực tiễn từ những nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Úc rất có ích cho các nước thành viên ASEAN trong việc hoàn thiện quá trình hình thành chính sách và luật cạnh tranh phù hợp đối với bối cảnh từng quốc gia, đặc biệt nâng cao hiệu quả thực thi luật cạnh tranh. Bên cạnh đó, các nước thành viên ASEAN cũng chia sẻ, trao đổi thẳng thắn những khó khăn mà các nước đang gặp phải, nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong việc hình thành chính sách và luật cạnh tranh, thực hiện cam kết trong Chương trình hành động ASEAN- đến năm 2015, các nước ASEAN đều ban hành luật cạnh tranh. Tại hội thảo, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xây dựng Luật cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh, những khó khăn trong quá trình thực thi Luật và kinh nghiệm thực tiễn trong xử lý vụ việc cạnh tranh tại Việt Nam. Việc tham gia hội thảo và những hoạt động quốc tế là cơ hội tốt giúp cơ quan cạnh tranh Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời khẳng định vị thế của Cơ quan cạnh tranh Việt Nam trong mạng lưới các cơ quan cạnh tranh. NGÂN AN VCA tham dự Hội thảo lần thứ 4 của Nhóm chuyên gia Cạnh tranh ASEAN (AEGC) với chủ đề “Kỹ năng tiếp cận, phương pháp luận và kỹ thuật của Luật cạnh tranh” Khóa đào tạo quốc tế với chủ đề “Lạm dụng vị trí thống lĩnh và độc quyền nhìn từ góc độ kinh tế” (Xem tiếp trang 21) V C A 7 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 - 2009 N gày 27/8/2009 VCA đã tiến hành tổ chức Tọa đàm “Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh” tại Trụ sở VCA - số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tham dự buổi Tọa đàm có các đại biểu của VCA, đại diện của các Bộ/ngành, các viện, trường, công ty Luật và các Doanh nghiệp. Phần trình bày của diễn giả Đoàn Tử Tích Phước xung quanh vấn đề chế định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh bao gồm các nội dung chính: - Giới thiệu hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại một số quốc gia - Thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam - Kiến nghị và giải pháp liên quan tới chế định cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam Chủ đề của Tọa đàm gắn liền với một hoạt động thực tiễn thực thi Luật cạnh tranh và đã nhận được sự quan tâm và nhiệt tình đóng góp ý kiến từ phía các đại biểu. Bà Trịnh Thị Sâm - Trưởng khoa luật Đại Học Thương Mại đã nêu ra những thành công của bài nghiên cứu trong việc khái quát nhiều thông tin cụ thể và bao quát liên quan đến cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam và một số nước trên thế giới và những kinh nghiệm được rút ra từ các chế định cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đề cập đến rất nhiều Luật cạnh tranh của các nước cũng có những hạn chế khi nội dung chưa thực sự tập trung phân tích sâu vào một số nước để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Theo ý kiến chủ quan của Bà Sâm, bài nghiên cứu sẽ trọn vẹn nếu đi sâu vào phân tích hơn nữa các chế định cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam, nêu lên những tồn tại và yếu kém của nguồn lực hiện có, đặc biệt là kinh nghiệm rút ra từ các vụ việc do VCA thụ lý và xét xử. Tiến sỹ Nguyễn Hữu Huyên đến từ Bộ Tư pháp cho rằng đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc và mang hiệu quả chuyên môn cao đóng góp vào quá trình xây dựng và thực thi Luật cạnh tranh và phục vụ công tác nghiên cứu. Theo Ông, bài nghiên cứu này nên tóm gọn lại thành 3 phần: Các vấn đề lý luận về cạnh tranh không lành mạnh; thực thi Pháp luật cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam; nhận xét và kiến nghị. Những vấn đề được đề cập có tính hệ thống của bài nghiên cứu cần được triển khai nghiên cứu sâu hơn để có thể trở thành một đề tài nghiên cứu khoa học. Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Giảng viên trường Đại Học Luật đề cập đến vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực Quảng cáo, đáng chú ý là các hành vi mang tính chất lừa dối và so sánh. Đây là vấn đề xảy ra Tọa đàm “Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật cạnh tranh” T rong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực thực thi Luật và chính sách cạnh tranh của Việt Nam”, ngày 17 và 18 tháng 9 năm 2009, VCA đã phối hợp với các chuyên gia của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản tổ chức Khóa đào tạo về “Kỹ năng điều tra hành vi cạnh tranh không lành mạnh” tại Hải Phòng. Nội dung khoá đào tạo tập trung vào kỹ năng điều tra và xử lý các hành vi thương mại không công bằng do các chuyên gia nhiều kinh nghiệm của Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật bản truyền đạt. Bên cạnh các bài trình bày về các quy định pháp luật về các hành vi thương mại không công bằng, các học viên sẽ được chia làm các nhóm thảo luận các vụ việc thực tế đã diễn ra tại Nhật bản đã được Ủy ban Thương mại lành mạnh điều tra và xử lý trong thời gian vừa qua. Khoá đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng điều tra vụ việc cạnh tranh cho các điều tra viên cạnh tranh của VCA, đồng thời cung cấp những kiến thức cần thiết cho các cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng tại các Sở Công Thương địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. TRUNG THƯỚNG Khóa đào tạo “Kỹ năng điều tra hành vi cạnh tranh không lành mạnh” (Xem tiếp trang 14) V C A 8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 - 2009 N ối tiếp hai hội nghị lấy ý kiến xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng mới được tổ chức tại Hà Nội trong tháng 8, được sự hỗ trợ của Tổ chức CUTS, VCA đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tổ chức hai Hội nghị tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 08/9/2009 với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp phía Nam và ngày 09/9/2009 với đối tượng tham gia là các cơ quan nhà nước có liên quan (các Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, các Ủy ban nhân dân từ Hà Tĩnh trở vào), các nhà khoa học, một số trường đại học và các công ty luật ở phía Nam. Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, cả hai hội nghị đều đã thu hút được đông đảo sự tham gia của các đại biểu với những ý kiến đóng góp quý báu đối với Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Ý kiến của một số luật sư cho rằng cần làm rõ những quy định về “quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng” để người tiêu dùng có thể nhận thức dễ dàng hơn về trách nhiệm tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ cộng đồng nhưng không lạm dụng quyền nhằm mưu cầu lợi ích một cách bất hợp pháp khi xảy ra tranh chấp với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng cũng như của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cần được quy định rõ ràng, minh bạch, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giữa thương nhân với người tiêu dùng; cần xem xét lại quy định về đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật. Bên cạnh đó còn có rất nhiều vấn đề khác đã được các đại biểu thẳng thắn tranh luận, đưa ra ý kiến, trong đó tập trung vào những vấn đề như: - Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng; - Quy định về hợp đồng theo mẫu; - Phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng tại cơ quan hành chính; - Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục rút gọn tại tòa án; - Quy định về cơ quan chuyên trách về công tác bảo vệ người tiêu dùng; - Quỹ Bảo vệ người tiêu dùng. Những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự tại Hội nghị sẽ được Ban soạn thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng tiếp thu và nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật này. Kết thúc hội nghị, Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh tổng kết lại những vấn đề đã đạt được, qua đó Thứ trưởng cũng nhấn mạnh rằng trong quá trình xây dựng Dự luật, Bộ Công Thương rất mong nhận được các ý kiến đóng góp thiết thực từ người dân để Ban soạn thảo sớm hoàn thành và trình Quốc hội thông qua vào năm 2010. MINH VÂN Hội nghị lấy ý kiến xây dựng Luật Bảo vệ người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ V C A 9 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 - 2009 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN N gày 31 tháng 8 năm 2009, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố Quyết định sơ bộ về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với mặt hàng túi nhựa Polyethylene đựng hàng hóa bán lẻ (túi nhựa) nhập khẩu từ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Việt Nam). Theo Quyết định này, DOC kết luận có trợ cấp đối với mặt hàng nêu trên. Các khoản trợ cấp là những trợ giúp về tài chính từ chính phủ nước ngoài mà khoản trợ cấp đó đem lại lợi ích cho việc sản xuất, hoặc xuất khẩu hàng hóa. Đây là vụ điều tra chống trợ cấp đầu tiên liên quan đến Việt Nam. Trong Công báo Liên bang công bố việc khởi xướng điều tra chống trợ cấp, DOC đã mời bình luận công khai từ công chúng liên quan về việc áp dụng Luật Chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. DOC sơ bộ quyết định rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu mặt hàng túi nhựa từ Việt Nam đã nhận được những khoản trợ cấp thuần, có thể đối kháng từ mức 0,20 (mức không đáng kể) tới 4,24%. Ba bị đơn bắt buộc là Công ty Ad- vance Polybag, Chin Sheng (Tiến Thịnh) và Tập đoàn Doanh nghiệp Fotai Việt Nam đã nhận những mức thuế suất trợ cấp sơ bộ tương ứng là 0,20% (mức không đáng kể), 1,69 % và 4,24%. Tất cả những nhà sản xuất/xuất khẩu khác từ Việt Nam nhận mức thuế suất trợ cấp sơ bộ là 2,97%. Ngoại trừ Công ty Advance Poly- ban, theo kết luận của Quyết định sơ bộ này, DOC sẽ chỉ thị cho Cục Hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ thu tiền đặt cọc bằng tiền mặt hoặc ký quỹ dựa trên những mức thuế suất sơ bộ trên đây. Những nguyên đơn của vụ điều tra này là Công ty Hilex Poly, thuộc Hartsville, South Carolina và Tập đoàn Superbag, thuộc Houston, bang Texas. Hàng hóa thuộc diện điều tra là mặt hàng túi nhựa, mà cũng có thể Bộ Thương mại Hoa Kỳ sơ bộ kết luận có trợ cấp đối với mặt hàng túi nhựa Polyethylene đựng hàng hóa bán lẻ từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Những mức thuế trợ cấp sơ bộ Lịch trình vụ kiện Con số thống kê nhập khẩu Nước Nhà sản xuất/xuất khẩu Thuế suất trợ cấp VIỆT NAM Advance Polybag 0,20% (mức không đáng kể) Công ty TNHH Chin Sheng 1,69% Tập đoàn Doanh nghiệp Fotai Việt Nam 4,24% Những doanh nghiệp khác 2,97% Sự kiện Ngày Nộp đơn kiện 31/03/2009 Ngày DOC khởi xướng điều tra 20/04/2009 Quyết định sơ bộ của ITC 15/05/2009 Quyết định sơ bộ của DOC* 28/08/2009 Quyết định cuối cùng của DOC* 11/01/2010 Quyết định cuối cùng của ITC** 25/02/2010 Ra các Lệnh áp thuế*** 04/03/2010 *Những thời hạn này có thể kéo dài theo luật định. **Sẽ chỉ xảy ra trong trường hợp có phán quyết khẳng định cuối cùng của DOC ***Sẽ chỉ xảy ra trong trường hợp có phán quyết khẳng định cuối cùng của cả DOC và ITC Việt Nam 2006 2007 2008 Khối lượng (Nghìn đơn vị) 3. 061.998 7.288.037 7.192.325 Trị giá (USD) 17.480.448 65.428.966 79.408.688 (Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ ITC, Dataweb (HTSUS 3923.21.0085) LÊ SỸ GIẢNG được gọi là các túi xách hình chữ T, túi đựng hàng thực phẩm, túi đựng hàng mua bán hoặc túi tại các quầy hàng. Túi nhựa được phân dưới nhóm có mã số 3923.21.0085 (theo bảng mã số thuế nhập khẩu hài hòa của Hoa Kỳ- HTS US). Trong khi mã số thuế HTS US được cung cấp để tạo thuận lợi và với mục đích dành cho hải quan, bản mô tả của DOC về hàng hóa thuộc diện điều tra sẽ điều chỉnh phạm vi của cuộc điều tra này. Trong năm 2008, trị giá nhập khẩu mặt hàng túi nhựa từ Việt Nam vào khoảng 79 triệu USD. DOC hiện đang lên kế hoạch để ban hành quyết định cuối cùng vào tháng 01 năm 2010. Nếu DOC ra quyết định cuối cùng khẳng định, và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra quyết định cuối cùng khẳng định rằng mặt hàng túi nhựa nhập khẩu từ Việt Nam gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất tới ngành sản xuất Hoa Kỳ, DOC sẽ ban hành lệnh áp thuế trợ cấp. V C A 10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 - 2009 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN N gày 25/8/2009, Tổng vụ Thương mại, Ủy ban Châu Âu (EC) đã gửi Thương vụ tại EU – Bỉ thông báo liên quan đến quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng vít thép không gỉ xuất xứ từ Việt Nam. 1. Yêu cầu tiến hành rà soát Ngày 14/11/2005, Ủy ban Châu Âu EC đã ra quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm vít thép không gỉ xuất xứ từ Trung Quốc, In- donesia, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Các công ty có liên quan trong vụ việc này của Việt Nam bao gồm Header Plan Co. Ltd (HPV) – là công ty 100% vốn Đài Loan đầu tư tại tỉnh Đồng Nai và một số công ty trong nước như Công ty 4 - 5, Công ty 1 - 3,… Theo quyết định này, mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các công ty của Việt Nam là 7,7%. Trong năm 2008, HPV đã đệ đơn lên EC yêu cầu tiến hành rà soát giữa kỳ cho riêng HPV trong phạm vi của vụ việc này. Sau quá trình rà soát (bao gồm thu thập, xử lý thông tin do doanh nghiệp cung cấp và thẩm tra tại chỗ) và tham vấn với Ủy ban Tư vấn, ngày 13/8/2008, EC đã ra thông báo tiến hành rà soát tạm thời riêng đối với HPV. 2. Nội dung và kết luận rà soát đối với HPV của EC Sau khi nhận được yêu cầu của HPV, EC đã gửi bản câu hỏi điều tra cụ thể, bao gồm cả bản câu hỏi liên quan đến đối xử kinh tế thị trường (MET) và đối xử riêng (IT) dành cho doanh nghiệp. HPV đã hoàn thành trả lời tất cả cả các bản câu hỏi điều tra và gửi cho EC đúng thời hạn. Ngoài ra, để thu thập những thông tin cần thiết về vụ việc cũng như xây dựng giá trị thông thường, EC đã tiến hành thẩm tra tại chỗ một số cơ sở của HPV cả tại Việt Nam và Đài Loan. Kết thúc quá trình rà soát, EC đã đưa ra các kết luận như sau: - HPV đã đáp ứng đủ 5 tiêu chí MET và sau khi tham vấn với Hội đồng tư vấn thì HPV đã được trao MET. Kết luận này ban đầu đã bị ngành công nghiệp của EU phản đối vì cho rằng sẽ có rủi ro lẩn tránh thuế bằng cách chuyển hàng xuất khẩu từ Đài Loan thông qua Việt Nam. Tuy nhiên việc trao MET cho HPV và khả năng lẩn tránh thuế từ Đài Loan không có mối liên hệ gì bởi vì hành vi lẩn tránh thuế vẫn có thể xảy ra ngay cả khi MET không được trao cho HPV. Hơn nữa, ngành công nghiệp EU cũng không đưa ra được những bằng chứng ủng hộ cáo buộc đó và cuối cùng ngành công nghiệp của EU cũng đã phải rút lại phản đối trên. - Việc so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu tính toán cho thấy HPV đã không bán phá giá mặt hàng nói trên vào thị trường EU. - Mức thuế chống bán phá giá đối với vít thép không gỉ của HPV là 0% và của các nhà sản xuất Việt Nam khác là 7,7%. 3. Đánh giá Đây là lần đầu tiên, EC tiến hành rà soát giữa kỳ thuế chống bán phá giá và có quyết định riêng đối với một doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU. Đây cũng là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam được EC trao quy chế đối xử kinh tế thị trường (MET) trong một vụ việc rà soát thuế chống bán phá giá. Tiền lệ này sẽ là một tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam đấu tranh trong quá trình kháng kiện các vụ kiện chống bán phá giá từ thị trường EU sau này. LÊ SỸ GIẢNG EC thông báo vụ việc chống bán phá giá vít thép không gỉ xuất xứ từ Việt Nam [...]... quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ngày 09/ 01/2006 của Chính phủ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ CÔNG THƯƠNG Cục Quản lý cạnh tranh (VCAD) Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) Phòng Phát triển dịch vụ thông tin & dữ liệu Phòng Thông tin Cạnh tranh Phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng Phòng Thông tin Bảo vệ người tiêu dùng Bản tin Cạnh tranh & Người tiêu dùng Phòng Thông tin Phòng vệ thương mại CHỨC NĂNG & NHIỆM... Đất trời đang gom hết những tinh túy của mình thổi vào hồn trăng, khí thu đang hòa vào trăng, chờ một ngày tròn trĩnh đẹp nhất và thơ nhất Mùa đang đến và trăng đang về theo mùa HẢI ĐĂNG V C A CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANH Luôn vượt sự mong đợi của bạn Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo... cạnh tranh Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương Mr Bùi Việt Trường Email: truongbv@moit.gov.vn Tel: 04.22.205.305 (ext: 102) Mobile: 098 5 80 97 98 NGÂN AN TỌA ĐÀM THÁNG 9 TRANH 24 CẠNH- 2 009 & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 V C A NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa Pháp và Một số vấn đề đặt ra trong pháp luật Việt Nam TS NGUYỄN HỮU HUYÊN Vụ Hợp tác quốc tế -Bộ Tư pháp rong... vì cả thương nhân và người tiêu dùng đều được phép đơn phương tuyên bố hợp đồng vô hiệu Kết quả hòa giải phải được công khai V C A CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 - 2 009 21 HỎI ĐÁP VỀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH >> Câu 1: Những hành vi nào được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh Việt Nam? >> Câu 3: Hành vi quảng ✓ Trả lời Luật Cạnh tranh điều chỉnh các hành vi cạnh tranh. .. quy định tại Điều 39, bao gồm: - Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; - Xâm phạm bí mật kinh doanh; - Ép buộc trong kinh doanh; - Gièm pha doanh nghiệp khác; - Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; - Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; - Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; - Phân biệt đối xử của hiệp hội; - Bán hàng đa cấp bất chính; - Các hành vi cạnh tranh khác của doanh nghiệp trong... đoàn cạnh tranh và mạng lưới cạnh tranh của Đức; Cơ quan Quản lý cạnh tranh của Hà Lan và OECD tại Pari Thời gian: 4-1 7 /10/2 009 Nội dung: Đối thoại về vai trò của chính sách cạnh tranh và cơ quan điều tiết cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây Mối quan hệ giữa hoạt động điều tiết ngành và thực thi chính sách cạnh tranh với một số ngành... trong quá trình xử lý các vụ việc cạnh tranh LÊ DUY [1] Nguyễn Như Phát & Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, tr,71 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 - 2 009 23 HƯỚNG TỚI MẠNG LƯỚI CẠNH TRANH QUỐC GIA iếp theo thành công của chương trình Tọa đàm tháng 8 với nội dung về cạnh tranh không lành... hết sức đa dạng của cạnh tranh Có nhiều lý do giải thích điều này: - Sự biến động của các loại hình doanh nghiệp; - Sự biến động của phương pháp phân phối (phân phối theo hãng lớn ngày càng gia tăng); - Sự phát triển không ngừng của khái niệm “thiệt hại trong cạnh tranh , Sự vận động của khái niệm “tình trạng cạnh tranh đã phát triển không TRANH 26 CẠNH- 2 009 & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 ngừng đến mức “vượt... đồng quốc tế dựa trên những hạn chế thương mại bất hợp lý hay các hành vi thương mại không lành mạnh 4 Phân biệt đối xử giữa các thành viên hoặc vi phạm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác 5 Các hành vi thỏa thuận bất hợp lý khác gây hạn chế cạnh tranh trên một thị trường cụ thể Tọa đàm “Chế định cạnh tranh Công ty Unilever Việt Nam thì Quảng cáo đưa thông tin rất mạnh đến người tiêu dùng và... R.PLAISANT, sự tiến triển của chế định cạnh tranh không lành mạnh: 10 năm Luật Doanh nghiệp, 1978, Nhà xuất bản Litec, trang 783, số 12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG Số 9 - 2 009 27 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI trong suy nghĩ của doanh nghiệp hay không Nói cách khác, sự nhầm lẫn không còn được coi là yếu tố bắt buộc để truy cứu trách nhiệm trong trường hợp cạnh tranh không lành mạnh Một số án lệ còn khẳng định rằng việc . CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH Lãnh đạo Cục Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh. đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công