Bản tin số 09 về Cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Nhật Bản và kinh nghiệm pháp luật của Pháp và EU về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

MỤC LỤC

Chiêu thức tuyển người vào mạng mạng lưới

Mạng lưới bán hàng đa cấp hoạt động theo nguyên tắc “từ con người đến con người”, nghĩa là một người giới thiệu cho một người khác, sau đó người này lại giới thiệu cho những người tiếp theo, những người tiếp theo đó đến lượt mình lại giới thiệu thêm nhiều người tiếp theo nữa. Từ đó đã hình thành một suy nghĩ giản đơn về BHĐC, rất nhiều người nghĩ rằng chỉ cần “lôi kéo” được người khác tham gia vào mạng lưới của mình là đã có được thu nhập, mà không hiểu rằng thu nhập chính có được là do bán hàng và đào tạo người khác bán hàng.

Đạo đức kinh doanh

Để hỗ trợ các Hiêp hội thương mại hiểu biết và nhằm thuận lợi hóa việc thực thi các tiêu chuẩn được quy định trong Luật Thương mại lành mạnh, Ủy Ban thương mại lành mạnh đã nghiên cứu xem xét những quy phạm có liên quan đã được ban hành của một số nước như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc và đã thảo luận, trao đổi các vấn đề liên quan với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các đại diện của các hiệp hội thương mại, các cơ quan cạnh tranh của Chính. Mục tiêu chính của việc xây dựng các quy định điều chỉnh Hiệp hội là để hỗ trợ cho các Hiệp hội thương mại hiểu biết và tuân thủ các quy định liên quan của Luật Thương mại lành mạnh và tham gia đóng góp ý kiến cho Ủy Ban thương mại lành mạnh trong việc điều tra xử lý các vụ việc có liên quan.

TRANG QUỐC TẾ

- Áp đặt hạn chế về loại hình, quy cách hay hình thức của hàng hóa hoặc dịch vụ như: phân biệt giữa loại hình và quy cách của hàng hóa được sản xuất hoặc dịch vụ được cung cấp, trên cơ sở đó các thành viên sẽ hợp tác theo tiêu chuẩn thống nhất về hàng hóa và dịch vụ, hoặc tạo ra sự độc quyền thông qua việc quyết định thị trường sản phẩm; và thông qua việc từ chối phê chuẩn và hạn chế việc giao hàng hóa hoặc áp dụng thời hạn đối với việc tiếp thị sản phẩm mới - Hạn chế mở rộng khả năng sản xuất hay quy mô dịch vụ: Hiệp hội thương mại có thể cố tình hạn chế việc mở rộng khả năng sản xuất bằng việc áp đặt các hạn chế về trang bị lại máy móc, mở rộng kinh doanh và lắp đặt máy móc thiết bị mới của thành viên và cố tình hạn chế mở rộng khả năng sản xuất hay qui mô dịch vụ và làm cản trở đến cạnh trên thị trường bằng việc áp đặt những hạn chế về quảng cáo, nhập khẩu công nghệ, nghiên cứu và phát triển, lãnh thổ kinh doanh, hạn chế việc thành lập và hạn chế về tài sản vật chất của hoạt động kinh doanh. Bà Nguyễn Thúy Hạnh đến từ công ty Luật Frasers lại cho rằng liên quan đến vấn đề Quảng cáo của các doanh nghiệp chỉ là giải thích về công nghệ sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn chứ không phải là hình vi cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới việc phân định giữa lành mạnh và không lành mạnh cũng rất mong manh, do vậy cần xây dựng các văn bản hướng dẫn thực thi Luật cụ thể trong từng ngành nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Luật.

Các hành vi thương mại không lành mạnh theo quy định của Nhật Bản

Tại Chương 5 của Luật chống độc quyền, Điều 19 cấm các hành vi thương mại không lành mạnh “Các doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi thương mại không lành mạnh”, Điều 20 quy định về các biện pháp chống lại các hành vi thương mại không lành mạnh “Khi một doanh nghiệp có hành động vi phạm quy định cấm tại Điều 19, Ủy ban Thương mại lành mạnh sẽ yêu cầu doanh nghiệp ngừng và chấm dứt ngay các hành vi đó như xoá bỏ các. - Can thiệp một cách vô lý tới giao dịch giữa một chủ thể kinh doanh đang cạnh tranh hay với một công ty mà chủ thể kinh doanh đó là một cổ đông hay một nhân viên và bên giao dịch khác của họ, hoặc trong trường hợp chủ thể kinh doanh đó là một công ty thuyết phục, bắt buộc hoặc xúi giục một cách không lành mạnh một cổ đông hay nhân viên của công ty đó phải hành động ngược lại với lợi ích của công ty đó,….

Các dấu hiệu gây nhầm lẫn của hành vi thương mại

Theo diễn giải của Tòa án về lượng người tiêu dùng trung bình bao gồm những người nhận được thông tin tốt, được quan sát một cách hợp lý và thận trọng; có tính đến các yếu tố về ngôn ngữ, văn hóa và xã hội. Tòa án và các cơ quan quốc gia thành viên sẽ phải thực hiện phán quyết riêng của họ và phải xem xét án lệ của Tòa EU để xem xét sự phản ứng điển hình của một người tiêu dùng hợp lý trong mỗi vụ việc nhất định.

Những sai sót gây nhầm lẫn trong hành vi thương

Ở hầu hết các nước EU, Tòa án quốc gia vẫn đang sử dụng kỹ thuật điều tra lượng người tiêu dùng trung bình.

KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT CỦA PHÁP VÀ EU VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Pháp luật của EU

Nghị định có giá trị bắt buộc thi hành đối với các quốc gia thành viên, thường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại với mục đích tạo lập một thị trường chung thống nhất; trong khi đó Chỉ thị thường đặt ra các mục tiêu (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), các quốc gia có trách nhiệm nội luật hoá để đạt được các mục tiêu đó; chỉ thị thường được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng, với lý do vấn đề bảo vệ người tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển kinh tế-xã hội, dân trí, văn hoá,. - Trường hợp hỗn hợp lỗi: Chỉ thị cũng nờu rừ trỏch nhiệm của nhà sản xuất không được giảm nhẹ trong trường hợp thiệt hại phát sinh vừa do sự hỏng hóc của sản phẩm, vừa do sự can thiệp của người thứ ba; nhà sản xuất cũng không được miễn trừ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu thiệt hại phát sinh vừa sự hỏng hóc của sản phẩm, vừa do lỗi của nạn nhân hoặc do lỗi của một người mà nạn nhân có trách nhiệm.

SỰ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH

    + Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, xác định được rằng sự hỏng hóc gây ra thiệt hại không tồn tại vào thời điểm sản phẩm được nhà sản xuất đưa ra lưu thông hoặc phát sinh sau thời điểm đó;. + Sản phẩm được làm ra không nhằm mục đích bán hoặc mọi hình thức phân phối khác vì mục đích kinh tế của nhà sản xuất; không được sản xuất hoặc phân phối trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của nhà sản xuất;.

    Hợp đồng theo mẫu không cần đăng ký

    Nguyễn Thị Vân Anh, Trung tâm Pháp luật cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Đại học Luật Hà Nội cũng cho rằng quy định nêu trên là không cần vì cả thương nhân và người tiêu dùng đều được phép đơn phương tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

    TỌA ĐÀM THÁNG 9

    CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG PHÁP

      Giống như quan niệm của hầu hết các nước trên thế giới, Pháp quan niệm luật cạnh tranh là luật điều chỉnh mặt trái của cạnh tranh trên thị trường và về bản chất, nó là một loạt các biện pháp hạn chế của Nhà nước đối với những hiện tượng cạnh tranh thái quá. Công ước Paris năm 1883 tại Điều 10bis định nghĩa:“tạo thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh mọi hành vi đi ngược với các tập quán trung thực và lành mạnhtrong lĩnh vực công nghiệp và thương mại”.

      NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

      Các hình thức biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh

      Ví dụ như hành vi của một doanh nghiệp thông báo đến các khách hàng của mình rằng một đối thủ cạnh tranh của mình thực chất là một nhà buôn lậu, trong khi chưa hề có một phán quyết nào của Tòa án khẳng định như vậy, bị coi là một hành vi nói xấu đối thủ cạnh tranh và phải bị xử phạt theo quy định về cạnh tranh không lành mạnh[21]. Tuy nhiên trong trường hợp nạn nhân không được nêu đích danh mà chỉ được ‘‘ám chỉ’’, thì vấn đề sẽ rất phức tạp, vì lúc đó muốn xác định được phải ‘‘khoanh vùng’’ thị trường liên quan (thông thường chỉ cần khoanh vùng thị trường địa lý liên quan). Án lệ của Tòa Tư pháp tối cao ngày 15/7/1970 đã trừng phạt một nhà hàng về hành vi trưng ra ngoài cửa hàng của mình một biển quảng cáo rất xấu kèm theo một thông điệp. ‘‘bạn sẽ không thấy điều này ở đây’’, trong khi đó ở khu phố lân cận, người ta dễ dàng tìm ra được chỉ có một nhà hàng duy nhất có biển quảng cáo là đối tượng bị ‘‘ám chỉ’’ như vậy[26]. Ngược lại, nếu hành vi nói xấu chỉ hướng đến đối tượng chung chung, trừu tượng, rất khó xác định được cụ thể, thì không thể quy kết đó là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh được. không thể bị coi là những lời nói xấu đối thủ cạnh tranh. Bản án này trừng phạt một doanh nghiệp báo chí chuyên biệt trong lĩnh vực quảng cáo bất động sản vì đã có hành vi thông báo đến các khách hàng của mình rằng tất cả các nhà kinh doanh bất động sản nói chung đều là những kẻ thu lợi nhuận một cách quá đáng trên lưng của người tiêu dùng và thường sử dụng các biện pháp trái pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp của mình).