Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
128 KB
Nội dung
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bạn đọc thân mến, có lẽ cho đến tận thế kỉ 21, tất cả những người có tri thức mới dám khẳng định rằng Tiếng Anh là một ngoại ngữ quan trọng. Nó góp mình vào công cuộc xây dựng đất nước và đưa nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề muốn vươn xa tới thị trường quốc tế đều cần phải có tiếng Anh. Cũng vì mục đích đó mà những năm gần đây tiếng Anh đã và đang được quan tâm, được đưa vào giảng dạy ở tất cả các cấp học. Việc dạy và học tiếng Anh rất khó, nó đòi hỏi sự chăm chỉ và kiên trì không phải vì các em không thấy được tầm quan trọng, thiết thực của nó mà đơn giản vì các em cảm thấy khó học, khó nhớ, càng học càng chán nản và mơ hồ. Trước thực trạng đó, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn chương trình tiếng Anh cải cách, tôi thiết nghĩ phải có phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, nhất là học sinh trung tâm GDTX hầu hết có học lực trung bình. Vì vậy, trong phạm vi đề tài này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một cách dạy học hiệu quả bộ môn Tiếng Anh thông qua các “games + activities” giúp các em thích thú hơn, nhẹ nhàng hơn khi tiếp thu các bài học Tiếng Anh mà không cảm thấy bị gò bó, áp lực. 2. Mục đích đề tài Qua tình hình học tập của học sinh và sự phát triển các kĩ năng trong khi học Tiếng Anh, đề tài này đưa ra một số kinh nghiệm nhằm mục đích : - Tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Tiếng Anh, tích cực tham gia xây dựng bài. - Giúp học sinh không còn tâm lý e ngại hay lo sợ khi học môn Tiếng Anh. 1 - Nâng cao năng lực làm việc cá nhân và tập thể khi tham gia các trò chơi mà lại giúp ích cho việc học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. - Giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh và có thể sử dụng nó như một phương tiện giao tiếp qua một số tình huống cụ thể theo các chủ điểm của chương trình quy định. - Giúp giáo viên dạy yêu thích bộ môn mình phụ trách. - Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Mục đích quan trọng hơn nữa là giúp cho học sinh ngày càng yêu thích môn Tiếng Anh hơn, và Tiếng Anh sẽ là một công cụ vô cùng hữu ích để giúp các em mở ra kho tàng tri thức của nhân loại, phục vụ cho công việc sau này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các “Games + activities” phục vụ cho các tiết dạy tạo hứng thú cho học sinh. - Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Tiếng Anh lớp 10, 11, 12 học kỳ I năm học 2012 – 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm, khảo sát, phỏng vấn và thống kê số liệu đối chiếu. 5. Những đóng góp về ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5.1 Về lý luận Trung tâm giáo dục thường xuyên là nơi đào tạo cơ bản nền tảng và chuẩn bị cho việc định hướng cho học sinh học lên hoặc vào đời theo nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân. Nó có nhiệm vụ đào tạo những con người có năng lực thích ứng và phát triển với nền kinh tế thị trường của đất nước và thế giới những năm đầu của thế kỷ 21. Đó là những con người có trình độ hiểu biết kiến thức khoa học kỹ thuật ở mức phổ thông, có năng lực thực hành, năng lực hoà 2 nhập xã hội, hiểu biết nghề nghiệp từ phạm vi gia đình, hàng xóm, các địa phương trên đất nước và các khu vực của thế giới. Là con người có lòng nhân ái có ý thức và tình cảm cộng đồng, có năng lực định hướng phát triển cho mình đồng thời thích nghi với mọi biến đổi. Hoạt động dạy và học đã làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách cơ bản nhất: có kỹ năng kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và cuộc sống. Giáo dục học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp với môn học, mang lại hứng thú học tập cho học sinh ở bộ môn Tiếng Anh. 5.2 Về thực tiễn Theo phương pháp này, giáo viên là người hướng dẫn, còn học sinh luôn luôn là người chủ động. Người học phải có những yếu tố ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp với nhau, thông qua nghe, nói, đọc. Các kỹ năng này phải luôn hỗ trợ cho nhau, để các em có thể hiểu và vận dụng tiếng Anh một cách chính xác và khéo léo. Các hoạt động đọc, nói sẽ được sử dụng tích cực để hỗ trợ và kiểm tra việc rèn luyện nghe hiểu, giúp cho rèn luyện kỹ năng này tốt hơn. Mặt khác, học sinh sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp. Quá trình này học sinh thể hiện qua bản thân tự mình chủ động và hoạt động thường xuyên trong toàn bộ chương trình học. Như vậy một giờ lên lớp mới có ý nghĩa và bản thân học sinh cũng thích học, vì chính mình có thể nghe và nói được Tiếng Anh. Bất kỳ phương pháp nào cũng có mặt mạnh và mặt yếu của nó. Trong quá trình giảng dạy ta có thể sử dụng nó một cách linh hoạt các phương pháp để làm sao cho học sinh nắm được ngữ liệu, đảm bảo kết quả cao, mà chủ yếu là các em học sinh yếu kém và lười. Các em rụt rè sợ nói, ngại phát biểu nên giáo viên phải chỉ dẫn một cách tế nhv ị, nhiệt tình sao cho các em thực hiện được giao tiếp bằng ngoại ngữ trong các tiết học. 3 Để phương pháp này đạt hiệu quả cao, hay nói cách khác để các em học sinh yếu kém có một tiết học thoải mái, sôi nổi, hứng thú, ham thích học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài hay không là do sự chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Khâu này rất quan trọng cho cả thầy lẫn trò. Nếu tiết học mà có sự chuẩn bị tốt thì sẽ đạt hiệu quả cao. Là người chỉ đạo mọi hoạt động trong giờ học, nên giáo viên phải chuẩn bị tốt các thủ thuật, phương pháp để học sinh hiểu bài nhiều hơn, có thể trao đổi thông tin với nhau bằng ngoại ngữ. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng dạy và học môn Tiếng Anh ở TTGDTX-DN Bá Thước Qua một thời gian giảng dạy tại TTGDTX-DN Bá Thước, tôi thấy hầu hết học sinh rất ham thích bộ môn Tiếng Anh nhưng chỉ ít lâu sau khi bài học khó hơn, nhiều từ mới, những kiến thức ngữ pháp khó, các em dần chán học và học ngày càng sút kém. Tìm hiểu nguyên nhân xem có phải do tất cả các em coi thường bộ môn này và do lười học nên dẫn đến tình trạng trên hay không. Kết quả thực tế cho thấy có một số do lười học, còn phần đông các em cảm thấy bài học quá khó, giờ học trở nên nhàm chán nên dần dần chán và ngại học, dẫn đến kiến thức rơi rụng dần. Thực tế tôi thấy thông thường giáo viên lên lớp cứ thực hiện theo trình tự bài giảng dạy từ mới, chủ yếu sử dụng các phương pháp cổ điển như dịch nghĩa hay đặt câu, bài khóa chỉ dạy đọc hay dịch, Tôi không muốn nói là các phương pháp đấy không hiệu quả nhưng nếu ta sử dụng quá thường xuyên và không áp dụng đúng kiểu, đúng bài thì rất dễ gây cho học sinh tâm lý nhàm chán. Tôi đã rất trăn trở và tìm đọc các loại tài liệu, tham khảo ý kiến các đồng nghiệp và tổ chức các trò chơi cho các em trong các giờ học để truyền thụ nội dung bài giảng. Và sau một thời gian mày mò, áp dụng phương pháp mới thì tôi cũng đã thành công trong việc tạo được hứng thú, lôi cuốn các em trong các giờ giảng Tiếng Anh trên lớp. Tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm cụ thể trong 4 các cách tổ chức trò chơi để truyền thụ nội dung SGK trong các giờ giảng Tiếng Anh. Tôi đã phỏng vấn rất nhiều học sinh ở cả 3 khối lớp với câu hỏi “Các em có thích học môn Tiếng Anh không?” thì thấy hầu hết các câu trả lời đều là “Em thích học nhưng Tiếng Anh khó quá.” . Và sau đây là kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2012 – 2013: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 10 8 1 12.5 3 37.5 3 37.5 1 12.5 11 6 1 16.6 2 33.4 2 33.4 1 16.6 12 20 1 5.0 8 40 9 45.5 2 10.0 2. Giới thiệu một số hình thức " games + activities" và cách tổ chức các " games + activities" thông qua các bài dạy Tiếng Anh. 2.1. Lucky number a) Mục đích: - Kiểm tra từ vựng của học sinh. - Tạo cho học sinh phản xạ nghe, nói chính xác, lưu loát b) Cách tổ chức: - Cho học sinh một bảng kẻ gồm một dãy chữ số trong đó có các con số may mắn. Ví dụ: (số 5,7,8) - Nếu bạn chọn được con số may mắn, bạn được cộng 2 điểm. - Nếu bạn chọn được con số khác ngoài con số may mắn trên bạn phải đặt câu hỏi theo chủ đề đã cho trước( Ví dụ: câu bị động, câu điều kiện, câu cảm thán ) - Nếu bạn đạt yêu cầu ( Nói đúng, nhanh, lưu loát) bạn sẽ được cộng 2 điểm. Nếu không đạt bị trừ 2 điểm. - Mỗi đội có số lượt bằng nhau. 5 - Kết thúc đội nào được nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng. c) Lưu ý: - Tiếng Anh có thể áp dụng hình thức “game” này trong việc dạy từ vựng, ngữ pháp ( cấu trúc mới) rất hiệu quả. 2.2. Guessing games Trò chơi này dựa trên nguyên tắc có khoảng trống thông tin: Một bên biết và một bên không biết, phải đoán tìm ra những điều đối phương biết bằng cách hỏi các câu hỏi có hay không ( Yes-no questions) Ví dụ 1: Guessing my sentences Một học sinh nghĩ và viết một câu vào tờ giấy không cho bạn xem sau đó viết lên bảng cấu trúc cơ bản của câu. Ví dụ: I went / somewhere/ to do something. Các học sinh phải đoán được câu đã viết vào giấy của bạn mình bằng cách đặt các câu hỏi Yes- no question như: Did you go to the cinema? Did you buy something? Ví dụ 2: Guessing my words Lớp được chia thành các nhóm nhỏ. Học sinh làm việc theo nhóm. Giáo viên cho sẵn 5 hay 10 từ, Chỉ có một học sinh trong mỗi nhóm được biết ( Các học sinh khác có nhiệm vụ hỏi để đoán ra được những từ đó). Học sinh đó có nhiệm vụ giải thích các từ đó bằng cách miêu tả, dùng đồng nghĩa, trái nghĩa, nói lại bằng câu khác, làm điệu bộ , nhưng không được dùng chính từ đó. Các HS khác sẽ hỏi để đoán ra từ đó là gì. Ví dụ 3: Guessing my picture Một học sinh có tranh, các học sinh khác không nhìn thấy tranh, phải đoán xem tranh đó miêu tả gì bằng cách hỏi các câu tương tự như các ví dụ trên. Ví dụ 4: Spot the differences 6 Đây cũng là một dạng hoạt động có khoảng trống thông tin. HS làm việc theo cặp. Có hai bức tranh về cơ bản giống nhau chỉ có một số chi tiết nhỏ khác nhau. Mỗi học sinh có một bức tranh. Các em không được cho nhau xem tranh của mình và có nhiệm vụ phải đặt câu hỏi trao đổi với bạn để phát hiện ra các chi tiết khác nhau đó. Ngoài cách làm việc theo cặp, giáo viên có thể cho cả lớp cùng tiến hành trò chơi. Cách1: 1 bức tranh lớn sẽ được treo trên bảng cho cả lớp quan sát. Bức kia chỉ có giáo viên biết hoặc một học sinh biết. Cả lớp sẽ đặt câu hỏi để tìm ra sự khác biệt Cách 2: Lớp chia làm 2 đội, ngồi đối diện nhau và tiến hành hỏi, trả lời như khi làm theo cặp. c) Lưu ý: - Giáo viên phải đưa ra luật, các em nắm chắc, không được vi phạm, không được nhắc bài cho tổ khác -Trò trơi này cực kì hữu hiệu trong phần dạy “Words and phrases ”. 2.3. Role -play a) Mục đích: - Giúp học sinh cách đàm thoại Tiếng Anh( chú ý ngữ âm, ngữ điệu) - Giúp học sinh phát triển ngôn ngữ giao tiếp( cách giao tiếp trong Tiếng Anh) - Kiểm tra nội dung các bài đọc, bài khóa b) Cách chơi: + Cách 1: - Chọn một số học sinh đóng vai các nhân vật trong bài khóa, bài đọc, truyện kể - Cho các em học thuộc lời thoại → Lên đóng vai → Diễn kịch. + Cách 2: - Cho một số gợi ý trong bài hội thoại - Học sinh làm việc theo nhóm→ tự hoàn chỉnh bài hội thoại 7 - Mỗi nhóm cử ra các đại diện đóng vai→ Đóng kịch. c) Lưu ý: Đây là hình thức “ Game” khó, yêu cầu học sinh vừa phải hiểu, nhớ được nội dung vừa phải có kỹ năng nghe, nói tốt mới có thể thực hiện được vì vậy giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị ở nhà→ Đến lớp diễn. 2.4. Link- game a) Mục đích: - Giúp học sinh ôn luyện từ, cấu trúc mới. - Phát triển kĩ năng nghe, nói. b) Cách tổ chức: - Ví dụ dạy cấu trúc ngữ pháp mới “ There is, there are “ - Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu. - Chia học sinh thành hai nhóm. Mỗi nhóm được một lượt đặt câu theo mẫu “ There are two pens in my bag “ Học sinh 1: There are two books… Học sinh 2: There are three rulers Học sinh 3: - Nếu em nào nói sai từ về cách đọc hay ý nghĩa→ Mất lượt. - Mỗi một câu đúng đội được tính điểm→ Đội nào được nhiều câu đúng hơn → thắng. 2.5. Brain- storming a) Mục đích: - Dạy học sinh các bài ôn giúp các em nhớ lại cấu trúc ngữ pháp đã học. b) Cách làm: 8 My intention next week Go for a picnic Do the gardening visit my grandparents have a birthday party Ví dụ: Ôn thì tương lai gần: “ Be going to “ Yêu cầu học sinh đặt câu với các dữ liệu trên. Học sinh sẽ vào bài nhẹ nhàng hơn, thích thú hơn và bài ôn không bị khô khan nhàm chán. 2.6. Rub- out, what and where a) Mục đích: Kiểm tra khả năng nhớ từ mới của học sinh ngay tại lớp. b) Cách làm: - Sau khi dạy cho học sinh từ mới “ Cách đọc, nghĩa , từ loại “ - Giáo viên xóa một bên từ Tiếng Anh “ Chỉ xóa một số từ “ yêu cầu học sinh đọc lại các từ vừa xóa. - Sau đó giáo viên viết các từ lộn xộn trên bảng vào các vòng tròn khác nhau, cho học sinh vài phút để nhớ→ Xóa đi và yêu cầu học sinh viết lại. Ví dụ: 2.7. Guessing the content a) Mục đích: Dạy học sinh phần “ Reading “ Để phát triển khả năng đọc hiểu cho học sinh b) Cách làm: Cách 1: - Giáo viên có thể đưa ra một số bức tranh theo trình tự một câu truyện nào đấy 9 pe n Car Book box table penci l - Yêu cầu học sinh dựng câu truyện theo hình thức trong tranh. - Có thể chia học sinh thành các nhóm→ Mỗi nhóm có một ý tưởng khác nhau . Cách 2: - Đọc cho học sinh nghe một câu truyện. Cuối mỗi tình huống có thể cho từng nhóm thảo luận xem kết quả như thế nào. - Cuối truyện hỏi các em xem kết thúc sẽ như thế nào. 2.8. Describe and draw a) Mục đích: - Dùng để ôn tập các cấu trúc hoặc các nhóm từ vựng theo chủ đề như “ food, drinks, vegetables ” b) Cách làm: - Một học sinh A có một tranh vẽ, học sinh khác B không trông thấy. Học sinh B phải vẽ một bức tranh giống như vậy “ về nội dung” bằng cách nghe bạn mình miêu tả tranh và yêu cầu giải thích thêm khi cần thiết. Sau đó A,B có thể hoán vị cho nhau. - Hành động miêu tả tranh và vẽ tranh có thể thay bằng các hành động khác như hỏi và xác định về vị trí sự vật hoặc địa danh và các giới từ khác nhau. 2.9. Interviews a) Mục đích: Dùng để luyện giao tiếp nói, đồng thời cũng có thể sử dụng để luyện tập phối hợp với viết. b) Cách làm: Ví dụ: Giáo viên có thể cùng làm việc với cả lớp soạn ra một số câu hỏi phỏng vấn như: + Where do you live? ( address? House or apartment ) + Who do you live with? ( family? Friends? Alone? + What do you do in your free time? 10 [...]... giờ học với phương pháp học tập mới Thái độ học tập trong giờ cũng khác hẳn Hầu hết các em đều chăm chú lắng nghe cô giảng bài và rất chịu khó làm bài tập ở nhà Nhiều học sinh còn tham khảo thêm các trò chơi mới và cùng cô giáo hướng dẫn các bạn tham gia để học tập tốt hơn Hầu hết các học sinh khi được hỏi “ Em có thích học môn Tiếng Anh không?” đều trả lời là “Có” Khi cảm thấy yêu thích 17 môn học. .. yêu thích 17 môn học thì việc học bài cũ ở nhà và tham gia phát biểu, xây dựng bài trên lớp đối với các em thật dễ dàng hơn rất nhiều Các em cũng thấy được tầm quan trọng của việc học môn Tiếng Anh - Về chất lượng học tập: Bài giảng của giáo viên giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập đã mang lại kết quả học tập tốt hơn cho các em Hầu hết học sinh nắm bắt được kiến thức, học thuộc từ mới, nhớ cấu trúc... cao, tỷ lệ học sinh đạt khá ở những lớp này đạt cao hơn nhiều so với lớp 12 Hiệu quả các tiết dạy cao hơn hẳn so với các tiết dạy thông thường qua cách sắp xếp hợp lý giữa học và chơi Và điều quan trọng hơn nữa là các em được học theo phương pháp mới này đều đưa ra chung một ý kiến là rất thích học, cảm thấy học nhẹ nhàng, nhanh nhớ bài và nhớ rất lâu Các em đã thích thú, mong đợi đến giờ học Tiếng Anh... thực hiện các trò chơi ứng dụng trong tiết học, học sinh có sự chuyển biến về thái độ cũng như nhận thức Hầu hết các em tập trung hơn, chăm chú nghe giảng hơn trong giờ học, tích cực, chủ động tham gia vào các trò chơi do giáo viên tổ chức Kết quả thu được cụ thể như sau: - Về thái độ tư tưởng: Khi được tham gia vào các trò chơi ở các tiết Tiếng Anh thì các em cảm thấy rất hưng phấn và rất thích thú mong... khả năng phán đoán, sáng tạo, tạo không khí vui tươi, thân mật và quan trọng hơn là giúp học sinh luyện kỹ năng viết từ vựng b) Cách làm: - Giáo viên chia lớp thành 2 đội bằng nhau - Học sinh làm việc theo đội của mình Mỗi đội sẽ viết ước mơ của mình lên các tờ giấy nhỏ.( có thể chia đội nữ viết “IF” vì các bạn nữ thường lãng mạn hơn khi mơ ước, còn phần kết thúc thì để cho các bạn nam lạnh lùng hơn... viên Giáo viên phải thường xuyên khuyến khích học sinh học tập theo phương pháp thử nghiệm, tạo cho học sinh sự năng động, tích cực trong mỗi tiết học Từ đó giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để đảm bảo tiến độ chương trình phân phối, lại có thể giúp học sinh hiểu bài Điều này cũng chẳng xa lạ gì với mỗi giáo viên, tuy nhiên mỗi người lại có cách áp dụng của riêng mình Trên đây là toàn bộ nội... nghiệm trong thực té giảng dạy tại trung tâm thời gian qua Để hoàn chỉnh đề tài này, tôi đã tìm hiểu rất nhiều tài liệu, áp dụng lý thuyết dạy học bộ môn trong các tiết giảng Thực tế giảng dạy giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng, hiệu quả hơn rất nhiều Các em thực sự đã cảm thấy say mê bộ môn này, học chủ động, học tích cực và tiếp thu nhanh, nhớ lâu các phần từ mới hay kiến thức ngữ pháp đã học Kinh nghiệm nhỏ này... cuối học kỳ cũng như cả năm học góp phần nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và công tác giáo dục Bổ túc trung học phổ thông nói chung Từ chất lượng đạt được chắc chắn sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác tuyển sinh của trung tâm C KẾT LUẬN: Để đạt hiệu quả cao trong các tiết dạy, ngoài vai trò tích cực của học sinh còn phải đề cập đến tính kiên nhẫn của giáo viên Giáo viên phải thường xuyên khuyến khích học. .. Các em biết tích lũy và vận dụng kiến thức vào các tình huống giao tiếp đơn giản một cách linh hoạt và sáng tạo Trong năm học 2012-2013 tôi được phân công giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở các lớp sau: 10, 11, 12 Trong đó lớp 10 và 11 tôi đã áp dụng phương pháp đổi mới còn lớp 12 tôi dạy theo phương pháp truyền thống, kết quả là các bài kiểm tra, bài thi của lớp 10 và 11 đều đạt kết quả khá cao, tỷ lệ học. .. đích: Rèn luyện khả năng nhớ các động từ trong Tiếng Anh ở 3 dạng và giúp học sinh có khả năng phản xạ tốt hơn b) Cách làm: - Giáo viên ghép 3 học sinh thành 1 nhóm - Học sinh làm việc theo nhóm: Bạn đầu tiên sẽ đọc lên một động từ Tiếng Anh ở hiện tại với điều kiện động từ đó phải có quá khứ phân từ Bạn thứ 2 sẽ đọc động từ đó ở quá khứ Bạn thứ 3 đọc động từ ở quá khứ phân từ - Các nhóm khác cũng sẽ làm . nhân loại, phục vụ cho công việc sau này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các “Games + activities” phục vụ cho các tiết dạy tạo hứng thú cho học sinh. - Phạm. ngay tại lớp. b) Cách làm: - Sau khi dạy cho học sinh từ mới “ Cách đọc, nghĩa , từ loại “ - Giáo viên xóa một bên từ Tiếng Anh “ Chỉ xóa một số từ “ yêu cầu học sinh đọc lại các từ vừa xóa. -. thành các nhóm nhỏ. Học sinh làm việc theo nhóm. Giáo viên cho sẵn 5 hay 10 từ, Chỉ có một học sinh trong mỗi nhóm được biết ( Các học sinh khác có nhiệm vụ hỏi để đoán ra được những từ đó). Học sinh