Tác giả chỉ ra bộ ba cấuthành nên văn hóa tổ chức đó là nhận thức – hành vi – thái độ và được xemxét trong mối quan hệ với các yếu tổ bên trong và với môi trường bên ngoàicủa tổ chức [11
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Trang 2Chuyên đề 1:
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
NHÀ TRƯỜNG
1 Những vấn đề cơ bản của văn hóa nhà trường
1.1 Sơ lược các nghiên cứu về văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trường (VHNT) là một nội dung quan trọng của quản lí vàlãnh đạo nhà trường Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nướcngoài đi sâu vào vấn đề này Xuất phát điểm để nghiên cứu VHNT đó là xãhội học văn hóa và văn hóa tổ chức
Theo Jerald, C.(2006), từ những năm 1930, xã hội học đã công nhậnvai trò quan trọng của VHNT nhưng phải đến những năm 1970, các nghiêncứu về giáo dục mới bắt đầu đưa ra những mối liên hệ trực tiếp giữa khôngkhí nhà trường với kết quả giáo dục của nhà trường đó [34]
Lí thuyết cấu trúc – chức năng của Talcott Parsons trong xã hội học vănhóa đã nhìn nhận văn hóa như một chỉnh thể toàn vẹn, có tính độc lập tươngđối và có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống xã hội.Theo ông, bất kì một hệ thống nào trong xã hội đều có những nét nổi bậtchung và nhằm hoạt động thành công như một hệ thống, những điều kiện tiênquyết nhất định phải được thực hiện theo thứ tự tầm quan trọng tăng dần:Thích nghi – Đạt được mục tiêu – Thống nhất – Duy trì kiểu mẫu Trong đó,điều kiện cuối cùng chính là các giá trị làm nên nền văn hóa của hệ thống xãhội Chính hệ thống văn hóa giữ vai trò kiểm soát các phương diện khác (Dẫntheo Mai Thị Kim Thanh) [21]
Dưới góc độ văn hóa tổ chức, tác giả Schein, E.H đã nghiên cứu mộtcách chi tiết về văn hóa tổ chức, các cấp độ cũng như biểu hiện của văn hóa tổchức, sự hình thành và phát triển của văn hóa trong các loại hình tổ chức khácnhau Đồng thời, nhà nghiên cứu cũng phân tích cụ thể vai trò lãnh đạo trongxây dựng, thay đổi nhằm phát triển, cải thiện văn hóa của tổ chức Những
Trang 3nghiên cứu này của ông được sử dụng như một cơ sở quan trọng cho việcnghiên cứu VHNT – một tổ chức với những đặc trưng riêng biệt [38].
Một tác giả khác cũng có nhiều đóng góp trong nghiên cứu văn hóa tổchức là Geert Hofstede Tác giả đưa ra các chiều đo văn hóa tổ chức, trên cơ
sở đó phân tích sự khác nhau giữa văn hóa của các tổ chức, các quốc gia.Năm chiều đo kích thước văn hóa Geert Hofstede đưa ra bao gồm: khoảngcách quyền lực (Power distance ); chủ nghĩa cá nhân (Individulism); nam tínhhay nữ tính (Masculinity); sự không chắc chắn (Uncertainty Avoidance); địnhhướng dài hạn (Long-teem Orientation) Những nghiên cứu của ông cho đếnnay vẫn là vấn đề được quan tâm tranh luận, đồng thời có những nghiên cứutrực tuyến sử dụng năm chiều đo kích thước văn hóa để đánh giá văn hóa củacác quốc gia trên toàn cầu [33]
Với tính chất của một tổ chức, VHNT được nghiên cứu bởi nhiều tácgiả D Kent E Peterson và Terrence Deal là những người có nghiên cứu quantrọng về VHNT Hai tác giả đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể của VHNT, sựhình thành của VHNT, phân tích các yếu tố của VHNT tích cực cũng như chỉ
ra các biểu hiện cụ thể của VHNT độc hại Để khắc phục những yếu tố độc hạicòn tồn tại trong VHNT và nuôi dưỡng những yếu tố của VHNT tích cực đòihỏi phải có vai trò lãnh đạo của người HT Trong cuốn “Shaping school culturefieldbook”, D Kent E Peterson và Terrence Deal đã đưa ra các chỉ dẫn cụ thể
để đánh giá VHNT và định hình lại VHNT theo hướng tích cực [29]
Craig Jerald (2006) khẳng định VHNT chính là “chương trình đào tạoẩn”, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của HS trong nhà trường Đồngthời tác giả cũng chỉ ra các biện pháp để làm cho VHNT trở nên tích cực và
có sức mạnh [34]
Ahmadi đại học Islamic Azad đã nghiên cứu chứng minh mối quan hệgiữa VHNT và hiệu quả của nhà trường Tác giả chứng minh mối tương quangiữa mười đặc điểm của VHNT và bốn tiêu chí của hiệu quả trường học [27]
Trang 4Nghiên cứu của các tác giả Nadine Engelsa, Gwendoline Hottona,Geert Devosb, Dave Bouckenoogheb và Antonia Aelterman đã chỉ ra nămchiều đo kích thước của văn hóa nhà trường, bao gồm:
1 Sự định hướng mục tiêu: mức độ tầm nhìn của nhà trường được xâydựng rõ ràng và được chia sẻ bởi các thành viên trong nhóm
2 Sự tham gia trong việc ra quyết định: mức độ mà các giáo viên thamgia trong việc ra quyết định trong nhà trường;
3 Sự đổi mới: mức độ mà giáo viên có một thái độ cởi mở đối với thay đổi;
4 Lãnh đạo: mức độ mà giáo viên nhận thức về hiệu trưởng như ngườitham gia hỗ trợ hoặc định hướng hành vi;
5 Hợp tác giữa các giáo viên: mức độ của các mối quan hệ chính thức vàkhông chính thức
Tác giả khẳng định một lần nữa các nghiên cứu chứng minh mối quan hệgiữa VHNT và kết quả giáo dục, mối quan hệ chặt chẽ giữa vai trò của Hiệutrưởng với một nền VHNT hỗ trợ cho việc học tập của học sinh Nghiên cứucũng đưa ra những biến chính của VHNT và vai trò của người Hiệu trưởng qua
đó tiến hành điều tra để chứng minh mối quan hệ chặt chẽ này [30]
Ngoài ra, các tác giả khác như Christopher R Wagner, Peter Smith,Gerald C.Ubben, Larry W.Hugies, Cynthia J.Norris cũng đã nghiên cứu cụthể về ảnh hưởng của VHNT đến chất lượng giáo dục, đồng thời đưa ra một
số công cụ để đánh giá thực trạng VHNT, qua đó làm cơ sở cho việc nuôidưỡng vun trồng những giá trị văn hóa tích cực, cải thiện những yếu tố độchại còn tồn tại trong VHNT
VHNT từ lâu đã được nghiên cứu ở nước ta nhưng là nghiên cứu ở một
số khía cạnh, biểu hiện cụ thể đơn lẻ như văn hóa học đường, văn hóa ứng xử,văn hóa giao tiếp… trong nhà trường
VHNT với tính trọn vẹn như văn hóa của một tổ chức chỉ được đề cậpđến trong các nghiên cứu gần đây về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhàtrường Tác giả Trần Kiểm nghiên cứu theo hướng áp dụng các vấn đề cơ bản
Trang 5của văn hóa tổ chức vào giáo dục và quản lí giáo dục Tác giả chỉ ra bộ ba cấuthành nên văn hóa tổ chức đó là nhận thức – hành vi – thái độ và được xemxét trong mối quan hệ với các yếu tổ bên trong và với môi trường bên ngoàicủa tổ chức [11].
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc trong tài liệu về quản lí VHNT của mình
đã hệ thống lại các vấn đề cơ bản của văn hóa tổ chức cũng như VHNT, từ đóđưa ra những gợi ý và những hướng vận dụng trong xây dựng VHNT đối vớicác nhà trường ở Việt Nam [16]
Phạm Công Huân trong bài “Văn hóa tổ chức – Hình thái cốt lõi củaVHNT” cũng tiếp tục khẳng định, VHNT là văn hóa của một tổ chức Tác giảphân tích 7 biểu hiện trong hình thái và cấp độ biểu hiện của VHNT đồng thờiđưa ra 5 lí do để khẳng định tầm quan trọng của VHNT đối với chất lượnggiáo dục: văn hóa là tài sản lớn của bất kì một tổ chức nào, VHNT tạo độnglực làm việc, VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát, VHNT hạn chế tiêu cực vàxung đột, văn hóa nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường [8]
Tóm lại, các nghiên cứu nói trên nhìn chung tập trung vào hai hướng cơ bản: thứ nhất, các vấn đề lí thuyết của VHNT (sự hình thành và phát triển của VHNT, cấu trúc, các cấp độ và biểu hiện của VHNT, vai trò của VHNT, vai trò của HT trong xây dựng VHNT ), thứ hai, nghiên cứu
và xây dựng các công cụ, đưa ra các hướng dẫn để vận dụng vào thực tiễn nhằm đánh giá VHNT, định hình VHNT theo hướng tích cực; thực hiện những nghiên cứu cụ thể về đánh giá VHNT hay xây dựng các giá trị của trường học văn hóa như những gợi ý hay hướng dẫn để các nhà trường có thể áp dụng vào điều kiện thực tế của trường mình.
Trang 61.2 Khái niệm văn hóa nhà trường
1.2.1 Văn hóa
Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất vềvăn hóa (có khoảng hơn 400 định nghĩa khác nhau) Khái niệm văn hóa được
lí giải theo hai nguồn gốc phương Đông và phương Tây Trong tiếng Hán,
“văn” nghĩa là đẹp, “hóa” nghĩa là thay đổi, biến đổi, từ đó “văn hóa” đượchiểu là làm cho đẹp đẽ Về sau, “văn hóa” được hiểu là dùng Thi, Thư, Lễ,Nhạc… để giáo hóa dân chúng, đối lập với dùng uy quyền, vũ lực, áp chế.Với phương Tây, văn hóa có nguồn gốc từ một từ tiếng La Tinh là Cultura,tiếng Pháp là Culture, tiếng Anh là Culture, tiếng Đức là Kultur Cultura gốcCultus nghĩa khởi nguyên là canh tác, vun trồng, vốn là một thuật ngữ tronglĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt Một hạt giống nếu được vun trồng, chăm sóccẩn thận đúng cách sẽ lớn nhanh, ra hoa kết trái, phục vụ lợi ích con người.Ngược lại nếu không được chăm sóc sẽ lụi tàn, cằn cỗi, hoang dại Sau đóngười ta thấy sự chăm sóc này cũng cần thiết đối với quá trình trưởng thànhcủa một con người Do đó, cultura mang theo nét nghĩa mở rộng “giáo dục,rèn luyện để bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho con người” [22]
Theo định nghĩa của UNESCO, “Văn hóa là một bộ phận không thểtách rời của cuộc sống và nhận thức – một cách hữu thức cũng như vô thức –của các cá nhân và các cộng đồng Văn hóa là tổng thể sống động các hoạtđộng sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỉ, các hoạt độngsáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống vàcác thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc…” (Dẫntheo Trần Ngọc Thêm) [22]
Ở Việt Nam, định nghĩa của Trần Ngọc Thêm về văn hóa được coi là kháđầy đủ và toàn diện: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinhthần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [22]
Trang 71.2.2 Văn hóa tổ chức
Nhà trường là một tổ chức với những đặc trưng riêng gắn với chứcnăng, nhiệm vụ của mình VHNT vì vậy có mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa
tổ chức Định nghĩa văn hóa tổ chức được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu
Theo Shwartz và Davis, “văn hóa tổ chức là lối tư duy và lối làm việc đã
thành thói quen và truyền thống, nó được chia sẻ ở mức độ nhiều hay ít giữa các tất cả các thành viên; những điều đó các thành viên mới phải học và ít nhất phải chấp nhận một phần để hòa đồng với các thành viên và tổ chức”
(Dẫn theo Nguyễn Thu Linh, Hà Hoa Lý)[15] Văn hóa tổ chức được hình
thành khi các thành viên trong nhóm “học được cách thức giải quyết những
vấn đề của thích ứng với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong – những giả định cơ bản đã vận hành tốt và được xem là có giá trị và vì vậy được dạy cho những thành viên mới như những cách thức đúng để nhận thức, suy nghĩ và cảm giác trong khi xem xét các vấn đề”( Edgar H Schein) [38].
Mỗi tổ chức trong cùng một lĩnh vực bao giờ cũng có “một phẩm chất thuộc
cái riêng biệt về tổ chức – nó thể hiện mình có những phẩm chất khác thường, nó làm cho khác với những tổ chức khác” (Gold) (Dẫn theo Nguyễn
Thu Linh, Hà Hoa Lý)[15]
Như vậy, văn hóa tổ chức chính là những giá trị được tích lũy trong quátrình hình thành và phát triển của tổ chức, là những cách thức đúng địnhhướng cho các thành viên trong tổ chức nhận thức, suy nghĩ, hành động Vănhóa tổ chức tạo nên nét riêng biệt của tổ chức đó so với các tổ chức khác
1.2.3 Văn hóa nhà trường
Văn hoá nhà trường có đầy đủ đặc tính của văn hoá tổ chức song nó có
những đặc trưng riêng Theo Christopher R Wagner, “VHNT là sự chia sẻ
những kinh nghiệm cả trong và ngoài nhà trường (truyền thống và lễ kỉ niệm), tạo nên những cảm xúc về cộng đồng, gia đình và thành viên của một
nhóm” [39] Kent D Peterson and Terrence E Deal định nghĩa “VHNT là một
Trang 8dòng chảy ngầm của những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống và nghi
lễ được hình thành theo thời gian do con người làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề và đối mặt với các thách thức… định hình suy nghĩ, cảm xúc và hành động của con người trong nhà trường… tạo cho nhà trường sự khác biệt”[29] Hai tác giả này nhấn mạnh: “trường học cũng là một nền văn hóa có cá tính độc đáo của riêng mình” Định nghĩa của Joan Richardson
nhấn mạnh vào sự hình thành của VHNT: “VHNT là sự tích lũy các giá trị và
chuẩn mực của nhiều người Đó là sự đồng thuận về những gì quan trọng Đó
là những kì vọng của tập thể chứ không phải những kì vọng của một cá nhân”[37] Các tác giả Urben G.C., Hugies L.W., Noris C.J đưa ra định
nghĩa về văn hóa nhà trường gắn liền với chất lượng giáo dục: “Một nhà
trường tốt có chuẩn chất lượng cao, có kì vọng cao đối với học sinh, có môi trường giảng dạy và học tập tốt, hay nói cách khác là có văn hóa nhà trường tốt” (Dẫn theo Nguyễn Thị Mĩ Lộc)[16].
Từ những định nghĩa trên có thể rút ra những vấn đề cơ bản trong địnhnghĩa VHNT đó là:
• VHNT là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và hành viứng xử
• VHNT là những nét đặc trưng riêng biệt, tạo nên sự khác biệt của nhàtrường với các tổ chức khác và sự khác biệt giữa trường này với trườngkhác
• VHNT liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhàtrường
• VHNT là những giá trị tốt đẹp được hình thành bởi một tập thể và đượcmỗi cá nhân trong nhà trường chấp nhận
• VHNT tốt hướng tới chuẩn chất lượng cao
1.3 Sự hình thành và phát triển của văn hóa nhà trường
Theo Schein E.H, văn hóa tổ chức hình thành theo hai cách: với nhómkhông chính thức là sự tương tác của các thành viên dẫn đến sự hình thành
Trang 9các chuẩn mực và các kiểu cách ứng xử tạo thành văn hóa của nhóm người
đó Với nhóm chính thức thì do một người khởi xướng và hình thành các quyđịnh, các chuẩn mực ứng xử trong tổ chức Người này được gọi là người sángnghiệp [38]
VHNT được khẳng định: không phải có ngay từ đầu mà là những giá trịđược tích lũy theo thời gian, qua quá trình hoạt động và tương tác lẫn nhaugiữa các thành viên trong nhà trường Vì vậy, VHNT hoàn toàn có thể thayđổi và được điều chỉnh, tăng cường các yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tốtiêu cực để phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáo dục trong nhà trường [38]
Có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để nói về sự phát triểnVHNT: định hình (shaping), nuôi dưỡng (nurturing), cải thiện (improving)…Vấn đề mấu chốt trong phát triển VHNT là loại bỏ, hạn chế những yếu tố tiêucực, vun trồng, nuôi dưỡng những yếu tố tích cực Vấn đề bản chất chính là sự
kế thừa và phát triển trong văn hóa Quá trình phát triển VHNT diễn ra liên tụctrong suốt quá trình phát triển nhà trường đó Việc lựa chọn các giá trị, các yếu
tố tích cực phụ thuộc vào những mục đích cụ thể mà nhà trường hướng đến
Theo Kent D Peterson và Terrence E Deal, “lãnh đạo nhà trường từmọi cấp độ là chìa khóa để hình thành văn hóa trường học” [29] Hiệu trưởnggiao tiếp giá trị cốt lõi trong công việc hàng ngày của họ Giáo viên củng cốcác giá trị trong hành động và lời nói của họ Phụ huynh củng cố tinh thần khi
họ tới thăm trường học, tham gia quản trị, và kỉ niệm thành công Trong cáctrường mạnh nhất, sự lãnh đạo đến từ nhiều đối tượng Nói cách khác, để xâydựng VHNT đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà trường:Hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và cả sự ảnh hưởng từ bên ngoài nhà trường– phụ huynh học sinh
Trong các đối tượng lãnh đạo VHNT nói trên, ảnh hưởng lớn nhấtthuộc về người Hiệu trưởng Người Hiệu trưởng thông qua các hoạt động cụthể của mình quyết định đến sự phát triển và định hình cho diện mạo VHNT
Trang 10Hình 1.1 Mô hình tảng băng của Frank Gonzales
Vai trò của người Hiệu trưởng trong việc xây dựng VHNT sẽ được đề cập cụthể hơn ở phần sau
1.4 Cấu trúc và biểu hiện của văn hóa nhà trường
1.4.1 Cấu trúc của văn hóa nhà trường
Hầu hết các nhà nghiên cứu khi bàn về cấu trúc VHNT đều nhất trí vớimột trong hai mô hình cấu trúc sau đây:
• Mô hình thứ nhất - Mô hình tảng
băng (hai tầng bậc): Mô hình này được
đưa ra bởi Frank Gonzales (1978) Theo
ông, văn hóa tổ chức giống như một tảng
băng, có văn hóa biểu hiện ở bề mặt và
văn hóa ở chiều sâu Trong đó, bề mặt văn
hóa là những thành tố dễ nhìn thấy, dễ
quan sát được và dễ thay đổi Bề sâu của
văn hóa là các giá trị, niềm tin và các ý
nghĩ của con người mà chúng ta khó quan
sát được hoặc khó thay đổi [32]
Đây là mô hình nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam sử dụng khi bàn vềcấu trúc của VHNT Theo mô hình này, VHNT giống như tảng băng, baogồm phần nổi và phần chìm:
Trang 11HiHình 1.2: Các tầng bậc của VHNT
• Mô hình thứ hai - Mô hình cấu trúc 3 tầng bậc:
Đây là mô hình của văn hóa tổ chức mà Edgar H Schein đưa ra và được
áp dụng vào VHNT Theo mô hình này, VHNT bao gồm 3 tầng bậc:
- Tầng thứ nhất: Những yếu tố hữu hình – có thể quan sát được;
- Tầng thứ hai: Những giá trị được thể hiện, bao gồm niềm tin, thái độ,cách ứng xử;
- Tầng thứ ba: Những giả thiết cơ bản – bao gồm những yếu tố liên quanđến môi trường xung quanh, thực tế của tổ chức, đến hoạt động và mối quan
hệ giữa con người trong tổ chức [38]
Trong hai mô hình này, mô hình 3 cấp độ của VHNT phản ánh chặt chẽ vàđầy đủ hơn về cấu trúc của VHNT Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây lànhững giả thiết cơ bản – tầng thứ ba trong cấu trúc văn hóa Theo Edgar H.Schein, tầng giả định cơ bản bề sâu chính là những giả thiết ban đầu, được hỗtrợ bởi một linh cảm hay một giá trị nào đó, được sử dụng liên tục khi giảiquyết một vấn đề, dần dần trở thành hiện thực Tầng giả thiết cơ bản bề sâunày sẽ quyết định đến cách giải quyết, nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề của tổchức, nó chi phối việc lựa chọn phương án nào, giá trị nào Ví dụ: nếu giảđịnh là các thành viên có người tích cực, có người lười biếng, biện pháp tổchức sử dụng là giám sát chặt chẽ việc chấp hành giờ giấc làm việc của mỗi
Phần chìm
Phần nổi Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêuKhung cảnh, cách bài trí lớp học
Logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ Các hoạt động văn hoá, học tập của trường…
Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân
Quyền lực và cách thức ảnh hưởng
Thương hiệu
Các giá trị
Các giả định ngầm…
Trang 12cá nhân Ngược lại, nếu giả định là tất cả các thành viên đều năng động và cótrách nhiệm, tổ chức sẽ khuyến khích mọi người làm việc theo cách riêng vàtheo tốc độ riêng của mỗi người Tầng giả định cơ bản này có mối quan hệchặt chẽ, chi phối đến hai tầng còn lại là những yếu tố hữu hình và những giátrị được thể hiện.
Tuy nhiên để có thể xác định được tầng giả định trong cấu trúc VHNT đòihỏi phải có thời gian dài tìm hiểu, thâm nhập vào thực tế nhà trường
1.4.2 Biểu hiện của văn hóa nhà trường
Do VHNT là tập hợp tất cả những yếu tố làm nên đặc trưng riêng biệt củanhà trường này so với nhà trường khác và so với các tổ chức khác cho nên cácbiểu hiện của VHNT đặc biệt phong phú Tuy nhiên, khi tìm hiểu về VHNT,các biểu hiện cụ thể thường được đề cập đến đó là:
• Sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường
• Các chuẩn mực, giá trị, niềm tin trong nhà trường
• Các truyền thống, nghi thức, nghi lễ của nhà trường
• Lịch sử và những câu chuyện được lưu truyền của nhà trường
• Con người và các mối quan hệ trong nhà trường
• Kiến trúc, hiện vật và các biểu tượng của nhà trường
(Kent D Peterson và Terrence E Deal) [29]
Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả Peterson K.D., Deal T.E., GonzalesF., Jerald C., Richardson J về các biểu hiện của VHNT, có thể thấy VHNTđược biểu hiện cụ thể thành hai tầng bậc (các yếu tố bề nổi và các yếu tố bềsâu) như sau:
* Các yếu tố bề nổi của VHNT – là những yếu tố có thể quan sát được, baogồm:
- Các yếu tố ngoại cảnh của nhà trường, như: tranh ảnh, khẩu hiệu, câycảnh, cây xanh, nơi trưng bày sản phẩm của học sinh, phòng truyền thống,phòng sinh hoạt tập thể của giáo viên, phòng sinh hoạt tập thể của học sinh…
Trang 13- Sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường.
- Logo, phù hiệu, biểu trưng, bài hát truyền thống của nhà trường
- Các nghi lễ, nghi thức truyền thống của nhà trường
- Không khí lớp học
- Kỉ luật, nề nếp của nhà trường
- Hoạt động của giáo viên trong nhà trường
- Hoạt động tập thể của giáo viên, học sinh nhà trường
- Những giao tiếp không chính thức giữa các nhóm người trong nhàtrường
- Thái độ, hành động liên quan đến quyền lợi cá nhân của cán bộ giáo viên
- Thái độ, hành động liên quan đến trách nhiệm của cán bộ, giáo viên
* Các yếu tố bề sâu của VHNT – là những yếu tố không trực tiếp quan sátđược mà phải trực tiếp trải nghiệm ở trong nhà trường Các yếu tố bề sâu củaVHNT bao gồm:
- Mong muốn cá nhân của các thành viên nhà trường
- Nhu cầu cá nhân của các thành viên trong nhà trường
- Cảm xúc các thành viên khi đến trường
- Sự phân bổ quyền lực trong nhà trường
- Các giá trị được coi trọng của nhà trường: sự sáng tạo đổi mới, sự hợptác…
- Các giá trị trong mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường: sựchân thật, sự cởi mở, sự tôn trọng, tin tưởng…
1.5 Vai trò của văn hóa nhà trường
1.5.1 Tầm quan trọng của văn hóa nhà trường
VHNT có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động diễn ra trong nhà trường
đó Theo Deal và Peterson [29], văn hóa ảnh hưởng và định hình đến cách màgiáo viên, học sinh, cán bộ quản lí suy nghĩ, cảm nhận và hành động Văn hóa
là một mạng lưới mạnh mẽ của nghi lễ và truyền thống, chuẩn mực và giá trị
Trang 14có ảnh hưởng đến tất cả mọi góc cạnh của đời sống nhà trường VHNT quyếtđịnh đến việc các thành viên trong nhà trường tập trung chú ý vào cái gì, họcam kết như thế nào với nhà trường, họ nỗ lực làm việc đến đâu và mức độ họđạt được mục tiêu đề ra Cụ thể, VHNT định hướng sự tập trung của cácthành viên nhà trường vào hành vi hàng ngày và tăng cường sự chú ý vàonhững gì quan trọng và có giá trị Nếu các giá trị và chuẩn mực cơ bản củng
cố cho việc học tập, nhà trường sẽ tập trung vào hoạt động học tập trong nhàtrường VHNT giúp xác định và xây dựng cam kết của nhà trường đối với cácgiá trị cốt lõi Nếu những nghi lễ, truyền thống, lễ kỉ niệm tạo ra tình cảmcộng đồng, nhân viên, HS và cộng đồng đó sẽ xác định với nhà trường và camkết với những giá trị cốt lõi và các mối quan hệ ở đây Đồng thời, VHNT tíchcực làm tăng động lực làm việc Khi nhà trường công nhận những thành quả,giá trị của những nỗ lực và cổ vũ cho những cam kết, cán bộ nhân viên cảmthấy có thêm động lực để làm việc chăm chỉ, cải tiến và ủng hộ sự thay đổi.Nếu một nhà trường có bối cảnh không rõ ràng về mục đích, thiếu một tầmnhìn có khả năng truyền cảm hứng tới mọi người, ít các buổi lễ mừng thànhquả, nhân viên sẽ biểu hiện thiếu năng lượng trong suốt quá trình làm việc.Ngoài ra, VHNT tích cực góp phần quan trọng cải thiện hiệu quả và năng suấtlàm việc trong nhà trường Giáo viên và học sinh thành công hơn trong mộtmôi trường văn hóa mà ở đó nuôi dưỡng sự nỗ lực làm việc, cam kết vớinhững giá trị đến cuối cùng, chú ý giải quyết các vấn đề và tập trung vào việchọc tập của tất cả học sinh
Craig Jerald [34] cũng cho rằng, một VHNT tích cực có thể nhận rangay lập tức khi ta bước chân vào ngôi trường đó Biểu hiện của nó là mộtbầu không khí yên ổn, trật tự, kỉ luật, thúc đẩy các hoạt động trong nhà trườngbằng một cảm giác thú vị, sống động về những mục đích mà nhà trườnghướng tới Trong môi trường đó, học sinh cảm thấy tự tin và đĩnh đạc, giáoviên nói về công việc của họ với cường độ và tính chuyên nghiệp Giáo viên,học sinh đều cảm thấy hạnh phúc, tự tin hơn là áp lực và căng thẳng Tất cả
Trang 15mọi người đều biết rõ họ là ai và tại sao họ ở đây Giáo viên – học sinh đối xửvới nhau bằng sự tôn trọng như những đối tác Theo Craig Jerald, để VHNTphục vụ hiệu quả cho kết quả giáo dục, cần phải làm cho nó trở nên tích cựcthông qua tầm nhìn và giá trị của nhà trường, đồng thời phải làm cho nó trởnên mạnh mẽ thông qua tất cả các mối liên kết trong nhà trường.
Văn hóa có tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trườngthông qua những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến người dạy và ngườihọc Mặt khác, văn hóa nhà trưởng có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cònbởi bản thân VHNT cũng là một phần của chương trình đào tạo trong nhà
trường Khái niệm chương trình đào tạo được sử dụng ở đây là chương trình
đào tạo ẩn (Craig Jerald) Chương trình đào tạo ẩn được giảng dạy thông qua
nhà trường, chứ không phải thông qua bất cứ một giáo viên nào Nó là những
gì thâm nhập vào người học, nhưng có thể là những gì không bao giờ đượcgiảng dạy trên lớp Theo đó, chương trình đào tạo ẩn được tạo nên bởi sự kếthợp, phối hợp của tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường Nó baogồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới các phong trào, hoạt động của người dạy,người học trong nhà trường Trên thực tế, chương trình đào tạo ẩn được thểhiện qua các dấu hiệu như: cảnh quan nhà trường, mối quan hệ thầy trò, bèbạn, các tổ chức đoàn thể, các phong trào, hoạt động và cả những băng rôn,khẩu hiệu trong nhà trường Giữa chương trình đào tạo ẩn và VHNT có sựliên quan chặt chẽ Như vậy một nền VHNT tốt cũng chính là một phần củachương trình đào tạo tốt, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dụctrong nhà trường
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự ảnh hưởng của VHNTđến chất lượng giáo dục khi so sánh hai môi trường VHNT: môi trườngVHNT tích cực và môi trường VHNT độc hại Một môi trường văn hóa tíchcực sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Ngược lại,môi trường VHNT có những yếu tố độc hại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chấtlượng giáo dục trong nhà trường
Trang 16Theo Kent D Peterson và Terrence E Deal [29], VHNT tích cực đượcbiểu hiện qua các tiêu chí cơ bản đó là: sứ mệnh của nhà trường tập trung vàoviệc học tập của giáo viên và học sinh; nhà trường tạo nên cảm giác về sựgiàu có của lịch sử; các giá trị nòng cốt thể hiện sự chia sẻ quyền lực, quyềnhạn; nhà trường có hiệu quả công việc cao và cải tiến thường xuyên tạo nênchất lượng, thành tích; tin tưởng vào tiềm năng của học sinh và giáo viên đểkhuyến khích họ học hỏi và phát triển; đội ngũ giáo viên mạnh về chuyênmôn để sử dụng hiểu biết, kinh nghiệm và các nghiên cứu để cải thiện việcthực hành thông qua sự chia sẻ và tin tưởng lẫn nhau; cán bộ giáo viên cùngchia sẻ trách nhiệm về kết quả của học sinh; nhà trường có mạng lưới văn hóagiúp nuôi dưỡng dòng chảy của những thông tin tích cực; vai trò lãnh đạo củacán bộ, giáo viên được phát huy và liên tục cải thiện Ngoài ra, nhà trườngthường xuyên có các nghi thức, nghi lễ giúp củng cố thêm cho các giá trị vănhóa cốt lõi; có những câu chuyện kỉ niệm sự thành công và ghi nhận các “anhhùng” có đóng góp to lớn cho nhà trường, có môi trường vật lí thể hiện choniềm vui, sự tự hào Các thành viên trong một nền VHNT tích cực luôn có ýthức chung về sự kết nỗi giữa các cá nhân, ý thức được chia sẻ rộng rãi về sựtôn trọng và chăm sóc cho mọi người.
Môi trường văn hóa ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục khi chứađựng các yếu tố tiêu cực Đó có thể là sự thiếu chia sẻ mục đích và tầm nhìnkhông thống nhất do dựa trên lợi ích cá nhân; cán bộ giáo viên không tìm thấy
ý nghĩa trong công việc, có suy nghĩ tiêu cực hoặc không có tình cảm với họcsinh; quan niệm về quá khứ của nhà trường như một câu chuyện của sự thấtbại và thua cuộc; chủ nghĩa cá nhân cực đoan ảnh hưởng lớn; nhà trường chấpnhận những hạn chế tồn tại và tránh sự đổi mới VHNT tiêu cực còn biểu hiện
ở sự hạn chế của ý thức cộng đồng, tồn tại nhiều suy nghĩ không tốt về đồngnghiệp và sinh viên; nhà trường có ít truyền thống hoặc các nghi lễ tích cựcgiúp phát triển ý thức cộng đồng; mạng lưới văn hóa tạo điều kiện cho sự lantruyền của những thông tin tiêu cực, sai lệch; vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng
Trang 17trong nhà trường không được phát huy cũng như những hình mẫu có ảnhhưởng xấu phát triển mạnh trong nhà trường Ngoài ra, sự phân tán và mâuthuẫn trong các mối quan hệ của cán bộ, giáo viên nhà trường; sự xuất hiệnthường xuyên của những nghi ngờ và thù hằn cá nhân; cảm xúc thất vọng,chán nản xuất hiện trong cán bộ giáo viên cũng là những biểu hiện của VHNTtiêu cực.
VHNT ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bởi nó ảnh hưởng đến tất cảcác hoạt động trong nhà trường Tuy nhiên, để nghiên cứu những ảnh hưởngcủa VHNT đến chất lượng giáo dục có thể chỉ thông qua một số tác động cụthể của VHNT đến học sinh, đến giáo viên và đến các mối quan hệ của họcsinh, cán bộ, giáo viên trong nhà trường Theo tác giả Nguyễn Thị Mĩ Lộc[13], tác động của VHNT thể hiện cụ thể qua những ảnh hưởng đến GV, đến
HS và đến mối quan hệ giữa GV – HS trong nhà trường
1.5.2 Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến học sinh
VHNT có ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh theo học trong nhà trường
đó Ảnh hưởng ở đây có thể theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực tùy theothực trạng VHNT
VHNT tích cực ảnh hưởng đến học sinh ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất chohọc sinh Môi trường này kích thích được sự chủ động, tạo động lực chongười học, khiến người học thực sự hứng thú và nỗ lực để đạt được kết quảhọc tập tốt nhất Cụ thể, trong môi trường VHNT tích cực học sinh cảm thấythoải mái, vui vẻ, ham học; học sinh được tôn trọng, được thừa nhận, và cảmthấy mình có giá trị; học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình; tích cực khámphá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với GV, nhóm bạn và nỗ lựcđạt thành tích học tập tốt nhất
Thứ hai, VHNT tích cực tạo ra một môi trường học tập thân thiện vớihọc sinh Trong môi trường nhà trường thân thiện, học sinh cảm thấy gắn bó
Trang 18với trường, lớp, thích thú với việc đến trường Môi trường thân thiện đảm bảođược các yêu cầu cơ bản đó như an toàn với tất cả học sinh; cởi mở và chấpnhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của học sinh; khuyến khích họcsinh phát biểu/bày tỏ quan điểm cá nhân và xây dựng mối quan hệ ứng xử tôntrọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.
Thứ ba, VHNT góp phần hình thành nên những nét phẩm chất, tínhcách riêng, được đánh giá là phù hợp và có giá trị cho học sinh của nhàtrường Theo đó, học sinh ở các trường khác nhau sẽ có những đặc điểm khácnhau được hình thành do quá trình tiếp nhận các ảnh hưởng từ môi trường nhàtrường các em theo học
Mặt khác, các yếu tố độc hại còn tồn tại trong VHNT nếu không đượccải thiện sẽ ảnh hưởng xấu đến người học Trong một môi trường nhà trườngnặng về truyền thụ, giáo điều, áp đặt, học sinh sẽ trở nên thụ động, thiếu sự tựtin vào bản thân Môi trường nhà trường không thân thiện sẽ trở thành nhữngrào cản khiến học sinh không bộc lộ và phát triển hết được những khả năngcủa mình, không thực sự hứng thú, có trách nhiệm tham gia vào các hoạt độnghọc tập, vui chơi, lao động… trong nhà trường
1.5.3 Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến giáo viên
Vai trò của VHNT đối với GV cũng cần được nhìn nhận từ hai góc độđối lập: ảnh hưởng của nền văn hóa tích cực và ảnh hưởng của nền văn hóatiêu cực hay độc hại
Trong tổ chức nhà trường, VHNT tích cực sẽ tác động rất lớn đến GV
Tác động đó thể hiện ở nhiều phương diện Thứ nhất, khuyến khích mối quan
hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các GV Trong môitrường đó, GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề haykhó khăn mà họ đang gặp phải; sẵn sàng chia sẻ với nhau kiến thức và kinhnghiệm chuyên môn; tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy;
Trang 19quan tâm đến công việc của nhau và cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường đểthực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Thứ hai, tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng
và hiệu quả giảng dạy, học tập Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫnnhau tạo động lực để GV quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy và họcđồng thời góp phần cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của trường
Tuy nhiên cũng có khi trong VHNT tồn tại những yếu tố độc hại hoặcnhững yếu tố theo thời gian không còn phù hợp, trở thành sự cảm trở đối vớihiệu quả hoạt động của nhà trường Đó là khi nhân viên bị phân tán, mục tiêuphục vụ người học bị thay thế bởi các mục tiêu khác, những cái không phải làgiá trị và suy nghĩ tiêu cực tồn tại trong nhà trường
1.5.4 Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến mối quan hệ giữa giáo viên và
học sinh trong nhà trường
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên VHNT là mối quan
hệ giữa các thành viên trong nhà trường Mối quan hệ giữa GV và HS trongnhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục Trong môi trườngVHNT tích cực cho việc học tập, mối quan hệ giữa GV và HS là mối quan hệhợp tác, khuyến khích, GV và HS tương tác tích cực lẫn nhau Biểu hiện cụthể ở các đặc điểm đó là: GV đặt ra các mong đợi cao và rõ ràng với HS; GVtôn trọng HS; GV giao tiếp trung thực, hiểu biết và có sự cảm thông với HS;
GV có các khuyến khích tích cực với HS; GV đặt ra các chuẩn mực hành vicho HS; GV, HS luôn ở trong bầu không khí hợp tác
Trái lại, một bầu không khí tiêu cực trong mối quan hệ giữa GV và HS sẽảnh hưởng xấu đến kết quả giáo dục toàn diện Đó có thể là sự áp đặt, thiếu tôntrọng, thiếu sự công bằng của GV với HS khiến HS mặc cảm, tự ti, thụ động
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa GV và HS trong nhà trường còn có ảnhhưởng rất lớn của những yếu tố thuộc về truyền thống văn hóa – giáo dục củamỗi quốc gia Ở Việt Nam, trong mối quan hệ giữa GV – HS, truyền thống
Trang 20tôn sư trọng đạo, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” rất được đề cao HS với GVluôn đòi hỏi phải có sự lễ phép, tôn trọng Đặc điểm này mang ý nghĩa tíchcực trong việc giáo dục HS, tuy nhiên cũng có thể có những tác động khôngnhư mong muốn nếu khiến cho HS không dám nói lên những suy nghĩ, cảmxúc thực của mình.
2 Xây dựng văn hóa nhà trường
2.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong xây dựng văn hóa nhà trường
Người HT trong nhà trường giữ vai trò của một người lãnh đạo, giốngnhư một thủ lĩnh trong nhà trường Vai trò của người lãnh đạo được thểhiện rõ nhất khi tổ chức có sự thay đổi theo hướng phát triển hoặc khi tổ chứcphải đối đầu với những bất ổn, thách thức, trở ngại cần phải vượt qua Lãnh
đạo theo John C Maxwell là khả năng thu phục lòng người, thu phục nhân
tâm Lãnh đạo là khả năng lôi cuốn những người đi theo mình, khả năng tácđộng đến con người và gây ảnh hưởng đến con người [6]
Cụ thể, trong một tổ chức, người lãnh đạo là người xác định tầm nhìncho toàn tổ chức, dẫn dắt tổ chức để thực hiện tầm nhìn đó Là người tổ chứclập kế hoạch chiến lược cho tổ chức Người lãnh đạo phải là người có uy tín –được tạo nên bởi phong cách lãnh đạo, bởi việc tạo được ảnh hưởng và việctruyền đạt tầm nhìn đến mọi người Người lãnh đạo cũng phải là người thực
sự quan tâm đến việc xây dựng văn hoá của tổ chức, tạo cho tổ chức mình cóđược văn hoá riêng
Như vậy, để xây dựng văn hóa nhà trường, người HT vừa thực hiện vaitrò của một nhà quản lí, vừa thực hiện vai trò của một người lãnh đạo Trong
đó, vai trò của người lãnh đạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc địnhhình VHNT Thực hiện vai trò lãnh đạo nhà trường, HT cần tác động vào suynghĩ, hành vi của CB, GV, HS để họ hoạt động theo những mục tiêu chungcủa nhà trường Với vai trò lãnh đạo nhà trường, HT chính là người địnhhướng VHNT, là tâm điểm thống nhất các giá trị trong nhà trường
Trang 21Hoạt động quản lí – lãnh đạo nhà trường của người HT như đã phântích ở trên là một hoạt động mang tính toàn diện, quán xuyến tất cả cácphương diện của một nhà trường, từ kế hoạch chiến lược phát triển nhàtrường, đội ngũ CB GV, hoạt động dạy học – giáo dục … cho đến cơ sở vậtchất, trang thiết bị dạy học, mối quan hệ nhà trường với cộng đồng Do đó,xây dựng VHNT cũng là một nội dung quan trọng trong công tác quản lí, lãnhđạo nhà trường của người HT nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục của nhàtrường
VHNT là sản phẩm được tạo nên bởi tập thể CB, GV, nhân viên, HS –những thành viên của tổ chức nhà trường chứ không phải là sản phẩm mangtính cá nhân Tuy nhiên, trong việc xây dựng và phát triển VHNT bao giờcũng có ảnh hưởng quyết định của người đứng đầu nhà trường – người HT
HT giữ vai trò lãnh đạo phát triển VHNT, quyết định/chi phối sự phát triển
VHNT
Theo những tổng hợp của tác giả Nguyễn Thị Mĩ Lộc [16], HT có ảnhhưởng quyết định đến VHNT vì tư duy phát triển giáo dục của người HT ảnhhưởng đến VHNT; HT có vai trò quan trọng trong việc hình thành các chuẩnmực, các giá trị cốt lõi, niềm tin trong nhà trường; sự quan tâm, chú ý của HTvào các vấn đề sẽ ảnh hưởng chi phối VHNT; HT xác định, tập hợp tạo lập hệthống giá trị cốt lõi của trường; HT xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìnđến CB, GV, HS nhà trường Tác giả cũng cho rằng người HT có thể ảnh hưởngđến VHNT, chi phối sự phát triển của VHNT theo nhiều cách thức khác nhau:
1 Xây dựng bầu không khí dân chủ: cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ hỗ trợlẫn nhau; mọi người đều được tôn trọng, luôn được coi trọng và có cơ hội thểhiện, phát triển các khả năng của mình;
2 Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, khen thưởng hợp lý thúc đẩy mọingười nỗ lực làm việc;
3 Mỗi CB quản lý, GV, nhân viên trong trường đều có bản mô tả côngviệc, rõ trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ;
Trang 224 HT tăng cường dự giờ, trao đổi chuyên môn với GV đứng lớp về cáchdạy và học;
5 Làm cho HS biết là các em được yêu thương, được quan tâm chăm sóc;
6 Cố gắng bảo đảm cho HS có một tương lai xứng đáng với sự đầu tư củacha mẹ các em;
7 HT chia sẻ quyền lực, mạnh dạn trao quyền cho GV trong đó đề cao vaitrò lãnh đạo hoạt động dạy và học của GV;
8 Cho mọi người thấy là bạn đang làm việc với cương vị là một HT, đầynhiệt tâm, luôn trách nhiệm và đầy tình yêu thương học trò;
9 HT nên có mặt thường xuyên trong trường và trong lớp học; tham dựcàng nhiều những sinh hoạt của HS thì càng tốt;
10 HT thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp; lắng nghe tất cả mọingười;
11 Khuyến khích phụ huynh HS tham gia vào các hoạt động giáo dục củatrường và làm cho phụ huynh hiểu rõ vai trò của họ;
12 HT luôn suy nghĩ để học hỏi, để đổi mới và nâng cao uy tín của mìnhtrong nhà trường
Đề xây dựng VHNT đòi hỏi cần phải có thời gian và có những bước đi
phù hợp Theo hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg, người HT có thể
áp dụng 11 bước để xây dựng văn hóa tổ chức dưới đây vào xây dựng VHNT:
1 Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược phát triểncủa nhà trường trong tương lai;
2 Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở của nhà trường;
3 Xây dựng tầm nhìn – một bức tranh lý tưởng trong tương lai – mà nhàtrường sẽ vươn tới làm định hướng để xây dựng VHNT;
4 Đánh giá VHNT hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cầnthay đổi
Trang 235 Tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp làm gì và làm thế nào để thuhẹp khoảng cách của những giá trị văn hóa hiện có và văn hóa tương lai củanhà trường;
6 Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi và phát triểnVHNT
7 Soạn thảo kế hoạch, phương án hành động cụ thể, phù hợp để phát triểnVHNT;
8 Huy động sự tham gia của tất cả các thành viên vào xây dựng VHNT;
9 Làm cho các thành viên thấy rõ những trở ngại của sự thay đổi mộtcách cụ thể, từ đó, động viên, khích lệ các cá nhân mạnh dạn thay đổi;
10.Đảm bảo sự phát triển tiên tục của VHNT; chú trọng xây dựng và độngcác hình mẫu lý tưởng phù hợp với mô hình VHNT đang hướng tới Độngviên mọi người noi theo các hình mẫu lí tưởng và có chế độ khen thưởng kịpthời;
11.Thường xuyên đánh giá VHNT, xây dựng các chuẩn mực, giá trị mớiphù hợp với sự phát triển của xã hội kết hợp với việc củng cố và phát huynhững yếu tố tích cực đã được xây dựng và sang lọc những yếu tố không cònphù hợp
(Dẫn theo Phạm Công Huân) [8]
2.2 Nội dung và biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường
Để xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần tính đếnnhiều yếu tố Trước hết cần xác định thế nào là một nhà trường có chất lượnggiáo dục tốt, trên cơ sở đó xác định các giả thiết cơ bản làm cơ sở cho việcchọn lựa các giá trị, niềm tin trong nhà trường Các giá trị, niềm tin sẽ quyếtđịnh đến việc xây dựng các chuẩn mực cũng như việc tổ chức các yếu tố bềmặt của VHNT
Để làm căn cứ cho việc xây dựng VHNT nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục có thể lấy mô hình một nhà trường thành công làm cơ sở để xác lậpcác giả định và giá trị nền tảng của nhà trường Một nhà trường thành công