Xây dựng và triển khai chương trình hành động của gia đình với nhà trường và cộng đồng

Một phần của tài liệu Xay dung và phát triển nhà trường (Trang 43 - 47)

d. Điều kiện thực hiện

2.2.2.3.Xây dựng và triển khai chương trình hành động của gia đình với nhà trường và cộng đồng

với nhà trường và cộng đồng

a. Mục tiêu

– Gia đình biết được những nội dung giáo dục của nhà trường và các hoạt động của cộng đồng có liên quan đến giáo dục con em;

– Nâng cao hiểu biết cho cha mẹ về tâm sinh lí lứa tuổi học đường và các phương pháp giáo dục con hiệu quả ;

– Gia đình có kĩ năng giao tiếp với con, kĩ năng giúp con đặt mục tiêu, lập kế hoạch học tập và rèn luyện, kĩ năng làm bạn cùng con;

– Nâng cao ý thức trách nhiệm của gia đình trong việc liên lạc với nhà trường và cộng đồng để giáo dục con em đạt hiệu quả.

b. Nội dung và biện pháp thự c hiệ n

* Nội dung 1: Các bậc cha mẹ thường xuyên liên hệ, trao đổi với nhà trường về nội dung, phương phá p, kết quả giáo dục học sinh

Gia đình cần thường xuyên giữ liên lạc, liên hệ , trao đổi với nhà trường về các vấn đề giáo dục học sinh như nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và kết quả giáo dục. Để giữ mối liên lạc hiện nay có thể có nhiều cách:

– Thông qua sổ liên lạc: Thông báo hàng tuần, hàng tháng, nửa học kì,... với các nội dung như nhận xét về kết quả học tập, ý thức kỉ luật và những vấn đề, đề nghị của giáo viên đối với học sinh mà cha mẹ cần quan tâm. Cha mẹ hồi đáp lại, bày tỏ ý kiến, nêu thắc mắc…

– Gọi điện thoại: Nghe thông báo nhanh về những vụ việc vừa xảy ra trong ngày (nên gọi được trực tiếp là tốt nhất vì nếu không nói chuyện được trực tiếp thì thông tin thường sai lệch).

– Xây dựng mạng tin nhắn: Có thể dùng trong một số trường hợp gia đình có điều kiện.

– Trực tiếp đến trường, đến nhà gặp giáo viên để trao đổi.

* Nội dung 2: Tham gia đầy đủ các cuộc họp của cha mẹ học sinh, các hội thảo của nhà trường dành cho cha mẹ về “Dạy con nên người”, “Làm bạn cùng con”, “Các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực” ...

Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh, gia đình nên lắng nghe và biết được nhà trường đã và đang dạy con mình như thế nào, có biện pháp gì giúp đỡ từng đối tượng học sinh, có những cách nào giúp con họ thành người, mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh có tốt không... Đồng thời, gia đình cần cung cấp cho nhà trường thông tin về hoàn cảnh sống của học sinh, mức độ quan tâm đến học sinh của các bậc cha mẹ, đặc biệt quan tâm đến chuyện học hành

và nghề nghiệp tương lai của con cái, cách dạy dỗ của gia đình và những điều phải góp ý, trao đổi...

Tại buổi họp này, giáo viên chủ nhiệm nên dành thời gian để trao đổi với cha mẹ những quan điểm, phương pháp mới về giáo dục, những điều họ nên làm và không nên làm, nên trao đổi với ai khi họ gặp những biểu hiện,

hành vi, những lỗi lầm mà con họ đang mắc, ai sẽ giúp họ hạn chế những sai lầm trong việc giáo dục con cái và bằng cách nào để giúp con học tậ p, rèn luyệ n tốt hơn. Nhà trường và gia đình học sinh sẽ luôn gắn bó, thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau trong vấn đề giáo dục học sinh nếu phụ huynh học sinh được trao đổi những vấn đề trên với nhà trường.

– Nhà trường nên tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, hợp tác với gia đình dành cho người lớn nhằm thống nhất nội dung, hình thức giáo dục, biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc của lớp của trường;

– Thành phần tham dự: Hội đồng giáo dục nhà trường, đại diện Hội cha mẹ học sinh, đại diện Hội đồng giáo dục địa phương, các ban ngành đoàn thể… trong đó, nhà trường giữ vai trò chủ đạo;

– Nội dung cần chuẩn bị chu đáo, ngắn gọn, cụ thể, có phân công cụ thể cho từng đối tượng, chú ý thời gian phù hợp;

– Hình thức: Trao đổi ý kiến cá nhân, nhóm, xem phim…

– Cha mẹ học sinh cùng nhà trường có thể tổ chức các cuộc toạ đàm để họ được thảo luận về các ý tưởng và quan niệm giáo dục, những việc mà họ có thể tham gia cùng nhà trường... Cần đảm bảo cuộc tọa đàm mang tính xây dựng trên cơ sở hợp tác và không mang tính phán xét. Nếu cha mẹ học sinh bị phê bình hay chỉ trích họ sẽ khó lòng tham gia đóng góp vào những hoạt động của nhà trường một cách hữu ích.

* Nội dung 3: Tham gia đóng góp ý kiến và tham dự các hoạt động của nhà trường và cộng đồng

Cha mẹ học sinh cần tham gia đóng góp ý kiến và tham dự vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường để gắn kết mối quan hệ thân thiện giữa nhà

trường và gia đình. Việc thu hút sự tham gia của cha mẹ học sinh là một việc rất quan trọng đối với các hoạt động của nhà trường. Những gợi ý sau có thể giúp ích để cha mẹ tham gia vào các hoạt động:

– Đóng góp ý kiến cho nội quy lớp học: Có thể được đưa ra trong cuộc họp phụ huynh học sinh vào đầu năm học và đề nghị cha mẹ đóng góp ý kiến của mình vào bản nội quy lớp học. Hoặc giáo viên có thể gửi bản nội quy đó về nhà và yêu cầu cha mẹ bổ sung thêm ý kiến. Sau đó, bố hoặc mẹ kí xác nhận là họ đã thảo luận với con em mình về bản nội quy ấy;

– Cùng tham dự các hoạt động ngoại khóa củ a nhà trường như: Tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về giới tính, tình bạ n, tì nh yêu; giao lưu với người trong cuộc; tham gia tọa đàm về định hướ ng nghề nghiệ p tương lai hoặc tham dự các hoạt động tham quan, dã ngoại,...;

– Tham gia tích cực các hoạt động của cộng đồng để có thêm kiến thức, phương pháp và kĩ năng giáo dục con: Các buổi họp, các buổi truyền thông, sinh hoạt CLB với chủ đề liên quan đến giáo dục…

c. Đối tượng thực hiện

– Ban đại diệ n cha mẹ học sinh; – Tất cả các bậc cha mẹ học sinh; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Ban Giám hiệu và các giáo viên trong trườ ng.

d. Điều kiện thực hiện

* Về nhân lực

– Cha mẹ phải thật sự nhiệt tình, chủ động và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động phối hợ p;

– Ban Giám hiệu và giáo viên thật sự cởi mở và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của phụ huynh.

* Về kinh phí và cơ sở vật chất

– Tùy thuộc vào từng hoạt động mà huy động nguồn kinh phí .

– Các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm... nên tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường để tránh lãng phi..

Một phần của tài liệu Xay dung và phát triển nhà trường (Trang 43 - 47)