CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA NHÀ TRƯỜNG 1 Xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập

Một phần của tài liệu Xay dung và phát triển nhà trường (Trang 30 - 31)

1. Xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập 1.1. Xã hội hóa giáo dục

XHH GD là một xu hướng phát triển không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Một trong những cơ sở nền tảng để xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục thế kỉ XXI (UNESCO) là “Giáo dục suốt đời, giáo dục bằng mọi cách, giáo dục cho mọi người, xây dựng một xã hội học tập” và một trong các nguyên tắc cơ bản đối với tất cả các lực lượng giáo dục là “Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả mọi người” ( Phạm Minh Hạc - chủ biên – Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội)

Nghị quyết 90-CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21-8-1997 đã xác định khái niệm XHHGD như sau: - Là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục;

- Là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động giáo dục;

- Là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài ); phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này.

Mục tiêu, nhiệm vụ công tác XHHGD

Dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, công tác XHHGD nhằm đến việc xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người dân đều được hưởng sự công bằng, bình đẳng, công khai, dân chủ thực sự trong học

tập, thông qua XHH để xây dựng một xã hội học tập suốt đời, một nền giáo dục thực sự của dân, do dân và vì dân.

Các mục tiêu của công tác XHHGD ở nước ta được xác định:

- Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục cũng như được hưởng thụ những thành quả giáo dục.

- Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của XHHGD trong sự phát triển đất nước, xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt hơn các loại hình giáo dục chính quy, không chính quy, công lập, ngoài công lập, các nguồn tài chính từ Nhà nước và từ nhân dân để mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH.

- Xây dựng và ban hành một hệ thống đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp lý về XHHGD để các hoạt động này được tiến hành ổn định và phát triển.

Các nhiệm vụ chủ yếu của công tác XHH giáo dục:

- Phải huy động được nhiều nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho phát triển giáo dục.

- Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục

- Hình thành được một xã hội học tập, tạo động lực cho thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

- Thực hiện tốt dân chủ hoá giáo dục và công bằng trong giáo dục. - Làm cho giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.

Một phần của tài liệu Xay dung và phát triển nhà trường (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w