1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn phương pháp giảng dạy chuyên đề hoán vị gen và một số bài tập tổng hợp

32 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 243,5 KB

Nội dung

Việc nắm vững qui luật hoán vị gen không chỉ có ý nghĩa là hiểu biết một quiluật di truyền mà còn giúp học sinh so sánh được các qui luật phân li độc lập, liên kếtgen và hoán vị gen với

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ HOÁN VỊ GEN

VÀ MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP

Môn: Sinh học Tác giả: Nguyễn Văn Bình Giáo viên môn: Sinh học

Năm học 2014

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Trong các qui luật di truyền được giới thiệu trong chương trình Sinh học bậcTHPT, hoán vị gen là một qui luật có cơ sở tế bào học tuy không khó hiểu nhưngphức tạp hơn so với các qui luật khác Học sinh cần phải có kiến thức tương đối chắc

về giảm phân mới có thể lĩnh hội được qui luật này một cách đầy đủ và hiệu quả

Đối với đối tượng học sinh giỏi môn Sinh học nói chung và học sinh thi chọnhọc sinh giỏi Quốc gia nói riêng, dạng bài tập hoán vị gen là một dạng bài thườnggặp Đặc biệt, ngoài dạng bài thông thường còn có dạng bài về trao đổi chéo ở 2 điểm,lập bản đồ di truyền yêu cầu ở học sinh kiến thức cao hơn về hoạt động của NSTtrong giảm phân mới có thể làm được

Việc nắm vững qui luật hoán vị gen không chỉ có ý nghĩa là hiểu biết một quiluật di truyền mà còn giúp học sinh so sánh được các qui luật phân li độc lập, liên kếtgen và hoán vị gen với nhau, hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa các quiluật đó đồng thời thấy rõ mối liên quan mật thiết giữa hoạt động của NST với sự ditruyền các tính trạng, giữa hoạt động của NST với sự di truyền của các gen trên NST.Một nội dung khó trong khi giảng dạy về hoán vị gen là hiện tượng trao đổi chéo kép

và lập bản đồ di truyền Nếu không có cách dạy và học phù hợp thì cả học sinh vàgiáo viện đều có thể mắc phải những sai lầm về mặt kiến thức

Trong quá trình giảng dạy và trao đổi chuyên môn cùng các đồng nghiệp cũngnhư qua các tiết dự giờ, chúng tôi luôn chú ý để tìm cách giúp học sinh có thể lĩnh hộitốt qui luật hoán vị gen và giải được các bài tập liên quan đến hoán vị gen, bài tậptổng hợp Đối với học sinh giỏi, yêu cầu giải được các bài tập ở mức cao hơn Vì vậy,

chúng tôi lựa chọn đề tài “ Phương pháp giảng dạy chuyên đề hoán vị gen và một

số bài tập tổng hợp” để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp giúp học sinh học

quy luật HVG một cách hiệu quả và hứng thú nhất thông qua các hoạt động nhận thức

và hệ thống bài tập

Trang 3

Mục đích

- Học sinh lĩnh hội được quy luật HVG

- Nâng cao hiểu biết của học sinh về qui luật di truyền liên kết gen, hoán vị gen.Qua đó, học sinh có hiểu biết tổng quát về tính qui luật của hiện tượng di truyền, vềhoạt động của NST và về mối liên quan giữa hoạt động của NST với hoạt động củagen trên NST và sự di truyền của các tính trạng do gen chi phối

- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập di truyền cho học sinh đại trà và học sinh giỏimôn Sinh học

- Nâng cao kết quả dạy và học cũng như kết quả thi chọn học sinh giỏi Tỉnh vàQuốc gia môn Sinh học lớp 12

Để dạy tốt chuyên đề này giáo viên cần nghiên cứu các kiến thức liên quan về:

- Quá trình giảm phân: Hoạt động tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tươngđồng giữa các NST tương đồng ở kì trước của GP I dẫn đến hoán vị gen và tái tổ hợpcác gen khác nguồn gốc

- Quá trình phát sinh giao tử ở động vật và thực vật

- Các qui luật di truyền của Menden, qui luật tương tác gen

- Qui luật liên kết gen và hoán vị gen: Thí nghiệm lai trên đối tượng ruồi giấmDrosophila melanogasto của T Moocgan

- Các dạng bài tập vận dụng qui luật di truyền hoán vị gen và các bài tập nâng cao

Đối với học sinh cần củng cố kiến thức về:

- Quá trình giảm phân

- Quá trình phát sinh giao tử ở động vật và thực vật

- Các qui luật di truyền của Menden, qui luật tương tác gen

- Đồng thời nghiên cứu trước các qui luật liên kết gen và hoán vị gen, chủđộng lĩnh hội kiến thức

Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung: Lý thuyết và bài tập qui luật hoán vị gen và các qui luật di truyền khác.

- Đối tượng: Học sinh các lớp chuyên sinh và học sinh đại trà ôn thi đại học

Trang 4

B NỘI DUNG

I PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ HOÁN VỊ GEN

1 Hướng dẫn học sinh ôn tập về hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo, quá trình giảm phân phát sinh giao tử.

a Tiếp hợp và trao đổi chéo:

- Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit khác nguồn gốc trong cặp NSTtương đồng xảy ra vào kì trước GP I

- Sự tiếp hợp và trao đổi chéo chỉ xảy ra giữa 2 cromatit không chị em trong 4cromatit của cặp NST kép tương đồng Hai cromatit không chị em trao đổi với nhaunhững đoạn tương đồng

- Sự trao đổi chéo giữa các NST dẫn đến hoán vị gen (đổi chỗ các gen), làm các gennằm trên các NST khác nguồn gốc có dịp tổ hợp về cùng 1 NST

- TĐC có thể xảy ra cả trong trường hợp cấu trúc của NST giống nhau hoặc khácnhau nhưng chỉ dẫn đến kết quả khác biệt về tỉ lệ giao tử khi giảm phân nếu cặp NSTchứa các cặp gen dị hợp

- Tiếp hợp và trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen phụ thuộc vào loài sinh vật, giớitính,

b Quá trình giảm phân phát sinh giao tử.

* Ở động vật:

- 1 tế bào sinh tinh → 4 tinh trùng

+ Nếu không có hoán vị gen, 4 tinh trùng chia làm 2 nhóm giống nhautừng đôi một

+ Nếu có hoán vị gen, với cơ thể dị hợp tử về các cặp gen trên một cặpNST, 4 tinh trùng khác nhau, trong đó 2 tinh trùng do liên kết gen, 2 tinh trùng dohoán vị gen

- 1 tế bào sinh trứng → 1 tế bào trứng Khả năng bắt gặp trứng sinh ra do liênkết hay hoán vị là 50%

* Ở thực vật:

Trang 5

- 1 tế bào mẹ hạt phấn → 4 hạt phấn Sau này mỗi hạt phấn cho ra 1 nhân sinhdưỡng và 1 nhân sinh sản (nhân sinh sản phát sinh cho giao tử đực)

- 1 tế bào mẹ túi phôi → 1 noãn (giao tử cái)

2 Giảng dạy qui luật hoán vị gen.

* Thí nghiệm của T Moocgan

- Lai phân tích ruồi cái F1 với ruồi đực thân đen, cánh cụt thu được kết quả:

0, 415 ruồi thân xám, cánh dài

0, 415 ruồi thân đen, cánh cụt

0, 085 ruồi thân xám, cánh cụt

0, 085 ruồi thân đen, cánh dàiTrên cơ sở những kiến thức đã học về giảm phân, về các qui luật di truyền củaMenden và qui luật tương tác gen, liên kết gen, yêu cầu học sinh phân tích kết quả thínghiệm Học sinh giải thích được sự xuất hiện của kiểu hình thân xám cánh cụt vàthân đen, cánh dài Để giúp học sinh giải thích được kết quả thí nghiệm, giáo viên cầnđưa ra các câu hỏi định hướng cho học sinh trả lời (Ví dụ: Ruồi đực F1 cho mấy loạigiao tử? Fb có mấy kiểu tổ hợp giao tử? Ruồi cái F1 có kiểu gen như thế nào, chonhững loại giao tử nào, tỉ lệ bao nhiêu? Do đâu xuất hiện thêm 2 loại giao tử không doLKG hoàn toàn? Nếu 2 cặp gen PLĐL thì kết quả như thế nào? )

*Giải thích thí nghiệm: Ruồi đực thân đen, cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử bv Vì vậy

kết quả lai chứng tỏ ruồi cái F1 phải cho 4 loại giao tử với tỉ lệ: 0,415 BV : 0,415 bv :0,085 bV : 0,085 Bv

- Như vậy trong quá trình phát sinh giao tử cái, các gen B và V, b và v đã liên kếtkhông hoàn toàn Sự đổi chỗ giữa các gen B và b (hoặc V và v) dẫn đến sự xuất hiện

2 loại giao tử mới là Bv và bV – giao tử do HVG

*Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen.

- Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự trao đổi các đoạn tương đồnggiữa các NST trong cặp tương đồng ở kì trước GP I (trao đổi chéo) Sự trao đổi chéocủa NST dẫn đến hiện tượng hoán vị gen Hoán vị gen làm xuất hiện 2 loại giao tử do

Trang 6

hoán vị gen là Bv và bV bên cạnh 2 loại giao tử do liên kết gen hoàn toàn là BV và

- Nếu hoán vị gen xảy ra ở tất cả các tế bào trong quá trình phát sinh giao tử thì tần sốHVG có thể đạt 50% nên thực tế tần số hoán vị gen không vượt quá 50% (f ≤ 50%)

- Tần số hoán vị gen được tính bằng tổng tỉ lệ % 2 loại giao tử được tạo ra do hoán vịgen.Trong phép lai phân tích, tần số hoán vị gen được tính bằng tổng tỉ lệ % 2 loạikiểu hình do tái tổ hợp gen (nếu cơ thể đem lai phân tích là dị hợp tử đều thì tần sốHVG được tính bằng tổng tỉ lệ cá thể có kiểu hình khác bố mẹ, ngược lại tần số HVGđược tính bằng tổng tỉ lệ cá thể có kiểu hình giống bố mẹ nếu cơ thể đem lai phân tích

là dị hợp tử chéo)

- Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST Khoảngcách giữa các gen trên NST càng lớn thì tần số hoán vị gen càng cao

- Người ta dựa vào hiện tượng hoán vị gen để lập bản đồ di truyền Đơn vị bản đồ là

cM, mỗi cM ứng với 1% trao đổi chéo

- Trong thí nghiệm trên, tần số hoán vị gen là: f = 0,85 + 0,85 = 0,17 = 17% Như vậykhoảng cách giữa 2 gen đang nghiên cứu là 17cM

- Để phát hiện hiện tượng hoán vị gen, người ta dùng phương pháp lai, tốt nhất làphép lai phân tích

3 Dấu hiệu nhận biết quy luật hoán vị gen

- Khi lại phân tích cá thể dị hợp tử về hai cặp gen, nếu xuất hiện 4 kiểu hình với tỉ : a:a: b: b (a > b) thì ta kết luận hai cặp tính trạng đó di truyền theo quy luật hoán vị gen

Có thể tổng quát với nhiều cặp tính trạng

Trang 7

- Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa cơ thể dị hợp 2 cặp gen nằm trên NST thường,nếu kết quả cho 4 kiểu hình tỉ lệ khác 9: 3: 3: 1, ta kết luận hai cặp tính trạng di truyềntheo quy luật hoán vị gen

Một cách tổng quát:

Nếu số loại kiểu hình thu được về các tính trạng đang xét bằng với trường hợp cáctính trạng di truyền độc lập nhưng tỉ lệ không bằng tích các nhóm tỉ lệ kiểu hình khixét riêng mỗi tính trạng ta suy ra có hiện tượng hoán vị gen (trừ trường hợp tần sốHVG = 50% thì kết quả giống nhau)

4 Phương pháp xác định tần số hoán vị gen

a Dựa vào phép lai phân tích

Trong phép lai phân tích, các cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn chỉ cho một loạigiao tử, nên kết quả phép lai phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của đối tượng đem lai ( cá thểcần kiểm tra KG ) Từ FB ta suy ra nhóm gen liên kết và tính được tần số hoán vị gen

Để xác định nhóm gen liên kết ta căn cứ vào cá thể mang kiểu hình lặn => Tìm

tỉ lệ giao tử mang gen lặn ab

+ Nếu ab > 25% => giao tử sinh ra do LKG => Liên kết bằng ( A liên kết B, aliên kết b )

+ Nếu ab < 25% => Giao tử sinh ra do hoán vị => Liên kết đối (A liên kết b, aliên kết B )

- Tần số hoán vị gen:

% các kiểu hình mang tỉ lệ nhỏ(do tái tổ hợp)

tổng số cá thể thu được trong phép lai phân tích

b Dựa và tỉ lệ cơ thể có kiểu hình lặn

Các cơ thể P đều dị hợp tử 2 cặp, ta dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn ab/ab

+ Trường hợp 1: HVG xảy ra ở hai giới

 Cách giải: Tính tỉ lệ % kiểu hình lặn ab/ab

% ab/ab = %ab x %ab Từ đó suy ra được tỉ lệ giao tử ab

Trang 8

Nếu % ab > 25% => Giao tử sinh ra do LK => Liên kết bằng

Nếu % ab < 25% => Giao tử sinh ra do HV => Liên kết đối

+ Trường hợp 2: Nếu chỉ xảy ra hoán vị ở 1 giới.

 Cách giải: Tính tỉ lệ % kiểu hình lặn ab/ab sau đó tìm % giao tử ab sinh ra từ

vị xảy ra ở cả hai giới)

+ Trường hợp 1: Biết kiểu hình của bố mẹ

 Cách giải: + => Kiểu gen P và F1

+ Gọi ẩn số cho tần số hoán vị gen là: x => Ta có phương trình: ( x/2)2 + 2 x/2 (1-x)/2 = %( A – bb) hoặc %(aaB - )

VD: Đem lại giữa cây cao hạt dài với cây thấp hạt ngắn =>F1 100% cao hạt dài

F1 tự thụ -> F2 tổng 15000 cây gồm 4 loại kiểu hình trong đó có 1350 cây cao,hạt ngắn Mỗi gen quy định một tính trạng

- Quy luật di truyền ?

Trang 9

F1 tự thụ: % ( A- bb ) ≠ 3/16 ≠ 1/4 tuân theo quy luật HVG

F2 có một kiểu gen Ab Ab (hoặc aB aB )

Có hai kiểu gen Ab ab (hoặc aB ab )

 Số lượng cây từng loại

+ Trường hợp 2: P dị hợp nhưng không biết kiểu hình P

Gọi x là tỉ lệ giao tử Ab (hoặc aB)

y là tỉ lệ giao tử ab

Ta có : x + y = 0,5

 x2 + 2xy + y2 = 0,25

Trong đó: y2 + 2yz = % (A-bb) (hoặc aaB-)

=> y2 = 0,25 - % A-bb hoặc

-> y

=> Từ y suy ra nhóm gen liên kết và xác định được tần số hoán vị gen

Trang 10

VD: Khi lai P t/c khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản F1 => 100% câycao, hạt dài F1 tự thụ, F2 có 4 kiểu hình trong đó có 1440 cây cao, hạt tròntrong tổng số 16000 cây.

a Biện luận xác định qui luật di truyền

b Lập sơ đồ lai và tính các kiểu hình còn lại ở F2

Bài giải

a Biện luận -> quy luật hoán vị

Quy ước: A cao; a thấp

di truyền,…) Đó là những dạng bài khó đòi hỏi học sinh phải biết tổng hợp kiến thức,

tư duy logic mới làm được

Trang 11

- Cơ thể dị hợp tử kép về 3 cặp gen, giảm phân có cả trao đổi chéo sẽ làm phátsinh các loại giao tử có tỷ lệ tương đương ở từng đôi một.

+ Cặp giao tử có tỷ lệ lớn nhất là cặp giao tử có liên kết gen

+ Cặp giao tử có tỷ lệ nhỏ nhất trong 4 cặp giao tử là cặp giao tử phátsinh do trao đổi chéo kép

+ Hai cặp giao tử còn lại là 2 cặp giao tử do trao đổi chéo đơn

- Nếu không xảy ra trao đổi chéo kép thì ở thể dị hợp về 3 cặp gen chỉ cho:

+ 2 loại giao tử, nếu liên kết hoàn toàn

+ 4 loại giao tử, nếu chỉ xảy ra một trao đổi chéo đơn

+ 6 loại giao tử, nếu xảy ra 2 trao đổi chéo đơn

- Nếu chỉ xảy ra trao đổi chéo kép thì cho 4 loại giao tử: 2 liên kết và 2 hoán vị

* Cách giải

- Căn cứ vào tỷ lệ phân tính về kiểu hình thu được qua phép lai phân tích, cơthể dị hợp tử về 3 cặp gen qui định 3 tính trạng đơn gen, xác định các cặp giao tử và

tỷ lệ mỗi loại giao tử

+ Căn cứ vào cặp giao tử có tỷ lệ lớn nhất (giao tử sinh ra do liên kết) xác địnhkiểu gen của cơ thể dị hợp tử về 3 cặp gen với tổ hợp các gen trên mỗi NST (chưa xácđịnh được trình tự các gen ở mỗi NST)

+ Căn cứ vào tỷ lệ 2 cặp giao tử có tỷ lệ lớn thứ 2, thứ 3, xác định gen ở giữa

Từ đó xác định kiểu gen của cơ thể dị hợp tử kép về 3 cặp gen

+ Căn cứ vào trình tự các gen ở NST, tính tần số trao đổi chéo của mỗi genngoài với gen giữa

- Nếu xảy ra trao đổi chéo kép thì so sánh cặp giao tử có tỉ lệ nhỏ nhất với cặpgiao tử có tỉ lệ lớn nhất để xác định thứ tự các gen trên NST Sau đó tính tần số traođổi chéo giữa các gen(tần số TĐC giữa gen ngoài với gen giữa – K/cách giữa 2 gen =tần số TĐC đơn + tần số TĐC kép)

- Lập bản đồ gen

Ví dụ: Trong một phép lai phân tích, thu được 8 lớp kiểu hình:

Trang 12

A-B-C = 120 aabbcc = 125 A-bbC- = 65 aaB- cc = 68

A-bbcc = 63 aaB-C- = 62 A-B-cc = 10 aabbC- = 12

b Trường hợp trên nhiễm sắc thể chứa nhiều gen

Thực tế trên một nhiễm sắc thể không phải chỉ chứa vài cặp gen mà nó có thểchứa hàng trăm hay hàng nghìn gen, Những gen nằm quá xa nhau có thể xảy rahoán vị gen với tần số 50% (nghĩa là hoán vị gen xảy ra thường xuyên) làm cho kếtquả của phép lai giống như hiện tượng di truyền độc lập (ví dụ trường hợp củaMenden) Do vậy kết quả phép lai không phản ánh được trật tự các gen Trong trườnghợp này người ta dựa vào các gen phân bố ở giữa để xác lập khoảng cách giữa 2 gen ở

Trang 13

xa Khoảng cách giữa 2 gen nằm xa nhau trên NST được tính bằng cách cộng các tần

số tái tổ hợp từ các phép lai khác nhau liên quan đến các gen nằm giữa hai gen này

Đơn vị bản đồ di truyền được dùng là centimorgan (1 centimorgan = 1% hoán

vị gen) bản đồ di truyền này chỉ có ý nghĩa phản ánh đúng về trình tự các gen trênNST chứ không phản ánh đúng khoảng cách vật lí giữa các gen Muốn tìm khoảngcách vật lí giữa các gen phải dựa vào số nucleotit nằm giữa hai gen đó

6 Hệ thống bài tập vận dụng:

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không đưa ra toàn bộ các bài tập đã sử dụng mà chỉgiới thiệu các dạng bài tập khác nhau, mỗi dạng có một số bài tập minh hoạ và có lờigiải đi kèm Các bài tập được giới thiệu theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp, trong

đó các bài tập đơn giản có thể áp dụng cả với học sinh lớp thường và học sinh lớpchuyên, còn các bài tập phức tạp chỉ giới hạn sử dụng với đối tượng học sinh chuyên

a Các bài tập liên quan đến hoán vị gen ở một điểm

Bài 1: Một cơ thể có kiểu gen Ab/aB khi sinh giao tử đã xảy ra hoán vị gen với tần số

25% Giả sử đây là cơ thể đực, số tế bào sinh tinh là 500 thì số tế bào sinh tinh có xảy

ra hoán vị gen là bao nhiêu?

Lời giải:

- Nếu cả 500 tế bào sinh tinh đều xảy ra hoán vị gen thì tần số hoán vị gen là 50%

- Trường hợp tần số hoán vị gen là 25% thì số tế bào có hoán vị gen là:

500 x 25% / 50% = 250 (tế bào)

Bài 2:Có 1000 tế bào sinh tinh chứa 2 cặp gen dị hợp AB/ab giảm phân phát sinh

giao tử, trong đó có 200 tế bào có xảy ra hoán vị gen

a.Xác định số lượng và tỉ lệ các loại giao tử được sinh ra

b.Xác định khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST?

Lời giải:

Trang 14

a.- Tổng số giao tử tạo ra là: 1000 x 4 = 4000

- 200 tế bào có xảy ra hoán vị gen cho ra tổng cộng 200 x 4 = 800 giao tử, trong đó:

+ 2 loại giao tử do liên kết gen là: AB = ab = 200+ 2 loại giao tử do hoán vị gen là: Ab = aB = 200

- 800 tế bào không xảy ra hoán vị gen cho ra tổng cộng 800 x 4 = 3200 giao tử, gồm

2 loại giao tử do liên kết gen là: AB = ab = 1600

- Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại giao tử tạo ra là:

AB = ab = 1600 + 200 = 1800, chiếm 90%

Ab = aB = 200, chiếm 10%

b.Tần số tái tổ hợp giữa 2 gen là 10% → khoảng cách giữa 2 gen là 10cM

Bài 3: Cây đậu: lai F1 mang kiểu hình hoa tím- hạt phấn dài tương ứng với sự có mặtcủa hai cặp gen dị hợp trên NST tương đồng Giả sử có 1000 tế bào sinh giao tử trảiqua giảm phân để phát sinh hạt phấn, trong đó có 100 tế bào xảy ra hoán vị gen Cây

F1 được dùng làm trong phép lai phân tích để cho thế hệ lai

Tính tỉ lệ % các loại kiểu hình ở thế hệ lai

Biết rằng tất cả hạt phấn sinh ra đều tham gia thụ tinh và hoa tím trội hoàn toàn

so với hoa đỏ, hạt phấn dài trội hoàn toàn so với hạt phấn tròn

Lời giải:

1 Xác định tần số hoán vị gen:

- Số hạt phấn được hình thành từ 1000 tế bào sinh hạt phấn là:

4.1000 = 4000

- Nếu 1 tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen sẽ cho hai loại giao tử với tỉ lệ

mỗi loại giao tử là: giao tử liên kết = giao tử hoán vị gen =

2 1

Vì vậy từ 100 tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen thì số hạt phấn xảy rahoán vị gen là: 4.1002 = 200

Vậy tần số hoán vị gen là: f = 4000200 x 100% = 5%

Trang 15

2 Xác định tỉ lệ phân tính KH ở thế hệ lai (F2) :

- Biện luận xác định KG của F1

+ Qui ước A: hoa tím a: hoa đỏ

B: hạt phấn dài b: hạt phấn tròn + F1 mang 2 cặp gen dị hợp trên cùng cặp NST tương đồng  KG F1 có thể là AB abhoặc aB Ab

+ Nếu F1 có KG

ab

AB

:Lai phân tích F1: AB ab x ab ab Giao tử F1: AB = ab = 47,5% 100% ab

Ab = aB = 2,5%

Tỉ lệ KG ở F2  47,5% AB ab : 47,5%ab ab : 2,5% ab Ab: 2,5%aB ab

Tỉ lệ KH F2: 47,5% hoa tím, hạt phấn dài

47,5% hoa đỏ, hạt phấn tròn 2,5% hoa tím, hạt phấn tròn 2,5% hoa đỏ, hạt phấn dài+ Nếu F1 có KG aB Ab :

Lai phân tích F1: aB Ab x ab abGiao tử F1: Ab = aB = 47,5% 100% ab

AB = ab = 2,5%

Tỉ lệ KG ở F2 : 2,5% AB ab : 2,5%ab ab : 47,5% ab Ab : 47,5% aB ab

Tỉ lệ KH ở F2: 2,5% hoa tím, hạt phấn dài, 2,5% hoa đỏ,hạt phấn tròn

47,5% hoa tím, hạt phấn tròn, 47,5% hoa đỏ, hạt phấn dài

Bài 4: Khi cho giao phấn giữa hai cây cùng loài, người ta thu được F1 có tỉ lệ phân lysau:

Trang 16

70% cây cao, quả tròn;

20% cây thấp, quả bầu dục;

5% cây cao, quả bầu dục;

5% cây thấp, quả tròn;

Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1 Biết hoán vị gen chỉ xảy ra ở một giới

Lời giải:

- Bước1:

+ Phân tích tỉ lệ phân tính KH của từng cặp tính trạng riêng rẽ

+ Tính trạng chiều cao: cây cao : cây thấp = 3 cao : 1 thấp (phù hợp với ĐLphân tính Mendel)  cây cao (A) trội hoàn toàn so với cây thấp (a) và P: Aa x Aa (1)

+ Tính trạng dạng quả: quả tròn : quả bầu dục = 3 quả tròn : 1 quả bầu dục(phù hợp ĐL phân tính Mendel)  quả tròn (B) trội hoàn toàn so với quả bầu dục (b)

và P: Bb x Bb (2)

Từ (1) và (2)  P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb)

+ Phân tích tỉ lệ phân tính KH của đồng thời hai cặp tính trạng: cao, tròn : cao,bầu dục : thấp, tròn : thấp, bầu dục = 70%: 5%: 5%: 20%  9: 3: 3: 1  hai cặp tínhtrạng di truyền tuân theo qui luật hoán vị gen

- Bước 3: Viết sơ đồ lai (HS tự lập).

Bài 5: Cho những cây cà chua F1 có cùng KG với KH cây cao, quả đỏ tự thụ phấn F2

thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình: 50,16% cao, đỏ : 24,84% cao, vàng : 24,84% thấp,

đỏ : 0,16% thấp, vàng Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình phát sinh giao tử đực

và giao tử cài là như nhau

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w