Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT Chuyên Hưng Yên cơ sở nắm vững yê
Trang 1Sáng kiến kinh nghiệm:
RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH
CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN
Người viết: Tiết Tuấn Anh
GV tổ Văn - trường THPT Chuyên Hưng Yên
cơ sở nắm vững yêu cầu của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi và cậpnhật tình hình thực tế của các kì thi, người đứng lớp cần tích cực, chủ động trongviệc sáng tạo hệ thống đề văn cho đối tượng học sinh này Những dạng đề bài
dành cho học sinh giỏi môn Ngữ văn tương đối đa dạng Trong đó, cảm thụ văn
học trong thế đối sánh là một là kiểu bài hay và đắc dụng đối với công tác kiểm
tra, tuyển lựa và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu văn chương Những đềvăn yêu cầu phân tích, cảm nhận các đối tượng văn học trong quan hệ so sánhgiúp giáo viên đánh giá được vốn tri thức, khả năng tư duy tổng hợp, năng lựcchiếm lĩnh và vận dụng sáng tạo kiến thức của học sinh
2 Cơ sở thực tiễn
Trên thực tế, cảm thụ văn học trong thế đối sánh là kiểu bài đã và đang đượccoi trọng trong hoạt động thi cử, không chỉ thi học sinh giỏi mà cả trong các kì thiđại học những năm gần đây Tuy nhiên, yêu cầu so sánh trong bài thi đại học mônNgữ văn chỉ được xem là một thao tác tổng kết ở cuối bài, chỉ chiếm một số điểmkhiêm tốn trong biểu điểm của đáp án (0,5 điểm) Điều này là phù hợp với đốitượng và yêu cầu của kì thi đại học Còn đối với học sinh giỏi, khả năng đối sánh,
sự nhạy cảm, tinh tế trong việc phát hiện, luận giải những điểm tương đồng và
Trang 2khác biệt của các đối tượng văn học lại là yếu tố cần đặc biệt xem trọng Để giảiquyết tốt yêu cầu của các đề văn so sánh, các em cần được trang bị những hiểubiết về kiểu bài, phương pháp làm bài cũng như thường xuyên được thực hành,rèn luyện kỹ năng Mài sắc năng lực cảm thụ văn học trong thế đối sánh là điềurất cần thiết với học sinh giỏi môn Ngữ văn Đây cũng là điều cần đặc biệt lưutâm của các giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng học sinh chuyên văn
Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp
những kinh nghiệm của mình về vấn đề rèn kĩ năng cảm thụ văn học trong thế
đối sánh cho học sinh giỏi môn Ngữ văn Đây là vấn đề mang ý nghĩa lí luận và
thực tiễn
II Lịch sử nghiên cứu
Như tôi đã nói, kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh không phải làkiểu bài hoàn toàn mới mẻ, chắc hẳn giáo viên Ngữ văn nào khi bồi dưỡng họcsinh giỏi cũng đã cho các em làm kiểu bài tập này Cũng có một vài bài viết bàn
về các đề văn so sánh văn học trên internet nhưng theo tôi là mới chỉ dừng lại ởmức độ khái lược, tổng quát, chưa phân loại được các dạng đề cụ thể của kiểu bài
và đưa ra hướng giải quyết tương ứng đối với mỗi dạng
III Đóng góp của đề tài
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đưa ra những suy nghĩ, kiến giải riêng vàmới của cá nhân về kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh, chia sẻ với cácđồng nghiệp một cái nhìn tương đối toàn diện, hệ thống về kiểu bài này Từ đómong được góp phần nhỏ bé vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văncủa trường THPT Chuyên Hưng Yên cũng như của tỉnh Hưng Yên
IV Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là những vấn đề có liênquan đến kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh như: khái niệm, phân loạicác dạng bài, phương pháp làm bài (phương pháp chung và lưu ý riêng đối vớitừng dạng)
- Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, tôi sử dụng các phương phápsau:
+ Phương pháp hệ thống
Trang 3+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp thống kê, phân loại
+ Phương pháp nghiên cứu thi pháp học
+ Phương pháp thực nghiệm (giảng dạy)
V Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề xuất, danh mục tài liệu tham khảo, sángkiến kinh nghiệm bao gồm những nội dung chính sau đây:
I Xác lập khái niệm và phân loại các dạng đề của kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh
II Phương pháp làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh
III Hướng dẫn luyện tập một số đề văn tiêu biểu
IV Kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trang 4lí giải được điểm giống nhau và khác nhau của chúng Việc so sánh như vậy giúpchúng ta vừa nhận thức sâu hơn về đặc tính của từng đối tượng, vừa thấy đượcmối quan hệ giữa các đối tượng với nhau Đối tượng so sánh có thể là hai, có thể
là ba hay nhiều hơn thế
Trong kỹ năng làm văn, đối sánh là một thao tác lập luận được sử dụng kháphổ biến ở những dạng đề bài khác nhau Chẳng hạn, khi làm kiểu bài phân tíchđoạn thơ, đoạn văn - mặc dù đề bài không yêu cầu - học sinh vẫn có thể so sánhđối tượng đang phân tích với một đối tượng khác Hoặc khi làm kiểu bài giảithích, bình luận văn học, phân tích nhân vật , người viết cũng có thể mở rộngvấn đề bằng phương thức so sánh Nhìn chung, thao tác so sánh có thể kết hợpvới các thao tác lập luận khác trong bài văn nghị luận như một yếu tố trợ lực đểbài viết thêm phần thuyết phục
1.2 Kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh
Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một kiểu bài nghị luận, trong đó,
thao tác đối sánh không tồn tại như một phương tiện hỗ trợ mà trở thành yêu cầuchính yếu, trở thành yếu tố trung tâm của bài viết Việc đối sánh được thực hiệntrên cơ sở sự cảm thụ sâu sắc của người viết về các đối tượng so sánh Học sinhphải thâm nhập được vào từng đối tượng, phân tích thấu đáo và đặt chúng trongthế tương chiếu để khám phá những nét tương đồng cũng như dị biệt của chúng.Người viết phải làm chủ được các đối tượng và có khả năng khái quát, tổng hợp
Trang 5từ những thao tác phân tích, bình giá cụ thể Tất cả các dạng bài đối sánh đềuhướng đến mục tiêu tối hậu là học sinh phải chỉ ra được điểm giống nhau và khácnhau, nét gặp gỡ và nét riêng biệt của các đối tượng, luận giải được nguyên nhândẫn đến sự tương đồng và khác biệt đó Muốn chinh phục xuất sắc kiểu bài này,các em vừa phải có sự tinh tế với tâm hồn dạt dào mĩ cảm để phát hiện được cáihay, cái đẹp của từng đối tượng, lại vừa phải phát huy cao độ tư duy lý tính, nănglực trí tuệ sắc sảo để nhận diện được cái chung và cái riêng của chúng Nói mộtcách khái quát, kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh là “phép thử” rất hiệuquả để tìm ra những học sinh giỏi có chất văn, có tư chất trí tuệ trong “cuộc chơi”với nghệ thuật ngôn từ.
2 Các dạng đề bài của kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh
Các dạng đề văn đối sánh rất phong phú và có thể biến hoá đa dạng tuỳtheo ý tưởng khác nhau của người ra đề Mọi phương diện nội dung và nghệ thuậtcủa tác phẩm văn học đều có thể trở thành đối tượng của sự so sánh Có nhữngcách phân loại khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau Tôi chia ra những
dạng đề bài dưới đây dựa trên tiêu chí các cấp độ đối sánh Sự phân chia này chỉ
mang tính chất tương đối Xét cho cùng, các dạng đề bài ít nhiều đều có nhữngđiểm giao thoa với nhau Nhưng sự phân loại sau đây là cần thiết và thuận tiệncho việc triển khai phương pháp làm bài
2.1 Đối sánh ở cấp độ tác phẩm
Đây là trường hợp hai tác phẩm trọn vẹn được yêu cầu phân tích, đối sánhvới nhau Đó có thể là tác phẩm thơ hoặc tác phẩm thuộc thể loại khác Tuynhiên, đây là một dạng đề bài có biên độ so sánh khá rộng nên có lẽ nó sẽ khôngxuất hiện thường xuyên Thường thì đối tượng so sánh là các bài thơ ngắn
Ví dụ 1: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão
và Cảm hoài của Đặng Dung.
Ví dụ 2: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo
của Nam Cao để thấy được cái tâm và cái tài của hai nhà văn này
Trường hợp biến thể của dạng đề này là đối sánh một tác phẩm với một đoạn trích:
Trang 6Ví dụ 3: Anh/chị hãy phân tích, so sánh bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn
Khoa Điềm
2.2 Đối sánh ở cấp độ đoạn thơ, đoạn văn
Ví dụ 1: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
“Anh nhớ tiếng Anh nhớ hình Anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!
Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi Nhớ đôi môi đương cười ở phương trời Nhớ đôi mắt đương nhìn anh đăm đắm Gió bao lần từng trận gió thương đi,
Mà kỷ niệm, ôi, còn gọi ta chi ”
(Tương tư, chiều - Xuân Diệu) “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”
(Tương tư - Nguyễn Bính)
Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi
lại réo to mãi lên Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”
(Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)
“Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của
rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và
Trang 7say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại”
(Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
2.3 Đối sánh ở cấp độ các vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm (hoặc của đoạn thơ, đoạn văn)
Những đề văn thuộc dạng này có thể yêu cầu phân tích, so sánh cácphương diện nội dung tư tưởng như: tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo, chủnghĩa yêu nước
Ví dụ 1: Anh/chị hãy phân tích, so sánh tư tưởng nhân đạo trong các đoạn
trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm - nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm), Nỗi sầu oán của người
cung nữ (trích Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều) và Trao duyên (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Ví dụ 2: Cảm hứng quê hương đất nước trong các bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên và đoạn trích Đất nước (trích trường ca
Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Ví dụ 3: Anh/chị hãy phân tích, so sánh tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân
đạo của Nam Cao và Kim Lân qua truyện ngắn Chí Phèo và truyện ngắn Vợ
Ví dụ 1: Anh/chị hãy phân tích, so sánh nghệ thuật thể hiện tình yêu trong
bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính và bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Ví dụ 2: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Trang 8Ví dụ 3: Vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật trong hai bài thơ: Vội vàng của Xuân Diệu và Tràng giang của Huy Cận.
2.5 Đối sánh ở cấp độ hình tượng
Có thể là hình tượng nhân vật, hình tượng thiên nhiên, hình tượng cái “tôi”trữ tình hoặc một hình tượng nào đó trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm
Ví dụ 1: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những
đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng
xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Ví dụ 2: Phân tích, so sánh nhân vật nữ trong các tác phẩm Vợ chồng A
Phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt của Kim Lân, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu
Ví dụ 3: Hình tượng thiên nhiên trong ba bài thơ: Vội vàng của Xuân Diệu,
Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tràng giang của Huy Cận.
Ví dụ 4: Hình tượng cái “tôi” của người cầm bút trong hai đoạn trích
Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của
Hoàng Phủ Ngọc Tường
2.6 Đối sánh ở cấp độ chi tiết
Dạng đề này thường hướng đến các chi tiết trong tác phẩm văn xuôi
Ví dụ 1:
“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm
nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”
(Vợ nhặt - Kim Lân)
“Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn
vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt”
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)
Anh/chị cảm nhận như thế nào về chi tiết “dòng nước mắt” trong nhữngcâu văn trên
Ví dụ 2: Chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và chi tiết lời di huấn của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn
Trang 9Tuân) đều tác động và đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời những người lầmđường.
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các chi tiết ấy
II Phương pháp làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh
lí giải nguyên nhân
Cách làm thứ nhất có vẻ dễ hơn nhưng nếu không lưu ý, học sinh sẽ sa đàvào việc phân tích, bình giá dài dòng từng đối tượng mà không quan tâm đúngmức đến nhiệm vụ so sánh Phần đối sánh có thể sẽ mờ nhạt, không đủ sức nặngcho bài viết Vì vậy, khi triển khai bài viết, tương quan giữa phần phân tích vàphần so sánh cần tổ chức sao cho hợp lí Cách làm thứ hai cho thấy người viết thểhiện thao tác đối sánh ngay từ đầu, nhiệm vụ so sánh được đặt ở vị trí trọng tâm.Cách làm này khó hơn nhưng khả năng thuyết phục sẽ cao hơn nếu người viếtthực sự làm chủ được các đối tượng so sánh
Những cách làm trên đều có thể đạt được hiệu quả mong muốn nếu họcsinh biết tổ chức bài viết một cách hợp lí Việc lựa chọn cách làm cũng phải linhhoạt, dựa vào từng dạng đề bài cụ thể và sở trường cá nhân của từng người viết.Chẳng hạn, nếu đề bài yêu cầu phân tích, đối sánh không phải hai mà là nhiều đốitượng cùng một lúc thì rõ ràng cách làm nên chọn là cách thứ hai, nghĩa là phântích, đánh giá các đối tượng ấy theo hai luận điểm lớn là điểm giống nhau vàđiểm khác nhau chứ không nên phân tích lần lượt rồi mới so sánh
Trong quá trình so sánh, các ý phải được tạo lập, bố trí, sắp xếp một cáchmạch lạc, rõ ràng Để có thể so sánh, cần phải dựa trên những tiêu chí nhất quángiữa các đối tượng Nếu không phân tách đối tượng ra thành các bình diện, các
Trang 10tiêu chí để so sánh thì sẽ dẫn đến lối viết chung chung, rối rắm hoặc thiếu ý Đây
là lỗi mà học sinh hay mắc phải - kể cả học sinh giỏi
Việc lí giải nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau có thể tách riêngthành một phần nhưng cũng có thể lồng vào quá trình phân tích, so sánh một cáchlinh hoạt, miễn là đủ ý và thuyết phục Để lí giải thấu đáo, tuỳ theo yêu cầu của
đề bài, học sinh phải huy động các tri thức trong tác phẩm và ngoài tác phẩm(như hoàn cảnh thời đại, đặc điểm cuộc đời nhà văn ) với một hàm lượng thôngtin phù hợp Từ kinh nghiệm thực tế, tôi thấy rằng, cũng có những đề văn so sánh
không nhất thiết phải có phần lí giải (đề nghị xem phần III Hướng dẫn luyện
tập một số đề văn, đề 3).
Phần trên là những lưu ý chung khi làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thếđối sánh Với các dạng bài cụ thể, lại có những lưu ý riêng
2 Lưu ý đối với từng dạng bài.
Dưới đây chỉ là những điều cần chú ý khi giải quyết các dạng đề văn đốisánh chứ tuyệt đối không phải là những công thức khi triển khai yêu cầu của đềbài Không thể tìm ra được một công thức cố định và toàn năng cho mỗi dạngbài Với những tình huống cụ thể của đề bài, người viết lại phải linh hoạt xử lí đểtạo lập một hệ thống ý phù hợp
2.1 Với dạng bài đối sánh ở cấp độ tác phẩm
Học sinh phải nắm chắc đặc trưng thể loại, từ đó mới có thể phân tách các đối tượng ra thành những bình diện tương ứng với đặc trưng thể loại để so sánh
*Với thể loại thơ, khi phân tích, đối sánh, cần lưu ý đến các bình diện sauđây:
- Bối cảnh trữ tình (hoàn cảnh thời gian, không gian khơi nguồn cho thicảm)
- Nội dung trữ tình (các cung bậc cảm xúc của chủ thể trữ tình)
- Các phương thức nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, bútpháp )
- Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những bài thơ đang phân tích
*Với thể loại truyện ngắn, có thể phân tích, đối sánh theo các bình diệnsau:
Trang 11- Nội dung hiện thực được phản ánh (bức tranh về đời sống và con ngườiđược khắc hoạ trong tác phẩm).
- Nội dung tư tưởng (tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo, các thông điệpnhân sinh được gửi vào tác phẩm)
- Các phương thức nghệ thuật (nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựngtình huống truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, diễn tả tâm lí nhân vật, ngôn từ,giọng điệu )
- Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những truyện ngắn đang phântích
* Về thể loại tiểu thuyết, kịch và kí, tôi không bàn tới trong mục này vì với
hệ thống các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT hiện hành, dạng bài đốisánh tác phẩm tiểu thuyết, kịch, kí (với tư cách các tác phẩm trọn vẹn) sẽ khôngthể xảy ra
2.2 Với dạng bài đối sánh ở cấp độ đoạn thơ, đoạn văn
Đối với dạng bài này, học sinh vừa phải thâm nhập được vào các đoạn thơ,đoạn văn, xem xét chúng như những đơn vị nghệ thuật độc lập lại vừa phải đặtchúng trong mối liên hệ với chỉnh thể tác phẩm để việc phân tích, luận giải đượcxác thực, thoả đáng hơn Học sinh cũng phải nắm được đặc trưng thể loại để lấy
đó làm hệ quy chiếu cho quá trình giải quyết vấn đề
*Với đoạn thơ, bám vào đặc trưng thể loại, có thể phân tích và chỉ ra điểmgiống nhau, khác nhau theo các bình diện:
- Bối cảnh trữ tình được nói đến trong các đoạn thơ
- Nội dung cảm xúc của chủ thể trữ tình trong các đoạn thơ
- Các yếu tố nghệ thuật được sử dụng
- Phong cách nghệ thuật của các tác giả qua những đoạn thơ đang phântích
*Với dạng đề cảm nhận về các đoạn văn, có thể phân tích, chỉ ra điểmgiống nhau và khác nhau theo các bình diện sau:
- Nội dung hiện thực được phản ánh trong các đoạn văn
- Nội dung tư tưởng của các đoạn văn
- Những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong các đoạn văn