Bạo lực gia đình phổ biến mang tính toàn cầu là nỗi đau và mối lo ngại của không ít gia đình của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế
Trang 1MỤC LỤC
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5
6 Một số khái niệm chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu 6
Chương 1 Phản ứng của phụ nữ đối với bạo lực gia đình 11
1.2 Chấp nhận, chịu đựng - phản ứng yếu trước hành vi bạo lực 14
Chương 2 Các yếu tố thúc đẩy phản ứng mạnh và yếu của
2.1 Các yếu tố thúc đNy phản ứng mạnh 16
Chương 3 Hệ quả đối với sức khỏe của người phụ nữ 24
3.2 Hệ quả đối với sức khỏe tinh thần 24
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bạo lực gia đình là một hiện tượng phổ biến mang tính toàn cầu,
là nỗi đau và mối lo ngại của không ít gia đình, của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế Và Việt Nam không phải là ngoại lệ Bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân quan trọng làm tan vỡ gia đình, dẫn đến tình trạng ngoại tình, ly thân, ly hôn, góp phần làm gia tăng các vấn nạn xã hội Nạn nhân của bạo lực gia đình hầu hết là những người yếu thế trong gia đình, đó là phụ nữ, trẻ em, cha mẹ già phải sống phụ thuộc vào con cái Phụ nữ phải gánh chịu bạo lực gia đình ở
ba hình thức chủ yếu: bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục Những năm gần đây, tình trạng này ngày một gia tăng và hậu quả để lại cho xã hội là rất lớn Điều này đã khiến các nhà khoa học, các nhà hoạch định và tư vấn chính sách nhìn nhận, chú ý và nghiên cứu một cách nghiêm túc Các nghiên cứu về bạo lực gia đình đều nhằm đến một mục đích chung nhất là lên án các hành vi bạo lực, góp phần phòng chống bạo lực gia đình, can thiệp và hỗ trợ hiệu quả cho nạn nhân bị bạo lực
Nghiên cứu này tập trung làm rõ một số khía cạnh của bạo lực gia đình còn chưa được đề cập đầy đủ trong các nghiên cứu trước, đặc biệt là phản ứng của người phụ nữ khi phải đối mặt với hành vi bạo lực của người chồng, đồng thời phân tích hệ quả của những cách phản ứng khác nhau đối với sức khỏe của bản thân người phụ nữ
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Bạo lực gia đình được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau như đạo đức, nhân quyền, bất bình đẳng giới… và các nhà nghiên cứu đều có chung nhận định, bạo lực gia đình không phải là vấn đề xã hội của một quốc gia mà là vấn đề có tính toàn cầu Nạn nhân của bạo
Trang 2lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và phần lớn các trường hợp bạo lực
gia đình là những người vợ bị chồng đánh đập, hành hạ, ngược đãi
Đấu tranh nhằm ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các hành vi bạo
lực gia đình đối với phụ nữ đã trở thành mối quan tâm chủ yếu của
các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
Các hình thức bạo lực gia đình được phân loại theo nhiều cách
khác nhau 1- Hai loại: bạo lực thấy được và bạo lực không nhìn thấy
được (bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp) 2- Ba loại: bạo hành thể
xác, bạo hành tinh thần và bạo hành tình dục 3- Bốn loại: ngược đãi
thân thể, ngược đãi về lời nói, ngược đãi về tình cảm và ngược đãi
liên quan đến tình dục 4- Năm loại: cưỡng bức thân thể, cưỡng bức
tình dục, cưỡng bức về tâm lý và tình cảm, cưỡng bức về mặt xã hội
và cưỡng bức về tài chính Dù được phân loại theo nhiều cách khác
nhau, dù được gọi tên với nhiều thuật ngữ khác nhau nhưng có thể
nhận thấy những loại hình bạo lực này đều không có một ranh giới rõ
ràng để phân định rạch ròi Có thể khẳng định, bạo lực gia đình của
người chồng đối với người vợ diễn ra theo một hình thức phức hợp
bao gồm cả bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần lẫn bạo lực tình dục,
đương nhiên gây ảnh hưởng cùng lúc đối với sức khỏe thể chất, tinh
thần và tình dục của người phụ nữ
Các nguyên nhân khiến người phụ nữ trở thành nạn nhân của bạo
lực có thể kể đến là do hệ tư tưởng nam trị và các quan hệ thống trị -
phụ thuộc, do Nhà nước buông lỏng, không áp dụng các biện pháp xử
lý thích hợp đối với bạo lực, do một số chuNn mực và thực tiễn văn
hóa cũ, sự bất bình đẳng về kinh tế, khuynh hướng sử dụng bạo lực
trong giải quyết xung đột, thiếu kỹ năng xử lý xung đột của cá nhân
và cộng đồng, do quan niệm của người phụ nữ không muốn “vạch áo
cho người xem lưng”, do sự thiếu hiểu biết pháp luật của cả hai phía: nạn nhân và đối tượng gây bạo lực…
Bạo lực gia đình thường là sự kết hợp tổng hòa của nhiều nhân tố
ở nhiều cấp độ Với mọi nguồn căn nguyên, bạo lực gia đình luôn để lại những hậu quả nặng nề cho nạn nhân bị bạo lực, trong đó có phụ
nữ Phụ nữ là đối tượng chính phải gánh chịu những hậu quả về sức khỏe thể chất, tinh thần và sức khỏe tình dục do hành vi bạo lực của người chồng
3 Mục đích nghiên cứu
Ghi nhận thành quả đã đạt được của các nghiên cứu đi trước, trong khuôn khổ hạn chế về điều kiện thời gian và nguồn lực cho cuộc nghiên cứu, đề tài tập trung làm rõ một số khía cạnh của bạo lực gia đình còn chưa được đề cập đầy đủ trong các nghiên cứu trước, đặc biệt là phản ứng của người phụ nữ khi phải đối mặt với hành vi bạo lực của người chồng Hệ quả của những cách phản ứng khác nhau đối với sức khỏe của bản thân người phụ nữ cũng là chủ đề được thảo luận kỹ trong luận văn này
4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Khi bị bạo lực gia đình, phản ứng tức thời và phản ứng lâu dài,
về sau của người phụ nữ diễn ra như thế nào?
- Các yếu tố bạo lực gia đình, đặc trưng cá nhân và nhận thức của phụ nữ có tác động đến việc lựa chọn cách phản ứng của họ ra sao?
- Hệ quả của từng cách phản ứng đối với sức khỏe của phụ nữ là gì?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Mức độ phản ứng đối với bạo lực gia đình của phụ nữ có tác động làm giảm bạo lực trong thời gian sau đó Phụ nữ càng có phản
Trang 3ứng mạnh mẽ với bạo lực thì khả năng bạo lực xảy ra sau đó càng
thấp hoặc mức độ nghiêm trọng của bạo lực sau đó càng thấp
Nhận thức là yếu tố quan trọng nhất tác động đến phản ứng của
phụ nữ Phụ nữ càng có nhận thức tốt (có học vấn cao, tiếp cận nhiều
nguồn thông tin, kể cả Internet, có hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về
quyền của phụ nữ) thì càng có phản ứng mạnh hơn với bạo lực
Ngược lại, phụ nữ có nhận thức yếu, có niềm tin nhiều hơn vào các
giá trị trọng nam khinh nữ truyền thống, thì càng có xu hướng cam chịu
5 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu: tác động của bạo lực gia đình tới sức
khỏe của người phụ nữ
5.2 Khách thể nghiên cứu chủ yếu: người vợ và người chồng
trong những gia đình có hành vi bạo lực
Bên cạnh đó tìm hiểu thêm các đối tượng có liên quan như các
thành viên khác trong gia đình, hàng xóm, người dân địa phương,
chính quyền địa phương, các đoàn thể quần chúng
5.3 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09/2010 đến tháng 06/2011
- Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại 3 điểm là thị trấn
Đông Anh, xã Cổ Loa và xã Kim Chung (huyện Đông Anh - thành phố
Hà Nội)
5.4 Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu:
Đông Anh là một huyện ngoại thành phía Bắc thành phố Hà Nội,
gồm có thị trấn Đông Anh và 23 xã
Thị trấn Đông Anh có diện tích 453km2 Dân số khoảng 24.000
người Đây là đơn vị duy nhất của huyện Đông Anh không trực tiếp
tham gia sản xuất nông nghiệp Dân cư thị trấn chủ yếu làm việc
trong các cơ quan nhà nước, buôn bán kinh doanh, làm dịch vụ thương mại
Xã Cổ Loa có diện tích 802ha Tổng số hộ trên toàn xã là 4.448
hộ với 16.514 nhân khNu Dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (2.446 hộ) Ngoài ra còn có 1.334 hộ làm dịch vụ, thương mại 542 hộ làm các công việc xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và vận tải
Xã Kim Chung nằm ở phía Tây huyện Đông Anh, có diện tích 344ha Tổng số hộ trên toàn xã là 12.453 hộ với 30.000 nhân khNu, được phân bố ở 3 thôn: thôn Bầu, thôn Hậu Dưỡng và thôn Nhuế Trên địa bàn xã Kim Chung hiện có khoảng trên 30 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động, có nhiều đường giao thông quan trọng đi qua khu công nghiệp và đường hạ tầng Bắc Thăng Long
6 Một số khái niệm chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu
6.1 Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn
nhân hoặc quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có
sự gắn bó và ràng buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ
có tính hợp pháp được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ
6.2 Bạo lực chống lại phụ nữ là bất kỳ một hành động bạo lực
dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về thân thể, về tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ
nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư (Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ, tháng 12/1993)
6.3 Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây
tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình (Luật Phòng chống Bạo lực gia đình năm 2007, Khoản 2, Điều I)
Trang 4Tất cả các nghiên cứu về bạo lực gia đình đều thừa nhận đôi khi
phụ nữ là người gây ra bạo lực đối với nam giới, nhưng bằng chứng
thực tế cho thấy phần lớn các vụ bạo lực là bạo lực đối với phụ nữ
Bởi vậy, nghiên cứu này tập trung vào vấn đề bạo lực đối với phụ nữ
do nam giới gây ra và bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong nghiên
cứu này được hiểu là bạo lực của người chồng đối với người vợ
6.4 Đời sống của người phụ nữ được hiểu là do nhiều yếu tố
cấu thành, bao gồm quan hệ vợ chồng, đời sống tình cảm, các mối
quan tâm xã hội, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, v.v… Nhưng
ở đây, trong phạm vi nghiên cứu có hạn, đời sống của người phụ nữ
chủ yếu được xét đến ở 3 khía cạnh: sức khỏe thể chất, sức khỏe
tình dục và đời sống tinh thần do chịu ảnh hưởng từ hành vi bạo
lực của người chồng trong gia đình
- Sức khỏe thể chất: chấn thương các bộ phận cơ thể, ngất, bất tỉnh…
- Sức khỏe tình dục: các bệnh viêm nhiễm đường tình dục,
HIV/AIDS, rối loạn phụ khoa, ghê sợ, vô cảm, suy nghĩ tiêu cực về tình dục
- Sức khỏe tinh thần: lo sợ, căng thẳng sau chấn thương, tính tự
trọng thấp, trầm cảm, hoảng loạn, mất ngủ, mất trí nhớ, bệnh tâm thần,
muốn tự tử…
7 Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu
7.1 Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất nhạy cảm của vấn đề nghiên cứu, đề tài chú trọng sử
dụng các phương pháp định tính trong thu thập và phân tích thông tin
và sử dụng phương pháp “quả bóng tuyết” để tiếp tục lựa chọn thêm
những đối tượng cần phỏng vấn
Bên cạnh các thông tin được tập hợp từ các kết quả nghiên cứu
đã được công bố, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thêm 125 cuộc
phỏng vấn bằng bảng hỏi với những câu hỏi định lượng có sẵn với đối tượng là phụ nữ bị bạo lực tại địa bàn
Phương pháp quan sát và phương pháp phân tích tài liệu cũng được vận dụng
7.2 Chọn mẫu
Dựa vào danh sách các hộ thuộc địa bàn nghiên cứu là thị trấn Đông Anh, xã Cổ Loa và xã Kim Chung do địa phương cung cấp, chọn những hộ gia đình có xuất hiện hiện tượng bạo lực, có người mắc các tệ nạn xã hội theo nguyên tắc mẫu thuận tiện Tiếp tục chọn những người phụ nữ đã lập gia đình trong hộ, tiến hành câu hỏi lọc Chỉ những người phụ nữ trả lời đã từng bị bạo lực (bạo lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần) mới được nhóm nghiên cứu khảo sát bảng hỏi Tổng số phụ nữ trả lời bảng hỏi là 125 người
Cỡ mẫu cho phỏng vấn sâu là 35 mẫu, đối tượng phỏng vấn là:
- Người vợ - nạn nhân bị bạo lực: 20 người
- Người chồng - đối tượng gây bạo lực: 10 người
- Đại diện hộ gia đình và các đối tượng khác (hàng xóm, người dân địa phương): 05 người
Đồng thời tiến hành 03 thảo luận nhóm tập trung (nhóm phụ nữ
đã có gia đình, nhóm nam giới đã có gia đình, nhóm lãnh đạo chính quyền địa phương), mỗi nhóm 10 người, tổng cộng 30 người ở 03 nhóm
8 Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết căng thẳng xã hội cho rằng, sự căng thẳng trong cuộc
sống có thể khiến cá nhân có hành vi bạo lực đối với người thân trong gia đình Cá nhân không chỉ sử dụng bạo lực như một cách thức đương đầu với sự căng thẳng xã hội họ đang phải hứng chịu mà còn xem đó là cách giải quyết những xung đột trong đời sống cá nhân Bất cứ khi nào có sự mất cân bằng về kỳ vọng, cá nhân có thể
Trang 5sử dụng bạo lực để kiểm soát tình hình Hành vi bạo lực được xem là
cách thức để bù đắp cho vị thế thấp kém hoặc lòng tự trọng bị tổn thương
Trong lý thuyết xã hội hóa vai trò giới, bạo lực gia đình được
xem là một trong những kết quả của quá trình xã hội hóa cá nhân, là
hành vi do bắt chước, học theo, làm theo mà có Động cơ bạo lực,
hành vi bạo lực, thái độ “bình thường hóa” của người chồng xuất
phát từ sự tiếp nhận, làm theo những tấm gương quan sát thấy trong
bản thân gia đình và cộng đồng Sự nhẫn nhịn và thái độ “cam chịu”
của người vợ cũng có điểm xuất phát tương tự, và đó chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến và thúc đNy khả năng tái diễn của
bạo lực gia đình
Cách tiếp cận sinh thái học chỉ ra rằng, bạo lực gia đình xảy ra
không phải do một nhân tố duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều nhân
tố ở các cấp độ khác nhau Ở cấp độ cá nhân, tồn tại một số khả năng
như người gây ra bạo lực từng là nạn nhân của bạo lực, từng bị lạm
dụng tình dục, từng phải chứng kiến hành vi bạo lực của cha mẹ và
người thân, không có cha mẹ hoặc bị cha mẹ chối bỏ và thường
xuyên uống rượu Ở cấp độ gia đình, các mâu thuẫn nảy sinh trong
quan hệ vợ chồng, người chồng là người kiểm soát tài chính và là
người ra quyết định chủ yếu trong gia đình là những nhân tố có nguy
cơ dẫn đến bạo lực Ở cấp độ cộng đồng, đó là sự nghèo đói, điều
kiện kinh tế - xã hội không đảm bảo, tình trạng đơn độc của phụ nữ,
sự gắn kết của nhóm nam giới, thiếu vắng sự trợ giúp, can thiệp từ
phía cộng đồng Còn ở cấp độ xã hội, đó là sự tồn tại của các chuNn
mực thừa nhận quyền kiểm soát, quyền sở hữu của nam giới đối với
phụ nữ, chấp nhận bạo lực như là một biện pháp giải quyết mâu
thuẫn cá nhân và gia đình, và thái độ nhẫn nhịn chịu đựng sự ngược
đãi, hành động bạo lực của bản thân phụ nữ
Mô tả các hành vi bạo lực thể chất và bạo lực tình dục, lý thuyết
“bánh xe quyền lực và kiểm soát” nhấn mạnh việc người chồng sử
dụng bạo lực như một phương tiện để duy trì quyền lực và sự kiểm soát đối với người vợ Nhân tố quyết định dẫn đến hành vi bạo lực của người chồng chính là ý muốn buộc người vợ phải phục tùng mình khi sử dụng hành vi bạo lực và mối quan hệ hôn nhân của họ sẽ thay đổi theo chiều hướng có lợi cho người chồng Khi bị đe dọa hoặc bị đánh đập, người vợ thường có thái độ cam chịu, chấp nhận và làm mọi việc có thể để khiến người chồng hài lòng với hy vọng hành
vi bạo lực không lặp lại Nhưng thực chất, cách xử sự đó của họ chính là biểu hiện của việc hoàn toàn bị kiểm soát, giúp mục đích của người chồng khi thực hiện hành vi bạo lực được hiện thực hóa
Lý thuyết hệ thống khẳng định, hành vi của một thành viên và
khả năng lặp lại hành vi đó bị tác động bởi những phản ứng và phán xét của các thành viên khác Khi người chồng có hành vi bạo lực, nếu người vợ luôn tỏ thái độ cam chịu, thì hành vi bạo lực sẽ không chỉ xảy ra một lần, càng về sau người chồng càng coi đó là hành vi bình thường đến mức có thể chấp nhận được, còn người vợ sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất, đời sống tinh thần
và sức khỏe tình dục Nếu người vợ không chấp nhận mà tỏ thái độ phản kháng, hành vi bạo lực của người chồng có thể hoặc không tái diễn hoặc suy giảm mức độ thường xuyên, sức khỏe của người phụ
nữ ở các phương diện nêu trên ít phải gánh chịu ảnh hưởng tiêu cực
Trang 6PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Phản ứng của phụ nữ đối với bạo lực gia đình
Có hai cách phản ứng của người phụ nữ khi phải đối mặt
với bạo lực gia đình Phản ứng mạnh bao gồm các biểu hiện
như kháng cự, đánh lại, trả thù, ly hôn… Ngược lại, có nhiều
phụ nữ vẫn tiếp tục im lặng, chịu đựng mọi đòn đánh, hành vi
ngược đãi của người chồng cho dù hành vi này diễn ra thường
xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần và đã có lúc người phụ nữ tưởng
như hết khả năng chịu đựng Nghiên cứu coi kiểu hành động
như vậy là phản ứng yếu Số liệu nghiên cứu cho thấy có sự
khác nhau khá lớn giữa phản ứng dự kiến và phản ứng thực
của phụ nữ đối với hành vi bạo lực Chỉ 10,4% phụ nữ trả lời
sẽ chấp nhận bạo lực Nhưng khi bạo lực xảy ra, có đến 43,2%
phụ nữ chấp nhận hành vi bạo lực của chồng Xu hướng lựa
chọn cách thức phản ứng gần như trái ngược hoàn toàn so với
dự kiến ban đầu Chỉ còn lại 6,4% chọn cách phản ứng mạnh
Phản ứng lâu dài của người phụ nữ trước hành vi bạo lực của
chồng có vẻ như ngày càng tiêu cực hơn Hy vọng được ứng
cứu giảm gần một nửa so với hy vọng tại thời điểm bị bạo lực
(8% so với 15,2%) Tỷ lệ phụ nữ chấp nhận bạo lực ở thời
điểm về sau tăng hơn hẳn so với phản ứng thực tế và gấp tới
gần 6 lần so với phản ứng dự kiến (58,4% so với 10,4%)
1.1 Các hình thức phản ứng mạnh
Không nhiều người phụ nữ chọn cách phản ứng mạnh Và
nếu có cũng chỉ là khi đã bị đánh đập, chửi mắng “đến cả ngàn
lần”, hay khi “không thể chịu đựng thêm được nữa” Phần lớn
những người phụ nữ trong nghiên cứu này đều trả lời là không
có hành động kháng cự nào ngay lần đầu tiên đối mặt với hành
vi bạo lực Với thái độ phản kháng, 29% số phụ nữ được hỏi trả lời bạo lực có giảm, 13% cho biết tình trạng bạo lực được chấm dứt Thông tin về tình trạng bạo hành tồi tệ hơn được 16% phụ nữ tiết lộ và gần một nửa số phụ nữ được hỏi (42%) cho biết thái độ phản kháng không giúp làm thay đổi hiện trạng bạo lực
Chỉ có 18,4% phụ nữ rời khỏi nhà vì hành vi bạo lực Trong số những phụ nữ đã từng bỏ nhà đi, 8,8% từng bỏ nhà
đi một lần và 1,6% từng bỏ nhà đi với số lần nhiều hơn 5 lần Sau khi rời khỏi nhà, người phụ nữ không có nhiều nơi để tìm đến nhờ trợ giúp 13,2% phụ nữ bị bạo lực bỏ nhà đến tạm trú
ở gia đình chồng và họ hàng bên chồng Gần gấp bốn lần tỷ lệ này (47,4%) là số phụ nữ tìm đến gia đình và họ hàng bên ngoại Cho đến thời điểm này, các kết quả nghiên cứu đều ghi nhận thái độ và hành vi phản kháng kiểu đánh lại, tự vệ, tranh luận hoặc rời khỏi nhà như trên là hình thức tích cực nhất từ phía các nạn nhân giúp chính bản thân họ chống lại bạo lực gia đình, ngăn chặn hành vi bạo lực tái diễn Họ đã vượt qua được sự mềm yếu, ý thức được giá trị của bản thân, có hiểu biết xã hội về một số lĩnh vực như bình đẳng nam nữ, quyền con người,… có nghị lực, có khả năng thay đổi cuộc sống và tính cách cá nhân Bên cạnh những phản ứng ở ngay tại thời điểm bị bạo lực, một số phụ nữ đã chọn cách “trả thù” sau khi hành vi bạo lực kết thúc Tất cả những biểu hiện phản kháng
Trang 7như lừa chồng uống thuốc ngủ, chờ chồng ngủ thật say rồi
ngồi lên mặt chồng, chửi thầm “cho bõ tức” hay lấy kéo cắt
tóc chồng nham nhở khi chồng đã say rượu, không còn tỉnh
táo, hay bí mật lấy những tấm ảnh kỷ niệm của chồng ra cắt
vụn… và so với bạo lực thể xác, mong muốn trả thù đối với
hành vi bạo lực tình dục và bạo lực tinh thần có xu hướng
nung nấu hơn, uất hận hơn, nhưng xét cho cùng, cũng chỉ là sự
đối phó nhất thời Đa số những người phụ nữ trong nghiên cứu
này sau đó vẫn chấp nhận những lần bạo hành tiếp theo
Đáng chú ý là tất cả nam giới được hỏi trong nghiên cứu
này đều không hề có suy nghĩ vợ mình dám trả thù vì bị đánh,
bị mắng chửi hay khi phải chiều theo ý muốn quan hệ của
chồng dù bản thân họ không thích Điều đó chứng tỏ việc phụ
nữ bị bạo lực với những hành vi như đánh chửi, ép buộc quan
hệ tình dục là chuyện có thể hiểu được, có thể chấp nhận đối
với nam giới Thậm chí có người còn có suy nghĩ là trụ cột gia
đình, đi làm vất vả thì việc vợ ở nhà cơm nước hay chiều
chồng cũng là việc nên làm, phải làm để bù đắp những khó
khăn, vất vả mà người chồng đã phải gánh chịu: “Đi làm về
mệt mỏi, tối được nằm một tí thì vợ phải thông cảm, phải
chiều Chẳng nhẽ lại bắt chồng phải xin phép mới được ngủ.”
Nam giới cũng thường có tâm lý cho rằng người chồng hoàn
toàn có quyền đòi hỏi việc quan hệ và người vợ chấp nhận là
lẽ đúng, lẽ đương nhiên Có người viện cớ nhu cầu tình dục
của nam giới cao hơn của phụ nữ, nên việc người vợ đôi khi từ
chối quan hệ với chồng cũng là điều dễ hiểu: “Chuyện quan hệ
thì chiều nhau thôi Đàn ông nhu cầu bao giờ chả cao hơn.”
Những kết quả thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy hai nguyên nhân sâu xa và cơ bản nhất trong vấn đề bạo lực gia đình là nhận thức của mỗi người và sự bất bình đẳng trong mối quan hệ quyền lực giữa nam và nữ Nghèo đói hay thiếu giáo dục không phải là lý do dẫn đến bạo lực gia đình Bạo lực gia đình cũng không phải do ma túy hay rượu, dù cả rượu và ma túy đều thường liên quan trực tiếp đến bạo lực Rất nhiều người đàn ông không hề say rượu hay phê
ma túy khi đánh chửi vợ Họ nắm trong tay quyền lực chi phối một hay nhiều người trong gia đình trong đó có người vợ Và đối với họ, việc chồng đánh vợ được coi là “phương thức dạy bảo” của người trên đối với người dưới
1.2 Chấp nhận, chịu đựng - phản ứng yếu trước hành
vi bạo lực
Đa số những người phụ nữ được hỏi trong nghiên cứu này đều đã có khoảng thời gian bị bạo lực nhiều năm 32,8% trong
số họ trả lời đã bị chồng gây bạo lực trong khoảng thời gian từ
1 năm đến dưới 5 năm và có đến 52% phụ nữ đã phải gánh chịu tình trạng bạo lực trong khoảng thời gian từ 5 năm đến dưới 10 năm Cá biệt có 2,4% những người phụ nữ tham gia phỏng vấn có khoảng thời gian gánh chịu bạo lực trên 15 năm Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, đối với các hình thức bạo lực khác nhau, tỷ lệ phụ nữ chọn cách phản ứng chấp nhận, cam chịu luôn ở mức cao, cao nhất là đối với hình thức
Trang 8bạo lực tình dục (58,6%), tiếp đến là bạo lực thể chất (52,8%)
rồi đến bạo lực tinh thần (48%) Ở hình thức bạo lực thể chất,
tiếp sau phản ứng chấp nhận bạo lực, đa số phụ nữ chọn cách
chạy trốn, tìm cách thoát thân (28%) Phản ứng mạnh kiểu trả
thù, ly hôn, đánh lại chồng… được áp dụng nhiều nhất đối với
hình thức bạo lực tinh thần (36% so với 20% đối với bạo lực
tình dục và 12% đối với bạo lực thể chất) Đối với bạo lực tình
dục, tỷ lệ phụ nữ nhờ người khác can thiệp giúp đỡ ở mức
thấp nhất so với tất cả các cách thức phản ứng được nêu ra
(2,4%) Những tỷ lệ phần trăm này phần nào chứng minh xu
hướng phản ứng của người vợ trước hành vi bạo lực của
chồng, chủ ý là che giấu, không muốn người khác biết chuyện
Tâm lý “bình thường hóa”, “xấu chàng hổ ai” là tâm lý chi
phối chủ yếu cách thức phản ứng cam chịu, chấp nhận của
người phụ nữ đối với hành vi bạo lực Việc phân biệt các kiểu
phản ứng khác nhau đối với các hình thức bạo lực thể chất,
tình dục và tinh thần cũng như việc so sánh cấp độ hơn kém
đối với khả năng chịu đựng, chấp nhận của người phụ nữ bị
bạo lực chỉ mang tính chất tương đối Trên thực tế, một khi
người phụ nữ chịu đựng bạo lực thể chất thì không thể nói
rằng đời sống tình dục của họ không bị ảnh hưởng hay tinh
thần của họ vẫn ổn định
Chương 2 Các yếu tố thúc đẩy phản ứng mạnh và yếu
của phụ nữ đối với bạo lực gia đình
Có nhiều yếu tố khác nhau hình thành và thúc đNy phản ứng mạnh và yếu của phụ nữ khi phải đối mặt với bạo lực gia đình Nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến các yếu tố chủ quan, các yếu tố cá nhân liên quan đến bản thân người phụ nữ
2.1 Các yếu tố thúc đẩy phản ứng mạnh
Khi bị chửi rủa, bị gán cho là thứ này thứ khác nhưng chưa bị đánh, có người phụ nữ đã chọn cách “nói lại” vì chị
nhận ra điều vô lý, bất công trong quan hệ vợ chồng, “bị gọi
là con đĩ mà thực ra chẳng đĩ thõa với ai” Chị so sánh với
chồng và/hoặc với những người khác “tôi cũng đi làm ở chỗ
tử tế” và chủ yếu là chị có tìm đọc và hiểu rằng những câu
nói, không khí gia đình mà chị đang phải đối diện là bất bình
thường và chị có ý nghĩ “phải thoát ra khỏi mấy chuyện này”
Lý do khiến 18,4% phụ nữ được hỏi trong nghiên cứu từng có quyết định bỏ nhà đi chủ yếu là do tâm trạng bức bối,
bị dồn đến bước đường cùng 11% trong số đó được bạn bè / gia đình khuyến khích, 13% bị đuổi ra khỏi nhà, 5% phải ra khỏi nhà do thương tích nặng và có đến 55% phụ nữ không thể chịu đựng bạo lực lâu hơn hay nhiều hơn Nguyên nhân
dẫn đến ly hôn của một nữ cán bộ là bị chồng “dùng chày mà
nện vào mặt, vào đầu, vào lưng” Sau ba lần bị đánh phải vào
viện điều trị chị quyết định ly hôn dù đã nghĩ đến sự khổ tâm
Trang 9của bố mẹ và rất thương các con phải chịu ảnh hưởng, không
để ý được việc học hành Những người phụ nữ có phản ứng
mạnh trong nghiên cứu này cùng có một điểm chung là nhận
thức tiến bộ, coi trọng bản thân, có mong muốn giải thoát,
dám nghĩ và dám làm để hiện thực hóa mong muốn đó Đây là
vấn đề nghiên cứu muốn nhấn mạnh
2.2 Các yếu tố thúc đẩy phản ứng yếu
81,6% số phụ nữ được hỏi trong nghiên cứu này trả lời họ
chưa từng bỏ nhà ra đi vì lý do bạo lực Con số này một lần
nữa chứng minh thiên hướng giải quyết vấn đề mang tính hòa
bình, “một sự nhịn bằng chín sự lành”, không muốn làm to
chuyện của người phụ nữ đối với các hành vi bạo lực của
người chồng Số liệu định lượng cho biết lý do quan trọng
nhất khiến người phụ nữ không rời khỏi nhà là vì danh dự của
gia đình, chiếm 40,2% Lý do vì con / không muốn xa con
được 23,5% phụ nữ bị bạo lực lựa chọn Lý do quan trọng tiếp
theo chính là người chồng với 16,7% phụ nữ tha thứ cho
chồng sau hành vi bạo lực, 14,7% hy vọng chồng sẽ thay đổi
Có đến 43,7% số phụ nữ được hỏi không tìm đến sự trợ
giúp để giải quyết tình trạng bạo lực vì sợ mang tiếng xấu cho
gia đình và 28,7% lấy lý do xấu hổ để trả lời Lý do quan
trọng tiếp theo là sợ mất con (35,6%) Các lý do còn lại là lệ
thuộc về kinh tế (21,8%), sợ bỏ nhau (16,1%), hiểu là mình sai
nên mới bị đánh (4,6%) và 5,7% không tìm kiếm sự trợ giúp
vì không tin sự trợ giúp ấy có thể được hiện thực hóa Những con số này nêu lên một số vấn đề cần quan tâm Cảm giác xấu
hổ của người phụ nữ thường đi kèm với ý nghĩ tự kỷ ám thị, nhận thức sai lầm về vai trò của người phụ nữ theo khuôn mẫu
cũ, đã là vợ thì phải khéo léo, tinh tế, biết hy sinh bản thân để chăm lo hạnh phúc gia đình Kiểu tư duy “thuyền theo lái gái theo chồng” đã khiến nhiều người phụ nữ phải lệ thuộc vào chồng trong đó có sự lệ thuộc về kinh tế Xấu hổ, bức bối, đau đớn… nhưng người phụ nữ có thể chịu nhịn tất cả chỉ vì chữ
“sĩ diện”, “sợ mang tiếng”
Để giữ gìn hạnh phúc gia đình, ngăn ngừa việc chồng có quan hệ bất chính bên ngoài, nhiều người đã chấp nhận việc
“chiều chồng” trong nhiều năm qua, ngay cả khi các chị không
muốn, với suy nghĩ đơn giản là “Mình không có hứng thú thì
sao chứ Đàn ông ai chẳng có nhu cầu như thế Mình không chiều thì họ chán, họ bỏ bê Còn cần đến mình là còn yêu mình, mình phải chiều mà giữ.” Cũng giống như bạo lực tình
dục, bạo lực thể xác và tinh thần cũng nhận được những cách phản ứng tương tự từ phía người phụ nữ “một sự nhịn là chín
sự lành” Vì thể diện của gia đình, nhiều chị đồng tình với ý
kiến cho rằng “Tát mấy tát, đánh mấy đánh mà lu loa lên thì
có đáng không Nói ra xấu chàng hổ ai, xấu mình trước, xấu chồng xấu con, còn cha mẹ họ hàng…” Suy nghĩ này cũng
góp phần chi phối hành động trở về nhà của người phụ nữ sau
Trang 10quyết định bỏ nhà đi vì những đòn đánh của chồng Lý do
danh dự gia đình tiếp tục giữ vị trí ưu tiên trong quyết định
của người phụ nữ giống như khi họ quyết định không bỏ nhà
đi (47,8%) Vì con, không muốn xa con là lý do khiến 30,4%
phụ nữ bị bạo lực trở về nhà Tha thứ cho chồng là lý do được
26,1% phụ nữ lựa chọn Đáng chú ý có 34,8% phụ nữ đành
phải quay về vì không có nơi nào để ở
Có chị dù hiểu hành vi của chồng là sai trái, dù đã được
khuyên giải nhưng do quá yếu đuối và sợ hãi nên đành chấp
nhận bị động để cho mọi việc cứ thế diễn ra “Mấy chị quanh
xóm cũng khuyên này nọ nhưng chị không làm thế được.” Đa
số những người phụ nữ trong nghiên cứu này đều bày tỏ tâm
trạng lo lắng, thương xót cho con khi cha mẹ không hòa
thuận Theo các chị, hành vi bạo lực của cha đối với mẹ có thể
khiến con cái hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp (như bị đánh chửi
cùng mẹ) hoặc bị ảnh hưởng gián tiếp (như phải chứng kiến
bạo lực, biết chuyện nên buồn bã, không chăm lo học hành)
Vì con có chị không dám bỏ đi, không dám ly hôn, vì “nếu tôi
bỏ đi con tôi không thể vào lớp 10”, vì “con mình ai nuôi”, vì
“chị mà đòi ly dị nữa là nó (chồng) đánh thằng bé liền tay.”
Và đây là một lý do khác với tầm nhìn xa hơn, rộng hơn “Nếu
ly hôn, các con tôi một đứa có mẹ thì không có cha và ngược
lại Rồi có khi lại đi bước nữa, con chung con riêng, chẳng
giải quyết được vấn đề gì, tương lai không sáng sủa hơn.”
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ không nhận được sự giúp đỡ từ cha mẹ, họ hàng hay chính quyền địa phương chủ yếu do một số kiểu thái độ, định kiến cho rằng đàn ông có quyền dạy vợ, phụ nữ sai nên mới bị đánh, chồng đánh vợ là chuyện gia đình, riêng tư, người ngoài không có quyền can thiệp Bị chi phối bởi những kiểu thái độ và quan niệm định kiến nói trên, tất cả những người ngoài cuộc - không phải là người chồng, người vợ trong câu chuyện bạo
lực - đều khuyên người phụ nữ “nên nhịn đi một tí” Cá biệt
có những trường hợp ủng hộ hành vi bạo lực vì người phụ nữ mang tiếng: hỗn láo, dám cãi chồng, không biết chăm con, không biết đẻ, cậy có học, v.v… Hành vi bạo lực gia đình không được can thiệp cũng do bản thân người phụ nữ có thái
độ, quan niệm tương tự Có chị tự nhận là mình sai nên bị
đánh là đúng “Có khi là tại mình nấu mặn, có khi là sơ ý để cu
con bị ốm… Đánh là đúng mình phải chịu.” Có chị suy nghĩ
kiểu tự kỷ ám thị, đổ tại bản thân cả tin, không biết suy xét
đúng sai nên phải chấp nhận: “Cũng tại mình tin người quá
đáng, yêu quá hóa mù nên phải chấp nhận.”
2.3 Yếu tố nhận thức
2.3.1 Nhận thức của người vợ
Nhận thức là một yếu tố mang tính quan trọng cốt lõi chi phối phản ứng của người phụ nữ đối với bạo lực gia đình Đây cũng là yếu tố có tác động hai mặt cả tích cực lẫn tiêu cực đối