1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM và DV Tuấn Thảo 

74 422 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 841,5 KB

Nội dung

Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM và DV Tuấn Thảo

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã khẳng định tầmquan trọng của thương mại trong đời sống kinh tế xã hội Với vai trò là cầunối giữa sản xuất và tiêu dùng, thương mại đã làm cho quá trình lưu thônghàng hoá được nhanh chóng và thuận tiện hơn, người mua có thể tìm thấy ởdoanh nghiệp kinh doanh thương mại nhiều loại hàng hoá mà mình cần.Trước đây, trong cơ chế quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp thương mạihoạt động theo chỉ tiêu sản xuất của nhà nước Nhưng hiện nay, để đứngvững và phát triển doanh nghiệp thương mại phải nắm bắt và đáp ứng đượctâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giáthành hạ, mẫu mã phong phú nhằm làm tốt cầu nối giữa sản xuất và tiêudùng cũng như góp phần thúc đẩy sản xuất

Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì bán hàng là mộtkhâu quyết định trong mỗi chu kì kinh doanh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến

sự thành công hay thất bại của chu kì đó Giải quyết tốt khâu này tức làdoanh nghiệp đã đảm bảo cho các chu kì kinh doanh được diễn ra thườngxuyên liên tục Quá trình bán hàng là cơ sở để tạo ra lợi nhuận cho doanhnghiệp, đó là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường hiện nay

Để thực hiện được mục tiêu, mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt các thôngtin làm cơ sở đánh giá, phân tích, lựa chọn và ra quyết định đầu tư kinhdoanh như doanh thu, chi phí và kết quả vv Với tư cách là công cụ quản lýkinh tế, kế toán đã theo dõi, phản ánh, ghi chép đầy đủ những thông tin đó

và cung cấp cho các doanh nghiệp, cụ thể là kế toán bán hàng và xác địnhkết quả bán hàng Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán

Trang 2

doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở các doanh nghiệpthương mại nói chung và công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tuấn Thảonói riêng, bằng kiến thức lý luận được trang bị ở nhà trường và sự giúp đỡtận tình của Giám đốc, kế toán Công ty TNHHTM &DV Tuấn Thảo, em

mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tổ chức công tác kế toán bán hàng và

xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHHTM & DV Tuấn Thảo”.

Nội dung của đề tài đề cập đến những vấn đề lý luận chung, thực tế vànhững đánh giá, kiến nghị về công tác kế toán doanh thu bán hàng và xácđịnh kết quả của công ty, nội dung được trình bày cụ thể như sau:

Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán bán hàng và

xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

Chương II: Thực tế tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán

hàng ở Công ty TNHHTM & DV Tuấn Thảo

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán

hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHHTM & DV Tuấn Thảo

Với kiến thức tích luỹ còn hạn chế, phạm vi đề tài rộng và thời gianthực tế chưa có nhiều nên bài khó tránh khỏi những thiếu sót, em kính mongnhận được sự góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo, Giám đốc, kếtoán Công ty để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH

NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

1.1.1 Ý nghĩa của hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại và sự cần thiết phải quản lý.

Bán hàng (hay tiêu thụ hàng hoá) là giai đoạn cuối cùng của giai đoạntuần hoàn vốn trong doanh nghiệp, là quá trình thực hiện mặt giá trị củahàng hoá Trong mối quan hệ này, doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoácho người mua và người mua phải chuyển giao cho doanh nghiệp số tiềnmua hàng tương ứng với giá trị của hàng hoá đó, số tiền này được gọi làdoanh thu bán hàng Quá trình bán hàng được coi là hoàn thành khi có đủ 2điều kiện sau:

- Gửi hàng cho người mua

- Người mua đã trả tiền thanh toán hay chấp nhận thanh toán

Tức là nghiệp vụ bán hàng chỉ xảy ra khi giao xong hàng, nhận đượctiền hoặc giấy chấp nhận thanh toán của người mua, hai việc này có thể diễn

ra đồng thời cùng một lúc hoặc không đồng thời tuỳ theo phương thức bánhàng của doanh nghiệp Có thể nói công tác bán hàng là cực kì quan trọngđối với doanh nghiệp, thể hiện ở nội dung sau:

- Đối với sản xuất, sản xuất và tiêu thụ có mối quan hệ biện chứngvới nhau Sản xuất là tiền đề của tiêu thụ cũng như hoạt động mua vào trongkinh doanh thương mại và ngược lại, tiêu thụ lại ảnh hưởng quyết định tớisản xuất, tới việc thu mua hàng hoá Nếu sản xuất ra không tiêu thụ được

Trang 4

hay mua hàng về không bán được sẽ dẫn đến kinh doanh bị ứ đọng, ảnhhưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính củadoanh nghiệp Do vậy thực hiện tốt công tác bán hàng đảm bảo cho doanhnghiệp thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn kinh doanh, từ đó đem lại lợinhuận cao cho doanh nghiệp và mở rộng hoạt động kinh doanh.

- Việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp còn ảnh hưởng tới nhiềuđối tượng khác nhau Chẳng hạn, nếu mặt hàng kinh doanh của doanhnghiệp này là nguyên vật liệu của nhiều doanh nghiệp khác thì việc đảm bảotiêu thụ của mình sẽ tạo đIều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động cóhiệu quả hơn, đảm bảo cùng tồn tại và phát triển trong sự ràng buộc của hệthống phân công lao động xã hội Tổ chức công tác bán hàng có ý nghĩaquan trọng như vậy, nhưng mối quan tâm không chỉ dừng lại ở đây mà là kếtquả của việc tổ chức thực hiện đó Đây cũng là qui luật tất yếu trong sảnxuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều muốn biết mình đang và sẽ thu được

gì sau hàng loạt các hành vi tác nghiệp

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả củahoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả của hoạt động tài chính, kết quả củahoạt động khác Đối với doanh nghiệp thương mại, kết quả hoạt động kinhdoanh thực chất là kết quả bán hàng nó sẽ là nguồn lợi chính, là chênh lệchgiữa doanh thu thuần (tổng doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi khoản giảmdoanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp theophương pháp trực tiếp) với trị giá vốn hàng đã bán ra, chi phí bán hàng, chiphí quản lý doanh nghiệp , được xác định theo công thức:

Kết quả bán hàng = DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ- giá vốncủa hàng bán – CFBH, CFQLDN phân bổ cho số hàng đã bán

Trong điều kiện khu vực hoá, toàn cầu hoá, tự do thương mại và tự docạnh tranh làm cho sự khác biệt giữa thị trường trong nước và ngoài nước

Trang 5

ngày càng mờ nhạt, điều đó vừa tạo ra cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụnhưng lại đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước lớn hơn do đối thủ cạnhtranh ngày một nhiều và mạnh Đứng trước tình hình này đòi hỏi mỗi doanhnghiệp phải lựa chọn cho mình một chính sách sản phẩm, chính sách tiêu thụđúng đắn nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường và tăng hiệu quảkinh doanh.

Để quản lý tốt quá trình bán hàng, tiết kiệm chi phí và tối đa hoá lợinhuận cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Quản lý sự vận động và số hiện có của từng loại hàng hóa, theo chỉtiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị của chúng Đối với từng loạihàng hoá không chỉ theo dõi về các chỉ tiêu tổng hợp mà cần phải mở sổ chitiết để quản lý chặt chẽ

- Để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cần nắm vữngthị trường, xác định đúng giá cả, lựa chọn phương thức tiêu thụ cho phù hợp

và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp Ngoài yếu tố giá cả và chấtlượng và thương hiệu là một nhân tố tích cực thúc đẩy tốc độ tăng doanh sốbán

- Quản lý và sử dụng hiệu quả CFBH, CFQLDN nhằm tối đa hoá lợinhuận và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, quản lý chặt chẽ việcchấp hành chế độ tài chính về phân phối kết quả

1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

Từ những yêu cầu chung của quá trình quản lý bán hàng, kế toán với

tư cách là công cụ phục vụ đắc lực cho quản lý kinh tế, khi kế toán doanhthu bán hàng và xác định kết quả bán hàng được tổ chức khoa học hợp lý sẽcung cấp được những thông tin có ích cho nhà quản lý trong việc ra quyết

Trang 6

định sản xuất và tiêu thụ cho phù hợp, có hiệu quả Muốn vậy doanh thu bánhàng và xác định kết quả bán hàng phải thực hiện của các nhiệm vụ sau:

- Ghi chép đầy đủ kịp thời khối lượng hàng hoá bán ra về tiêu thụ nội

bộ, tính toán đúng trị giá vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng và chi phíquản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kếtquả bán hàng

- Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, tình hìnhthanh toán với người mua với ngân sách nhà nước

- Cung cấp thông tin chính xác trung thực và đầy đủ về tình hình bánhàng và xác định kết quả bán hàng

Như vậy kế toán bán hàng và xác định kết quả là công tác quan trọngcủa doanh nghiệp nhằm xác định số lượng, giá trị của lượng hàng hoá bán racũng như doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Song để pháthuy được vai trò và thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trên đòi hỏi phải tổ chứctốt công tác kế toán thật khoa học, hợp lý, đồng thời cán bộ kế toán phảinắm vững nội dung của việc tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng và xácđịnh kết quả bán hàng

1.2 Lý luận về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

1.2.1 Các phương thức bán hàng

Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường để thúc đẩy quá trình tiêu thụcác doanh nghiệp sử dụng rất linh hoạt các phương thức bán hàng Phươngthức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng các tài khoản kế toánphản ánh tình hình xuất kho hàng hóa Đồng thời có tính chất quyết định đốivới việc xác định thời điểm bán hàng và ghi nhận doanh thu, tiết kiệm chiphí bán hàng để tăng lợi nhuận Căn cứ vào điều kiện ghi nhận doanh thu và

Trang 7

thời điểm xác định là bán hàng có thể chia quá trình bán hàng thành haiphương thức:

mà không cần sử dụng TK157- Hàng gửi đi bán

1.2.1.2 Phương thức gửi bán

Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp theo những thoả thuận

đã ghi trong hợp đồng Khách hàng có thể là những đơn vị mua một lần hoặcnhững khách hàng mua thường xuyên theo hợp đồng kinh tế Khi xuất khohàng hoá giao cho khách hàng thì số hàng hoá đó vẫn thuộc quyền sở hữucủa doanh nghiệp bởi chưa thoả mãn 5 điều kiện ghi nhận doanh thu Chỉđến khi khách hàng đã chấp nhận thanh toán doanh nghiệp mới ghi nhậndoanh thu

Trang 8

Đối với phương thức bán hàng này, kế toán cần phải chú ý thời điểm

và các điều kiện ghi nhận doanh thu Đồng thời cần phải mở các tài khoảntổng hợp và chi tiết để theo dõi, quản lý hàng hoá gửi bán và thực hiện tríchlập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu có các dấu hiệu giảm giá Bán hàngtheo phương thức gửi bán đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường, khi

mà sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc từkhâu sản xuất đến tiêu dùng Các doanh nghiệp sản xuất sẽ giảm được cáckhoản đầu tư vào khâu bán hàng để tập trung vào khâu sản xuất Tuy nhiên,phương thức này có nhược điểm là khó quản lý các sản phẩm, hàng hoá đãgửi bán, khả năng rủi ro cao Các nhà quản lý cần theo dõi, đôn đốc việc thutiền từ các khách hàng khi sản phẩm, hàng hoá đã được xác định bán Đểphản ánh trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá xuất kho gửi bán, kế toán sử dụng

TK 157- Hàng gửi đi bán Chỉ khi đã xác định là nghiệp vụ bán hàng, kếtoán mới ghi nhận giá vốn và doanh thu bán hàng ở TK632, TK511 và cáctài khoản liên quan

1.2.2 Doanh thu bán hàng

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đượctrong kì hạch toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thôngthường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanhnghiệp Doanh thu được xác định bằng các khoản đã thu được hoặc sẽ thuđược sau khi trừ đi các khoản CKTM, GGHB và giá trị hàng bán bị trả lại.Tuỳ theo loại hình sản xuất kinh doanh có các loại doanh thu:

- Doanh thu bán hàng

- Doanh thu cung cấp dịch vụ

- Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chiaDoanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc số thu được từcác giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm,hàng hoá

Trang 9

cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán(nếu có) Nếu doanh nghiệp có doanh thu bán hàng bằng ngoại tệ thì doanhthu được qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế của nghiệp vụ phátsinh hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng nhànước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Trong kì kế toán,doanh thu bán hàng thuần mà doanh nghiệp thực hiện được có thể thấp hơndoanh thu bán hàng ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: doanh nghiệpchiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đãbán bị trả lại (do không đảm bảo điều kiện về qui cách, phẩm chất ghi tronghợp đồng kinh tế) và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuấtkhẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu bánhàng thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện được trong kì kế toán.

Theo chuẩn mực kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác, doanhthu chỉ được ghi nhận khi thoả mãn 5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá cho người mua

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá nhưngười sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

-Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giaodịch bán hàng

- Doanh nghiệp phải xác định được thời điểm chuyển giao phần lớnlợi ích và rủi ro gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng trongtừng trường hợp cụ thể Hầu hết các trường hợp thời điểm chuyển giao phầnlớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích Nếu doanh nghiệp vẫnphải chịu phần lớn rủi ro và lợi ích thì doanh thu không được ghi nhận Nếulợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng còn phụ thuộc yếu tố không chắc chắn

Trang 10

thì chỉ được ghi nhận doanh thu khi các yếu tố này đã xử lý xong Mặt khác,doanh thu và chi phí của cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thờitheo nguyên tắc phù hợp Khoản tiền nhận trước của khách hàng không đượcghi nhận là doanh thu mà phải ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại thờiđiểm nhận trước của khách hàng.

1.2.3 Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

Các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp,thuế xuất khẩu được tính vào doanh thu ghi nhận ban đầu Để xác địnhdoanh thu thuần cuối kỳ phải kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sangTK511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Như vậy để tăng doanhthu thuần một mặt phải tăng lượng hàng tiêu thụ, một mặt ta phải hạn chếcác khoản giảm trừ doanh thu có như thế mới tăng được kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần theo dõi, phản ánh chi tiết,riêng biệt từng khoản giảm trừ doanh thu để cung cấp thông tin đầy đủ,chính xác kịp thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp

1.2.3.1 Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại (CKTM) là khoản tiền mà doanh nghiệp bán

đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua hàng muavới khối lượng lớn theo thoả thuận về CKTM đã ghi trên hợp đồng kinh tếmua bán hoặc các cam kết mua hàng Cần phân biệt chiết khấu thanh toán làkhoản tiền người bán giảm cho người mua trừ vào số tiền phải trả do thanhtoán trước thời hạn đã ghi trong hợp đồng còn CKTM là khoản người bángiảm cho người mua do mua nhiều hoặc do khách hàng quen bất kể là đãthanh toán ngay hay chưa Đây là một biện pháp các doanh nghiệp khuyếnkhích người mua hàng nhằm tăng doanh thu và giữ mối quan hệ tốt với

Trang 11

khách hàng Kế toán cần theo dõi chi tiết các khoản CKTM với từng kháchhàng

1.2.3.2 Giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán (GGHB) là khoản giảm trừ cho người mua dohàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu Thông thường,doanh nghiệp vẫn bán sản phẩm, hàng hoá và phát hành hóa đơn theo giániêm yết Nhưng khi giao hàng cho người mua, bên nhận thường kiểm trahàng hoá trước khi nhập kho Nếu phát hiện không đảm bảo chất lượng, quycách đã ghi trong hợp đồng thì bên mua sẽ yêu cầu bên bán giảm giá hàngbán hoặc trả lại lô hàng đó Doanh nghiệp nếu chấp thuận thì sẽ tiến hànhgiảm giá cho bên mua bằng cách trừ vào số tiền còn phải trả hoặc nếu đãthanh toán thì trả lại tiền Nếu doanh nghiệp đã viết hoá đơn cho khách hàngthì có thể viết hoá đơn theo giá đã giảm và khi đó không hạch toán vàoTK532 – Giảm giá hàng bán nữa và doanh thu được ghi nhận theo giá hoáđơn Giảm giá hàng bán không chỉ làm giảm doanh thu và kết quả bán hàngcủa doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối vớikhách hàng Do vậy doanh nghiệp cần quản lý tốt chất lượng sản phẩm, hànghoá và đảm bảo các điều kiện về giao nhận hàng để hạn chế tối đa các khoảngiảm giá hàng bán

1.2.3.3 Hàng bán bị trả lại

Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác địnhtiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kếttrong hợp đồng kinh tế như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trảlại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại và trường hợp trả lạitoàn bộ thì phải trả lại hoá đơn Hàng bán bị trả lại cũng là khoản làm giảmdoanh thu bán hàng thuần của doanh nghiệp và do vậy làm giảm kết quả

Trang 12

kinh doanh chung của doanh nghiệp Mặt khác, nó làm giảm uy tín củadoanh nghiệp trên thị trường Doanh nghiệp cần quản lý, theo dõi chi tiết cáckhoản hàng bán bị trả lại và có giải pháp hạn chế Nếu cần thiết, doanhnghiệp có thể giảm giá hợp lý cho khách hàng để tiêu thụ được hàng hoá.

1.2.4 Giá vốn hàng tiêu thụ

Khi ghi nhận doanh thu bán hàng phải đồng thời với việc ghi nhận cáckhoản chi phí liên quan làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh Giávốn của hàng đã tiêu thụ bao gồm hai thành phần: giá vốn hàng xuất bán vàchi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng đã bán

Theo chuẩn mực 02- Hàng tồn kho và thông tư 89 của Bộ Tài Chính,giá vốn của hàng tồn kho (vật tư, thành phẩm, hàng hoá) được xác định bằngmột trong bốn phương pháp sau:

 Phương pháp thực tế đích danh:

Theo phương pháp này, doanh nghiệp sử dụng đơn giá thực tế nhậpkho của lô hàng xuất để xác định trị giá vốn thực tế của lô hàng đó Phươngpháp này đảm bảo sự phù hợp giữa chi phí và thu nhập Tuy nhiên, để ápdụng được phương pháp này thì doanh nghiệp pahỉ theo dõi được đơn giáthực tế từng lần nhập, nhận diện được cụ thể từng lô hàng Phương pháp này

áp dụng đối với các doanh nghiệp có ít các nghiệp vụ nhập xuất, các lô hàng

có giá trị lớn và ít chủng loại hàng hoá

 Phương pháp nhập trước xuất trước:

Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, hàng tồn kho cònlại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.Theo phương pháp này, trị giá hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàngnhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị hàng tồn kho tính theogiá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ

Trang 13

Phương pháp nhập sau xuất trước:

Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sảnxuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn khođược mua hoặc được sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trịhàng xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng,giá trị của hàng tồn cuối kỳ dược tính theo giá của hàng nhập đầu kỳ hoặcgần đầu kỳ

 Phương pháp bình quân gia quyền:

Giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá trung bình của từng loạihàng tồn kho đầu kỳ và được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình

có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộcvào tình hình của doanh nghiệp

Đơn giá

Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ

Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ

Đồng thời việc tính giá vốn của hàng xuất kho cũng phụ thuộc từngloại hàng tồn kho và từng loại hình doanh nghiệp cụ thể

Đối với doanh nghiệp sản xuất: trị giá vốn của vật tư xuất kho đượctính bầng trị giá thực tế vật tư nhập kho bao gồm giá mua và chi phí mua.Trị giá vốn thành phẩm xuất kho hoặc sản phẩm hoàn thành không qua khođưa bán ngay chính là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm Theochuẩn mực hàng tồn kho việc tính giá trị hàng xuất của doanh nghiệp sảnxuất cũng áp dụng theo một bốn phương pháp trên Tuy nhiên đối với thành

Trang 14

phẩm do việc nhập xuất diễn ra hàng ngày, số lượng thành phẩm luôn biếnđộng nhưng việc xác định giá thành sản phẩm không thể tiến hành hàngngày mà thường tính vào cuối kỳ hạch toán Bởi vậy đối với doanh nghiệpsản xuất chỉ có thể áp dụng tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bìnhquân gia quyền.

Đối với doanh nghiệp thương mại: trị giá vốn của hàng hoá xuất kho để bánbao gồm trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho và chi phí mua phân bổcho số hàng đã bán Trong đó:

-Trị giá mua thực tế cuẩ hàng xuất kho để bán được xác định theo mộttrong bốn phương pháp tính giá hàng xuất kho ở trên

- Chi phí mua phân bổ cho số hàng đã bán: do chi phí mua liên quanđến nhiêù chủng loại hàng hoá, liên quan đến cả khối lượng hàng hoá trong

kỳ và hàng tồn đầu kỳ nên cần phân bổ chi phí mua cho hàng đã bán trong

kỳ và hàng tồn kỳ Tiêu thức phân bổ có thể là số lượng, trọng lượng hoặc trịgiá mua thực tế của hàng hoá

Tổng tiêu chuẩn phân bổ của HH tồn đầu

kỳ và hàng hoá đã xuất bán trong kỳ

Trang 15

1.2.5 Kết quả bán hàng

Kết quả bán hàng là biểu hiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ từ hoạt độngkinh doanh bán hàng trong một thời kỳ nhất định Kết quả bán hàng cùngvới kết quả hoạt động tài chính tạo thành kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh thông thường của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuấtkinh doanh hàng hoá, dịch vụ thì kết quả bán hàng thường chiếm tỷ trọnglớn Kết quả bán hàng được xác định theo công thức:

Kết quả

Doanh thu thuần vềbán hàng và cungcấp dịch vụ

-Giá vốn của

-CPBH, CPQLDNphân bổ cho sốhàng đã bán

Trong đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tính bằngtổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ nhưCKTM, GGHB, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhậpkhẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Để tối đa hoá lợi nhuận cácnhà doanh nghiệp rất chú trọng nâng cao kết quả hoạt động bán hàng củadoanh nghiệp Đây là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp và có ý nghĩaquyết định đối với kết quả cuối cùng của doanh nghiệp Các nhà quản lýdoanh nghiệp thường áp dụng đồng bộ các biện pháp để nâng cao kết quảbán hàng Các chính sách về tiêu thụ, định giá bán, phương thức bán hàng,các dịch vụ hậu mãi được chú trọng đặc biệt để tăng khối lượng hàng hoábán ra Mặt khác, các doanh nghiệp cần giảm thiểu các khoản giảm trừdoanh thu, phấn đấu hạ giá thành sản xuất, sử dụng tiết kiệm các khoản chiphí để ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.3 Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 1.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng

Chứng từ kế toán là một phương thức kiểm tra và giám đốc cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp Khi phát sinh các nghiệp vụ

Trang 16

bán hàng, kế toán phải lập, thu thập đầy đủ các chứng từ phù hợp theo đúngnội dung, qui định của nhà nước nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý để ghi sổ kếtoán.

Trong doanh nghiệp thương mại thường sử dụng các chứng từ sau:

- Hoá đơn bán hàng

- Hoá đơn thuế GTGT

- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02- BH)

- Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 - VT)

- Phiếu thanh toán

- Chứng từ thuế

- Giấy báo có của ngân hàng

- Các tài liệu và chứng từ thanh toán khác

Ngoài ra nếu các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương xuấtnhập khẩu hàng hoá, các chứng từ còn gồm:

- Hoá đơn thương mại

- Vận đơn đường biển, đường không

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Giấy chứng nhận phẩm cấp

- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng

- Giấy chứng nhận kiểm định

- Tờ khai hải quan

- Bảng kê chi tiết hàng xuất nhập khẩu

Đối với chứng từ, kế toán thống nhất bắt buộc phải được lập kịp thời,đầy đủ theo đúng qui định về biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập.Người lập phải chịu trach nhiệm về tính pháp lý, hợp pháp của các chứng từ

Trang 17

về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh Một chứng từ kế toán phải được

tổ chức luân chuyển theo trình tự và thời gian hợp lý

1.3.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở doanhnghiệp thương mại và dịch vụ Tuấn Thảo thường sử dụng những tài khoảnsau: TK156,TK511, TK131,TK331,TK133,TK632, và TK911

- TK 156: Hàng hoá

Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động về trị giá vốn thực

tế của hàng hoá trong kho ở các doanh nghiệp

- Tài khoản 156 có 2 tài khoản cấp 2:

+ TK1561: Trị giá mua hàng hoá

+TK1562 : Chi phí mua hàng hoá

- TK131 : Phải thu của khách hàng

Tài khoản này phản ánh các khoản phát sinh trong quá trình bán sảnphẩm, vật tư mà khách hàng chưa thanh toán

TàI khoản này theo dõi chi tiết cho từng đối tượng

- TK511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ củadoanh nghiệp trong một kì kinh doanh

TK 511 không có số dư cuối kỳ và có 4 tài khoản cấp 2:

+TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá+TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm+TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ+TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá

- TK331: Phải trả cho người bán

-TK 632: Giá vốn hàng bán

Trang 18

Tài khoản này phản ánh trị giá vốn hàng hoá thành phẩm dịch vụ (đãthanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán)

-TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Đây là số thuế doanh nghiệp đã nộp cho Nhà nước khi mua vật tư, sản phẩm,dịch vụ, TSCĐ để khi Doanh nghiệp bán sản phẩm hàng hóa thông quangười bán sẽ được khấu trừ

TK133 có số dư bên Nợ và có 2 tài khoản cấp 2:

+ TK1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa vật tư+ TK1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

Tài khoản này dùng để phản ánh, xác định kết quả kinh doanh và cáchoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định

1.3.3 Trình tự hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

1.3.3.1 Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên

Trang 19

Sơ đồ tổng hợp một số nghiệp vụ chính kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên

TK111,131 TK156 TK632 TK911 TK511,512 TK111…

TK133 (3) (14) (13) (5a) TK 157 TK333(1) TK531,532, (1) (2a) (4) 521 (5b) TK156 (12) TK111,131

(2b) (6)

TK333

TK334,338 TK641,642 (11)

(7)

TK152,153,142

(8) (15)

TK214 (9)

TK111,112…

(10)

TK821

(16)

TK 421

(17a) (17b)

Trang 20

Sơ đồ được giải thích như sau:

(1) Nhập kho hàng hoá mua về

(2a) Giá trị hàng hoá gửi bán

(2b) Nhập kho hàng gửi bán

(3) Phản ánh trị giá vốn (.63trị giá mua và chi phí mua) của hàng hoádịch vụ tiêu thụ trong kỳ

(4) Trị giá mua của hàng gửi bán, ký gửi, đại lý đã được bán

(5a) Phản ánh doanh thu tiêu thụ trong kỳ đã thu được tiền hoặc ngườimua đã chấp nhận thanh toán (giá không có thuế GTGT)

(5b) Phản ánh thuế GTGT đầu ra phải nộp cho hàng đã bán

(6) Phản ánh doanh thu tiêu thụ trong kỳ đã thu bằng tiền hay bán chịuhoặc người mua chấp nhận thanh toán (giá bán bao gồm cả thuế GTGT)

(7) Lương và các khoản trích theo lương nhân viên bán hàng, nhânviên quản lý

(8) Chi phí bao bì, văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, chi phí tríchtrước

(9) Chi phí khấu hao TSCĐ

(10) Chi phí dịch vụ mua ngoài

(11) Phản ánh thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất nhập khẩu phảinộp

(12) Kết chuyển các khoản giảm trừ (giảm giá hàng bán, hàng bán bịtrả lại)

(13) Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh(14) Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ

(15) Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí bán hàng để xác định kếtquả kinh doanh

(16) Kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Trang 21

(17a) Kết chuyển lỗ về hoạt động tiêu thụ

(17b) Kết chuyển lãi về hoạt động tiêu thụ

1.3.3.2 Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kêđịnh kỳ

Theo phương pháp này kế toán không theo dõi phản ánh thườngxuyên liên tục tình hình nhập xuất kho hàng hoá trên các tài khoản hàng tồnkho mà chỉ để đến cuối tháng căn cứ vào biên bản kiểm kê hàng hoá, xácđịnh lượng hàng hoá xuất ra trong kỳ Do đó giá vốn hàng hoá xuất kho theophương pháp này là số chênh lệch giữa giá trị hàng hoá tồn kho đầu kỳ vàgiá trị hàng hoá mua vào trong kỳ với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Sơ đồ tổng hợp một số nghiệp vụ chủ yếu về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Trang 23

Sơ đồ được giải thích như sau:

(1a) Hàng hoá được mua bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, mua chịu(1b) Kết chuyển hàng hoá tồn kho đầu kỳ

(1c) Kết chuyển hàng hoá tồn kho cuối kỳ

(2) Giá trị hàng hoá gửi bán

(3) Phản ánh trị giá vốn (trị giá mua và chi phí mua) của hàng hoádịch vụ tiêu thụ trong kỳ

(4) Trị giá mua của hàng gửi bán, ký gửi, đại lý đã được bán

(5a) Phản ánh doanh thu tiêu thụ trong kỳ đã thu được tiền hoặcngười mua đã chấp nhận thanh toán (giá không có thuế GTGT)

(5b) Phản ánh thuế GTGT đầu ra phải nộp cho hàng đã bán

(6) Phản ánh doanh thu tiêu thụ trong kỳ đã thu bằng tiền hay bánchịu hoặc người mua chấp nhận thanh toán (giá bán bao gồm cả thuếGTGT)

(7) Lương và các khoản trích theo lương nhân viên bán hàng, nhânviên quản lý

(8) Chi phí bao bì, văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, chi phí tríchtrước

(9) Chi phí khấu hao TSCĐ

(10) Chi phí dịch vụ mua ngoài

(11) Phản ánh thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất nhập khẩu phảinộp

(12) Kết chuyển các khoản giảm trừ (giảm giá hàng bán, hàng bán bịtrả lại)

Trang 24

(13) Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh(14) Kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ

(15) Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí bán hàng để xác định kếtquả kinh doanh

(16) Kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

(17a) Kết chuyển lỗ về hoạt động tiêu thụ

(17b) Kết chuyển lãi về hoạt động tiêu thụ

1.3.4 Sổ kế toán bán hàng và xác định kết quả

Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình của doanh nghiệp, điều kiện kinhdoanh, trình độ quản lý cũng như bộ phận kế toán của doanh nghiệp màdoanh nghiệp có thể áp dụng một trong 4 hình thức sổ kế toán tổng hợp :

sổ kế toán chi tiết

Trang 25

Chương II

THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI

DỊCH VỤ TUẤN THẢO 2.1 Đặc điểm tổ chức và quản lý kinh doanh ở Công ty TNHH TM-DV Tuấn Thảo

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH TM-DV Tuấn Thảo

Công ty TNHH TM-DV Tuấn Thảo được thành lập và hoạt động theo Giấyđăng ký kinh doanh lần đầu số 2502000369 ngày 04 tháng 05 năm 2006;thay đổi lần 01 ngày 18 tháng 7 năm 2006

Trụ sở chính của công ty đóng tại Tổ 23- Phường Tân Thịnh- Thành phốHòa Bình

Mã số thuế:

Các thành viên của Ban giám đốc và kế toán trưởng gồm:

+ Bà Khương thị Thảo: Giám đốc

+ Bà Khương thị Lợi: Phó Giám đốc

+ Ông Đào Thanh Đoàn: Kế toán trưởng

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là mua bán các thiết bị điện tử, điệnlạnh, hàng tiêu dùng v…v

Với ngành nghề kinh doanh phong phú và đa dạng, cùng với sự nỗ lựccủa toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn công ty, công ty đãtừng bước khẳng định mình và phát triển Doanh thu của công ty luôn tăngtrưởng, năm sau cao hơn năm trước Sau đây là một số chỉ tiêu cụ thể:

Lợi nhuận của năm 2006 là:3.581.378 VNĐ

Trang 26

Lợi nhuận sau thuế cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2007là:72.593.605 VNĐ

Lợi nhuận chưa phân phối của công ty tại thời điểm ngày 31/12/2007là:69.012.227 VNĐ

Nhìn chung từ ngày thành lập đến nay Công ty TNHH TM-DV TuấnThảo không ngừng phát triển, cơ sở vật chất ngày càng đầu tư xây dựng phùhợp với điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, ngày càng cónhiều đối tác ký hợp đồng Tuy nhiên, đứng trước điều kiện cạnh tranh khốcliệt, công ty cũng không tránh khỏi sự giảm sút về mặt lợi nhuận và đangdần khắc phục Hiện nay công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tốtcác kế hoạch kinh doanh, đồng thời khai thác công việc, nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn, tăng tỷ suất lợi nhuận, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cán

bộ công nhân viên

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH TM-DV Tuấn Thảo

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý Công ty TNHH TM-DV Tuấn Thảo được tổ chứctheo một cấp, dưới sự điều hành thống nhất của giám đốc, phó giám đốc tớicác đơn vị độc lập tương đối với nhau thuộc công ty: Phòng kinh doanh &phòng kế toán

Sơ đồ 3

GIÁM ĐỐC

Phòng Phòng

Trang 27

+Ban Giám đốc chịu trách nhiệm về việc lập báo cáo tài chính, phảnánh trung thực, hợp lý, tình hình kết quả kinh doanh và tình hình lưu chuyểntiền tệ của công ty trong năm hoạt động và điều hành các bộ phận chứcnăng

+Phòng kinh doanh : có chức năng giúp giám đốc xây dựng kế hoạch,phương án kinh doanh hàng tháng, quý, năm, và dài hạn cho công ty Xácđịnh qui mô mặt hàng kinh doanh, định mức dự trữ hàng hoá Thực hiện tốtcông tác thị trường và xây dựng kế hoạch giao cho khách hàng

+Phòng kế toán: có nhiệm vụ phụ trách theo dõi phần tài chính kếtoán của công ty như ghi chép, tính toán, phản ánh, kiểm tra giám sát tìnhhình hiện có và sự vận động của tài sản, hàng hoá, tiền vốn của công ty.Tính toán và phản ánh chính xác tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, lậpbáo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng sửdụng thông tin

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh

Tuấn Thảo là mua bán các thiết bị đIện tử, đIện lạnh và hàng tiêu dùng

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Để phù hợp với qui mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý, phùhợp với khả năng trình độ của nhân viên kế toán Công ty đã lựa chọnphương thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung Bộ máy kế toán được tổ chức

Trang 28

ở công ty với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ củatừng nhân viên kế toán

Trang 29

và tổng hợp, xác định kết quả kinh doanh vào cuối kỳ kế toán.

- Kế toán tiền mặt, công nợ: theo dõi các khoản công nợ phải thu phảitrả của công ty, đồng thời theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngânhàng để kịp thời có kế hoạch đòi nợ hoặc chi trả

- Kế toán thuế và các khoản phải nộp : có nhiệm vụ theo dõi ghi chép

kê khai đầy đủ các loại hàng hoá, đầu ra và đầu vào để tính số thuế đượckhấu trừ một cách chính xác ( đối với thuế GTGT được khấu trừ và thựchiện nghĩa vụ đối với nhà nước như các khoản thuế, nhập khẩu, xuất khẩu,phí và lệ phí vv

- Kế toán hàng hoá có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ kịp thời tình hìnhnhập, xuất, tồn kho từng loại hàng hoá, phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng

kế toán tổng hợp, kiêm KT TSCĐ, XĐKQKD)

Kế toán

tiền mặt và

công nợ

Kế toánthuế vàcáckhoảnphải nộp

Kế toánhàng hoá

và bảohành

Thủ quỹ

Trang 30

- Thủ quỹ :là người quản lý lượng tiền mặt tại công ty, căn cứ vàophiếu thu, phiếu chi hợp lệ để thu và chi, ghi sổ quĩ tiền mặt

2.1.4.2 Hình thức kế toán

Để công tác kế toán vừa đơn giản, phù hợp với điều kiện, đặc điểmcủa công ty mà mang lại hiệu quả cao Công ty vận dụng hình thức nhật kýchung cùng các loại sổ tổng hợp và sổ chi tiết có liên quan

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại Công ty TNHH TMDV Tuấn Thảo

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

Chứng từ kế toán

Nhật ký chung

Sổ cái

Bảng cân đối sốphát sinh

Báo cáo kế toán

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ, thẻ kế toán chi

tiết

Trang 31

Quan hệ đối chiếu

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ Trướchết, ghi nghiệp vụ phát sinh váo sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đãghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán phù hợp.Đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh cũng đượcghi vào các sổ kế toán chi tiết có liên quan

Cuối quý, cuối năm, kế toán tiến hành cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cânđối số phát sinh

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổnghợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tàichính

- Về chứng từ kế toán: Công ty TNHH TM- DV Tuấn Thảo thuộc đối

tượng tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ do vậy kế toánbán hàng và xác định kết quả bán hàng, kế toán sử dụng hoá đơn GTGT, hợpđồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, một số chứng từ đầu vào khácnhư: hoá đơn vận chuyển, hoá đơn tiền điện tiền nước Đối với các nghiệp

vụ kinh tế nội sinh như bút toán kết chuyển, phân bổ, trích khấu hao…kếtoán sử dụng phiếu kế toán để phản ánh nội dung nghiệp vụ đó

- Về tài khoản : Công ty TNHH TM- DV Tuấn Thảo sử dụng hệ

thống tài khoản kế toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính

- Về báo cáo tài chính: Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày

1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

Công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithưòng xuyên

Trang 32

2.2 Thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM- DV Tuấn Thảo

Các phương thức bán hàng, hình thức thanh toán và thủ tục chứng từ

 Các phương thức bán hàng

Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của luân chuyển hàng hoá Đặc điểmcông tác bán hàng ở Công ty TNHH TM- DV Tuấn Thảo là không phải làhàng hoá đem đi bán mà giao hàng theo hợp đồng Phương thức bán hàng ởđây giao bán trực tiếp theo hợp đồng Công ty có thể giao hàng tại khocông ty hoặc tại kho của người mua tuỳ theo điều kiện đã ghi trong hợpđồng kinh tế Hàng bán ra chủ yếu là trả tiền sau, cũng có trường hợp trả tiềntrước tiền hàng do vậy hầu hết các nghiệp vụ bán hàng đều hạch toán qua

TK 131 Khách hàng có thể chia làm 2 loại khách hàng thường xuyên vàkhách hàng không thường xuyên

Khách hàng thường xuyên là những khách hàng có hợp đồng mua bánlớn với công ty và chủ yếu có thanh toán chậm Đối với từng đơn đặt hànghai bên tiến hành thoả thuận với nhau các điều kiện về số lượng, chất lượng,thời gian, địa chỉ giao hàng, phương thức thanh toán… và ghi sổ trong hợpđồng kinh tế Doanh thu đem lại từ khách hàng chính chiếm 75%- 100% cònlại là khách hàng không thường xuyên

Phương thức này có ưu điểm : tiêu thụ được một khối lượng hànglớn, thu hồi vốn nhanh Vì vậy để khuyến khích khách hàng, công ty đã ápdụng hai hình thức thanh toán là

- Bán hàng thu tiền ngay

- Bán hàng thu tiền chậm

Căn cứ vào những hợp đồng đã ký, bên mua cử cán bộ đến kho của công ty

để nhận hàng theo đúng địa chỉ và thời gian ghi trên hợp đồng Nếu kháchhàng có yêu cầu thì công ty sẽ vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện vận

Trang 33

tải của đơn vị đến tận nơi Tuy nhiên phương thức bán hàng của công ty cómột số quy định sau :

+ Bán trả chậm nếu thời hạn thanh toán dài thì phải tính lãi suất vàthu đủ doanh thu, nếu để thất thoát thì người quyết định bán hàng phải chịutrách nhiệm bồi hoàn

+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân cho nợ hoặc cho ứng tiền hàng+ Tất cả các hợp đồng kinh tế phải được thanh toán theo qui định+ Việc bán hàng cho khách hàng phải được quyết định trên cơ sở đãtìm hiểu kỹ khả năng thanh toán của khách hàng để hạn chế rủi ro

Thủ tục chứng từ

Một hợp đồng mua bán phải kết hợp chặt chẽ giữa phòng kinh doanh

và phòng kế toán, thủ tục ban đầu liên quan đến các điều khoản thoả thuậngiữa hai bên do phòng kinh doanh đảm nhận, phòng kế toán sẽ thực hiện cácbước sau như giao hàng, thu tiền bán hàng, hạch toán vào sổ kế toán Hợpđồng mua bán được lập thành 3 bản:

1 bản phòng kinh doanh giữ lại làm bằng chứng sau này

1 bản gửi tới phòng kế toán làm căn cứ viết hoá đơn bán hàng vàphiếu xuất kho

1 bản khách hàng giữ

2.2.2 Tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng

Tại Công ty TNHH TM- DV Tuấn Thảo, mọi trường hợp xuất kho vật

tư hàng hoá đều được xác định là tiêu thụ và ghi nhận doanh thu bán hàng,

có nghĩa là khách hàng đều thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, kế toán sẽđịnh khoản:

Nợ TK131

Nợ TK111,112

Trang 34

Có TK3331Công ty là đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấuttừ và toàn bộ hàng hoá kinh doanh ở công ty đều thuộc đối tượng chịu thuếGTGT Vì vậy, doanh thu bán hàng của công ty chính là toàn bộ số tiền bánhàng không bao gồm thuế GTGT

2.2.2.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng trong hạch toán doanh thu bán hàng tại công ty

Chứng từ sử dụng chủ yếu trong bán hàng ở công ty là hoá đơnGTGT, phiếu thu, giấy báo nợ của ngân hàng vv Hoá đơn GTGT xác nhận

số lượng, đơn giá, số tiền bán và tổng giá thanh toán của hàng xuất bán, hoáđơn do kế toán tiêu thụ lập thành 3 liên

Liên 1: Lưu ở phòng phòng kinh doanh sau này gửi cho cơ quan thuếLiên 2: Khách hàng giữ để đi đường và hạch toán ở đơn vị khách hàngLiên 3: Lưu tại phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ kế toán

- Sổ sách kế toán được sử dụng bao gồm: Sổ chi tiết doanh thu, sổ chitiết bán hàng, bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra, mua vào, bảng kênhập xuất tồn, sổ nhật ký chung và các sổ cái liên quan

- Các tài khoản sử dụng trong kế toán bán hàng là:

TK 511: Doanh thu bán hàng

TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

TK 111,112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

TK 131: Phải thu của khách hàng

2.2.2.2 Quy trình ghi sổ doanh thu bán hàng

Công ty thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nênhoá đơn bán hàng mà đơn vị dùng là hoá đơn GTGT theo mẫu 01- GTKT-3LL do Bộ Tài Chính ban hành Cùng với hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất

Trang 35

kho để phản ánh lượng hàng hoá xuất kho Trướckhi giao hàng cho kháchhàng kế toán làm các thủ tục kiểm tra cần thiêt sau đó viết hoá đơn bán hàng(GTGT) Hoá đơn GTGT bao gồm 3 liên:

Liên 1: màu tím lưu tại gốc

Liên 2: màu đỏ giao cho khách hàng

Liên 3: màu xanh giao cho kế toán tiêu thụ ghi sổ và làm chứng từ kếtoán

Khi viết hoá đơn phải có đầy đủ các nội dung trong hoá đơn như:

- Ngày, tháng, năm

- Tên, địa chỉ, số tài khoản của đơn vị bán hàng

- Hình thức thanh toán, mã số thuế của khách hàng

Đơn giá ghi trong hoá đơn là đơn giá chưa có thuế GTGT, ghi rõ tên hàng,thuế GTGT và tổng số tiền thanh toán

Cụ thể:

Trang 36

Mẫu số: 01GTKT - 3LL

MS/2006B

0088339HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liờn 1: Lưu

Ngày 06 thỏng 02 năm 2007

Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM DV Tuấn Thảo

Địa chỉ: Tổ 23- Phường Tân Thịnh- TP Hoà Bình

Số tài khoản:

Điện thoại: MST:

Họ tên người mua hàng: Phạm Văn Hùng

Tên đơn vị: Cụng ty cổ phần xõy dựng số 9 - VINACONEX

Địa chỉ: D9 - Khuất Duy Tiến - Thanh Xuõn - Hà Nội

Số tài khoản

Hỡnh thức thanh toỏn: tiền mặt MST: 0101051096

STT Tờn hàng hoỏ, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cộng tiền hàng : 11.754.545 Thuế suất GTGT : 10% Tiền thuế GTGT : 1.175.455 Tổng cộng tiền thanh toỏn : 12.930.000

Số tiền viết bằng chữ: Mười hai triệu chín trăm ba mươi nghỡn đồng.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

( Ký, ghi rừ họ tờn) ( Ký, ghi rừ họ tờn) (Ký, đóng dấu, ghi rừ họ tờn)

Trang 37

và hạch toán doanh thu như sau:

Đồng thời viết phiếu thu

Phiếu thu được viết thành 02 liên:

Liên 1: Giữ lại tại phòng kế toán

Liên 2: Khách hàng giữ làm cơ sở thanh toán

Kế toán tổng hợp cuối tháng căn cứ vào các hoá đơn GTGT theo thứ tự cáchoá đơn để lập Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra

Ngày đăng: 13/03/2013, 15:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Kế toán hàng hoá có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ kịp thời tình hình - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM và DV Tuấn Thảo 
to án hàng hoá có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ kịp thời tình hình (Trang 29)
Sơ đồ 4 - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM và DV Tuấn Thảo 
Sơ đồ 4 (Trang 29)
2.1.4.2 Hình thức kế toán - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM và DV Tuấn Thảo 
2.1.4.2 Hình thức kế toán (Trang 30)
Bảng cân đối số  phát sinh - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM và DV Tuấn Thảo 
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 30)
BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM và DV Tuấn Thảo 
BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA (Trang 38)
Trên bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào được ghi trên cơ sở các nhóm chứng từ sau: Chứng từ tiền mặt, chứng từ tiền gửi ngân  hàng, chứng từ kết chuyển, phiếu nhập kho, chứng từ hoàn ứng. - Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH TM và DV Tuấn Thảo 
r ên bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào được ghi trên cơ sở các nhóm chứng từ sau: Chứng từ tiền mặt, chứng từ tiền gửi ngân hàng, chứng từ kết chuyển, phiếu nhập kho, chứng từ hoàn ứng (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w