1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng công nghệ thông tin trong môn mĩ thuật bậc tiểu học

30 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 191,5 KB

Nội dung

Từ bấy lâu nay, công nghệ thông tin đã giúp cho giáoviên vận dụng được những phương pháp dạy học một cách linh hoạt và đơngiản, công nghệ thông tin đã giúp giáo viên thực hiện được những

Trang 1

Có thể nói, công nghệ thông tin đã thổi một luồng gió mới vào xu thế đổimới quá trình Dạy - Học Từ bấy lâu nay, công nghệ thông tin đã giúp cho giáoviên vận dụng được những phương pháp dạy học một cách linh hoạt và đơngiản, công nghệ thông tin đã giúp giáo viên thực hiện được những bài giảngphức tạp mà giáo dục truyền thống khó có thể làm được, nếu có được thì phải rấtvất vả và tốn kém, và còn nhiều điều mà công nghệ thông tin đã giúp cho giáoviên từ việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ dùng thí nghiệm, minh hoạ trực quanđến việc truyền đạt kiến thức tới học sinh thực sự dễ dàng và hiệu quả.

Xét trên một phương diện nào đó thì nhờ vào công nghệ thông tin, đã gópphần vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh hình thành kháiniệm và kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả Đã có nhiều bàigiảng điện tử được thực hiện và học sinh tiếp thu nó một cách hoàn toàn tựnhiên và hứng thú Điều này đã được khẳng định trong thời gian qua thông quacác đợt Hội giảng mà huyện và tỉnh đã tổ chức

Theo quan niệm của cá nhân tôi, việc đổi mới phương pháp dạy học tronggiai đoạn hiện nay và cả trong tương lai cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố Trong

đó không thể không có những yếu tố như: Thầy - Trò - Phương pháp - Côngnghệ hỗ trợ…

Để đảm bảo được sự đổi mới theo xu hướng hiện đại, việc ứng dụng tốtđược công nghệ thông tin thì ngành giáo dục và đặc biệt là giáo viên cần phải có

Trang 2

cái nhìn với sự nhận định thật nghiêm túc và đúng mực với công nghệ tin học.Chúng ta cần phải làm sao không quá lạm dụng, phô trương nhưng cũng đừngmắc phải sự tụt hậu một cách bảo thủ.

Trong thời gian gần đây, từ năm học 2005 - 2006 đến nay (2010), bảnthân tôi đã sử dụng nhiều ứng dụng của công nghệ thông tin để áp dụng trongviệc đổi mới phương pháp dạy học Qua đó, cũng đã thu được những kết quảđáng ghi nhận (học sinh hứng thú hơn, giáo viên chủ động trong hoạt động gợi

mở hơn, bài giảng sinh động hơn, trực quan thì giảm được chi phí rất nhiều)

Từ những thực tế trên và qua nhận định chủ quan của cá nhân, qua trảinghiệm trên thực tế, tôi mạnh dạn viết một đề tài nhằm đổi mới phương phápdạy học phân môn vẽ tranh thông qua việc áp dụng công nghệ tin học, cụ thể là:

“Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học phần Quan sát nhận xét và thực hành của phân môn vẽ tranh bậc Tiểu học”.

Đề tài này tuy mới được áp dụng thực nghiệm, khi viết thành sáng kiếnkinh nghiệm tôi rất hy vọng nếu thực sự giúp ích thì mong đồng nghiệp cùngtham khảo, nếu vẫn còn những hạn chế nhất định nào đó thì tác giả cũng mongmuốn được các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp bộ môn cùng tháo gỡ để đề tài kinhnghiệm này sẽ trở thành một cẩm nang cho mỗi giáo viên dạy bộ môn Mỹ thuật

Vì là một giáo viên trẻ, tôi có nhiều điều kiện để tiếp xúc, nắm bắt, tiếpthu các phương tiện hiện đại Với những hiểu biết của mình về máy vi tính, cácphần mềm tin học và các loại máy chiếu hiện đại, tôi thiết nghĩ nếu có thể sửdụng những phương tiện này vào bài giảng thì sẽ có thể đạt nhiều kết quả tốt.Bởi vì hiện nay trên thị trường, trên mạng Intemet, trên tivi có rất nhiểu cácloại băng hình, tranh ảnh rất phong phú, nhiều thể loại, hình thức thể hiện khác

Trang 3

nhau, những trào lưu nghệ thuật mới Nếu như các em học Sinh được xem,được biết đến thì các em sẽ mở rộng được hiểu biết của mình về nghệ thuật hộihoạ và làm phong phú thêm trí tưởng tượng, phát huy trí sáng tạo của mìnhtrong suy nghĩ và vẽ tranh.

Với mục tiêu làm thế nào để đổi mới thực sự về phương pháp dạy học Mỹthuật trong trường phổ thông nói chung và trong trường tiểu học nói riêng Đặcbiệt là làm thế nào để giáo viên Mỹ thuật không phải quá vất vả trong việcchuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học

Với mục đích giúp học sinh hình thành khái niệm mỹ thuật, khái niệm về

bố cục, mầu sắc, hình mảng, tình cảm thẩm mỹ cho học sinh, đặc biệt giúp họcsinh hình thành kiến thức về ngôn ngữ tạo hình, cụ thể là ngôn ngữ hội hoạ mộtcách đơn giản và hiệu quả

Tạo nên một quan niệm Dạy - Học mới dựa trên mô hình công nghệ thôngtin hoá, hiện đại hoá bài giảng Tạo ra bước đột phá về áp dụng kỹ thuật hiện đạitrong dạy học

Tạo một thói quen tự tìm tòi sáng tạo và tự học tập, tự nghiên cứu về côngnghệ thông tin để phục vụ cho việc Dạy - Học theo phương pháp mới

Giáo viên biết tận dụng nền kỹ thuật tiên tiến và phương tiện hiện đại đểđổi mới cách dạy của mình và của ngành

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Trong đề tài này tôi xác định một số đối tượng cụ thể để nghiên cứu vàthực hiện sáng kiến này Cụ thể là các đối tượng chính sau:

- Đối tượng học: toàn bộ học sinh các khối lớp từ khối 1 đến khối 5

- Phân môn để nghiên cứu cụ thể là Vẽ tranh theo đề tài

- Nội dung cần áp dụng: gồm hai phần chính trong hoạt động dạy của giáoviên đó là phần Quan sát nhận xét và phần Hướng dẫn thực hành

- Thực trạng học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức thông qua vậndụng công nghệ hiện đại trong học tập

- Các phần mềm tin học ứng dụng trong soạn, giảng đối với phân môn và

bộ môn

- Phương tiện, thiết bị hiện đại tham gia vào quá trình Dạy - Học phầnquan sát và thực hành của phân môn Vẽ tranh

Trang 4

* Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến này tôi tập trung vào những đốitượng tiên quyết của đề tài đó là: Học sinh tiểu học; Thiết bị công nghệ thông tinnhư: máy chiếu đa năng Projecter, đầu đĩa VCD, tivi màn ảnh lớn, máy chiếuvật thể…; Phần mềm tin học hỗ trợ như: phần mềm PowerPoint, phần mềmProShowGold, Ulead VideoStudio 10

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

Để nghiên cứu và thực hiện thành công đề tài này chúng ta cần nghiêncứu một số nhiệm vụ cụ thể dưới đây trong khi vận dụng công nghệ thông tinvào bài giảng:

+ Phương pháp chuẩn bị cần thiết cho mỗi bài giảng

+ Phương pháp hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét tranh

+ Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành

Với 3 vụ này, chúng ta đã tiến hành những phần quan trọng nhất trong bàidạy vẽ tranh đối với bậc tiểu học Ở đây tôi chỉ tập trung vào việc áp dụng côngnghệ thông tin trong khi thực hiện các nhiệm vụ trên

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu các ứng dụng phần mềm tin học hiện có trên thị trường để

có thể sử dụng tốt trong quá trình thiết kế bài giảng, thiết kế trực quan quan sát

và thiết kế hiệu ứng Video

- Khảo sát đối tượng học sinh trong bậc Tiểu học khi đón nhận bài giảng

có sử dụng một số phương tiện, kỹ thuật trong bài giảng để từ đó có thể cónhững chuẩn bị phù hợp khi xử lý tình huống sư phạm

- Xây dựng hai nội dung chính (Quan sát nhận xét và Thực hành) củaphần giảng lý thuyết đối với phân môn vẽ tranh để tiến hành trình diễn khitruyền thụ nội dung kiến thức của hai phần đó

- Thực hiện bài dạy có sử dụng công nghệ thông tin vào hai nội dungchính theo dự kiến và tiến hành một cách chủ động, có kế hoạch Mặc dù đãthiết kế sẵn nhưng khi triển khai các nội dung có ứng dụng công nghệ thông tinthì giáo viên cần phải lưu ý tới khâu chuẩn bị, khâu trình diễn, hết sức lưu ý đểhạn chế tối đa những sự cố không đáng có khi tiến hành nội dung bài giảng

6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đây là một mảng đề tài rất mới, tôi có tham vọng nghiên cứu trên phạm virộng ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng do đây là những lần đầu viết và vận

Trang 5

dụng đề tài nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu trên đối tượng học sinh tại trườngtôi giảng dạy Ngoài ra tôi thử nghiệm trên một số đối tượng ở một vài trườngkhác trong huyện Yên Mỹ và Thành phố Hưng Yên Trong thời gian tới tôi tiếptục hoàn thiện đề tài và tiếp tục sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu (mở rộng cả đốitượng học sinh và phân môn khác của bộ môn như phân môn vẽ theo mẫu, vẽtrang trí, thường thức mỹ thuật).

Với phạm vi nghiên cứu như hiện nay tôi cũng đã sử dụng hầu hết cácphương pháp truyền thống kết hợp trong các bước dạy học bằng giáo án điện tử

và đồ dùng điện tử

Riêng phân môn Vẽ tranh tại trường tôi, tôi đã sử dụng nhiều bài giảngtrên nhiều khối lớp khác nhau để thực nghiệm và rút kinh nghiệm trong việcthiết kế bài giảng và đồ dùng điện tử

7 DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

Đề tài này đã được hình thành trên cơ sở ý tưởng từ năm học 2005 - 2006,

từ đó tôi đã tìm hiểu nhiều phần mềm tin học có thể hỗ trợ tốt cho việc soạngiảng các bài dạy của bộ môn Mỹ thuật Và cũng từ thời gian này kế hoạch cụthể đã được hình thành và những phiên bản giáo án đầu tiên được thực hiện trênmáy tính cá nhân và cũng mới chỉ mang hình thức thử nghiệm của bản thân đểtham khảo và khắc phục những hạn chế Và cũng năm học 2005- 2006 giáo ánđiện tử đầu tiên được sử dụng trong hai đợt hội giảng cấp trường do tôi trực tiếpdạy (nhưng mới chỉ chuyển định dạng sang VCD và sử dụng trên hệ thống đầuđĩa và ti vi, do lúc này chưa có đủ thiết bị và máy móc) Cuối năm học này tạiHội giảng giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc tiểu học của môn Mỹ thuật, giáo ánnày lần đầu tiên được sử dụng trực tiếp trên máy chiếu đa năng (Projecter) vàmáy vi tính

Ngay từ đầu năm học này (2006 - 2007) tôi tiếp tục dành thời gian và tâmhuyết vào việc nghiên cứu để tạo được những bài giảng điện tử thật trực quan và

dễ sử dụng đối với giáo viên chưa biết nhiều về tin học cũng như những thiết bịmáy móc hiện đại

Bên cạnh đó, tôi vẫn tiếp tục hoàn thiện những bộ đĩa VCD có thể chotrình chiếu trực tiếp trên các thiết bị dân dụng (đầu đĩa video và ti vi) để nhữngđịa phương và giáo viên chưa có điều kiện sử dụng máy vi tính và máy chiếu đanăng vẫn có thể áp dụng được

Hết năm học này, tôi dự kiến sáng kiến kinh nghiệm này tiếp tục đượcvận dụng trong các tiết dạy tại trường tôi và khắc phục những vướng mắc nhỏ

Trang 6

trong việc thao tác máy, thể hiện đồ dùng động thông qua mô hình thư viện đồdùng điện tử, và đặc biệt mở rộng và cập nhật thêm nhiều bộ đồ dùng điện tử đểgiáo viên có thể sử dụng dạy trong nhiều bài khác nhau.

PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY

PHẦN QUAN SÁT NHẬN XÉT VÀ THỰC HÀNH

CỦA PHÂN MÔN VẼ TRANH

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

Môn Mỹ thuật trong trường Tiểu học là môn học nghệ thuật nhằm địnhhướng cho các em vể cái đẹp trong hội hoạ, giúp các em phát triển toàn diện:Đức - Trí - Thể - Mỹ Giúp các em biết phân biệt cái đẹp và cảm nhận được cáiđẹp của hội hoạ Các bước lên lớp trong một tiết dạy của bộ môn Mỹ thuật hiệnnay chủ yếu gồm hai phần:

+ Phần bài giảng của giáo viên

+ Phần thực hành của học Sinh

Đối Với các bài: Vẽ theo mẫu, trang trí, vẽ tranh đề tài, để học sinh hiểubài và vẽ tốt, làm được bài, phần bài giảng của giáo viên rẩt quan trọng Một tiếtdạy có 35-40 phút, 20 - 25 phút là thời gian dành cho các em học sinh thựchành, như vậy thời gian giảng bài của giáo viên chỉ còn khoảng 15 phút

Hệ thống của một bài giảng chủ yếu gồm 3 phần chính:

+ Phần Quan Sát nhận xét (tìm hiểu bài)

+ Phần hướng dẫn cách vẽ

+ Phần thực hành của học sinh

Phân quan sát nhận xét mục đích nhằm cho các em quan sát tranh ảnh, tìmhiểu nội dung bài, tạo ra xúc cảm nghệ thuật cho các em, từ đó các em hiểu bài,biết được với nội dung này phải vẽ thế nào mới là đúng, là đẹp, thế nào là chưađẹp Sau khi các em hiểu bài, yêu thích nội dung và lựa chọn được nội dung như

ý thì mới sang phẩn tìm hiểu cách thể hiện (cách vẽ)

Như vậy phần Quan sát nhận xét giữ một vai trò quan trọng trong phầnbài giảng Các em có làm được bài hay không, có hứng thú với tiết học haykhông là phụ thuộc phẩn lớn vào phần Quan sát nhận xét Trong phần này giáoviên sẽ cho các em xem tranh và đặt ra các câu hỏi để các em nhận xét như:

Trang 7

Bức tranh này đẹp hay xấu? Đẹp ở chỗ nào? Hoạ tiết ra sao ? Bố cục thế nào ?Màu sắc có hài hoà không ? nhằm giúp các em tự phân biệt được cái đẹp và cócảm xúc nghệ thuật, thích thú bài học Từ trước đến nay giáo viên Mỹ thuật phảidán từng bức tranh lên bảng cho các em học sinh quan sát và nhận xét Làm nhưvậy:

- Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để đính tranh lên bảng (bằng nam châmhay băng dính) mà thời gian của phần này chỉ từ 5 đến 7 phút trong 15 phútgiảng bài

- Giáo viên chỉ đính được một số lượng bài nhất định vì giới hạn bảngkhông cho phép đính quá nhiều (chỉ từ 10 đến 15 bài) và nếu đính nhiều sẽ mấtnhiều thời gian, không đủ thời gian để các em phân tích, làm các em đợi lâu mấtdần hứmg thú đầu giờ học

- Với tranh của hoạ sĩ - thường được in trong các tập tranh, tranh nhỏ, khónhìn, sách dày và nặng vừa gây khó khăn cho giáo viên, vừa không đảm bảo tínhtrực quan

- Dữ liệu của giáo viên bị hạn chế, bó gọn trong các cuốn sách và bài vẽcủa học sinh Trong thời đại ngày nay, qua thông tin đại chúng, truyền hình,mạng Intemet, có rất nhiều tư liệu quý giá, có thể là tranh, ảnh, thậm chí bănghình Video Nếu như được sử dụng trong tiết dạy sẽ làm cho bài giảng phongphú, thu hút các em, giúp các em phát triển, hiểu biết, liên hệ giữa thực tế vớibài học

- Tranh đồ dùng dạy học tuy có to, rõ, in đẹp nhưng số lượng lại quá ít,mỗi bài là một tờ, trong đó chỉ có vài ba hình Chưa đáp ứng được đầy đủ nhucầu giảng dạy của giáo viên và quan sát của các em

- Nếu như in ra giấy thì phải mang ra hàng Scan hoặc phải tìm kiếm trênmạng intemet hay phải mua các đĩa thư viện điện tử ở các cửa hàng phần mềm,chọn lựa những bức cần thiết rồi đi in mầu, giá in mầu khổ lớn từ 50.000 đến140.000 một bản, như vậy rất tốn kém Với 35 bài trong phân phối chương trìnhthì không thể thực hiện được việc in màu

- Nếu như sử dụng máy chiếu hắt để chiếu phim trong thì in màu ra phimcũng rất tốn kém, hiệu quả khi chiếu lên không được hoàn thiện như thật, ngoài

ra, máy chiếu hắt lại to, kính chiếu nhô lên làm cản trở tầm nhìn của người xem

* Vậy vấn đề đặt ra là cần có một phương tiện có thể đưa ra nhiều tranhcho học sinh quan sát và nhận xét trong thời gian nhanh nhất, (thậm chí có thểchiếu được các hình ảnh có liên quan đến bài giảng) to , rõ ràng, đảm bảo tính

Trang 8

trực quan, gợi xúc cảm nghệ thuật cho các em, giúp các liên hệ giữa thực tiễncuộc sống với bài giảng để các em làm bài đạt kết quả tốt nhất.

II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

Từ khi tôi nhận công tác về trường Tiểu học Hoàn Long (năm 2000) Saukhi ra trường tôi đã tự trang bị cho mình một vốn kiến thức về công nghệ thôngtin (2 năm tự nghiên cứu và tự học tập: năm 1998 - 2000) Khi nhận nhiệm vụnhà trường phân công giảng dạy bộ môn Mỹ thuật tôi đã hình dung trong đầu đểđưa những kiến thức tôi tự học về công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn.Nhưng trong lúc đó, việc trang bị máy vi tính và máy chiếu quả thực là điềuchưa thể thực hiện được

Đến năm học 2004 - 2005, tôi đã mạnh dạn tự nghiên cứu một phần mềm

để chuyển thư viện ảnh mà tôi sưu tầm được qua các kênh thông tin khác nhauthành các đĩa VCD để có thể chạy trên đầu đĩa và ti vi dân dụng được Ngay từnhững sản phẩm đầu tay đã được tôi áp dụng khi lãnh đạo Phòng Giáo dục giaonhiệm vụ thiết kế bài dạy của một giáo viên của huyện tham dự Hội giảng giáoviên dạy giỏi cấp tỉnh Và cũng qua đợt thi đó mà sáng kiến này của tôi thực sự

đã được khẳng định có hiệu quả khi mà giáo viên đó (Lưu Thị Nhữ - trườngTiểu học Yên Phú II) đã đạt giải Nhì của tỉnh và được hội đồng giám khảo đánhgiá rất cao về sáng kiến vận dụng thiết bị công nghệ vào dạy học Mỹ thuật

Năm học 2006 - 2007 tôi đã viết một sáng kiến kinh nghiệm để đẩy mạnhứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Mỹ thuật cho học sinh tiểu học, trongsáng kiến này tôi đã đề cập tới việc sử dụng thiết bị công nghệ thông tin vào dạyhọc của phân môn Vẽ tranh

Hiện nay, tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này để mởrộng sang nhiều phân môn khác của bộ môn Mỹ thuật Đặc biệt, tôi đã ấp ủ nộidung để có thể vận dụng cho đa môn, đa cấp học

III THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH.

1 Những vấn đề khó, mới:

Hiện nay, 100% các trường đã có máy chiếu đa năng: máy chiếuProrector, và một số trường trang bị máy chiếu vật thể (là một camera dùng đểchiếu những vật hình khối) Đây là những thiết bị chiếu hình ảnh và vật thể hiệnđại nhất hiện nay Nếu có những thiết bị này thì coi như chúng ta đã tìm đượcmột giải pháp tốt cho việc dạy môn Mỹ thuật ở trường Tiểu học

Trang 9

Tuy nhiên, vấn đề tôi muốn nói ở đây là hiệu xuất sử dụng của nó Đểtrang bị một máy Projector đã khá là tốn kém, không phải trường nào cũng cóthể tự trang bị được Không những thế, đi kèm với nó là rất nhiều thứ như:

- Một phòng chức năng với điều kiện ánh sáng phù họp Với nhữngtrường không có phòng chức năng thì giáo viên phải bê máy lên lóp mỗi tiếtdạy, đó cũng là một vấn đề

- Một bộ máy máy vi tính nối với máy chiếu Nếu không có phòng chứcnăng, giáo viên phải bê cả bộ máy vi tính theo máy chiếu đây cũng là một việcchẳng dễ dàng gì đối với mỗi giáo viên

- Để đưa tư liệu đã chuẩn bị đến trường, giáo viên phải có USB Flashhoặc thẻ nhớ

- Để thao tác được máy tính từ công tác chuẩn bị đến lúc lên lớp như vậy,

đa số các giáo viên nhiều tuổi khó có thể làm được

Như vậy, mỗi lần sử dụng máy chiếu đều dẫn đến tâm lí ngại vì phức tạp

và mẩt thời gian của giáo viên Từ đó dẫn tới hiệu quả sử dụng không cao, đểthiết bị lãng phí khi không sử dụng đến nó…

2 Nguyên nhân của tồn tại và đề xuất giải pháp:

- Nguyên nhân:

Đối với giáo viên: Có thể một bộ phận giáo viên chưa tự chủ trong việc tựhọc, tự nghiên cứu về công nghệ thông tin để có thể vận dụng vào dạy học mộtcách có hiệu quả Một số giáo viên khác thì vẫn dừng ở việc ứng dụng manghình thức, phô trương mà chưa tập trung cao vào việc mở rộng phạm vi ứngdụng cho nhiều đối tượng học sinh, nhiều phân môn khác nhau Mặt khác, cómột số ít giáo viên đồng nghiệp và cán bộ quản lý chưa ủng hộ cao để có thể ápdụng rộng rãi cho tất cả các môn học

Đối với nhà quản lý giáo dục: Cho tới nay, việc trang bị những thiết bịcông nghệ hiện đại cho các trường học vẫn còn ở mức tối thiểu nên triển khairộng sẽ gặp khó khăn, ví dụ trong một đợt hội giảng hoặc trong một buổi họcnếu như hiện nay mới chỉ có 1 bộ máy tính và máy chiếu đa năng thì chưa thểđáp ứng 2 tiết dạy cùng một lúc Chính vì vậy mà giáo viên vẫn còn ngại vì phảinhường nhau và bất tiện khi phải vận chuyển qua lại giữa các lớp học

- Đề xuất hướng giải pháp thực hiện:

Để phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của các trường, để mọi người đều

sử dụng dễ dàng và vẫn đảm bảo tính trực quan, khoa học, hiện đại, tôi đã đi đếnmột hướng giải quyết trước mắt như sau:

Trang 10

Tạo các đĩa Video CD cho các bài vẽ tranh đề tài của từng khối lớp Mỗimột đĩa Video CD có cấu trúc bài tương ứng như bên dưới:

Đĩa lớp 1:

+ Track 1 : Bài thứ nhất trong phân phối chương trình

+ Track 2 : Bài thứ hai trong phân phối chương trình

+ Track 3 : Bài thứ ba trong phân phối chương trình

…+ Track n : Bài thứ n trong phân phối chương trình

Tương tự như vậy tôi tạo các Video CD cho các lớp còn lại (2,3,4,5) vàchúng ta sẽ có bộ đĩa hoàn chỉnh cho cả bậc Tiểu học

Như vậy, khi mà nhà quản lý giáo dục chưa trang bị được cho các đơn vịtrường học đầy đủ thiết bị thì chúng ta sẽ tận dụng những thiết bị khác như đầuđĩa VCD và ti vi dân dụng để tiến hành trình chiếu các đĩa chúng ta xây dựngtrước cho các nội dung cần thiết

IV NHỮNG KINH NGHIỆM, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

1 SỬ DỤNG ĐĨA VCD TRONG PHẦN QUAN SÁT NHẬN XÉT a) Chuẩn bị dữ liệu (tranh ảnh tư liệu):

Để có thể giải quyết các vấn đề đã nêu ở trên, giáo viên cần Scan hoặcchụp ảnh lại các hình ảnh vào máy vi tính hay mua sẵn các đĩa CD thư viện ảnh

và sử dụng các phần mềm có khả năng trình diễn để chiếu tranh, ảnh, băng hìnhlên (Phần mềm ProShowGold, ACD see, Powerpoint…)

- Phương pháp Scan ảnh: Nếu nhà trường đã trang bị được một máy Scanphổ thông thì giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng một số phần mềm đồ hoạ hoặcchính phần mềm kèm theo máy Scan để quét ảnh tư liệu đưa vào máy

Nếu nhà trường chưa trang bị được máy Scan thì giáo viên có thể liên hệvới một số cửa hàng chụp ảnh kỹ thuật số hoặc cửa hàng in ấn, quảng cáo để họ

sẽ tiến hành quét và lưu thành file ảnh (*.jpg, *.png, *.gif…) Từ các file nàychúng ta có thể tiến hành làm thành các VCD để sử dụng trong bài giảng

- Phương pháp chụp ảnh những tư liệu: Hiện nay trên thị trường đã rấtphổ biến các loại máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn nhưng rất tốt cho việc chụp hình

tư liệu Nếu chúng ta không tự trang bị được thì cũng có thể sử dụng một số máyđiện thoại di động đời cao có chức năng chụp hình của đồng nghiệp để chụp lạiảnh

Trang 11

Khi chụp ảnh tư liệu giáo viên cần chú ý tới một số chức năng của cácmáy ảnh (kể cả máy ảnh trên điện thoại di động) như chức năng chụp cận cảnh

để được chất lượng hình ảnh tốt nhất (chức năng chụp Macro)

Nếu đã chụp được đủ tư liệu thì chúng ta cần kết nối máy ảnh với máytính thông qua cáp tín hiệu đi kèm thiết bị, hoặc tháo thẻ nhớ của thiết bị chụphình ra và đưa vào đầu đọc thẻ nhớ trên máy vi tính để có thể đưa toàn bộ nộidung ảnh đã chụp vào kho dữ liệu trên máy vi tính

* Lưu ý khi tập hợp ảnh tư liệu: Việc tập hợp ảnh tư liệu tuy là công việcnhỏ nhưng nếu giáo viên chú tâm tới vấn đề này thì việc sử dụng sau đó sẽ rấtthuận tiện và khoa học Chúng ta cần lưu ý như sau: khi lưu ảnh trên máy vi tínhcần phân loại theo từng loại tư liệu khác nhau, mỗi loại được đặt trong một thưmục (Folder) riêng, trong mỗi loại cần đặt tên file ảnh rõ ràng để tìm kiếm và sửdụng nó hiệu quả nhất

b) Thiết kế trình diễn ảnh tư liệu phục vụ bài giảng:

Để trình diễn hình ảnh một cách sinh động, có chú thích, âm thanh, ta cóthể sử dụng phần mềm PowerPoint, ProShowGold Đây là những phần mềmthông minh, dễ sử dụng, tiện ích cho việc thuyết trình, giảng bài

- PowerPoint là một phần mềm phổ dụng nhất hiện nay, phần mềm nàynằm trong bộ MicroSoft Office Đây là phần mềm được rất nhiều giáo viên sửdụng làm công cụ trình chiếu bài giảng điện tử của mình Công cụ này rất dễ sửdụng và thân thiện, nhiều hiệu ứng đẹp mắt và có giao diện đồ hoạ sinh động

Khi thiết kế trên phần mềm PowerPoint giáo viên cần lưu ý tới hệ thốnghiệu ứng thiết lập sẵn của phần mềm để thiết kế thứ tự xuất hiện trên màn hìnhkhi trình chiếu bài giảng Bên cạnh đó cũng cần lưu ý tới chức năng xuất thànhfile VCD để có thể ghi ra đĩa để chạy trên đầu VCD dân dụng và ti vi

- ProShowGold là phần mềm phổ thông, đơn giản, mà hầu hết các máy vitính thường được cài đặt Phần mềm này cho phép ta tạo được một VCD ảnh từnhững file ảnh đã sưu tầm được Ngoài ra phần mềm cũng cho phép lồng ghépxen kẽ cả hình ảnh, video, chữ, âm thanh và khống chế được thời gian trìnhchiếu, đảm bảo đúng quy trình bài giảng

Khi sử dụng phần mềm này giáo viên chú ý tới các chức năng mà phầnmềm hỗ trợ như: chức năng chèn ảnh để tạo vi deo, chức năng chèn chữ vào mỗiđoạn video, chức năng chèn âm thanh (nhạc nền, lời thoại…) vào đoạn video, vàchức năng chèn luôn cả một đoạn video khác vào video đang thiết kế… Đây là

Trang 12

phần mềm rất dễ sử dụng, giáo viên thao tác đơn giản bằng những thao tác phổbiến như kéo và thả hoặc lựa chọn trong danh sách.

c) Ghi sản phẩm đã thiết kế hoàn thiện ra đĩa VCD để sử dụng:

Sau khi hoàn thiện sản phẩm là những đoạn video, những file trình chiếuthì cũng là lúc chúng ta có thể ghi ra đĩa theo từng khối lớp Mỗi lớp một bộ đĩa.Trong mỗi đĩa, số bài trên đĩa (Track) tương ứng với số bài học trong phân phốichương trình

Trong mỗi bài, hình ảnh sẽ tương ứng với tiến trình bài giảng Ví dụ:

* Với bài vẽ tranh đề tài: Các hình ảnh liên quan đến đề tài là ảnh chụp,tranh của hoạ sĩ, tranh của học sinh lần lượt xuất hiện Tiếp sau là lần lưọt cácbước vẽ

* Với bài Vẽ trang trí: đầu tiên là các ứng dụng trang trí của bài học vớicuộc sống, những bài trang trí đẹp của các bạn khoá trước, và các bước vẽ trangtrí Những lỗi sai nên tránh trong trang trí như hoạ tiết giống nhau mà tô màukhác nhau, rời rạc,

* Với bài Vẽ theo mẫu: Các bố cục tốt và chưa tốt, các bước vẽ hình,

* Các bài Thường thức mỹ thuật thì cẩn rẩt nhiều tranh ảnh

Trong khi trình chiếu, nếu giáo viên muốn dừng lại ở một bức tranh nào

đó để phân tích chỉ việc nhấn "PauSe" Phân tích xong nhấn "Play" để tiếp tụctrình diễn

- Sử dụng chương trình chuyên phục vụ chức năng ghi thành đĩa Video để

có thể sử dụng trên đầu đĩa dân dụng được Đó là phần mềm Nero, hiện nayphần mềm này đã được đông đảo người sử dụng máy vi tính tin dùng Phầnmềm này hỗ trợ rất nhiều chức năng ghi như có thể ghi ra đĩa VCD, DVD, CD

và thậm chí chỉ ghi thành Data để lưu trữ và sử dụng khi cần thiết…

Khi dùng chương trình này giáo viên cần lưu ý tới chức năng ghi đĩa VCD

từ File video đã thiết kế bằng các phần mềm tạo video từ các ảnh tư liệu Ở chứcnăng này chương trình cho phép chèn các file video gốc (có định dạng *.avi,

*.mpg, *.wmv…) để tạo thành đĩa VCD có thể trình chiếu trên đầu đĩa VCD dândụng hoặc trên máy vi tính

Như vậy, bất kỳ một giáo viên nào cũng có thể thực hiện được bài giảngmột cách dễ dàng khi mà hiện nay tất cả các trường Tiểu học đều có Tivi 29 in

và đầu đọc đĩa VCD

Trang 13

d) Sử dụng sản phẩm đĩa VCD đã tạo để tiến hành dạy học phần Quan sát nhận xét và phần Hướng dẫn thực hành:

Sau khi hoàn thành các đĩa VCD theo nội dung đã nêu Giáo viên sẽ tiếnhành sử dụng các sản phẩm đó vào việc giảng bài, cụ thể ở đây là áp dụng vào 2phần nội dung: Hướng dẫn quan sát nhận xét, Hướng dẫn thực hành Khi tiếnhành bài dạy, giáo viên cần chuẩn bị một bộ đầu đĩa VCD và ti vi màn rộng(khoảng 29 in là đủ)

Phần nội dung Hướng dẫn quan sát nhận xét là phần khá quan trọng trongtiến trình dạy học phân môn Vẽ tranh Đây cũng là nội dung mà giáo viên thaotác nhiều, hướng dẫn nhiều nhất trong tiến trình hình thành kiến thức, hình thànhcảm xúc thẩm mỹ để các em thể hiện đề tài của tranh Thông thường nếu giáoviên sử dụng phương pháp truyền thống thì phải chuẩn bị rất nhiều tranh, treo rấtnhiều lần, thao tác trên bảng khá tốn thời gian nhưng hiệu quả thì lại không caocho lắm

Với sự hỗ trợ của bộ đĩa VCD, giáo viên sẽ tiến hành trình chiếu trên đầuđĩa và ti vi thông thường, toàn bộ nội dung tranh minh hoạ chúng ta đã chuẩn bịthành Video và giáo viên chỉ việc cho phát hình theo trình tự đã thiết kế Trongquá trình minh hoạ, giáo viên hoàn toàn có thể cho dừng hình bằng lệnh Pausetrên đầu đĩa hoặc qua điều khiển từ xa của đầu đĩa Sau khi phân tích và khắcsâu nội dung giáo viên lại tiếp tục trình chiếu bằng lệnh Play

Như vậy, nếu giáo viên đã chuẩn bị tốt nội dung minh hoạ trên VCD và tổchức đĩa như đã nêu ra ở phần trước thì giáo viên hoàn toàn chủ động thực hiệnbài dạy của mình thông qua các File Video trên đĩa VCD Việc sử dụng phươngpháp này đã tận dụng được tối đa thiết bị công nghệ mà các đơn vị nhà trườngđang có sẵn, giảm được sự chờ đợi không cần thiết khi mà hệ thống máy chiếu

đa năng chưa được trang bị nhiều cho các nhà trường Mặt khác, nếu chúng ta đã

có bộ máy tính và máy chiếu đa năng thì vẫn sử dụng các đĩa VCD này bìnhthường như sử dụng qua đầu đĩa

2 SỬ DỤNG MÁY CHIẾU ĐA NĂNG VÀ MÁY CHIẾU VẬT THỂ TRONG PHẦN THỰC HÀNH.

a) Chuẩn bị phương tiện và thiết bị:

Để các em kịp thời rút kinh nghiệm trong phần thực hành, tránh những lỗisai và kịp thời tiếp thu cái đẹp ngay trong lúc làm bài, tôi đã chọn những bài tốt

và chưa tốt, đưa vào máy chiếu, lập tức bức tranh của em học sinh đó đã đượcphóng lớn trên màn hình Như vậy, cả lớp nhìn rõ và cùng giáo viên phân tích

Trang 14

những ưu điểm, khuyết điểm để học sinh rút kinh nghiệm ngay trong lúc làmbài

Cũng như phần trên đã nêu, máy chiếu vật thể có những nhược điểm của

nó Nhược điểm đầu tiên là giá một chiếc máy như vậy khá đắt nên các trườnghọc khó có điều kiện để tự trang bị hoạt động dạy và học Hiện nay, toàn huyệnYên Mỹ cũng chỉ mới có một số ít trường trang bị được hệ thống máy chiếu vậtthể này

Từ thực tế khó khăn về giá cả nên tôi đã tự nghiên cứu và tận dụng nềncông nghệ thông tin hiện tại để tự chế ra được một hệ thống chiếu vật thể tương

tự như bộ máy chiếu vật thể có trên thị trường Bản chất của máy chiếu vật thểthực ra chỉ là một máy chiếu đa năng có gắn kèm một camera bình thường.Camera này có nhiệm vụ quay hình ảnh trước ống kính của nó và gửi tín hiệucho máy chiếu, từ đó chúng ta nhận được hình ảnh trên màn chiếu

Như vậy, xét từ bản chất trên, khi chúng ta đã có bộ máy tính và máychiếu đa năng rồi thì việc tạo ra một máy chiếu vật thể là hết sức đơn giản Tacần trang bị thêm một Camera thông thường dạng WebCam đang được bán trênthị trường tin học rất phổ biến Các loại camera nhỏ này được bán khá nhiều vớigiá chỉ vài trăm nghìn đồng (khoảng từ 100.000 đến 500.000 đ/chiếc) ở các cửahàng điện tử hay cửa hàng tin học

Khi đã trang bị được Camera rồi chúng ta tiến hành cài đặt vào máy vitính và thực hiện một số thao tác đặt, và sắp xếp hợp lý để có thể quay đượchình ảnh các bài thực hành của học sinh là máy tính và máy chiếu sẽ nhận đượchình ảnh đó Ngay lập tức, trên màn hình máy chiếu sẽ xuất hiện hình ảnh củacamera đang ghi hình ảnh bài thực hành của học sinh Như vậy, giáo viên và họcsinh sẽ cùng nhận xét và phân tích bài kết quả thực hành của học sinh trực tiếpkhi các em đang làm bài

Cũng chiếc Camera này, nếu trường học chưa trang bị được máy chiếu đanăng và máy vi tính, thì giáo viên cũng hoàn toàn có thể kết nối tới tivi hoặc đầuđĩa để thực hiện thao tác chiếu vật thể tương tự như kết nối tới máy vi tính vàmáy chiếu đa năng

* Lưu ý khi trang bị thiết bị Camera để chế thành máy chiếu vật thể: Khimua thiết bị này chúng ta cần lưu ý một số thông số kỹ thuật sau:

- Độ phân giải của Camera (độ nét của hình ảnh khi quay hình), nếuchúng ta lựa chọn độ phân giải càng cao thì chất lượng hình ảnh càng trungthực, đồng thời để đổi lại chất lượng tốt thì chúng ta cũng cần phải bỏ số kinh

Trang 15

phí tương ứng với chất lượng Thông thường độ phân giải được biểu thị bằngcon số Pixel (1.3 M pixel - 3,4,5 M pixel…).

- Giao tiếp của thiết bị Camera với các thiết bị trình chiếu hiện có, nếuchọn được Camera có nhiều hỗ trợ giao tiếp thì chúng ta càng tiện dụng khi sửdụng chúng để kết nối với thiết bị trình chiếu Một số loại Camera có cổng kếtnối là giao tiếp USB, COM, SVIDEO, AV… khi mua chúng ta cũng rất cần lưutâm đến những thông số này

- Ống kính của Camera có hỗ trợ phóng to, thu nhỏ hay không Vì nếu cóchức năng này thì khi chiếu hình ảnh giáo viên có thể phóng to những vị trí cầnthiết trên bài vẽ của học sinh để các em tiện quan sát và phân tích

- Cuối cùng là chúng ta nên chọn các sản phẩm có tên tuổi của các hãng

đã có uy tín trên thị trường, không nên chọn các sản phẩm không có thương hiệuhoặc no name (không rõ nguồn gốc, xuất xứ) Vì nếu chúng ta chọn không đúng,rất có thể chúng ta sẽ gặp rủi ro trong quá trình sử dụng thiết bị

b) Phương pháp thực hiện:

+ Cải tiến thiết bị để tạo thành máy chiếu vật thể:

- Thực hiện kết nối Camera với máy tính và ti vi:

Ta thực hiện kết nối thông qua cổng kết nối mà thiết bị hỗ trợ Nếu kết nốivới máy vi tính, cần lưu ý cài driver (trình điều khiển kèm theo thiết bị), cũng cóthể không cần cài đặt do thiết bị đã hỗ trợ Còn kết nối tới ti vi thì thiết bị cần cócồng AV hoặc SVIDEO Khi đó, chúng ta cần cắm các Jắc tương ứng giữaCamera vào cổng kết nối trên ti vi là có thể thực hiện chiếu hình được ngay

Khi kết nối cần lưu ý, nếu Camera có nguồn điện riêng thì cần cung cấpnguồn cho thiết bị, nếu thiết bị sử dụng nguồn sẵn có của máy vi tính (thườngchỉ có loại giao tiếp USB) thì chúng ta không cần cấp điện nguồn cho thiết bịnữa

- Thiết kế giá đỡ và mặt phẳng để đặt bài vẽ của học sinh cho Cameraquay hình các bài đó:

Giáo viên có thể sử dụng một khung nhôm hoặc một khung gỗ, gắnCamera lên phần trên của khung và cho Camera quay ống kính hướng vuônggóc xuống dưới mặt sàn, lưu ý khoảng cách hợp lý để khi chiếu bài thì Camera

sẽ quay được toàn bộ hình ảnh bài vẽ của học sinh

Ngày đăng: 17/07/2014, 10:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w