1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh nghiệm quản lý của Hiệu trưởng

29 3,1K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Những mong muốn trong công việc quản lý của hiệu trưởng:  Yêu cầu giáo viên/nhân viên trong trường làm việc để đạt được các mục tiêu mà trường đã đặt ra.. Khi phổ biến các nội dung công

Trang 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG

Trang 2

Những mong muốn trong công việc

quản lý của hiệu trưởng:

 Yêu cầu giáo viên/nhân viên trong trường làm việc để đạt được các mục tiêu mà trường đã đặt ra

 Trao đổi với giáo viên/nhân viên để đánh giá xem họ đã thực hiện yêu cầu của Hiệu trưởng đến mức nào

 Khen thưởng các giáo viên/nhân viên đã nổ lực trong công tác giáo dục và giảng dạy để hướng tới các mục tiêu đã đặt

ra

 Tạo được và giữ vững sự kính trọng và niềm tin của giáo

Trang 3

Khi phổ biến các nội dung công tác cho giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường, Hiệu trưởng cần chú ý các vấn đề sau:

HT nói, chưa phải là giáo viên đã nghe

Giáo viên có nghe HT nói nhưng chưa hẳn là họ đã hiểu hết những nội dung mà HT truyền đạt.

Ngay lúc GV hiểu hết những điều HT nói cũng chưa hẳn là họ đã chấp nhận hòan toàn các ý kiến HT

Trang 4

Hiệu trưởng cần xây dựng Quy tắc phát biểu trong các cuộc họp được tổ chức trong nhà trường.

1 Tất cả các giáo viên trong trường phải tuân thủ sự điều hành của người chủ trì cuộc họp, phải chú ý lắng nghe người đang phát biểu

2 Giáo viên chỉ được phát biểu khi được phép của người chủ trì cuộc họp

3 Người phát biểu phải chú ý nói ngắn gọn, tập trung vào nội dung được yêu cầu phát biểu

Trang 5

Giáo viên mong muốn gì ở Hiệu trưởng?

 Giáo viên mong muốn Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo công tác giảng dạy Hiệu

trưởng phải là người ủng hộ sáng kiến về chương trình, phương pháp giảng dạy Hiệu trưởng phải năng động và luôn có mặt trong trường Hiệu trưởng phải quan tâm đến việc nâng cao đời sống của giáo viên.

Trang 6

Tìm hiểu nguyện vọng, đề xuất trong công tác của giáo viên.

xuất trong công tác của GV, chứ không chỉ đơn thuần nắm các đề xuất do Tổ trưởng Tổ chuyên môn đệ trình lên.

nhiều GV trước khi đưa ra 1 QĐ nào đó.

Trang 7

Chú ý lắng nghe

giảm bớt thời gian nói của mình Hiệu trưởng cần dành thời gian cho giáo viên được nói, được bày tỏ nguyện vọng, chia sẻ sự quan tâm của họ đối với sự phát triển chung của trường học

trường cảm thấy họ đang làm việc có hiệu quả.

Trang 8

Chú ý lắng nghe

giáo viên phát triển các kỹ năng giảng dạy để giáo viên có thể tự mình giảng dạy tốt.

viên bất kỳ việc gì.

Trang 9

Những điều hiệu trưởng nên làm

 + Hãy niềm nở và lịch thiệp

+ Hãy tươi cười với mọi người

+ Hãy cố gắng duy trì tinh thần phấn khởi của mình và của những người xung quanh

+ Hãy chào hỏi đồng nghiệp khi đến nơi làm việc, có cách xưng hô phù hợp để duy trì quan hệ công tác bình thường và kỷ luật lao động tốt.

+ Hãy biểu hiện lòng chân thành với mọi người Hãy đến với nhân viên bằng tấm lòng, chú trọng tính văn hóa, nhân văn trong quản lý.

Trang 10

Những điều hiệu trưởng nên làm

 + Hãy tin tưởng vào nhân viên, giáo viên Sử dụng con người trước tiên phải tin tưởng, tôn trọng và trao quyền đầy đủ cho họ

+ Đối xử với mọi người một cách công bằng.

+ Sử dụng người đúng năng lực, trình độ chuyên môn của họ

+ Hết sức quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng người tài, tạo điều kiện cho cấp dưới được học tập nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ Tạo điều kiện cho họ hòan thành tốt nhiệm vụ cũng chính

là hòan thành tốt vai trò, chức trách của nhà quản lý.

Trang 11

Chú ý:

Hiệu trưởng cần thành lập “Tổ Tư vấn” riêng cho mình Thành viên trong Tổ này có thể là giáo viên các trường khác, những người cùng làm công tác quản lý như mình ở trong ngành hay ngoài ngành Các ý kiến của họ nhiều khi cũng giúp ích chúng

ta rất nhiều.

Hiệu trưởng nên bố trí phân công giảng dạy cho giáo viên bằng cách tạo cơ hội đồng đều cho họ phát triển Việc giảng dạy cho học sinh các lớp cuối cấp (lớp lá) đừng cứ phải lúc nào cũng phân cho các giáo viên có kinh nghiệm, mà phải thay đổi Việc phân công cho giáo viên có kinh nghiệm lúc nào cũng dạy các lớp cuối cấp có thể có lợi trước mắt, nhưng không có lợi lâu

dài.

Trang 12

Những điều hiệu trưởng nên làm

 Hãy biết phê bình và tự phê bình.Khi phê bình nhắc nhở ai cần tế nhị, điều chủ yếu là

để cho họ có cảm xúc ân hận và có ý thức khắc phục khuyết điểm

 Khi phê bình cần lưu ý:

Trang 13

Những điều hiệu trưởng nên làm

 Cần nói ưu điểm của họ trước, sau đó mới nêu khuyết điểm.

- Không phê bình người cấp dưới khi có mặt người thứ ba

- Chỉ cảnh cáo phê bình trước tập thể sau khi góp ý nhiều lần

mà người đó vẫn không tiến bộ.

- Khi nhân viên mắc lỗi đến mức bị thi hành kỷ luật thì nhà

quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan, xem xét quá trình công tác, xem xét lỗi lầm đó là hiện tượng hay bản chất Cần thận trọng khi quyết định hình thức kỷ luật đối với một người bởi vì điều đó sẽ có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần, danh dự của họ.

Trang 14

Khi giao tiếp với cấp trên cần lưu ý:

 + Hãy tuân thủ trật tự trong hệ thống quản lý, tôn trọng người lãnh đạo

+ Không được vượt cấp trong hệ thống quản lý.+ Giữ những quan hệ tốt đẹp với mọi người, thủ trưởng cũng như đồng nghiệp của mình

Trang 15

Khi giao tiếp với cấp trên cần lưu ý:

 + Hãy làm tốt công tác của mình.Tinh thông trong

công việc của mình nhưng đừng tỏ ra kiêu

ngạo.Trong công việc cần chăm chỉ, thực thà.Cần có năng lực phối hợp với các đồng nghiệp khác để

hoàn thành nhiệm vụ.Cần phản hồi thường xuyên với lãnh đạo về việc thực hiện công việc của mình bằng cách thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thỉnh thị theo yêu cầu của thủ trưởng

Trang 16

Khi giao tiếp với cấp trên cần lưu ý:

 Tiếp nhận những lời phê bình của cấp trên một cách

vô tư, cầu thị

+ Quý trọng thời gian của người quản lý, khi báo cáo công việc nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể

+ Hãy cư xử khéo léo, không nói xấu hoặc chê bai

họ sau lưng

Trang 17

Những điều Hiệu trưởng không nên làm

 Không nên đối xử thiên vị đối với một nhân viên hay giáo viên nào trong trường.

 Không nên giành công của người khác.

 Không nên đổ lỗi cho người khác.

 Không nên giành hết quyền lợi cho mình.

 Không nên có ác cảm đối với nhân viên hay giáo viên (trước đó có vi phạm điều gì đó)

Trang 19

Những sai lầm cần tránh

 Tính cố chấp:

- Không thừa nhận sai lầm

- Không chú ý đến những ý kiến đối lập

Vì : Muốn giữ thể diện dù đã đề ra quyết định sai lầm

Trang 20

Những sai lầm cần tránh

- Chỉ đánh giá con người trong 2 phạm trù: tốt – xấu mà không xét đến sự phức tạp của bản

Trang 22

Những sai lầm cần tránh

Không biết lựa chọn những vấn

đề quan trọng

Muốn tham gia giải quyết tất cả

Trang 23

Khi giáo viên mới được đề bạt làm hiệu trưởng

 Giáo viên trong trường, kể cả các giáo viên trước đây là bạn

bè, có thể không còn trao đổi cởi mở mọi chuyện với Hiệu

trưởng (mới được đề bạt) như trước kia nữa.

 Giáo viên trong trường có thể sẽ phân vân về cách cư xử với Hiệu trưởng (mới được đề bạt).

 Hiệu trưởng (mới được đề bạt) có thể gặp sự phản kháng của một số giáo viên cũng trong diện được quy hoạch nhưng

không được bổ nhiệm Cách đối xử đối với các giáo viên này là hãy yêu cầu họ cho mình những lời khuyên cho công việc mới, giao cho họ những công việc mang tính thách thức, tạo cho họ một ý thức về trách nhiệm mới của họ.

Trang 24

Khi giáo viên mới được đề bạt làm hiệu

- Đừng vội thay đổi các hoạt động của trường trong

một vài tuần đầu tiên khi bắt đầu nhận nhiệm vụ

Trang 25

Chúng ta hãy cùng đọc và suy ngẫm các ý kiến sau

 Nhà lãnh đạo cần phải hỗ trợ cho việc cải

thiện điều kiện làm việc và phát triển chuyên môn bỡi vì đó là cách để đảm bảo sự lãnh

đạo thành công cho tương lai.

 Ta chỉ có thể có được những hiệu trưởng

giỏi nếu như ta có những giáo viên giỏi, bỡi

vì sự lãnh đạo tương lai xuất phát từ đội ngũ giáo viên trong hiện tại.

Trang 26

8 giải pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường

 Tổ chức công tác tuyên truyền cho cộng đồng và bản thân nhà trường

 Xây dựng kế hoạch để phân phối các nguồn lực

 Tạo lập uy tín niềm tin đối với phụ huynh, cấp Ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà

trường

Trang 27

8 giải pháp huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển nhà trường

 Tận dụng những kinh nghiệm và trí thức của phụ huynh HS

 Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa

phương

 Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và lực lượng xã hội

 Hiệu trưởng thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi

dưỡng để làm tốt vai trò của mình trong nhà trường

Trang 28

Lời khuyên: Thay lời kết

Hãy từ bỏ nếp nghĩ cho rằng khi được bổ nhiệm làm Hiệu

trưởng thì mình được xem là người số một, giỏi nhất trong

trường Nên lưu ý rằng có nhiều người thích làm việc trong lĩnh vực chuyên môn, thích giảng dạy, vui với kết quả giảng dạy của họ, không thích làm Hiệu trưởng.

Có nhiều giáo viên không thích làm Hiệu trưởng, nhưng buộc phải làm, do được cấp trên lựa chọn, tin tưởng giao nhiệm vụ phát triển giáo dục xã/huyện nhà Đừng viện lý do mình không thích làm mà làm việc theo kiểu “cầm chừng”, trên bảo gì thì

Trang 29

 XIN CẢM ƠN

SẼ LÀ NHỮNG NHÀ QUẢN LÝ GIỎI

Ngày đăng: 17/07/2014, 05:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w