KHU HỆ SINH VẬT VÙNG BIỂN VIỆT NAM BIỂN ĐÔNG TẬP 4

398 797 4
KHU HỆ SINH VẬT VÙNG BIỂN VIỆT NAM  BIỂN ĐÔNG TẬP 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I: KHU HỆ SINH VẬT VÙNG BIỂN VIỆT NAM ......................................................... 1 Mở đầu ......................................................................................................... 1 I. Hoạt động điều tra nghiên cứu sinh vật vùng biển Việt Nam .............................. 1 Đặng Ngọc Thanh II. Đặc trưng môi trường sống vùng biển Việt Nam liên quan tới đời sống sinh vật ............................................................................................................................ 3 Đặng Ngọc Thanh Chương I. Sinh vật phù du ............................................................................... 6 Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Hữu Phụng, Trương Ngọc An Chương II. Sinh vật đáy .................................................................................. 39 Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ Chương III. Cá biển .......................................................................................... 53 Nguyễn Nhật Thi Chương IV. Các động vật biển khác ................................................................. 62 I. Tôm biển ............................................................................................................. 62 Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh II. Động vật thân mềm ........................................................................................... 70 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Dục III. Chim biển......................................................................................................... 78 Nguyễn Quang Phách IV. Bò sát và thú biển ............................................................................................ 83 Nguyễn Khắc Hường, Đặng Ngọc Thanh Chương V. Rong biển ...................................................................................... 88 Nguyễn Văn Tiến Phần II: NGUỒN LỢI SINH VẬT VÙNG BIỂN VIỆT NAM .............................................. 98 Chương VI. Nguồn lợi cá biển .......................................................................... 98 Bùi Đình Chung Chương VII. Nguồn lợi đặc sản ngoài cá ......................................................... 115 I. Nguồn lợi tôm biển ........................................................................................... 115 Phạm Ngọc Đẳng II. Nguồn lợi động vật thân mềm ......................................................................... 126 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Dục III. Nguồn lợi động vật đặc sản khác .................................................................. 135 Đặng Ngọc Thanh Chương VIII. Nguồn lợi rong biển .................................................................... 142 Nguyễn Văn Tiến Nhận định chung về khu hệ sinh vật và nguồn lợi sinh vật vùng biển Việt Nam ..................................................................... 161 Đặng Ngọc Thanh Phần III: SINH THÁI VÙNG BIỂN VIỆT NAM................................................................. 167 Chương IX. Đặc trưng sinh thái vùng triều .................................................... 167 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Dục Chương X. Đặc trưng sinh thái rừng ngập mặn ............................................. 205 Phan Nguyên Hồng Chương XI. Đặc trưng sinh thái rạn san hô .................................................... 235 Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn Chương XII. Đặc trưng sinh thái các bãi cỏ biển ............................................. 258 Nguyễn Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh Chương XIII. Đặc trưng sinh thái đầm phá ven biển ........................................ 271 Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Trọng Nho Chương XIV Đặc trưng sinh thái đảo ............................................................... 319 I. Đặc trưng sinh thái đảo ven bờ ........................................................................ 319 Đặng Ngọc Thanh II. Đặc trưng sinh thái đảo xa bờ: Quần đảo Trường Sa .................................... 353 Đặng Ngọc Thanh Chương XV. Năng suất sinh học vùng biển Việt Nam .................................... 373 Nguyễn Tác An Một số nhận định chung về các hệ sinh thái vùng biển Việt Nam .......................... 382 Đặng Ngọc Thanh TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ........................................................................................ 386

1 Phần I KHU HỆ SINH VẬT VÙNG BIỂN VIỆT NAM MỞ ĐẦU I. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU SINH VẬT VÙNG BIỂN VIỆT NAM Những công trình nghiên cứu sinh vật biển Việt Nam đầu tiên đã có từ cuối thế kỷ XVIII, với những khảo sát về trai ốc biển ở vùng biển Côn Đảo, kết quả được công bố từ 1784 (Martin và Chemnitz, 1784). Tiếp sau đó là các công trình nghiên cứu khác của nhiều tác giả như Eydoux, Souleyet, Grandichau (1857), Michau (1861), Le Mesle (1894) ở vùng biển phía nam, rồi sau đó là các công trình nghiên cứu ở vùng biển phía bắc (vịnh Hạ Long) của Crosse và Fisher (1890), Fisher (1891). Công trình nghiên cứu về cá biển đầu tiên là của Pellegrin năm 1905, còn công trình nghiên cứu rong biển đầu tiên là của Loureiro năm 1890. Tuy nhiên, hoạt động điều tra nghiên cứu có hệ thống về sinh vật biển Việt Nam chỉ có từ khi thành lập Viện Hải dương học Đông Dương ở Nha Trang. Từ khi thành lập (1922) tới thời gian trước chiến tranh thế giới thứ II, Viện này đã sử dụng tàu nghiên cứu De Lanessan thực hiện có hệ thống và định kỳ điều tra sinh vật biển trên các trạm khảo sát trong vịnh Bắc Bộ, eo biển Quỳnh Châu, thềm lục địa Trung Bộ, Nam Bộ, Campuchia và Thái Lan. Kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố của các nhà nghiên cứu sinh học biển Pháp ở Viện Hải dương học Nha Trang như Chevey (1931-1939) về cá biển, Rose (1920, 1955), Dawydoff (1936-1952), Serène (1937) về động vật không xương sống là những tài liệu cơ bản còn được sử dụng cho tới hiện nay. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc (1954), trong tình hình đất nước còn chưa thống nhất, hoạt động điều tra nghiên cứu biển vẫn được tổ chức thực hiện trong từng vùng biển phía bắc và nam Việt Nam. Ở miền Bắc Việt Nam với sự thành lập một số cơ quan nghiên cứu biển hợp tác với các cơ quan khoa học biển Trung Quốc, Liên Xô, đã thực hiện các Chương trình điều tra khảo sát lớn ở vịnh Bắc Bộ trong thời gian 1959-1965. Từ 1959-1962 đã tiến hành Chương trình hợp tác Việt-Trung điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ, trong đó có phần điều tra sinh vật. Cũng trong thời gian này còn có Chương trình điều tra nguồn lợi cá đáy vịnh Bắc Bộ, nhằm đánh giá nguồn lợi, xác định các bãi cá, nghiên cứu sinh học các loài quan trọng. Một Chương trình điều tra khác về nguồn lợi cá tầng đáy và thăm dò tổng hợp cá tầng trên ở vịnh Bắc Bộ, với sự hợp tác với Viện Nghề cá Thái Bình Dương Liên Xô cũng được thực hiện trong thời gian 1960- 1961. Các kết quả điều tra đánh giá nguồn lợi khu hệ sinh vật, điều kiện môi trường sống ở vịnh Bắc Bộ đã được công bố trong các công trình của Gurianova (1972), Vedenski và Gurianova (1972). Bên cạnh các Chương trình điều tra lớn nói trên còn các hoạt động điều tra sinh vật khu vực biển ven bờ Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Hà trong thời gian 1965-1975. Ở miền Nam Việt Nam, trong giai đoạn này, hoạt động của Viện Hải dương học Nha Trang tập trung chủ yếu vào việc phân tích số liệu đã có từ trước, bổ sung thêm một số chuyến khảo sát nhỏ ở vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (1973), vùng triều Cam Ranh, Nha Trang (1965-1966). Bên cạnh đó, cũng trong giai đoạn này, có những hoạt động điều tra nghiên cứu lớn ở vùng biển Nam Việt Nam như Chương trình NAGA (1959-1961) trong đó có phần điều tra sinh vật của Viện Hải dương SCRIPPS California phối hợp với Hải học viện Nha Trang, Sở Nghề cá và Hải quân Thái Lan thực hiện, sử dụng tàu điều tra Stranger của Mỹ. Các kết quả điều tra sinh vật trong Chương trình này đã được công bố trong các công trình của Brinton (1961), Shino (1963), Imbach (1967), Alvarino (1967), Stephenson (1967). Chương trình khảo sát nghề cá viễn duyên Nam Việt Nam (1968-1971) được sự tài trợ của tổ chức FAO, Hoa Kỳ và Hà Lan, cũng là hoạt động khảo sát lớn nhằm tìm thêm ngư trường, mở rộng khai thác hải sản ra vùng khơi Biển Đông. Từ sau khi đất nước thống nhất (1975), hoạt động điều tra nghiên cứu biển nói chung và sinh vật biển nói riêng được tổ chức thực hiện có kế hoạch trên phạm vi toàn vùng biển với qui mô lớn. Từ 1977 tới 2000, 5 Chương trình điều tra nghiên cứu biển của Nhà nước đã được tổ chức thực hiện, trong đó có các đề tài điều tra về nguồn lợi cá biển, nguồn lợi đặc sản biển ven bờ, sinh vật đáy, sinh vật phù du, rong biển, các hệ sinh thái biển, năng suất sinh học vùng biển Bên cạnh đó, còn có các hoạt động hợp tác với các cơ quan khoa học biển nước ngoài và các tổ chức quốc tế, điều tra nghiên cứu sinh vật vùng biển ven bờ, đặc biệt là vùng biển ven bờ miền Trung (Chương trình KT.03, 1991-1995) và vịnh Thái Lan (Chương trình KHCN-06, 1995-2000), các rạn san hô, khảo sát nguồn lợi cá và đặc sản ngoài cá vùng biển sâu. Ngoài ra, còn phải kể các hoạt động điều tra nghiên cứu sinh vật biển vùng triều, đầm phá, vũng vịnh ven biển do các cơ quan, các ngành, các địa phương thực hiện. Các hoạt động điều tra nghiên cứu sinh vật biển trong giai đoạn từ 1975 tới nay, với qui mô rộng, với sự tham gia của đông đảo lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao ở trong nước và nước ngoài đã thực sự nâng cao thêm nhiều hiểu biết về nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam. Đặc trưng môi trường sống biển Việt Nam 3 II. ĐẶC TRƯNG MÔI TRƯỜNG SỐNG VÙNG BIỂN VIỆT NAM LIÊN QUAN TỚI ĐỜI SỐNG SINH VẬT Vùng biển Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Vị trí địa lý cũng như những đặc trưng về lịch sử phát triển địa chất, điều kiện khí hậu, thủy lý hoá học đã tạo nên nơi đây một môi trường sống riêng, liên quan chặt chẽ với đời sống sinh vật biển trong vùng biển này. Các đặc trưng điều kiện tự nhiên vùng biển Việt Nam đã được trình bày đầy đủ, chi tiết trong các tập “BIỂN VIỆT NAM” tương ứng (Tập I, II, III). Ở đây, chỉ nêu lên những nhận xét rất khái quát về những đặc trưng điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới hoạt động sống của sinh vật biển. 1. Biển Việt Nam mang tính chất một vùng biển rìa, với hai kiểu địa hình chính: địa hình đồng bằng của thềm lục địa rìa tây Biển Đông và địa hình núi ở vùng sâu phía đông và đông nam. Thềm lục địa trải rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, biển Đông Nam Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu chỉ trong khoảng 40 - 100 m, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc khai thác hải sản. Khu vực có địa hình núi ở độ sâu 2000 - 4000m tạo nên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo san hô hoặc núi lửa có chỏm san hô. Tính chất biển nông của vùng thềm lục địa cộng với tính chất quần đảo vùng biển sâu tiếp giáp cũng như các sinh cảnh khác nhau của các hệ sinh thái đặc trưng nhiệt đới ven biển như: rừng ngập mặn ven biển (mangrove), rạn san hô, đầm phá, cửa sông, doi cát đã tạo nên cảnh quan đặc biệt đa dạng cho vùng biển Việt Nam liên quan tới tính chất đa dạng của sinh vật biển Việt Nam. Mặt khác, tính chất biển nông của thềm lục địa cũng dễ tạo nên điều kiện môi trường sống đồng đều trong tầng nước về nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng khí điều này có tác động đối với sự phân bố sinh vật trong tầng nước. Trầm tích đáy biển Việt Nam đa dạng, từ hạt thô (cuội, sỏi) tới hạt mịn (bùn sét). Sự phân bố trầm tích cũng không đồng đều, phụ thuộc vào phân hóa địa hình và vận chuyển các nguồn vật chất trong biển. Trầm tích dạng tảng, cuội, sỏi chủ yếu phân bố ở ven bờ và ven đảo phía bắc. Trầm tích cát, cát bột phân bố thành các vùng lớn trong vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và thềm lục địa phía nam. Bùn bột tạo thành các dải hẹp chạy dọc vùng khơi vịnh Bắc Bộ ra tới cửa vịnh và vịnh Thái Lan. Bùn sét chỉ gặp các điểm nhỏ ở vùng sâu của vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và Nam Trung Bộ. Ngoài ra còn có thể gặp trầm tích vỏ sinh vật lẫn trong cát và trầm tích núi lửa. Phân bố trầm tích đáy biển có liên quan chặt chẽ tới phân bố sinh vật đáy, đặc biệt là với san hô, thực vật ngập mặn, cỏ biển cũng như các sinh vật đáy nhỏ sống ở đáy cát và đáy bùn. 2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có một ý nghĩa quyết định đới với đời sống sinh vật biển Việt Nam. Đặc trưng môi trường sống biển Việt Nam 4 Với điều kiện nhiệt độ nước biển tầng mặt trong một năm nhìn chung ít khi xuống dưới 20C, khu hệ sinh vật biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới về cơ bản. Tuy nhiên, sự giảm thấp tương đối của nhiệt độ nước tầng mặt vào mùa đông ở vùng biển phía bắc có thể tới dưới 20C, là điều kiện môi trường thích hợp với các sinh vật biển cận nhiệt đới từ phía bắc di chuyển tới. Chế độ gió mùa tạo nên chế độ nhiệt ẩm, mưa và nhất là dòng chảy biến đổi chu kỳ trong năm cũng có tác động tới đời sống, đặc biệt là chu kỳ sinh sản, phân bố di cư của cá, tôm biển, theo mùa. Chế độ mưa hàng năm đưa tới hình thành các dòng nước lục địa chảy từ hàng nghìn cửa sông lớn nhỏ dọc bờ biển đổ ra biển ven bờ vào mùa mưa, làm nhạt đi đáng kể độ mặn của nước biển có khi tới 11‰ ở vùng gần bờ, ở vùng cửa sông có khi tới 5‰, tạo nên môi trường sống gần như nước lợ ở ven biển. Trong dải ven bờ này thường phân bố nhóm sinh thái rộng muối, rộng nhiệt hầu như thấy ở tất cả các nhóm sinh vật phù du cũng như sinh vật đáy ở biển Việt Nam. Các dòng nước lục địa cũng đưa ra vùng biển ven bờ lượng muối dinh dưỡng lớn thường tạo nên sự phát triển mạnh của thực vật phù du ở ven bờ. Nhưng đồng thời các dòng nước sông cũng tải ra biển khối lượng phù sa, chất thải ô nhiễm lớn làm tăng hàm lượng chất lơ lửng, giảm độ trong của nước, ở gần bờ vịnh Bắc Bộ có khi giảm tới 1-2 m, làm thay đổi tính chất thủy hoá nước biển, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sinh vật, đặc biệt đối với các sinh vật nhạy cảm như san hô. Ở vùng biển phía nam từ Trung Trung Bộ trở vào, nhìn chung độ mặn ít biến đổi chỉ trên dưới 33‰, riêng ở vùng cửa sông độ mặn có thể giảm thấp vào mùa mưa (5 - 25‰). Nhiệt độ nước tầng mặt thường luôn ở trên 20C, kể cả trong mùa đông. Các vùng nước trồi hình thành ở khu vực biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, cũng có tác động tới sự phát triển của sinh vật biển ở các khu vực này. Mặt khác, tính chất đồng đều tương đối các điều kiện môi trường sống của vùng biển này qua các thời kỳ trong năm, cũng tương ứng với sự đồng đều tương đối của nhịp điệu tăng trưởng, kiếm mồi, sinh sản của sinh vật biển Việt Nam trong năm, hoạt động di cư không lớn của tôm, cá biển. 3. Theo ý kiến của nhiều nhà cổ địa lý (Sinitsưn, 1962), vùng biển ven bờ Việt Nam chỉ mới được ngập nước chưa lâu, chỉ từ đợt biển tiến sau cùng vào cuối kỳ Pleixtoxen. Tính chất trẻ về lịch sử hình thành liên quan tới lịch sử tiến hóa của sinh vật vùng biển này, đặc biệt là quá trình hình thành các dạng đặc hữu còn rất ít thấy hiện nay trong vùng biển Việt Nam. 4. Một đặc điểm của môi trường sống biển Việt Nam là sự sai khác về điều kiện tự nhiên giữa hai vùng biển phía bắc và phía nam. Vùng biển phía bắc, bao gồm vịnh Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc hàng năm, vào mùa đông làm nhiệt độ nước biển tầng mặt giảm thấp có khi tới 10C ở ven bờ. Trong khi đó vùng biển phía nam ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh mùa đông, vì vậy, nhiệt độ nước biển trong năm thường ở mức trên 20C. Sự sai khác về chế độ nhiệt độ Đặc trưng môi trường sống biển Việt Nam 5 này cùng với những sai khác về những yếu tố khác như khí tượng, thủy văn đã tạo nên sự sai khác về thành phần loài sinh vật biển phía bắc, còn có nhiều sinh vật biển cận nhiệt đới từ phía bắc di nhập tới, còn ở vùng biển phía nam, thành phần này hầu như không có, mà chủ yếu gồm các dạng sinh vật biển nhiệt đới tiêu biểu. Về biến động số lượng, sinh trưởng phát triển sinh vật biển cũng có ít nhiều sai khác giữa vùng biển phía bắc và phía nam. Các đặc trưng môi trường sống trên đây của biển Việt Nam đã tác động tới tính chất cấu trúc thành phần loài, qui luật phân bố, di cư, các quá trình sinh trưởng, phát triển biến động số lượng của sinh vật biển Việt Nam sẽ được trình bày chi tiết ở các chương sau. 6 Chương I SINH VẬT PHÙ DU I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Sinh vật phù du (plankton) ở biển Việt Nam đã được Maurice Rose bắt đầu thu thập mẫu vật từ năm 1920. Ông là người đầu tiên công bố danh sách 42 loài thực vật phù du (phytoplankton) và 56 loài động vật phù du (zooplankton) ven bờ biển Việt Nam và vịnh Thái Lan vào năm 1926, 38 loài thực vật phù du và 109 loài động vật phù du ở vịnh Nha Trang vào năm 1955 và 119 loài chân mái chèo ở vịnh Nha Trang vào năm 1956. Dawydoff (1929) khi nghiên cứu sinh vật phù du ở Cầu Đá Nha Trang cũng còn phát hiện nhịp điệu di cư ngày đêm theo chiều thẳng đứng của cá con trong biển. Năm 1929-1930 ông tiếp tục nghiên cứu khu hệ động vật phù du ở vịnh Nha Trang và thấy ở đây rất phong phú và có tính chất biển rõ ràng, mùa hè có nhiều dạng biển khơi nhưng khi có gió mùa đông bắc thì khu hệ đột nhiên thay đổi, rất nghèo về thành phần loài và số lượng do có nước ngọt từ lục địa chảy ra. Năm 1936, ông đã xác định 500 mẫu bao gồm cả sinh vật đáy. Năm 1952, ông đã nghiên cứu khá đầy đủ về điều kiện ngoại cảnh và quy luật biến động số lượng sinh vật phù du trong mùa khô và mùa mưa ở vịnh Nha Trang. Ngay từ năm 1935, ở Cầu Đá Nha Trang, Serène đã bắt đầu nghiên cứu biến động số lượng động vật phù du theo thời gian trong mối liên quan với các yếu tố ngoại cảnh, và năm 1948 công bố kết quả nghiên cứu này trong những năm 1938-1942 ở vịnh Nha Trang. Hamon (1956) đã công bố danh sách 11 loài động vật hàm tơ (Chaetognatha) ở biển miền Nam Việt Nam. Leloup (1956) công bố danh sách 21 loài quản thuỷ mẫu (Siphonophora) ở vịnh Nha Trang. Yamashita (1958) có công trình nghiên cứu sinh vật lượng sinh vật phù du ở vùng biển Nha Trang và cho biết trị số cực đại vào tháng 5/1958 là 36,6 cc/m 3 và cực tiểu vào tháng 2/1958 là 0,28 cc/m 3 . Chương trình khảo sát NAGA (1959-1961) đã nghiên cứu động vật phù du ở vùng biển đông nam Việt Nam và vịnh Thái Lan và đã có một số công trình được công bố: Sinh vật lượng động vật phù du ở vịnh Thái Lan và vùng biển phía đông nam Việt Nam (Brinton, 1963); Phân bố và số lượng của tôm lân (Euphausia) ở biển Nam Việt Nam (Brinton và Watanaprida, 1963); Một số loài chân mái chèo (Copepoda) ở biển Nam Việt Nam (Bùi Thị Lạng, 1936); Một số chân mái chèo ở vịnh Thái Lan (Fleminger, 1963); Các loài chân cánh (Pteropoda) ở vịnh Thái Lan và biển Nam Việt Nam (Rottaman, 1963); Các loài thủy mẫu (Medusae), quản thủy Chương I. Sinh vật phù du 7 mẫu (Siphonophora) và hàm tơ (Chaetognatha) ở vịnh Thái Lan và biển Nam Việt Nam (Alvarino, 1963). Chương trình nghiên cứu tổng hợp vịnh Bắc Bộ Việt-Trung (1959-1965) đã điều tra có hệ thống và liên tục hai đợt mỗi đợt 12 tháng và đã thu được những tài liệu rất cơ bản. Nguyễn Văn Khôi và Đàm Quang Hải (1967) đã công bố danh mục các loài chân mái chèo và động vật hàm tơ ở vịnh Bắc Bộ, các tài liệu khác chưa được công bố. Chương trình thăm dò cá vịnh Bắc Bộ Việt-Xô (1960-1961) cũng đã nghiên cứu sinh vật phù du gồm 6 chuyến khảo sát ở vịnh Bắc Bộ và một phần biển phía nam của vịnh cho đến 1445’ vĩ bắc. Nhiều công trình đã được công bố từ các kết quả nghiên cứu này. Chương trình nghiên cứu tổng hợp ven bờ phía tây vịnh Bắc Bộ 1962-1965 do Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng tổ chức cũng đã nắm được tình hình phân bố và biến động sinh vật lượng sinh vật phù du ở đây (Nguyễn Tiến Cảnh và cộng tác viên, 1965). Trong vùng ven bờ này, năm 1974-1976 cũng đã tiến hành khảo sát một lần nữa phân bố và biến động sinh vật lượng sinh vật phù du. Kết quả về cơ bản phù hợp với những kết quả trước đây trong vùng biển. Nguyễn Tiến Cảnh, Lê Lan Hương đã có báo cáo về thành phần phân bố và biến động số lượng thực vật phù du vùng biển Hải Phòng từ tháng 4/1974 đến tháng 6/1975 cũng như về thực vật phù du ven bờ tây vịnh Bắc Bộ 1975-1976. Hoàng Quốc Trương (1962-1963 và 1967) đã phân loại được 245 loài thực vật phù du và 122 loài nguyên sinh động vật (Protozoa) ở vịnh Nha Trang. Shirota (1963) có công trình nghiên cứu về sinh vật lượng của sinh vật phù du ở vịnh Nha Trang và vùng ngoài vịnh, năm 1963-1965 nghiên cứu sinh vật phù du vùng biển gần bờ phía tây Cà Mau và vùng biển Phú Quốc. Năm 1966 đã công bố danh sách và hình vẽ 984 loài sinh vật phù du biển gần bờ từ Huế trở vào, trong đó có cả những loài nước ngọt. Cũng vào năm này, Shirota đã cùng Lê Thị Ngọc Anh và Trần Đình An nghiên cứu về sinh vật lượng sinh vật phù du trong mối quan hệ với điều kiện ngoại cảnh ở vịnh Nha Trang vào mùa mưa và mùa khô. Reynae năm 1968 đã xác định 118 loài tảo silic ở Cầu Đá Nha Trang. Nguyễn Thượng Đào và Lê Thị Ngọc Anh (1972) đã nghiên cứu sự biến động sinh vật lượng sinh vật phù du ở vịnh Nha Trang. Viện Nghiên cứu Biển năm 1970-1971 đã tổ chức điều tra vùng cửa sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy và đã có báo cáo về thực vật phù du (Trương Ngọc An, Hàn Ngọc Lương, 1980) và động vật phù du (Nguyễn Văn Khôi và Dương Thị Thơm, 1980). Năm 1971-1972 cũng đã điều tra vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng và Trương Ngọc An (1978) đã có báo cáo thực vật phù du trong đó tác giả cũng đã xác định 35.000 số đo của 17.000 tế bào trong 210 loài thực vật phù du để qui đổi Chương I. Sinh vật phù du 8 ra khối lượng. Chương trình CSK (Cooperation Study of the Kuroshio and Adjacent Region) của UNESCO (1973-1974) đã thu thập mẫu sinh vật phù du trong vùng biển từ Tuy Hòa đến Cam Ranh và phân tích ở Singapo nhưng mới công bố một số tài liệu thống kê số lượng. Nguyễn Tiến Cảnh năm 1977 đã có báo cáo về khối lượng sinh vật phù du và động vật đáy ở vịnh Bắc Bộ. Chương trình điều tra tổng hợp vùng biển Thuận Hải - Minh Hải (1978-1980) đã tiến hành 12 chuyến khảo sát biển, thu được những tài liệu và mẫu rất cơ bản về vùng biển này. Năm 1981, Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Văn Khôi và cộng tác viên đã có báo cáo về phân bố, biến động sinh vật lượng, sinh vật phù du và liên quan với cá trong khu vực biển Nghĩa Bình - Minh Hải. Từ 1979 đến 1985 nhiều chuyến nghiên cứu trên các tàu nghiên cứu Liên Xô Nauka, Milogradovo, Gerakl, Santar v.v cũng đã thu thập mẫu về sinh vật phù du và động vật đáy ở biển Việt Nam (chủ yếu là vùng biển miền Trung và Nam Bộ) phục vụ cho đề tài nghiên cứu nguồn lợi cá biển Việt Nam. Nguyễn Tiến Cảnh, Vũ Minh Hào, Lê Thị Hoa Viên, Nguyễn Dương Thạo đã có báo cáo về sinh vật lượng sinh vật phù du và động vật đáy biển miền Nam Việt Nam. Đề tài nghiên cứu nguồn lợi tôm vùng biển Đông và Tây Nam Bộ (1981-1985) cũng đã nghiên cứu sinh vật lượng, sinh vật phù du và cũng đã có báo cáo trong đề tài vào năm 1985. Ở vùng cửa sông ven biển Thái Bình, năm 1982-1983 đã có 3 chuyến điều tra tổng hợp, Vũ Trung Tạng (1984) đã có báo cáo kết quả. Trong những năm 1981-1984, đề tài sinh vật phù du vùng biển Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu bổ sung ở vùng biển Trung Bộ trên các tàu Bogorov và Nesmeyanov, vùng biển Đông Nam Bộ trên tàu Nesmeyanov, vùng biển Tây Nam Bộ trên tàu Nghiên cứu biển 03 và trong vịnh Văn Phong Bến Gỏi trên tàu Nghiên cứu biển 04. Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Cho và Nguyễn Tấn Hóa đã có những báo cáo kết quả của những chuyến điều tra này. Năm 1985, Nguyễn Văn Khôi đã nghiên cứu về sinh thái và phân loại lớp phụ Chân mái chèo (Copepoda) ở vịnh Bắc Bộ trong luận án Phó tiến sĩ đã được bảo vệ (1985). Dựa trên cơ sở nguồn tài liệu từ năm 1959-1985 về sinh vật phù du và động vật đáy ở biển Việt Nam, Nguyễn Tiến Cảnh đã xác định trữ lượng và khả năng khai thác cá biển Việt Nam (1989). Trong thời gian từ năm 1990 tới 2000, trong khuôn khổ các chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước, đã có các hoạt động điều tra khảo sát về sinh vật Chương I. Sinh vật phù du 9 phù du ở vùng biển ven bờ miền Trung, vùng nước trồi Nam Trung Bộ và vùng vịnh Thái Lan. Ngoài ra, còn có những khảo sát về sinh vật phù du vùng biển quần đảo Trường Sa (1994-1997). Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu sinh vật phù du ở biển phía bắc Việt Nam thì tài liệu có được trong vịnh Bắc Bộ (1959-1965) là có hệ thống và quy mô lớn hơn cả. Ở phần biển phía nam, những kết quả trong chương trình Thuận Hải - Minh Hải là cơ bản nhất, song tài liệu còn chưa được khai thác triệt để. Trong những công trình nghiên cứu ở biển Nam Việt Nam trước 1975 chỉ có Chương trình NAGA (1959-1961) và CSK (1973-1974) là có quy mô lớn, nhưng với phương pháp nghiên cứu khác nên không thể so sánh kết quả với những công trình nghiên cứu sau này, đặc biệt về mặt khối lượng. Các công trình khác chỉ tập trung ở vịnh Nha Trang, thời gian nghiên cứu không được liên tục và phương pháp cũng lại khác nhau rất khó cho việc tổng hợp, so sánh. II. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU VỀ SINH VẬT PHÙ DU 1. Điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ - Hợp tác Việt-Trung (1959-1965) Ở vùng biển vịnh Bắc Bộ có 279 loài thực vật phù du trong đó tảo silic (Bacillariophyta) có 191 loài, tảo giáp (Pyrrophyta) có 84 loài, tảo lam (Cyanophyta) có 3 loài và tảo kim (Silicoflagellata) có 1 loài. Số lượng thực vật phù du ở vịnh Bắc Bộ bình quân trong năm 1960 là 2.360.000 tb/m 3 và trong năm 1962 là 1.920.000 tb/m 3 . Đỉnh cao năm 1960 đạt 6,7 triệu tb/m 3 , năm 1962 chỉ đạt 3,8 triệu tb/m 3 . Xu thế biến động số lượng trong hai năm gần giống nhau. Từ tháng 1 đến tháng 3 là thời kỳ có số lượng cao, từ tháng 4 đến tháng 7 giảm nhanh về số lượng để hình thành khe thấp giữa hai chu kỳ, tháng 8 - 9 tăng nhanh để hình thành đỉnh cao thứ hai do sự phát triển rất mạnh của loài ven bờ Hemiaulus indicus. Từ tháng 10 đến tháng 12 số lượng lại thấp như thời kỳ giữa năm. Xu thế phân bố về số lượng giảm dần từ bắc xuống nam, từ bờ ra khơi rất rõ rệt. Vùng có số lượng cao trên 5 triệu tb/m 3 đều nằm ở đỉnh phía bắc hoặc phía tây vịnh, nơi có độ mặn thường thấp hơn 32,5‰. Vùng cửa vịnh có số lượng thưa thớt (H. 1 và H. 2). Có 183 loài động vật phù du ở trong vịnh Bắc Bộ, trong đó ruột khoang (Coelenterata) có 14 loài, chân khớp (Arthropoda) có 124 loài, thân mềm (Mollusca) có 13 loài, hàm tơ (Chaetognatha) có 14 loài và có bao (Tunicata) có 18 loài. Khối lượng trung bình của động vật phù du vịnh Bắc Bộ trong năm 1960 là 75 mg/m 3 và năm 1962 là 67 mg/m 3 . Đỉnh cao khối lượng của cả hai năm đều vào tháng 6 đạt trên 100 mg/m 3 do sự phát triển mạnh của những loài động vật phù du Chương I. Sinh vật phù du 10 nước nhạt gần bờ. Khối lượng động vật phù du tập trung ở phần giữa vịnh và mức độ tập trung thấp hơn ở phần phía tây của vịnh. Ở phần cửa vịnh thường có khối lượng thấp (H. 3-4). Tương ứng với hai khối nước ven bờ có độ mặn thấp hơn 32,5‰ ở phía bắc và phía tây vịnh và khối nước biển khơi có độ mặn cao hơn 33,5‰ chảy từ cửa vịnh vào đã hình thành quần xã ven bờ độ mặn thấp, quần xã biển khơi có độ mặn cao và “quần xã hỗn hợp”. “Quần xã” thứ ba này không mang tính chất một quần xã riêng biệt mà phân bố chồng chất giữa quần xã ven bờ độ mặn thấp và quần xã biển khơi độ mặn cao, ở khu vực giao nhau của hai khối nước. 2. Điều tra tổng hợp thăm dò nguồn lợi cá vịnh Bắc Bộ - Hợp tác Việt-Xô (1960-1961) Đã xác định được 112 loài tảo silic, trong đó có 38 loài Chaetoceros, 15 loài Rhizosolenia, 9 loài Bacteriastrum và 9 loài Coscinodiscus. Các giống khác có số loài không nhiều. Tảo giáp, chỉ riêng giống Ceratium đã có 30 loài (Kuzmina, 1972). Đã xác định được khối lượng thực vật phù du trong các tháng 1, 4, 7 và tháng 10 đại diện cho 4 mùa trong năm. Mùa đông, khối lượng thực vật phù du đạt 956 mg/m 3 là đỉnh cao nhất năm, mùa xuân có khối lượng thấp nhất năm là 377 mg/m 3 , mùa hạ khối lượng hơi tăng 578 mg/m 3 và mùa thu đã có khối lượng 668 mg/m 3 . Khối lượng bình quân trong năm là 647 mg/m 3 . [...]... thực vật phù du (3) ở lớp nước 0-100m trong các vùng biển Việt Nam Vùng biển Mùa (1) mg/m3 (2) cá thể / m3 (3) 103 tb/m3 A (vịnh Bắc Bộ) Đông Xuân Hạ Thu 70 59 93 64 56 36 1 34 52 2.6 94 1. 149 1.6 54 2.207 B (Biển miền Trung) Đông Xuân Hạ Thu 32 18 48 23 18 18 37 34 60 22 1.360 306 C (Biển Đông Nam Bộ) Đông Xuân Hạ Thu 20 19 22 27 22 24 37 42 800 700 1 .46 8 340 D (Biển Tây Nam Bộ) Đông Xuân 106 107 202 2 34. .. (Bacillariophyta) 2 3 1 84 348 0,37 0,56 34, 26 64, 80 1 3 84 230 0,31 0, 94 26 ,42 72,33 2 3 159 3 04 0 ,43 0, 94 33,97 64, 96 Tổng số loài 537 - 318 59,22 46 8 87,15 Như vậy, ở vịnh Bắc Bộ đã có 59,22% và vùng biển phía nam đã có 87,15% tổng số loài thực vật phù du đã phát hiện được ở biển Việt Nam Về động vật phù du không kể động vật nguyên sinh (Protozoa), trong toàn vùng biển Việt Nam đã phát hiện được 657... 109 - 1 14 kinh đông, trong đó có sinh vật phù du Kết quả nghiên cứu đã thống kê được 223 loài thực vật phù du (có 1 giống và 32 loài mới cho Việt Nam) , 223 loài động vật phù du (có 8 giống và 19 loài mới cho Chương I Sinh vật phù du 21 Việt Nam) trong khu vực biển này Đây là danh mục loài sinh vật phù du vùng biển Trường Sa đầy đủ nhất cho tới thời gian đó Có thể đánh giá sinh vật phù du vùng biển Trường... Vụ đông xuân có thành phần loài kém phong phú hơn vụ hè thu (Nguyễn Văn Khôi, 19 94) Chương I Sinh vật phù du 24 3 Sinh vật lượng sinh vật phù du biển Việt Nam Sinh vật lượng sinh vật phù du đã được thống kê và tính bình quân trong các mùa và các vùng riêng biệt (bảng 2) a) Thực vật phù du Trong cột 3 bảng 2 giới thiệu mật độ bình quân của thực vật phù du trong các mùa khác nhau của những vùng biển. .. quân của động vật phù du cho mỗi ô vuông Hình 6 cũng cho thấy hai vùng có khối lượng lớn hơn của động vật phù du - vịnh Bắc Bộ (vùng A) và vùng biển Tây Nam Bộ (vùng D) so với các vùng biển miền Trung (vùng B) và vùng biển Đông Nam Bộ (vùng C) Chương I Sinh vật phù du Hình 6 29 Khối lượng bình quân động vật phù du theo thể tích nước (mg/m3) trong các ô có diện tích 3.087 km2 của khu vực biển ven bờ... - nam 2 Tuy nhiên, về mặt số lượng, nhìn chung vùng biển này có khối lượng sinh vật phù du thấp hơn so với các khu vực biển tiếp giáp - vịnh Bắc Bộ và khu vực biển Bình Thuận và Đông Nam Bộ Mức độ thấp về số lượng sinh vật phù du này thể hiện ở khối lượng và mật độ bình quân của cả động vật và thực vật phù du Đặc trưng số lượng này của vùng biển ven bờ miền Trung là phù hợp với tính chất một vùng biển. .. nguyên thiên nhiên vùng biển Tây Nam Việt Nam trong vịnh Thái Lan Trong các đề tài này, có phần khảo sát về sinh vật phù du và sinh vật đáy, bổ sung tư liệu về vùng biển còn ít được nghiên cứu này Trong các đợt khảo sát mùa mưa (tháng 9-10) năm 19 94 trên 102 trạm trong khu vực biển ven bờ từ Kiên Giang tới Minh Hải (tên cũ) đã xác định được 175 loài thực vật phù du và 166 loài động vật phù du Trong thành... thực vật phù du ở vùng biển này thấp 52.8 54 tb/m3 3 Vùng biển nông gần bờ Đông Nam Bộ chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống sông Cửu Long, nhiều muối dinh dưỡng có số lượng bình quân lớn hơn cả 42 6.552 tb/m3 Khối lượng bình quân của động vật phù du trong vùng biển này là 30 mg/m3, chỉ bằng trên dưới 40 % khối lượng bình quân của động vật phù du ở vịnh Bắc Bộ Khối lượng lớn nhất có vào tháng 12-1978 là 49 mg/m3... 33,5‰ Vùng biển gần bờ miền Trung do có ít sông ngòi từ lục địa chảy ra, lại có độ mặn lớn, mang nhiều tính chất của nước biển khơi, khác với vùng gần bờ của vịnh Bắc Bộ và Đông, Tây Nam Bộ Phần lớn sinh vật phù du biển Việt Nam có tính rộng muối, rộng nhiệt, song cũng có một số chỉ ở vùng nước có độ mặn thấp hoặc cao Căn cứ vào sự phân bố của chúng trong các vùng biển khác nhau có thể thấy được các tập. .. cả các khu vực biển khác tiếp giáp - vịnh Bắc Bộ phía bắc và khu vực biển Đông Nam Bộ phía nam Thành phần loài chủ yếu bao gồm các loài nước mặn biển khơi và nước ít mặn ven bờ, các loài nước lợ điển hình không thấy có Các loài nước ấm ôn đới, từ vịnh Bắc Bộ và từ biển Nam Trung Quốc Nhật Bản có thể Chương I Sinh vật phù du 19 di chuyển dọc ven bờ miền Trung xuống tới các khu vực biển phía nam theo . vật biển. 1. Biển Việt Nam mang tính chất một vùng biển rìa, với hai kiểu địa hình chính: địa hình đồng bằng của thềm lục địa rìa tây Biển Đông và địa hình núi ở vùng sâu phía đông và đông. đời sống sinh vật biển trong vùng biển này. Các đặc trưng điều kiện tự nhiên vùng biển Việt Nam đã được trình bày đầy đủ, chi tiết trong các tập “BIỂN VIỆT NAM” tương ứng (Tập I, II, III). Ở. khơi Biển Đông. Từ sau khi đất nước thống nhất (1975), hoạt động điều tra nghiên cứu biển nói chung và sinh vật biển nói riêng được tổ chức thực hiện có kế hoạch trên phạm vi toàn vùng biển

Ngày đăng: 17/07/2014, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan