1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

suy hô hấp - gs quý

27 469 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 6,93 MB

Nội dung

Suy hô hấp cấp tính ở trẻ em Mục tiêu: Sau khi học bài này sinh viên phải: 1. Trình bày đợc định nghĩa suy hô hấp, vị trí và tầm quan trọng của suy hô hấp trong cấp cứu ở trẻ em. 2. Trình bày và giải thích đợc những hiện tợng sinh lý bệnh trong cơ chế bệnh sinh suy hô hấp. 3. Nêu đợc những nguyên nhân chính của suy hô hấp. 4. Nêu đợc triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán suy hô hấp. 5. Trình bày đợc nguyên tắc điều trị suy hô hấp ở trẻ em. 1. Đại cơng - Định nghĩa: Suy hô hấp cấp là tình trạng nguy kịch về chức năng trao đổi khí, gây hiệu quả giảm nghiêm trọng oxy máu động mạch có kèm theo tăng CO 2 máu hoặc không. + Suy hô hấp xẩy ra khi chức năng hô hấp bị rối loạn - Hô hấp bình thờng phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: Thông khí phế nang. Sự lu thông máu trong phổi. Khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang - mao mạch. Suy hô háp là do rối loạn một trong 3 yếu tố nói trên hoặc phối hợp các yếu tố với nhau. + Về phơng diện hoá sinh: Suy hô hấp xảy ra khi độ bão hoà oxy trong máu động mạch giảm dới 95% và áp lực oxy trong máu động mạch giảm dới 90mmHg. Suy hô hấp xuất hiện rõ rệt khi PaO 2 giảm xuống dới 60mmHg và PaCO 2 trên 50mmHg. + Về lâm sàng: Suy hô hấp xuất hiện khi trên lâm sàng biểu hiện 2 dấu hiệu chính là khó thở và tím tái. - Suy hô hấp là tình trạng thờng gặp nhất trong hồi sức cấp cứu, có 30-40% số trẻ đến cấp cứu tại các bệnh viện là do các bệnh đờng hô hấp. Tỷ lệ tử vong do suy hô hấp còn cao (chiếm khoảng 40-45% trong nhóm bệnh hô hấp). Vì vậy cấp cứu suy hô hấp cần đợc tiến hành khẩn trơng và đúng nguyên tắc để kịp thời cứu sống bệnh nhân và không gây những tai biến do quá trình hồi sức cấp cứu. 2. Những hiện tợng sinh lý bệnh trong cơ chế bệnh sinh suy hô hấp: Theo các tác giả ở trung tâm hồi sức cấp cứu bệnh viện Saint Vincent de Paul (Paris) và nhiều cơ sở nghiên cứu khác trên thế giới thì cơ sở sinh lý bệnh của suy hô hấp bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây: 2.1. Rối loạn thông khí: - Vận chuyển khí đến phế nang và từ phế nang ra, phụ thuộc vào hoạt động thần kinh trung ơng, chức năng bơm khí và tình trạng tổn thơng phổi. VA = VE - VD Trong đó: VA: Thông khí phế nang VE: THông khí phút. VE = Vt x f (Vt: Thể tích khí lu thông; f: tần số phút). VD: Thể tích khoảng chết. Biết rằng: VA VCO PaCO 2 2 = (lợng CO 2 sinh ra) Nh vậy suy hô hấp tăng CO 2 có thể do tăng sinh hoặc thải chậm CO 2 . - Rối loạn thông khí (chủ yếu là giảm thông khí) là cơ chế thờng gặp nhất của suy hô hấp. Cơ thể sẽ thiếu O 2 nghiêm trọng ảnh hởng đến các bộ phận và chuyển hoá các chất. - Ngời bình thờng có một dự trữ lớn về khả năng thông khí. Ví dụ một em bé khoẻ mạnh lúc nghỉ ngơi khả năng trao đổi khí khoảng 3 lít/phút, nhng khi cần thiết vận động nhiều nh chạy nhảy, đá bóng trẻ có thở với khả năng trao đổi khí lên tới 100 lít/phút trong một giai đoạn ngắn. - Khi bị bệnh hô hấp nặng cơ thể không còn khả năng bù trừ dự trữ nh trên nữa, sự thanh thải khí bị giảm trong máu động mạch sẽ tăng CO 2 và giảm O 2 mạnh, ảnh hởng đến chuyển hoá và gây tổn hại đến các bộ phận trong cơ thể 2.2. Tình trạng toan máu: - Nhiễm toan là tình trạng không thể tránh khỏi trong suy hô hấp tuỳ mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây suy hô hấp. Khi một trẻ bị ngạt thở trong vòng 5 phút thì pH đã hạ xuống 7 và là tình trạng rất nguy kịch trẻ có thể tử vong. - Nhiễm toan là do tình trạng thiếu oxy và tăng CO 2 trong máu. Lúc đầu là toan hô hấp (toan hơi) do tắc nghẽn đờng thở, giảm thông khí CO 2 không đào thải ra ngoài đợc bình thờng, CO 2 tăng trong máu. Về sau là toan chuyển hoá do thiếu O 2 quá trình chuyển hoá các chất bị ảnh hởng, các sản phẩm chuyển hoá trung gian nh acide lactic và các acide hữu cơ khác bị ứ đọng nhiều trong máu. Toan hơi kết hợp toan chuyển hoá thành toan hỗn hợp nh sơ đồ sau: 2.3. Tăng sức cản mạch máu phổi: - Bình thờng có sự cân bằng giữa lu lợng thông khí phế nang và lợng máu tới phổi: VA/Q = 0,8. Suy hô hấp sẽ có hiện tợng mất cân bằng giữa thông khí và tới máu phổi. Khi giảm thông khí (hiện tợng thờng gặp trong suy hô hấp), cung lợng tim sẽ tăng lên làm tăng áp lực động mạch phổi, gây ứ máu ở phổi, tăng sức cản mạch máu phổi. - Phổi nhận đợc O 2 nhờ O 2 khuyếch tán đợc qua màng tế bào tổ chức phổi và có sự kết hợp hoá học trong máu mao mạch phổi - Rối loạn khuyếch tán là tình trạng nghẽn phế nang - mao mạch biểu hiện PaO 2 giảm, PaCO 2 tăng. - Sức cản mạch máu phổi liên quan chặt chẽ với pH máu, pH máu càng giảm (tình trạng nhiễm toan càng tăng) thì sức cản mạch máu phổi càng tăng theo sơ đồ sau: Toan hô hấp Tăng CO 2 trong máu Toan hỗn hợp Thở nhanh Tăng hoạt động các cơ Tăng thoái biến (Catabolisme) Tăng acide hữu cơ ứ đọng acide Toan chuyển hoá Giảm bão hoà O 2 trong máu động mạch Yếm khí Giảm t ới máu ở thận 2.4. Rối loạn tim mạch: - Hai bộ phận tim mạch và hô hấp liên quan chặt chữ với nhau. Khi suy hô hấp, do thiếu oxy tim phổi phải làm việc nhiều, nhịp tim nhanh lên (nếu độ bão hoà O 2 trong máu động mạch 80-88% mạch sẽ tăng nhanh lên 10-15% và nếu độ bão hoà O 2 giảm xuống hơn nữa tim sẽ đập nhanh hơn nhất là trong trờng hợp suy hô hấp cấp tính). Suy hô hấp quá nặng sẽ đa đến tình trạng suy tim và truỵ mạch, huyết áp có thể giảm xuống tình trạng bệnh nhân sẽ rất nguy kịch. - Mặt khác khi thiếu O 2 thì bản thân cơ tim cũng bị ảnh hởng bình thờng nhu cầu tiêu thụ O 2 của cơ tim và khả năng tận dụng O 2 của cơ tim cũng cao nhất (0,67%) sau đó là não (0,62%) và cơ vân (0,60%). Do đó khi thiếu O 2 thì cơ tim sẽ bị đe doạ trớc tiên. Thiếu O 2 các chuyển hoá ở cơ tim cũng bị dở dang, lợng acide trung gian bị tích lại trong tim đặc biệt là acide lactic. Thiếu O 2 nên sự tái tổng hợp ATP và phosphoe Creatinine bị giảm và cơ tim sẽ hoạt động yếu đi, những phản ứng dung giải đờng bị giảm sút, sự hồi phục của men hô hấp ở tổ chức bị chậm lại làm cho tình trạng suy hô hấp nặng thêm. Ngoài ra thiếu O 2 và tình trạng suy hô hấp nặng dẫn đến tình trạng truỵ mạch do các cơ chế sau: - Giảm lu lợng tuần hoàn: Do thở nhanh (mất nớc qua hô hấp), sốt, rối loạn tiêu hoá, nhất là ở trẻ nhỏ, dễ mất nớc làm ảnh hởng đến lu lợng tuần hoàn (giảm lu lợng tuần hoàn). - Do cơ chế liệt mạch: Các độc tố của vi khuẩn, virus tác động lên trung tâm vận mạch và trực tiếp đến mạch máu ngoại biên gây liệt mạch. - Trong trờng hợp nhiễm khuẩn - nhiễm độc nặng thợng thận có thể bị ảnh hởng. - Nếu các tác nhân gây bệnh là virus, cơ tim có thể bị viêm và cả tim và mạch đều bị ảnh hởng. Vì vậy để có một lu lợng tuần hoàn đủ để máu luân chuyển tốt, bảo đảm vận chuyển O 2 đến các bộ phận của cơ thể việc trơ tim mạch là rất cần thiết trong điều trị suy hô hấp. 3. Nguyên nhân suy hô hấp: Suy hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau rất phức tạp, nhng có thể tóm tắt thành 3 nhóm nguyên nhân chính. 3.1.Suy hô hấp do tổn thơng hệ hô hấp, làm rối loạn quá trình trao đổi khí ở phổi nh: Viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen phế quản, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, viêm thanh khí phế quản, lao, phù phổi, đuối nớc Tăng sức làm việc của tim Suy thất trái Suy chức năng cơ tim Co thắt mạch máu phổi Tăng sức cản mạch máu phổi Tăng áp lực phổi Phì đại thất phải Suy tim phải Thiếu O 2 Tăng hồng cầu Tăng độ nhớt máu Tăng thể tích máu Tăng CO 2 Mạch máu phổi bị ng ng trệ 3.2. Suy hô hấp do các bệnh tim mạch và bệnh máu làm rối loạn quá trình vận chuyển O 2 trong cơ thể nh trong bệnh thấp tim hở hẹp van 2 lá, tim bẩm sinh, suy tim, thiếu máu nặng, shock 3.3. Suy hô hấp do các bệnh hệ thần kinh làm ức chế và rối loạn trung tâm hô hấp, ảnh hởng đến các cơ hô hấp nh viêm não, màng não, xuất huyết não, viêm tuỷ, chấn thơng tuỷ bại liệt, nhợc cơ, ngộ độc Theo số liệu thống kê của bệnh viên Nhi Trung ơng thì suy hô hấp do các bệnh hệ hô hấp thờng gặp nhất (60,21%) do các bệnh hệ thần kinh là (23,7%) và do các bệnh tuần hoàn, shock là (16%). 4. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán: 4.1. Lâm sàng: - Khó thở: Nhịp thở nhanh hoặc chậm, rối loạn nhịp thở co rút lồng ngực nghe phổi rì rào phế nang giảm hoặc mất. - Tím tái: xuất hiện ở môi, đầu chi hoặc toàn thân, tuỳ theo mức độ thiếu O 2 . Khi PaO 2 <60mmHg hiện tợng tím tái sẽ hiện rõ. Trờng hợp thiếu máu nhiều, nhiễm trùng - nhiễm độc nặng tím tái có thể không rõ. - Rối loạn tim mạch: nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, trờng hợp thiếu O 2 nặng có thể suy tim ngừng tím. Huyết áp lúc đầu tăng về sau suy hô hấp nặng huyết áp giảm tình trạng truỵ tim dễ xảy ra. - Rối loạn ý thức: bệnh nhân có thể có tình trạng kích thích li bì hoặc hôn mê. - Cần khám kỹ các chuyên khoa để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán xác định nguyên nhân (các bệnh hô hấp, tim mạch, máu hay các bệnh thần kinh ) để có hớng xử trí. 4.2. Cận lâm sàng: - Khí máu: Bình thờng Suy hô hấp PaO 2 95 - 96 mmHg Dới 60mmHg PaCO 2 40 mmHg Trên 50mmHg SaO 2 95 - 100% Dới 85mmHg - Các xét nghiệm khác: + Chụp phổi + Các xét nghiệm và thăm dò khác để chẩn đoán nguyên nhân. 4.3. Chẩn đoán: - Chẩn đoán xác định suy hô hấp cần dựa vào triệu chứng lâm sàng đã xác định ở trên: + Khó thở, tím tái, co rút lồng ngực, giảm hoặc mất rì rào phế nang + Xét nghiệm: PaO 2 giảm dới 60mmHg. PaCO 2 trên 50mmHg SaO 2 dới 85% - Chẩn đoán phân biệt: + Tăng thông khí do toan chuyển hoá, ngộ độc + Khó thở trong suy tim, suy thận 5. Điều trị suy hô hấp cấp: Dựa vào những hiện tợng sinh lý bệnh trong cơ chế bệnh sinh suy hô hấp nói trên, vấn đề điều trị suy hô hấp cần đảm bảo 3 nguyên tắc (pháp lệnh) sau đây: 5.1. Bảo đảm thông khí (làm thông đờng hô hấp): 5.1.1. T thế đúng Đặt trẻ ở t thế nằm ngửa, kê gối dới vai để đầu ngửa ra sau, cằm đa về phía trớc, hơi nghiên sang 1 bên. 5.1.2. Nới rộng quần áo, tã lót: Không để trẻ mặc quá chật, quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ trong phòng. 5.1.3. Hút sạch mũi họng: - Bằng cách cho một catheter cỡ 8FG hoặc 10FG đa nhẹ nhàng vào mũi, miệng để hút dịch mũi - họng bằng máy hút điện hoặc đạp chân. - Nếu không có máy hút có thể dùng bơm tiêm 20ml lắp vào đầu catheter để hút, hoặc hút bằng quả bóp cao su, thậm chí hút bằng miệng (xem các hình vẽ) 5.1.4. Hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo: Trẻ bị viêm phổi nặng có thể ngừng thở kéo dài hoặc có từng cơn ngừng thở tím tái nặng nhất là ở trẻ sơ sinh nhỏ tuổi. Tình huống này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, chỗ nào vì vậy phải luôn sẵn sàng. * Hà hơi thổi ngạt miệng - miệng hoặc miệng mũi. - Đặt t thế bệnh nhân nằm ngửa kê gối dới vai để đầu ngửa ra sau (đờng thở thẳng). - Miệng ngời thổi ngạt đặt trên miệng hoặc mũi của trẻ thổi nhẹ nhàng sao cho lồng ngực di động lên xuống khoảng 1 cm không đợc thổi quá mạnh gây vỡ phế nang. - Tần số thổi Từ 20 - 30 nhịp/phút (đối với trẻ lớn) Từ 30 - 40 nhịp/phút (đối với trẻ nhỏ) Từ 40 - 50 nhịp/phút (đối với trẻ sơ sinh) - Nếu có bóng Ambu thì thay bằng bóp bóng Ambu. * Bóp bóng Ambu: - Bệnh nhân nằm ngửa kê gối dới vai, đầu ngửa ra sau. - Đặt mặt nạ chùm lên miệng và mũi trẻ. - Tay trái giữa mặt nạ bằng 2 ngón cái và trỏ, 3 ngón còn lại nâng cằm bệnh nhân lên. Tay phải bóp bóng. - Nhịp bóp bóng nh trong hà hơi thổi ngạt, bóp bóng đều đặn cho đến khi bệnh nhân hồng hào tự thở đợc. - Nếu ngừng tim hoặc tim đập quá yếu, quá chậm nên kết hợp thổi ngạt, bóp bóng với ép tim ngoài lồng ngực. ép tim 3-4 lần thổi ngạt hoặc bóp bóng một lần. 5.1.5. Đặt nội khí quản - Là biện pháp cơ bản trong cấp cứu hô hấp vì đặt đợc nội khí quản đờng thở sẽ đợc thông, qua ống nội khí quản có thể hút sâu hơn xuống đờng thở, có thể cho thở oxy hoặc lắp máy thở hô hấp hỗ trợ bóp bóng qua nội khí quản - Đặt nội khí quản đợc chỉ định trong các trờng hợp sau: Có trạng thái nguy kịch từ trớc, tình trạng xuất tiết nhiều và kiệt sức. Đang thở oxy với nồng độ 40 - 60% mà vẫn tím tái dai dẳng. Ngừng thở kéo dài, hà hơi thổi ngạt không kết quả. Nhịp tim quá chậm. Tình trạng choáng hoặc ngộ độc nặng. Chọn cỡ ống NKQ theo tuổi: + Sơ sinh < 2kg ống số 2,5 > 2,5 kg ống số 2,5 - 3 + Trẻ < 6 tháng ống số 3,5 - 4 + Trẻ > 1 tuổi cỡ ống = Tuổi/4 + 4 5.1.6. Mở khí quản: - Lằm tăng thông khí phế nang, giảm khoảng chết, giảm mức chi phí năng lợng và tiêu thụ O 2 , tiện lợi trong việc kiểm tra thông khí. Tuy nhiên, mở khí quản cũng có thể có những tai biến: Chết đột ngột trong khi mở khí quản hoặc hút. Khí thoát dới da hay vào màng phổi (tràn khí dới da, tràn khí màng phổi). Khí quản chảy máu, nhiễm khuẩn khí phế quản. Nếu theo dõi lỏng lẻo, dễ bị tắc ngạt thở, xẹp phổi - Vì vậy, chỉ định mở khí quản nên hạn chế trong các trờng hợp sau: Khó thở thanh quản độ 2 - 3 (viêm thanh quản cấp, bạch hầu thanh quản, dị vật, liệt cơ mở thanh quản, u thanh quản ) Viêm phổi, viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn nhiều gây ngạt thở. Một số bệnh nhợc cơ, uốn ván, bại liệt 5.1.7. Thở oxy Cần tiến hành khẩn trơng sau khi hút thông đờng thở. Thiếu oxy sẽ khó thở nặng và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt đối với não. Vì vậy nên chỉ định sớm. Theo TCYTTG thở oxy đợc chỉ định trong các trờng sau: * Tím tái - Khi tím tái, chứng tỏ trẻ bị suy hô hấp nặng, có tình trạng thiếu oxy máu rõ, nồng độ oxy trong máu đã quá thấp (phân áp oxy trong máu động mạch "PaO 2 " đã dới 60mmHg). PaO 2 dới 60mmHg là chỉ định thở oxy tuyệt dối. - Không uống đợc, trẻ quá yếu, quá mệt do viêm phổi nặng hoặc suy hô hấp nặng. Trờng hợp này cũng cần cho thở oxy khẩn cấp ngoài các biện pháp điều trị hỗ trợ khác. Ngoài 2 chỉ định thở oxy tuyệt đối nói trên, TCYTTG khuyên nên chỉ định thở oxy sớm hơn trong các trờng hợp sau: - Trẻ 2 tháng tuổi trở lên có nhịp thở trên 70 lần/phút. - Có dấu hiệu co rút lồng ngực mạnh. - Trẻ nhỏ dới 2 tháng có dấu hiệu thở rên (Grunting). - Các trẻ có tình trạng vật vã, kích thích, không ngủ đợc, ra nhiều mồ hôi trán. [...]... nhân gây suy hô hấp sau đây, nguyên nhân nào thờng gặp nhất? a Do tổn thơng thần kinh trung ơng b Do suy tuần hoàn c Do bệnh lý đờng hô hấp d Do ngộ độc 5 Kể đủ 3 nguyên tắc (pháp lệnh) điều trị suy hô hấp a b c Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em Mục tiêu: Sau khi học bài này sinh viên phải: 1 Trình bày đợc dịch tễ học tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính... dấu hiệu nhiễm khuẩn - Nếu trẻ sốt không cao (3 8-3 90C): chú ý cho trẻ uống nớc, bảo đảm sữa mẹ, nới rộng quần áo tã lót - Nếu sốt trên 390C: dùng thuốc hạ nhiệt Paracetamol 1 0-1 5 mg/kg/liều cách 6-8 giờ có thể cho lại Không chờm lạnh vì tăng nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể trong lúc trẻ đang thiếu oxy sẽ làm suy hô hấp nặng thêm - Trờng hợp hạ thân nhiệt (nhất là trẻ sơ sinh, đẻ non, suy dinh dỡng ) nếu... do virus (6 0-7 0%) vì: - Phần lớn các virus có ái lực với đờng hô hấp - Khả năng lây lan của virus rất dễ dàng - Tỷ lệ ngời lành mang virus cao - Khả năng miễn dịch đối với virus yếu và ngắn Dựa vào kết quả nghiên cứu virus học, các tác giả nhận thấy các virus thờng gặp gây NKHHCT ở trẻ em xếp thứ tự nh sau: - Respiratory Syncitial Virus (Virus hợp bào hô hấp) - Influenzae Virus (Virus cúm) - Parainfluenzae... khi thở oxy: - Đặt bệnh nhân nằm ngửa, kê gối dới vai để đầu ngửa ra sau và nghiêng về 1 bên để dẫn lu đờm dãi - Hút thông miệng - họng (thông đờng thở) trớc khi cho thở oxy và theo dõi trong quá trình nếu xuất tiết nhiều phải hút kịp thời - Thay đổi t thế luôn để giúp thông khí tốt, tránh ứ đọng đờm dãi gây xẹp phổi - Kiểm tra ống thông thở oxy vì dễ tắc do đờm dãi bít kín đầu ống thông - Thỉnh thoảng...* Phơng pháp thở oxy: - Thở oxy với ống thông (sonde) qua mũi: Đây là phơng pháp thông dụng dễ thực hiện và có hiệu quả Chiều sâu ống thông đa vào đờng thở bằng chiều dài từ dái tai đến cánh mũi cùng bên của trẻ Không đợc ống thông quá sâu oxy sẽ vào dạ dày làm chớng bụng gây cản trở hô hấp trẻ sẽ khó thở thêm Nếu ống thông đa vào nông quá thì lại không tác dụng vì oxy ra ngoài nhiều... Ausstralia 7 - 10 July 1997 J Tuberc Dis Jan 2 (1) pp 2-4 5 WHO (1997) Acute respiratory infections in children, case management in small hospital in developing countries Programme for the control of acute respiratory infections WHO Geneva pp 3-3 0 tuổi Đánh giá 1 Trong các bệnh sau đây, bệnh nào có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em dới 5 a - Tiêu chảy b - Suy dinh dỡng c - Nhiễm khuẩn hô hấp d- Thiếu... nặng có suy hô hấp, có biểu hiện shock nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng với liều lợng cao Ví dụ có thể Derosolon 4-8 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chậm, thời gian dùng không quá 3 ngày Tài liệu tham khảo 1 Trần Quỵ: Suy hô hấp cấp tính ở trẻ em Bài giảng Sau đại học 2 Dena R Browstein, Frederick P Rivara (1996) Breathing emergency medical services for children Nelson's Textbook of Pediatric pp.23 5-2 37 3 Dorothy... lần/ngày - Giảm ho: chỉ dùng khi ho nặng kéo dài ảnh hởng sức khoẻ - nên dùng các loại thuốc ho dân tộc nh hoa hồng bạch, quả quất, mật ong, chanh - Trờng hợp NKHHCT nặng và rất nặng cần đa đến bệnh viện để điều trị triệt để, thở oxy, hô hấp hỗ trợ 5 Hớng dẫn chăm sóc tại nhà: 5.1 Chăm sóc tại nhà cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi - Tiếp tục cho trẻ ăn khi ốm - Bồi dỡng thêm khi trẻ khỏi bệnh - Làm thông... oxy đã cứu sống nhiều bệnh nhân viêm phổi nặng, có tình trạng suy hô hấp - Tuy nhiên nếu thở oxy với nồng độ cao, kéo dài có thể gây co mạch võng mạc xơ thuỷ tinh thể gây mù đối với trẻ sơ sinh nhất là trẻ sơ sinh đẻ non - Thở oxy kéo dài có thể gây loạn sản phế quản, phổi dẫn đến xơ phổi, xẹp phổi nguyên nhân của suy hô hấp mãn tính sau này - Mặt khác oxy cũng rất đắt tiền vì thế để tránh lãng phí và... nhân quan trọng gây NKHHCT ở trẻ em, đặc biệt là các nớc đang phát triển Các loại vi khuẩn thờng gặp xếp thứ tự nh sau: - Haemophilus influenzae - Streptococcus Pneumoniae - Moracella Catarrhalis - Staphylococcus Aureus - Bordetella - Klebsiella pneumoniae - Chlamydia trachomatis - Các loại vi khuẩn khác Trong các loại vi khuẩn kể trên Haemophilus influenzae và Streptococcus Pneumoniae là hai loại . trị suy hô hấp. 3. Nguyên nhân suy hô hấp: Suy hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau rất phức tạp, nhng có thể tóm tắt thành 3 nhóm nguyên nhân chính. 3.1 .Suy hô hấp do tổn thơng hệ hô hấp, . bệnh sinh suy hô hấp. 3. Nêu đợc những nguyên nhân chính của suy hô hấp. 4. Nêu đợc triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán suy hô hấp. 5. Trình bày đợc nguyên tắc điều trị suy hô hấp ở trẻ. cứu tại các bệnh viện là do các bệnh đờng hô hấp. Tỷ lệ tử vong do suy hô hấp còn cao (chiếm khoảng 4 0-4 5% trong nhóm bệnh hô hấp) . Vì vậy cấp cứu suy hô hấp cần đợc tiến hành khẩn trơng và đúng

Ngày đăng: 16/07/2014, 10:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w