Trong những năm chuyển đổi kinh tế vừa qua tình trạnh thất nghiệp ở Việt Nam diễn biến phức tạp. Trong thời gian từ năm 1986 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thất nghiệp cho người lao động khi mất việc làm như: Quyết định 217HĐBT, Quyết định 227HĐBT hay Quyết định 315HĐBT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ )…những chính sách này đã áp dụng hình thức trợ cấp lấy nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước và lập các quỹ hỗ trợ việc làm do Bộ Tài chính quản lý. Tuy nhiên do việc từ trước đến nay Chính phủ ban hành thực hiện các chế độ hỗ trợ mất việc làm cho người lao động vẫn mang tính chắp vá, bị động và không đảm bảo lâu dài trong cuộc sống cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động trẻ không có tay nghề nên chưa đáp ứng được yêu cầu của đại đa số người lao động. Như nhà kinh tế học William Beverigde đã từng nói: “Trợ cấp thất nghiệp bản thân nó không thể giải quyết được vấn đề thất nghiệp” Do vậy để giải quyết thất nghiệp đòi hỏi phải có một chính sách tổng thể, được thiết kế để kích thích nền kinh tế. Chính điều này đã tạo cơ hội cho sự ra đời của Bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp được ban hành sẽ nhằm: Bù đắp một phần thu nhập thay thế cho người lao động khi mất việc làm; Tiến hành các biện pháp giúp người thất nghiệp có được việc làm, hòa nhập thị trường lao động. Hơn thế nữa đây còn là nhu cầu thiết thực đối với Chính phủ nhằm ổn định Kinh tế xã hội. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em đã chọn nghiên cứu Bảo hiểm thất nghiệp trong đề án môn học của mình.