1669_Chuyen-gia-xay-dung-truyen-thong

4 222 0
1669_Chuyen-gia-xay-dung-truyen-thong

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI (PCSA) Dự án VNM8P06 “Tăng cường năng lực cho các nhà lập pháp và hoạch định chính sách trong vận động, thẩm tra và giám sát chính sách pháp luật liên quan đến dân số, sức khoẻ sinh sản và bình đẳng giới” LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM 1 Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2013 ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU Về việc thuê chuyên gia ngắn hạn trong nước để thực hiện hoạt động 1.1.1.1: Xây dựng tài liệu truyền thông, vận động chính sách giải quyết vấn đề già hóa dân số và bạo lực trên cơ sở giới 1. Sự cần thiết Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh dân số từ năm 2003 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh cả về quy mô, cơ cấu, phân bố dân số và chất lượng dân cư. Bên cạnh đó, ban hành Luật người cao tuổi vào năm 2009 quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Đồng thời, Việt Nam cũng đã tham gia Công ước CEDAW vào năm 1980, ban hành Luật bình đẳng giới từ năm 2006 quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới và Luật phòng, chống bạo lực gia đình vào năm 2007. Kết quả giám sát, khảo sát của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh dân số và Luật người cao tuổi cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam đang gia tăng nhanh và đang bước vào thời kỳ già hóa dân số: 7,2% (năm 1989), 8,12% (năm 1999), 8,7% (năm 2009) và 9,9% (năm 2011); người cao tuổi ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức như đa số người cao tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội, vấn đề chăm sóc người cao tuổi cả về vật chất, tinh thần còn nhiều hạn chế, bất cập… Mặt khác, kết quả giám sát, khảo sát về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình (P/c BLGĐ) cũng cho thấy, mặc dù Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về lĩnh vực bình đẳng giới, song tư tưởng phong kiến, lạc hậu, thích con trai, trọng nam, khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, vấn đề bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn khá phổ biến trong cộng đồng dân cư… trong khi chúng ta vẫn còn thiếu các chính sách cụ thể nhằm giải quyết vấn đề già hóa dân số và vấn đề bạo lực trên cơ sở giới. Trong khuôn khổ của dự án VNM8P06 “Tăng cường năng lực cho các nhà lập pháp và hoạch định chính sách trong vận động, thẩm tra và giám sát chính sách pháp luật liên quan đến dân số, sức khoẻ sinh sản và bình đẳng giới” do UNFPA và UNWomen đồng tài trợ (gọi tắt là Dự án) có hoạt động 1.1.1.1 về: Xây dựng bộ tài truyền thông, vận động chính sách giải quyết vấn đề già hóa ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI (PCSA) Dự án VNM8P06 “Tăng cường năng lực cho các nhà lập pháp và hoạch định chính sách trong vận động, thẩm tra và giám sát chính sách pháp luật liên quan đến dân số, sức khoẻ sinh sản và bình đẳng giới” LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM 2 dân số và vấn đề bạo lực trên cơ sở giới. Để thực hiện mục này, cần tuyển chuyên gia trong nước để soạn thảo, thiết kế bộ tài liệu truyền thông, nhằm cung cấp thông tin cập nhật cho đại biểu dân cử, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo chính quyền các cấp… nhằm vận động chính sách giải quyết vấn đề già hóa dân số cũng như bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam. 2. Mục đích, đối tượng - Xây dựng bộ tài truyền thông, vận động chính sách giải quyết vấn đề già hóa dân số và vấn đề bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam. - Đối tượng thụ hưởng: Đại biểu dân cử, các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo chính quyền các cấp, cơ quan thông tin đại chúng. 3. Dự kiến kết quả - Một bộ tài liệu truyền thông, vận động chính sách giải quyết vấn đề già hóa dân số (bao gồm cả các khuyến nghị về chính sách và hình ảnh minh họa) được thiết kế dưới dạng sách, khổ nửa trang A4 (khoảng 30 trang). - Một bộ tài liệu truyền thông, vận động chính sách giải quyết vấn đề bạo lực trên cơ sở giới (bao gồm cả các khuyến nghị về chính sách và hình ảnh minh họa) được thiết kế dưới dạng sách, khổ nửa trang A4 (khoảng 30 trang). 4. Thời gian, địa điểm Thời gian, tháng 1/2013: - Tuyển 2 chuyên gia trong nước x 12 ngày làm việc, trong quý 1/2013 cho xây dựng bộ tài truyền thông về chính sách già hóa dân số; - Tuyển 2 chuyên gia trong nước x 12 ngày làm việc trong quý 1/2013 cho xây dựng bộ tài truyền thông về chính sách P/c bạo lực giới; Địa điểm: tại Hà Nội. 5. Cơ chế báo cáo và chịu trách nhiệm - Chuyên gia làm việc độc lập, có trách nhiệm báo cáo và làm việc dưới sự giám sát của Ban quản lý Dự án VNM8P06. - Nhiệm vụ cụ thể của chuyên gia trong nước được quy định như sau: + Tiến hành thu thập, phân tích tư liệu thứ cấp về vấn đề già hóa dân số/ bạo lực trên cơ sở giới ở Việt nam và các nước thế giới, thiết kế và trình bày các nội dung liên quan. + Thu thập số liệu vể thực trạng vấn đề già hóa dân số/bạo lực trên cơ sở giới qua các năm, ở các khu vực, tỉnh; các giải pháp đã được thực hiện ở các địa phương; ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI (PCSA) Dự án VNM8P06 “Tăng cường năng lực cho các nhà lập pháp và hoạch định chính sách trong vận động, thẩm tra và giám sát chính sách pháp luật liên quan đến dân số, sức khoẻ sinh sản và bình đẳng giới” LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM 3 + Đề xuất các giải pháp đối với cấp trung ương, địa phương; giải pháp về chính sách, pháp luật chuyên ngành, liên ngành. + Thiết kế khung cấu trúc cơ bản của tài liệu truyền thông, vận động chính sách giải quyết vấn đề già hóa dân số/bạo lực trên cơ sở giới gửi Ban quản lý dự án trước ngày 05/2/2013. + Trình bày dự thảo đầu tiên về tài liệu truyền thông, vận động chính sách giải quyết vấn đề già hóa dân số/ bạo lực trên cơ sở giới trước Ban quản lý dự án trong khoảng thời gian tháng 2-3/2013. + Báo cáo dự thảo tài liệu truyền thông, vận động chính sách giải quyết vấn đề già hóa dân số/bạo lực trên cơ sở giới để xin ý kiến Ủy ban về các vấn đề xã hội vào đầu quý 2/2013 (tháng 4). + Hoàn thiện về nội dung, chất lượng dự thảo tài liệu truyền thông, vận động chính sách giải quyết vấn đề già hóa dân số/bạo lực trên cơ sở giới (trên cơ sở văn bản đánh giá của Ban quản lý dự án, các chuyên gia độc lập và ý kiến của đại biểu tham dự hội thảo trên) để nộp cho Ban quản lý dự án (bản cứng và bản điện tử) trước ngày 30/4/2013 để nghiệm thu. 6. Yêu cầu chuyên môn tối thiểu đối với chuyên gia a) Yêu cầu chuyên gia về chính sách già hóa dân số: - Tối thiểu có bằng đại học về ngành dân số, hoặc y tế, hoặc xã hội, luật - Tối thiểu 10 năm kinh nghiệm về công tác dân số, người cao tuổi; - Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc với cơ quan dân cử. - Có hiểu biết toàn diện về pháp luật, công tác dân số, người cao tuổi ở Việt Nam và quốc tế. - Có kinh nghiệm biên soạn tài liệu truyền thông dân số, người cao tuổi. - Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. - Kỹ năng phân tích, thảo luận, trình bày và viết báo cáo tốt. b) Yêu cầu chuyên gia về chính sách P/c BLGĐ: - Tối thiểu có bằng đại học về ngành dân số, hoặc giới, xã hội, luật. - Tối thiểu 10 năm kinh nghiệm về công tác dân số, giới. - Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc với cơ quan dân cử. - Có hiểu biết toàn diện về pháp luật, công tác dân số, P/c BLGD ở Việt Nam và quốc tế. - Có kinh nghiệm biên soạn tài liệu truyền thông P/c BLGD, giới. ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI (PCSA) Dự án VNM8P06 “Tăng cường năng lực cho các nhà lập pháp và hoạch định chính sách trong vận động, thẩm tra và giám sát chính sách pháp luật liên quan đến dân số, sức khoẻ sinh sản và bình đẳng giới” LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM 4 - Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. - Kỹ năng phân tích, thảo luận, trình bày và viết báo cáo tốt. 7. Kinh phí: - Kinh phí được bố trí trong hoạt động 1.1.1.1 của dự án VNM8P06. - Thù lao của chuyên gia được xác định theo mức tương ứng quy định trong Định mức chi tiêu LHQ-EU 2012. - Việc thanh toán cho chuyên gia sẽ được thực hiện làm 2 đợt: đợt thứ nhất là 40% tổng giá trị hợp đồng khi nhận được dự thảo đầu tiên và chuyên gia báo cáo dự thảo đó tại hội thảo; đợt thứ hai (đợt cuối cùng) được thanh toán khi nhận được bản cuối tài liệu truyền thông vận động chính sách và được Ban quản lý dự án VNM8P06 và Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội xác nhận chất lượng của tài liệu và nghiệm thu. 8. Đăng ký tham gia Cá nhân có nguyện vọng tham gia dự tuyển chuyên gia xin gửi về Ban quản lý Dự án VNM8P06 các tư liệu sau trước ngày 20/01/2013 theo địa chỉ email: vnm8p06@gmail.com: - Bản tóm tắt lý lịch khoa học (1-2 trang); - Bản đề cương tóm tắt dự thảo tài liệu (3-4 trang); - Dự kiến cán bộ tham gia biên soạn tài liệu. Ban quản lý Dự án VNM8P06 sẽ thông báo kết quả tuyển chọn cho người trúng tuyển qua địa chỉ email. Người soạn thảo (Đã ký) Nguyễn Đức Thụ Quản đốc dự án Duyệt của Ban giám đốc dự án (Đã ký) Nguyễn Văn Tiên Giám đốc dự án

Ngày đăng: 12/03/2013, 16:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan