Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
466,5 KB
Nội dung
1 2 Kiểm tra đánh giá là một khâu trong quá trình đào tạo Đại học, Cao đẳng. Để đạt được chất lượng đào tạo cao, đáp ứng yêu cầu của ngành và của xã hội trong giai đoạn hiện nay cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, nhằm thực hiện chức năng là công cụ của hệ thống điều khiển giúp cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo; nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo của nhà giáo, tính tích cực học tập, rèn luyện của sinh viên. - Mọi hoạt động đều bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và kết thúc bằng đánh giá. Đánh giá là khâu cuối cùng của chức năng kiểm tra trong chu trình quản lí. Đánh giá là chức năng cơ bản của kiểm tra, do đó kiểm tra – đánh giá thường đi liền với nhau. 3 - Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành… ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập. Trên cơ sở đó, nêu ra các biện pháp uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ. - Đánh giá xuất phát từ luận điểm “ sự liên hệ ngược”, là tạo lập mối quan hệ thông tin ngược ( kênh thông tin phản hồi) trong quản lí, cung cấp cho người quản lí những thông tin đã được sử lí chính xác để điều chỉnh và hoạt động quản lí có hiệu quả hơn, đồng thời giúp đối tượng quản lí tự điều chỉnh ý thức, hành vi và hoạt động của mình một cách tốt đẹp hơn. Như vậy kiểm tra đánh giá có chức năng tạo lập thông tin phản hồi, cung cấp cho hệ quản lí những thông tin đáng tin cậy về thực trạng tinh hình và kết quả để hệ quản lí hoạt động có hiệu quả. 4 Sơ đồ 1: Chức năng thông tin phản hồi trong đào tạo 5 - Tùy theo đối tượng được đánh giá là sinh viên, nhà giáo hay cán bộ quản lí… mà tiến hành đánh giá theo những nội dung với những chỉ số đo nhất định, đồng thời sử dụng những biện pháp đáng giá cho phù hợp với những nội dung đó. Sau đây t«i xin trình bµy chi tiết về đối tượng đánh giá là sinh viên. - Đánh giá kết quả đào tạo là đánh giá chất lượng, xác định kết quả học tập và rèn luyện theo mục tiêu và chuẩn mực đào tạo, trên cơ sở đó động viên, uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ sinh viên học tập và rèn luyện tốt hơn. 6 - Năng lực học tập + Đánh giá kiến thức + Đánh giá về kỹ năng + Đánh giá về thái độ - Phẩm chất đạo đức + Đánh giá ý thức đạo đức + Hành vi đạo đức Đánh giá tập trung vào hai mặt cơ bản của nhân cách ng ời học Năng lực học tập Phẩm chất đạo đức 7 Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên ở trường Đại học, Cao đẳng hiện nay tùy theo mục tiêu đào tạo hay mục tiêu của từng môn học (học phần) mà nhà giáo (giảng viên, cán bộ quản lí) tiến hành đánh giá theo những nội dung với những chỉ số đo nhất định, đồng thời sử dụng những biện pháp kiểm tra – đánh giá khác nhau. Nhưng Kiểm tra –đánh giá đều tập trung vào hai mặt cơ bản của nhân cách người học là năng lực học tập và phẩm chất đạo đức. 8 a/. Năng lực học tập: - Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thông qua các bài kiểm tra trình, bài thi học phần. Đề kiểm tra (hoặc thi) do giáo viên giảng dạy học phần đó đảm nhiệm. Nội dung đề thi (hoặc kiểm tra) do giáo viên dạy học phần đó căn cứ vào mục tiêu môn học để ra đề và có thể được thông qua tổ bộ môn hoặc không thông qua tổ bộ môn. Mỗi người trong tổ bộ môn chỉ dạy một số học phần trong bộ môn của chuyên ngành đó, nên nhiều học phần sẽ không được chuyên sâu, do vậy dù đề thi có được thông qua tổ bộ môn cũng chỉ là chiếu lệ. Nội dung kiểm tra đánh giá về kiến thức cũng mới chỉ ở các cấp độ: biết – hiểu - ứng dụng. - Đánh giá về kỹ năng trên cơ sở biết vận dụng kiến thức, kỹ năng nhận biết được qua quan sát, nghe, nhìn, mô tả hoặc giải thích các hiện tượng đơn giản và biết học tập có nề nếp. - Đánh giá về thái độ: trên cơ sở ham hiểu biết, tự giác học tập thể hiện ở 3 mức độ: Chủ động, phân vân và bị động. 9 b/. Phẩm chất đạo đức: - Đánh giá ý thức đạo đức: Thể hiện ở tri thức đạo đức đó là cách ứng sử đối với người thân, với thầy giáo, cô giáo, bạn bè. - Đánh giá về hành vi đạo đức: thông qua tính trung thực của các nhiệm vụ được giao, khả năng thuyết phục đồng nghiệp ở các ý tưởng hay phương pháp tự học. 1/. Những tiêu chí để đánh giá kết quả học tập: Đánh giá trình độ phát triển của người học phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo. Mục tiêu dù tổng quát, từng mặt hay mục tiêu từng môn học thì chất lượng đào tạo thể hiện chính qua năng lực của người học được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Năng lực này theo tôi bao hàm bốn thành tố (mặt) chủ yếu: Kiến thức, kỹ năng kỹ sảo, năng lực nhận thức và năng lực tư duy, thái độ (phẩm chất nhân văn). Đó chính là những tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển của người học. 10 a/. Kiến thức: - Theo Bloom thì nhận thức trong quá trình học tập có các cấp độ: Sơ đồ 2: Cấp độ của quá trình nhận thức [...]... +qảcuậ KK,ipn hảnứố ảuăch nlhhi ăí gđà g tề nổv : hổtcộđ àchtụề nhhcr hứima mệtã ộđni tc m ểê ựu 14 2/ Cỏc gii phỏp ca kim tra ỏnh giỏ: Th nht: Trc khi vo nm hc, nh trng phi duyt k hoch ca cỏc n v v cng chi tit cỏc hc phn ca cỏc t chuyờn mụn Th hai: Da trờn c s khoa hc ca vic kim tra ỏnh giỏ nh trng xõy dng nhng tiờu chớ vi nhng ch s o nht nh cho cỏc n v Qua ú lm c s cho vic ỏnh giỏ mc hon thnh nhim . chu trình quản lí. Đánh giá là chức năng cơ bản của kiểm tra, do đó kiểm tra – đánh giá thường đi liền với nhau. 3 - Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng. bộ quản lí) tiến hành đánh giá theo những nội dung với những chỉ số đo nhất định, đồng thời sử dụng những biện pháp kiểm tra – đánh giá khác nhau. Nhưng Kiểm tra đánh giá đều tập trung vào. hơn. 6 - Năng lực học tập + Đánh giá kiến thức + Đánh giá về kỹ năng + Đánh giá về thái độ - Phẩm chất đạo đức + Đánh giá ý thức đạo đức + Hành vi đạo đức Đánh giá tập trung vào hai mặt cơ