Bài soạn Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh

8 1.1K 6
Bài soạn Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Công tác đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THCS I/ Vị trí, ý nghĩa của công tác đổi mới kiểm tra đánh giá. 1) Cơ sở lý luận: Đổi mới giáo dục là nhằm đạt tới mục tiêu đào tạo ra những con người đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam: tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Đó là chủ trương của Đảng cũng như của ngành giáo dục nước nhà. Đổi mới giáo dục là đồng thời phải đổi mới tất cả các khâu của quá trình giáo dục đó là: Mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp dạy, phương pháp họcphương pháp kiểm tra đánh giá. Trong đó, kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học. 2) Cơ sở thực tiễn: Đánh giá chất lượng học tập các môn học của học sinh thực chất là xem xét mức độ hoàn thành mục tiêu giáo dục của môn học đó. Bao gồm:Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Kiểm tra là công cụ, phương tiện, là hình thức chủ yếu quan trọng của đánh giá. Đổi mới kiểm tra đánh giá giúp cho người dạy đánh giá chính xác kết quả giáo dục một cách toàn diện từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới kiểm tra đánh giá giúp cho người học đánh giá chính xác thực lực của bản thân đối với từng môn từng bài, từ đó giúp cho người học phấn đấu vươn lên trong học tập đồng thời nó còn là động lực để thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Đổi mới kiểm tra đánh giá giúp cho công tác quản lý đánh giá đúng phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt”. Đổi mới kiểm tra đánh giá giúp cho các nhà nghiên cứu giáo dục điều chỉnh hợp lý nội dung phương pháp dạy học để đạt tới mục tiêu. Đổi mới kiểm tra đánh giá là giải pháp thiết thực trong việc quán triệt cuộc vận động “Hai không”. 3)Thực trạng tình hình dạy và học bộ môn Lịch sử trong Trường THCS hiện nay nói chung Với đặc thù của bộ môn Lịch sử là môn khoa học xã hội ghi chép đánh giá lại dấu ấn của một quá trình lịch sử của một đất nước, của một dân tộc, hay của cả thế giới . Từ đó giáo dục cho học sinh về thế giới quan, nhân sinh quan để bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa, yêu con người . Giữ gìn nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong tình hình chung của đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THCS những năm qua việc dạy- học Lịch sử đã có những tiến bộ đáng kể, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của đất nước. Tuy nhiên nhìn nhận một cách thẳng thắn, khách quan, chúng ta thấy việc dạy - học Lịch sử còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi. Phương pháp dạy - học Lịch sử ở một số giáo viên còn chậm đổi mới thiếu tính cập nhật sáng tạo, bảo thủ, trì trệ và lạc hậu. Tình trạng dạy chay, lối thuyết trình đơn điệu, truyền thụ một chiều, đọc chép lệ thuộc sách giáo khoa . vẫn còn ở một số trường. Điều đó làm cho hiệu quả dạy - học Lịch sử còn nhiều hạn chế. Học sinh không hứng thú, không say mê học tập bộ môn. Chất lượng dạy học Lịch sử phần nào thể hiện qua kết quả các kỳ thi tuyển sinh đại học của khối C hàng năm ( điểm 0 của môn Lịch sử lớn hơn nhiều lần tổng số điểm 0 của tất cả các môn thi ở các khối ). Nguyên nhân của thực trạng đó có nhiều song trước hết chủ yếu tập trung ở những lý do sau đây: - Bản thân người giáo viên Lịch sử chưa hoàn toàn nhận thức đúng đắn tính cấp thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa thật sự khắc phục cải tiến phương pháp dạy học theo lối mòn. - Thực tiễn ở các Trường THCS vẫn tồn tại quan niệm: “môn chính”, “môn phụ” từ đó chỉ quan tâm các trọng môn còn các môn còn lại trong đó có môn Lịch sử bị coi nhẹ. - Cách thi cử hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế khiến học sinh và cả giáo viên có cách dạy học đối phó, thực dụng. - Chương trình, nội dung giáo dục ở nước ta được đánh giá là nặng so với mặt bằng chung của thế giới. Trong khi đó sách giáo khoa sau nhiều lần thay đổi vẫn chưa thể khắc phục được những hạn chế thường thấy và tồn tại bấy lâu. Trong sáu năm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS những năm qua việc dạy học Lịch sử đã có những tiến bộ đáng kể góp phần quan trọng về sự nghiệp giáo dục của đất nước. Song thực tế kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng môn Lịch sử cho thấy đáng báo động nhất là với những người tâm huyết với nghề nghiệp thì đây là một vấn đề cần phải nghiêm túc xem xét lại. Thực trạng công tác đổi mới kiểm tra đánh giá tuy đã được quan tâm chỉ đạo của ngành của các cấp quản lý giáo dục được giáo viên nhiệt liệt hưởng ứng bước đầu đã đạt được kết quả khá tốt song chưa đạt tới yêu cầu như mong muốn. Nội dung kết quả kiểm tra đánh giá chưa toàn diện chưa phù hợp với các đối tượng học sinh. Kết quả kiểm tra đánh giá có phần chưa khách quan, còn nặng về thành tích. Vì những lý do trên chúng ta cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. II/ Nội dung của công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá. 1) Mục tiêu đổi mới kiểm tra, đánh giá: Việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học trước hết, cần phải bám sát mục tiêu môn học. Từ mục tiêu môn học mà đề ra các chuẩn kiến thức kỹ năng, thái độ cần đánh giá. Vì vậy khi đánh giá cần hiện thực hoá các mục tiêu và chuẩn yêu cầu cần đạt thành các tiêu chí đánh giá cụ thể phù hợp với năng lực học tập bộ môn. Đổi mới kiểm tra đánh giá góp phần khắc phục tình trạng học thụ động theo kiểu chép lại bài giảng. Học thuộc lòng mà không biết vận dụng kiến thức trong làm bài, trong cách nhìn và hiểu thực tế cuộc sống. Đổi mới kiểm tra đánh giá yêu cầu học sinh chủ động nắm bắt kiến thức toàn diện. Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện tính tích cực và tự chủ trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề hạn chế tối đa việc học sinh sử dụng tài liệu trong làm bài kiểm tra tránh học sinh học tủ học lệch. Từ đó góp phần làm chuyển biến về thái độ, tư tưởng và phương pháp học tập từng bước nâng cao chất lượng học tập. Cụ thể: - Đánh giá toàn diện kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập bộ môn của học sinh. - Đánh giá đúng thực chất trình độ năng lực của học sinh trong cách hiểu cảm nhận và ứng dụng vào thực tế. - Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo tốt hơn cho lợi ích của người học. 2)Tiêu chí của đối mới kiểm tra, đánh giá: Đổi mới kiểm tra, đánh giá kiết quả học tập bộ môn Lịch sử của học sinh được căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình, sách giáo khoa theo quan điểm tích hợp. Cụ thể: + Phải đảm bảo tính toàn diện: Cụ thể là kiểm tra kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ, hành vi của học sinh. Một thực tế cho thấy ý thức học tập bộ môn của học sinh còn thấp. Những học sinh ngại học vì bộ môn còn dài nhiều kiến thức khó nhớ, khó thuộc và nhất là không thực tế trong cuộc sống xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá cần động viên khuyến khích để học sinh yêu thích học bộ môn Lịch sử. + Phải đảm bảo độ tin cậy: Mức độ chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng. Từ đó phản ánh được thực lực của học sinh của các cơ sở giáo dục. + Phải đảm bảo tính khả thi: Nội dung hình thức kiểm tra phải phù hợp với học sinh, với cơ sở giáo dục đặc biệt phù hợp với mục tiêu giáo dục. + Phải đảm bảo yêu cầu phân hoá được đối tượng học sinh: Phân loại được chính xác trình độ năng lực của từng học sinh. Từ đó người dạy và người học sẽ có giải pháp tích cực trong việc dạy và học nhằm đạt hiệu quả cao. + Phải đảm bảo tính hiệu quả: Đánh giá được tất cả các lĩnh vực theo mục tiêu đề ra. Từ đó phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh khi tham gia vào quá trình học tập để giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. + Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra. Kết hợp các dạng bài tự luận, truyền thống với các dạng bài trắc nghiệm khách quan để tăng cường tính chính xác, khách quan trong đánh giá kết quả học tập bộ môn 3)Một số biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập Lịch sử của học sinh Trường THCS. Thứ nhất: - Trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại và những kinh nghiệm tiên tiến trong thực tế cho thấy rằng: Để đổi mới việc kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập Lịch sử ở trường THCS thì trước hết giáo viên phải nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Để hoạt động kiểm tra đánh giá có hiệu quả mỗi giáo viên phải thực hiện nghiêm túcnhững quy chế chuyên môn về kiểm tra đánh giá mà Bộ-Sở đã đề ra ,tránh việc chạy theo thành tích làm cho kết quả kiểm tra đánh giá không bảo đảm độ tin cậy và tính giá trị. Giáo viên lichi sử phải nắm vững lí luận về kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập của học sinh dể lựa chọn hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá thích hợp, kích thích được hoạt động tập thể của học sinh. Thứ hai: - Phải đảm bảo tính hoàn thiện trong nội dung kiểm tra đánh giá. Mục đích của nhà trường là đào tạo những con người phát triển toàn diện hài hoà, năng động, sáng tạo. Do đó khi kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo được tính toàn diện về kết quả bồi dưỡng, kết quả nhận thức,giáo dục và phát triển học sinh . Về mặt kiến thức, tính toàn diện là phải kiểm tra đánh giá cả việc biết, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh. Kiến thức học sinh biết lịch sử, tức là đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ, tái hiện được các sự kiện, hiện tượng, khái niệm, thuật ngữ, quy luật,bài học lịch sử cơ bản đã học. Khi giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh phải nhớ lại và tái hiện được những sự kiện, hiện tượng đã nghiên cứu. Từ nhớ, biết sự kiện, kiểm tra đánh giá giúp học sinh đạt được mức độ nhận thức cao hơn, đó là hiểu. Hiểu bao gồm cả biết, đòi hỏi học sinh phải biết được ý nghĩa bản chất của tri thức lịch sử, thấy được mối liên hệ bên ngoài, bên trong giữa các sự kiện hiện tượng: Có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, phán đoán suy luận để rút ra kết luận. Nhờ vậy đòi hỏi học sinh nắm kiến thức ở mức độ cao hơn nhận biết được trí nhớ đưa lại. Học sinh có thể chứng tỏ sự hiểu biết của mình bằng khả năng giải thích mối liên hệ giữa các yếu tố thời gian, không gian, những mối liên hệ nhân quả của các sự kiện lịch sử. Ví dụ: Trên cơ sở biết tình hình thế giới, trong nước 1936- 1939 giáo viên yêu cầu học sinh phân tích được sự tác động của tình hình thế giới đến đường lối cách mạng của Đảng, thể hiện sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ nghĩa Mác Lê Nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam? Để lý giải được. - Câu hỏi này, học sinh phải hiểu ý nghĩa và mối quan hệ giữa các sự kiện. - Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. - Xuất hiện chủ nghĩa phát xít. - Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7 ( 7/1935). - Chính Phủ, Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền. ã Chủ trương của Đảng: - Nhiệm vụ cách mạng: Chống phản động thực dân - chống phát xít - chống chiến tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình. - Kẻ thù: bọn phản động thuộc địa và tay sai bán nước. - Đổi Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương thành Mặt trần dân chủ Đông Dương. - Hình thức đấu tranh: hợp pháp, bán hợp pháp, công khai, bán công khai. Từ biết, hiểu các sự kiện lịch sử, hoạt động kiểm tra, đánh giá còn cần xem xét vận dụng tri thức lịch sử vào thực tiễn và rút bài học quá khứ của học sinh. Như học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài tập lịch sử để củng cố tri thức ,rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và các phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo. Cùng với việc xem xét mặt kiến thức, nội dung đánh giá phải bao gồm cả kết quả giáo dục tư tưởng tình cảm, hành vi đạo đức của học sinh trên lớp và ngoài lớp, xuất phát từ ưu thế của bộ môn Lịch sử không chỉ có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí tuệ học sinh mà còn giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em. Hơn nữa mục đích dạy học lịch sử là dạy chữ để dạy người, vì vậy kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cần thiết phải có nội dung giáo dục. Việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục học sinh trong học tập lịch sử cần căn cứ vào các khía cạnh: - Sự quan tâm, chú ý đến các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đã học. - Hứng thú với các sự kiện, hiện tượng, hành vi và các công việc được giao. - Xúc cảm đối với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử ( đồng cảm, phản đối, khinh ghét, tôn trọng .). Ví dụ: Khi dạy về phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX giáo viên đưa ra câu hỏi: “ Em có suy nghĩ gì về hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can .?” Trả lời được câu hỏi này học sinh không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử, biết cách đánh giá nhân vật lịch sử mà còn giáo dục cho các em lòng khâm phục kính yêu những bậc tiền bối và tinh thần noi gương ông cha, quan tâm xây dựng bảo vệ tổ quốc hôm nay. Bên cạnh xem xét mặt kiến thức, giáo dục, nội dung kiểm tra, đánh giá phải nhằm phát triển kỹ năng thực hành cho học sinh: “Hành” trong học tập lịch sử bao gồm thực hành bộ môn và cao hơn là: “ Hành” trong cuộc sống. Kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành bộ môn Lịch sử thể hiện ở việc yêu cầu học sinh làm các loại đồ dùng trực quan vẽ bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê . Ví dụ: Lập niên biểu các cuộc cách mạng tư sản cận đại theo mẫu quy định. Lập được bảng niên biểu này học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức về cuộc cách mạng tư sản mà còn rèn luyện cho các em khả năng khái quát, hệ thống hoá kiến thức, khả năng lập niên biểu lịch sử. Kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành ở mức độ cao hơn là yêu cầu học sinh hoàn thành những việc công ích xã hội: ( Tham gia sưu tầm lịch sử địa phương, xây dựng nhà truyền thống, thông tin tuyên truyền xã hội). Ví dụ: Khi dạy về Cách mạng tháng 8 năm 1945 giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở địa phương. Thực hiện công việc này không chỉ giúp học sinh củng cố kiến thức lịch sử dân tộc, hiểu sâu lịch sử địa phương mà còn làm cho các em càng yêu quê hương mình hơn và biết cách sưu tầm tư liệu, trình bày một vấn đề lịch sử. Thứ ba: - Phải đổi mới kiến thức, phương pháp kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập lich sử của học sinh kết hợp chặt chẽ hoạt động kiểm tra,đánh giá của giáo viên với phát triển hoạt động tự kiểm tra đánh giá của học sinh: - Tái hiện kiến thức lịch sử đã học và tập trình bày cho bản thân hay người khác nghe. - Tự trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa. - Hoàn thành các bài tập do giáo viên nêu ra. - Tăng cường ra các bài tập về nhà có chất lượng. - Bài tập dưới dạng một câu hỏi tổng hợp. - Bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành, hệ thống, khái quát hoá kiến thức và vận dụng kiến thức. - Bài tập trắc nghiệm kết quả. - Bài tập tự luận. Thứ tư: Tổ chức tốt các khâu ra đề, coi và chấm bài kiểm tra, bài thi. Để việc kiểm tra, thi, đánh giá có hiệu quả thì cần thiết phải đổi mới khâu ra đề, kiểm tra, thi phải phù hợp với mức độ đạt được một cách toàn diện về kiến thức lịch sử của học sinh. Nếu đề ra dễ quá hoặc khó quá giáo viên sẽ không đánh đúng trình độ của học sinh, vì vậy phải tổ chức tốt khâu ra đề. Muốn làm tốt công việc này cần thực hiện: - Giáo viên phải xác định được tiêu chí cần đạt về các mặt ( kiến thức tình cảm kỹ năng) cho từng giai đoạn,thời kỳ,quá trình lịch sử ở từng khối, lớp. - Giáo viên Lịch sử cần nắm vững các yêu cầu của việc kiểm tra, thi, đánh giá trong đó quan trọng là độ tin cậy và tính giá trị. - Cần xây dựng ngân hàng đề kiểm tra khi xây dựng ngân hàng đề thi phải bám sát mục tiêu học tập của học sinh từng khối lớp và những yêu cầu có tính nguyên tắc về lý luận dạy học. Mặt khác, để việc đánh giá có kết quả chính xác, khoa học thì tính nghiêm túc trong coi kiểm tra, thi cần phải quán triệt. Coi thi nghiêm túc theo đúng yêu cầu nhưng tránh tạo ra không khí quá căng thẳng làm cho học sinh sợ sệt. Bên cạnh ra đề, coi kiểm tra thi, việc chấm bài cũng rất quan trọng. Để kết quả đánh giá có độ tin cậy tính giá trị cao, đòi hỏi giáo viên phải khách quan, công bằng, chính xác. Muốn vậy cần có những quy định chặt chẽ trong khâu chấm bài và đáp án thật chi tiết với các câu hỏi tự luận. III/ Bài học kinh nghiệm: - Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình kiến thức bộ môn, phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới và nắm vững cơ sở lý luận của vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá. - Trong giáo dục phải quán triệt được phương pháp giảng dạy tinh giảm, vững chắc phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Từ đó gây hứng thú cho học sinh gắn kiến thức với thực tiễn. - Chú trọng việc bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn Lịch sử, coi trọng phương pháp tự học nhất là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. - Quán triệt đúng, đủ các văn bản quy chế hướng dẫn của ngành, quán triệt sâu rộng cuộc vận động “Hai không”. - Công tác kiểm tra đánh giá phảI có kế họach cụ thể: Đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hợp lý. IV/ Kiến nghị, đề xuất: Kiểm tra, đánh giá có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong dạy học lịch sử ở Trường THCS. Nó là một hoạt động quan trọng không thể thiếu: là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy vậy, thực tiễn việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình dạy học lịch sử ở các trường hiện nay cần thực hiện: - Phải có nhận thức, quan niệm về vị trí môn Lịch sử ở trường phổ thông, cha mẹ học sinh, học sinh và toàn xã hội. Cổ nhân đã từng dạy: “ Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, “ Lịch sử là bó đuốc đi tới tương lai”. Không có quan niệm đúng về môn học thì tất cả những đề xuất về đổi mới nội dung, phương pháp trong đó có hoạt động kiểm tra, đánh giá không thể đi vào thực tiễn dạy học. - Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử nói riêng các bộ môn nói chung là công việc của giáo viên trực tiếp đứng lớp, là công việc làm thường xuyên, giáo viên bộ môn cần tự giác thực hiện. - Trong quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức, phương pháp cho phù hợp với bộ môn, thực tiễn Việt Nam nhằm giúp học sinh nắm kiến thức lịch sử một cách tốt nhất, tránh máy móc, cứng nhắc. -------------------------------------------------------------------------------- . phải đổi mới kiểm tra đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. II/ Nội dung của công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá. 1) Mục tiêu đổi. tác đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THCS I/ Vị trí, ý nghĩa của công tác đổi mới kiểm tra đánh giá.

Ngày đăng: 01/12/2013, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan