skkn kinh nghiệm giảng dạy những văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn lớp10

38 1.6K 1
skkn kinh nghiệm giảng dạy những văn bản nghị luận trong chương trình ngữ văn lớp10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 THPT MỤC LỤC Trang I. Lý do chọn đề tài. 2 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 3 1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 10 3 2. Kết quả khảo sát và những nhược điểm còn tồn tại trong dạy và học 5 III. Nội dung đề tài . 6 1. Cơ sở lý luận . 6 2. Giải pháp thực hiện . 7 2.1. Xuất phát từ đặc trưng phong cách thể loại 7 2.1.1. Khái niệm 7 2.1.2. Chức năng và đặc trưng 9 2.1.3. Đặc điểm 13 2.2. Vận dụng lịch sử giai đoạn xuất hiện của tác phẩm để lí giải 15 2.3. Bám sát nội dung và hình thức văn bản để triển khai 16 2.4. Gia tăng chất văn học 17 2.5. Sử dụng vai trò tưởng tượng, liên tưởng của học sinh 18 3. Thực hiện: Thiết kế bài học. 20 IV. Kết quả 33 V. Bài học kinh nghiệm 33 VI. Kết luận 34 VII. Tài liệu tham khảo 36 I. Lý do chọn đề tài: 1. Chương trình Ngữ Văn lớp 10 đến nay đã trải qua 5 năm thực hiện đổi mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo. Bên cạnh việc lựa chọn các tác phẩm văn học mang tính hình tượng, sử dụng hư cấu với một số thể loại chính như: thơ, truyện, tiểu thuyết (gọi chung là văn bản nghệ thuật) là việc sử dụng tác phẩm văn học không hư cấu được viết bằng nhiều thể loại khác nhau theo mỗi giai đoạn như: nghị luận, sử kí, văn tế, phú, dân ca lịch sử,…Nếu như chương trình sách giáo khoa trước đây ít chú ý thể loại văn nghị luận (giảng văn nghị luận) thì chương trình mới xuất hiện khá nhiều loại này. Như vậy, vấn đề thể loại văn học được mở rộng phạm vi, giáo viên và học sinh có điều kiện bao quát về hệ thống thể loại văn học trong nhà trường. Đáng lưu ý nhất là thể loại văn nghị luận, việc giảng dạy và tiếp nhận các tác phẩm thể loại này chưa được chú ý đúng mức. 2. Việc dạy và học văn bản nghị luận gặp nhiều khó khăn bởi các lí do sau: - Mục đích của văn bản nghị luận: phát ngôn cho một tư tưởng, một quan điểm, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Vì thế, nội dung thường là các vấn đề có tính chất thời sự, chính trị, văn hoá, quốc gia, dân tộc, lịch sử,… tương đối rộng với tầm hiểu biết phổ biến của học sinh. - Hình thức: thường sử dụng hệ thống lập luận chặt chẽ, nhiều lí lẽ, đa dạng về phương thức biểu hiện và các phương tiện nghệ thuật. - Đặc điểm: khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít tính văn chương, khó đi vào cảm xúc của người đọc; ý tưởng thâm thuý khó nắm bắt,… - Nguồn tư liệu bổ trợ khan hiếm. 3. Xu thế hội nhập quốc tế hiện nay đang đặt mỗi cá nhân trước nhiều thách thức mới, nhất là các vấn đề chính trị xã hội. Việc tiếp nhận các văn bản nghị luận trong nhà trường góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ thống quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ trong việc xử lí các vấn đề đặt ra của cuộc sống một cách đúng đắn, vừa phù hợp với tinh thần thời đại mới, vừa đảm bảo tinh thần quốc gia, dân tộc. Trong khi đó, những văn bản nghị luận lại được giảng dạy và tiếp nhận với tư cách là tác phẩm văn học, vì thế, cái khó của người dạy là vừa đảm bảo tính khách quan của tác phẩm, vừa truyền lại những rung cảm của văn bản với tư cách là một sáng tạo nghệ thuật thật sự. Chính vì tầm quan trọng của thể loại, sự khó khăn của giáo viên khi giảng dạy, tôi xin được đề xuất một vài kinh nghiệm có tính chất cá nhân góp phần đổi mới hướng nghiên cứu và giảng dạy môn Văn trong nhà trường qua đề tài: “Kinh nghiệm giảng dạy những văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp10”. II. Thực trạng 1. Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 10: chiếm khối lượng khá nhiều. Bộ Thể Loại Tên văn bản Tác giả Năm Trang SGK cơ bản Chính trị Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi Cuối 1427 Tập 2 tr.16 Văn hoá XH Tựa “Trích diễm thi tập” (trích) Hoàng Đức Lương 1497 Tập 2 tr.28 Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) Đọc thêm Thân Nhân Trung 1484 Tập 2 tr.31 Nhân vật LS Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn Ngô Sĩ Liên Nhà Trần Tập 2 tr.41 (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) Đọc thêm Ngô Sĩ Liên Nhà Lý – Trần Tập 2 tr.46 SGK nâng cao Chính trị Thư dụ Vương Thông lần nữa (Trích Quân trung từ mệnh tập) Nguyễn Trãi Tháng 2 – 1427 Tập 2 tr.16 Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi Cuối 1427 Tập 2 tr.24 Văn hoá XH Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) Đọc thêm Thân Nhân Trung 1484 Tập 2 tr.41 Tựa “trích diễm thi tập” (trích) Hoàng Đức Lương 1497 Tập 2 tr.50 Nhân vật lịch sử Phẩm bình nhân vật lịch sử (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) Đọc thêm Lê Văn Hưu 1272 Tập 2 tr.43 Thái phó Tô Hiến Thành (Trích Đại Việt sử lược) Một số sử gia Cuối TK14 Tập 2 tr.53 Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) Ngô Sĩ Liên Nhà Lý - Trần Tập 2 tr.62 Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) Đọc thêm Ngô Sĩ Liên Nhà Trần Tập 2 tr. 65 2. Kết quả khảo sát và những nhược điểm còn tồn tại trong dạy và học: Đối với việc dạy học Văn ở các cấp học nói chung và ở trường học phổ thông nói riêng, việc làm sao để đảm bảo được nội dung kiến thức bài học mà đồng thời học sinh lại phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo yêu cầu đổi mới về phương pháp hiện nay quả thật là điều không dễ thực hiện. Văn học là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật, vì vậy việc dạy văn đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều kĩ năng, trong đó không chỉ là kiến thức mà đòi hỏi cả sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên ở mỗi bài dạy cụ thể. Sự chuẩn bị kĩ càng cho việc lên lớp của người giáo viên từ khâu chuẩn bị - tức là phần thiết kế bài dạy - là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào hiệu quả của tiết học, đặc biệt là với những tiết học đọc văn, trong đó có những văn bản nghị luận. Trước thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học sinh. Cụ thể, tôi đã phát câu hỏi cho 407 học sinh lớp 10 của trường để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình khi tiếp cận các văn bản nghị luận. Nội dung câu hỏi là: Em có cảm nhận như thế nào khi học những văn bản nghị luận? Kết quả : + 78,62% học sinh trả lời: Văn bản nghị luận có ý nghĩa, thực tế nhưng đa phần dài, khô khan, khó nhớ nên không thích học bằng các văn bản thuộc thể loại khác. + 14,99% học sinh trả lời: có thích học nhưng chưa thật sự hiểu. + 6,39% học sinh trả lời: không hiểu gì, không thích học. Kết quả trên cho thấy, phần đa học sinh không thích học văn bản thuộc thể loại nghị luận. Tuy nhiên, có đến 78,62% học sinh nhận ra ý nghĩa của văn bản nghị luận, nghĩa là nguyên nhân các em không thích học các văn bản này là do chưa thực sự hứng thú với giờ học mà thôi. Từ thực trạng trên, cộng với kinh nghiệm giảng dạy cá nhân, tôi nhận thấy trong dạy và học văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 còn tồn tại những nhược điểm sau: - Phía người dạy: + Tâm lí: ít hứng thú, chưa coi trọng, giờ dạy ít hào hứng. + Cách truyền đạt: chú ý tính nội dung văn bản nhiều hơn tính nghệ thuật, vì thế, giờ dạy thiên về lí trí hơn việc biểu đạt những xúc cảm thẩm mĩ. + Kết quả: nghiêng về những thông tin, dư âm của những rung cảm thẩm mĩ hạn chế. - Phía người học: + Tâm lí tiếp nhận: nghiêng về tìm hiểu những thông tin hơn là việc biểu lộ cảm xúc. + Cách tiếp nhận: nghiêng về mặt xã hội, chính trị. + Kết quả: giờ học tác phẩm thành giờ tìm hiểu lịch sử. Với khối lượng văn bảnkhá nhiều và thực tế dạy - học nêu trên, tôi đề xuất một số giải pháp bước đầu mà bản thân thấy có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. II. Nội dung đề tài: 1. Cơ sở lý luận: Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa, văn nghị luận có từ thời Khổng Tử (551- 479 TCN ). Ở Việt Nam, văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể kể từ Chiếu dời đô(1010) của Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ), Hịch tướng sĩ (1285) của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi; từ bài Tựa Trích diễm thi tập (1497) của Hoàng Đức Lương, Chiếu cầu hiền (1788) của Ngô Thì Nhậm đến bản điều trần Xin lập khoa luật (1867) của Nguyễn Trường Tộ; Chiếu Cần Vương (1885) đến Hịch đánh Pháp sau này… Có thể nói trong suốt trường kì lịch sử dân tộc, văn nghị luận là một thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát vọng của cả một dân tộc. Do đó, văn nghị luận ngày càng phát triển mạnh mẽ, càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Nội dung và cấu trúc của một văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị luận (còn gọi là luận đề), luận điểm, luận cứ và lập luận (còn gọi là luận chứng). Như vậy, do văn nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận nên hệ thống các luận điểm hết sức chặt chẽ và luận cứ cũng phải xác đáng. Cho nên khi dạy loại văn bản này, người dạy nhất thiết bao giờ cũng phải khai thác hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận của văn bản. Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần khai thác các hệ thống luận điểm như lâu nay chúng ta vẫn làm thì bài học trở nên khô khan, khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh. Vì vậy trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi xin được đề xuất một số giải pháp mang tính bổ trợ để những giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận thêm sinh động. 2. Giải pháp thức hiện: 2.1. Xuất phát từ đặc trưng phong cách thể loại mà triển khai văn bản trên các phương diện: đề tài, chủ đề (mục đích), hình thức, nội dung, ý nghĩa,… Thể loại nghị luận (tức văn chính luận) có các đặc điểm cơ bản sau đây: 2.1.1. Khái niệm: Phong cách (PC) ngôn ngữ chính luận là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội. Ðây là khái niệm ít nhiều mang tính truyền thống và việc phân giới giữa phong cách này với PC ngôn ngữ khoa học, PC ngôn ngữ báo chí vẫn còn một số quan niệm chưa thống nhất. Ví dụ: Tác phẩm Lĩnh vực Quan điểm, tư tưởng Ghi chú Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) Chính trị - Vạch trần âm mưu xâm lược, lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ những hành động độc ác của giặc Minh. - Đứng trên quan điểm nhân nghĩa của nhân dân: lấy dân làm gốc, coi trọng tư tưởng nhân đạo, nhân bản cao cả làm nền tảng cho hành động. Tựa “Trích diễm thi tập” (Hoàng Đức Lương) Văn hoá xã hội - Đau xót trước thực trạng bảo tồn sách vở và thơ ca Việt Nam đương thời. Từ đó nhận thấy nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách. - Đứng trên quan điểm của cái đẹp. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung) Văn hoá Xã hội - Phải biết quý trọng hiền tài bởi nó có mối quan hệ sống còn đối với việc thịnh suy của đất nước. - Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu bởi “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Ngô Sĩ Liên) Nhân vật lịch sử - Ca ngợi người anh hùng tài năng, trung quân, trọng dân, chính trực, chân thành, thẳng thắn. Thái sư Trần Thủ Độ (Ngô Sĩ Liên) Nhân vật Lịch sử - Ca ngợi người anh hùng trung thực, thẳng thắn, độ lượng, nghiêm minh, chí công vô tư. 2.1.2. Chức năng và đặc trưng: - Chức năng: PC chính luận có ba chức năng: thông báo, tác động và chứng minh. Chính vì thực hiện các chức năng này mà ta thấy PC ngôn ngữ chính luận có sự thể hiện đặc trưng và đặc điểm ngôn ngữ có nét giống với các loại phong cách ngôn ngữ khác. Ví dụ : Chức năng một số văn bản nghị luận. Tác phẩm Chức năng Thông báo Tác động Chứng minh Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) - Chiến thắng giặc Minh và nền dân chủ thái bình. Kết thúc chiến tranh. - Sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với sức mạnh của lòng yêu nước. - Niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ nền dân chủ thái bình. - Tư tưởng nhân nghĩa trong mỗi người. - Nêu tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của dân tộc. - Kể tội ác của giặc (kẻ thù phi nghĩa). - Kể lại diễn biến cuộc kháng chiến khó khăn (Đại Việt chính nghĩa). Tựa “Trích diễm - Lí do vì sao - Thái độ trân - Thu thập sưu [...]... bình luận, thẩm bình, ngôn ngữ và cách diễn đạt được nâng lên rõ rệt v Kết quả : Sau khi học xong các văn bản nghị luận có thực hiện các phương pháp bổ trợ này, tôi đã thu được kết quả rất khả quan Có 98,9% học sinh ở những lớp tôi giảng dạy trả lời là rất hứng thú với bài học, hiểu bài hơn, dễ nhớ hơn tuy có vất vả hơn V Bài học kinh nghiệm: Khi soạn giảng và dạy các văn bản nghị luận trong chương trình. .. đặc điểm thể loại trong việc tiếp cận và giảng dạy các văn bản nghị luận là phù hợp nhưng đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo mới tiến hành thiết kế giáo án hiệu quả, phải linh động trong việc kết hợp với các phương pháp khác mới thực sự để lại dấu ấn cho học sinh qua mỗi bài học 2.2 Vận dụng lịch sử giai đoạn xuất hiện tác phẩm để lí giải Với tư cách là một tác phẩm văn học, văn bản nghị luận cũng chịu... tập”? Thuật lại quá trình hoàn + Lạc khoản (còn lại) ® Là văn bản mang đầy đủ đặc điểm của II Đọc – hiểu văn bản: thể loại “tựa” Đây là văn bản có giá trị lí luận, phê bình văn học 1 Lí do biên soạn “Trích diễm thi tập”: v HĐ2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu (tìm hiểu lập luận) của bài tựa “trích diễm thi tập” - GV định hướng: Tựa thiên về kiểu sáng tác có tính nghị luận dựa trên hệ thống lập luận chặt chẽ Hãy:... này đòi hỏi có tính chất lập thuyết Nghĩa là phải bằng những lí lẽ đúng đắn, có căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở những luận điểm, luận cứ khoa học mà đấu tranh, thuyết phục, động viên Tính lập luận chặt chẽ thể hiện ở việc khai thác những quan hệ chiều sâu giữa hình thức ngôn ngữ và mục đích biểu đạt Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản chứa đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng... một nhu cầu tinh thần thực sự Đây là yêu cầu thiết yếu của giáo viên ngay cả khi dạy những văn bản nghệ thuật Vì thế, đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải có những phẩm chất, tư chất nghệ thuật thật sự từ sự học tập, rèn luyện thường xuyên mới có được Để “gia tăng chất văn học” cho bài dạy các văn bản nghệ thuật, người dạy có thể sử dụng nhiều cách: kể chuyện giai thoại, kể chuyện danh nhân, kể chuyện... PC ngôn ngữ chính luận có tính truyền cảm mạnh mẽ, thông qua sự diễn đạt hùng hồn, sinh động, có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục cả bằng lí trí và tình cảm, đạo đức Ðặc trưng này tạo nên sự khu biệt giữa PC ngôn ngữ chính luận với PC ngôn ngữ khoa học và khiến PC này gần với PC ngôn ngữ nghệ thuật Trong văn bản chính luận, chúng ta thường bắt gặp các biện pháp tu từ, những từ ngữ có đặc... lại: Hiện tượng văn sử bất phân trong văn học trung đại Việt Nam là cảm quan trong sáng tác nghệ thuật Vì vậy, việc hiểu tường tận lịch sử là điều kiện rất cần thiết để triển khai văn bản 2.3 Bám sát nội dung và hình thức văn bản để triển khai - Tìm hiểu, nghiên cứu bất cứ tác phẩm văn học nào người giảng dạy cũng phải tiến hành trực tiếp trên hai phương diện nội dung và hình thức Đây là những căn cứ... nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ta có những chương trình gì theo tinh thần của Hoàng Đức Lương xưa? Em nghĩ như thế nào về các chương trình ấy? - Mỗi cá nhân cần ý thức cao trong việc bảo vệ, giữ gìn và lưu truyền những giá trị văn hoá tinh thần bằng những hành động cụ thể trong nhiều lĩnh vực Biết phát triển nó một cách sáng tạo trong tình hình thời đại mới để tránh chủ quan, thái độ... sẽ thuyết phục được người đọc, từ đó mới xuất hiện những rung cảm thật sự để mà yêu mến, quý trọng Tất nhiên, vấn đề sẽ có sức sống dài lâu trong tâm trí người tiếp nhận, thậm chí có thể hoá thân trong cách ứng xử, cảm quan người tiếp nhận 2.4 Gia tăng chất văn học” để giảm bớt tinh chất “lí luận khô khan, giáo huấn” của các văn bản nghị luận “Chất văn học” ở đây nên hiểu là chất nghệ thuật Mà thực... tố tự sự và nghị thánh hoá Vương Trần Quốc - Tự hào sâu sắc Tuấn - Trình bày các mối quan hệ làm sáng tỏ luận chân dung nhân cách, (Ngô Sĩ Liên) tài năng - Sự hiển linh khi mất 2.1.3 Ðặc điểm: Ngữ âm: Có ý thức hướng tới chuẩn mực ngữ âm Khi phát biểu trong - hội nghị hoặc diễn thuyết trong mit tinh, ngữ điệu được xem là phương tiện bổ sung để tăng thêm sức hấp dẫn, lôi cuốn người nghe Từ ngữ: - + Ðặc . kinh nghiệm có tính chất cá nhân góp phần đổi mới hướng nghiên cứu và giảng dạy môn Văn trong nhà trường qua đề tài: Kinh nghiệm giảng dạy những văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp10 trên, cộng với kinh nghiệm giảng dạy cá nhân, tôi nhận thấy trong dạy và học văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 còn tồn tại những nhược điểm sau: - Phía người dạy: + Tâm. một văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị luận (còn gọi là luận đề), luận điểm, luận cứ và lập luận (còn gọi là luận chứng). Như vậy, do văn nghị luận trình

Ngày đăng: 14/07/2014, 10:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan