Giáo Trình Kinh tế Y tế - Ths.Mai Đình Đức phần 7 pdf

8 293 2
Giáo Trình Kinh tế Y tế - Ths.Mai Đình Đức phần 7 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

47 Bốn là: Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện chính sách trên địa bàn, đồng thời tham mưu đề xuất các biện pháp có tính khả thi giúp cấp ủy và chính quyền chỉ đạo các sở, ban, ngành, các đơn vị sử dụng lao động thuộc địa bàn quản lý thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước. Với các biện pháp cụ thể, sát thực tiễn, kết quả những năm qua số người tham gia BHXH, BHYT ngày một tă ng nhanh: - Nếu năm 1995 BHXH Việt Nam mới được giao quản lý thực hiện chính sách BHXH cho gần 2,9 triệu cán bộ, công nhân viên chức, quân nhân và cán bộ phường xã, thì con số này ước tính đến 12/2005 là 8,15 triệu người (tăng gần gấp 3 lần so với năm 1995). Trong số đó đã giải quyết cho khoảng 2 triệu người hưởng chế độ hưu và trợ cấp BHXH một lần. Đặc biệt việc mở rộng đối tượ ng tham gia BHXH trong thời gian qua chủ yếu thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. - Về số người tham gia BHYT: Những năm qua, ngoài số tham gia BHYT bắt buộc theo quy định, BHXH Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp thực hiện BHYT tự nguyện cho đông đảo các đối tượng như: Học sinh, sinh viên, hội viên hội đoàn thể, thân nhân những người làm công hưởng lương và hộ gia đình ở nông thôn. Với sự cố gắng, nỗ l ực của toàn ngành, số người tham gia đã tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 2002, năm BHYT chuyển sang BHXH Việt Nam mới có trên 12 triệu người tham gia thì năm 2005 con số này là 21,5 triệu người, tăng 79,1%, trong đó có 7,5 triệu người là đối tượng tham gia tự nguyện. Với số lao động tham gia ngày càng tăng, nên số thu vào quỹ BHXH cũng tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1995 đến nay, quỹ BHXH đã thu được trên 74 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2005 dự kiến thu đạt gần 17 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 20,5 lần so với năm 1995. Nhìn chung, công tác thu, nộp BHXH, BHYT những năm qua đã dần đi vào nề nếp, ý thức chấp hành của chủ sử dụng lao động và của người lao động đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên cũng còn những khó khăn, hạn chế, trong đó chủ yếu tập trung vào. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 12/CP ngày 16/1/1995 ban hành Điều lệ BHXH vẫn gặp nhiều khó khăn vì phần lớn các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động vẫn né tránh, chưa tham gia BHXH cho người lao động, trong khi đó chế tài xử lý các vi phạm chính sách BHXH chưa cụ thể và chưa đủ mạnh để ngăn chặn các vi phạm. Trong công tác khám, chữa bệnh, ngoài việc ứng tiền trước hàng quý và đảm bả o thanh toán đầy đủ, kịp thời cho các cơ sở y tế khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT; BHXH Việt Nam còn chủ động đề xuất với Bộ Y tế ban hành một số văn bản như: Tăng quỹ khám, chữa bệnh nội trú; bổ sung thêm danh mục các loại vật tư tiêu 48 hao y tế và một số dịch vụ kỹ thuật cao trong điều trị cho người bệnh vào danh mục được quỹ BHXH thanh toán. Những cố gắng trên của cơ quan BHXH đã góp phần giải quyết một phần khó khăn, vướng mắc trong công tác khám, chữa bệnh cho người tham gia BHYT. Trong 11 năm qua, BHXH Việt Nam đã thực hiện chi lương hưu và các chế độ trợ cấp cho hàng triệu đối tượng hưởng BHXH, BHYT với t ổng số tiền trên 101 nghìn tỷ đồng; bảo đảm an toàn không để xảy ra mất mát, tham ô thâm hụt quỹ. Riêng năm 2005 ước chi 22.792 tỷ đồng, trong đó chi từ nguồn Ngân sách Nhà nước 11.181 tỷ đồng, từ quỹ BHXH 11.611 tỷ đồng. Tóm lại, việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước thời gian qua, nhất là từ sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam đã đi vào n ề nếp, ngày càng hiệu quả và mang một ý nghĩa quan trọng: Thứ nhất, việc thực hiện thống nhất chính sách BHXH, BHYT đối với cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động trong mọi thành phần kinh tế đã tạo lập sự bình đẳng, công bằng giữa mọi loại hình lao động của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nghĩa vụ và quyền lợi BHXH, BHYT; góp phần xây dựng xã hộ i công bằng, dân chủ, văn minh. Thứ hai, đã tạo môi trường lành mạnh, thống nhất cho mọi loại hình lao động trong xã hội có thể di chuyển nơi làm việc từ cơ quan, đơn vị này sang các doanh nghiệp cơ sở khác trong mọi thành phần kinh tế mà không ảnh hưởng đến quyền được bảo vệ của Nhà nước và xã hội về BHXH, BHYT; góp phần tích cực vào việc phát triển nhiều thành phần kinh tế của đất nước. Thứ ba, xóa bỏ được sự phân biệt về chế độ BHXH, BHYT trước đây; giữa những người thuộc biên chế Nhà nước, tạo lập quyền tự do lựa chọn nơi làm việc theo khả năng và nguyện vọng của công dân. Thứ tư, đã chuyển đổi nhận thức về BHXH, BHYT từ chỗ là chính sách xã hội do Ngân sách Nhà nước bao cấp sang thực hiện chính sách BHXH, BHYT tự hạ ch toán do quỹ BHXH bảo đảm. BHXH, BHYT không chỉ thuần túy là chính sách xã hội mà còn tham gia tích cực vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước thông qua việc sử dụng quỹ BHXH để đầu tư. Thứ năm, những thành tích trong thời gian qua là cơ sở thực tiễn và lý luận vững chắc để thực hiện xã hội hóa về BHXH và BHYT, tạo tiền đề quan trọng để đạt được mục tiêu của Đả ng và Nhà nước là tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng đóng bao nhiêu phải được hưởng bấy nhiêu; về lý thuyết ý kiến này không phải là không có cơ sở, tuy nhiên nếu xét về bản chất của chính sách BHXH là đóng - hưởng, lấy số đông bù số ít chia sẻ rủi ro thì ta 49 phải hiểu rộng hơn. Ví dụ: Hiện nay quỹ BHXH phải chi ra khoảng 60 triệu đồng/năm cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo; để có số tiền này phải có ít nhất 166 người với mức lương bình quân 1 triệu đồng/tháng đóng đủ BHYT trong một năm (30.000 đồng/tháng/người x 12 tháng =360.000 đồng) mới đủ chi cho một bệnh nhân chạy thận nhân tạo; đấy là chưa nói đến hiện nay quyền lợi củ a người tham gia BHYT đã được mở rộng đáng kể (trước đây người đóng BHYT tự nguyện bình quân 50.000 đồng/người/năm chỉ được thanh toán tối đa 20 triệu đồng/năm nếu chạy thận nhân tạo, nay cũng được thanh toán 100% như các đối tượng đóng BHYT bắt buộc ). Chiến lược phát triển của ngành BHXH, BHYT trong thời gian tới Căn cứ vào các mục tiêu thuộc lĩnh vực BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, vào kết quả hoạt động của BHXH Việt Nam trong thời gian qua và ý kiến đóng góp của các Bộ liên quan, Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam đã có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành BHXH đến năm 2010, trong đó tập trung vào nội dung chủ yếu sau: Về mục tiêu: Mọi hoạt động của ngành BHXH đều phải ph ấn đấu đạt được mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra là: "Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân" và: "Đổi mới cơ chế, chính sách viện phí, tiến tới BHYT toàn dân". Tăng nhanh nguồn thu của quỹ BHXH t ừ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, BHYT, thực hiện chi đúng, chi đủ và kịp thời, giảm dần nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước, đảm bảo cân đối quỹ lâu dài, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về những giải pháp chủ yếu: Để đạt được các mục tiêu trên, BHXH Việt Nam triển khai các giải pháp chủ yêu sau: - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH, BHYT, đây là giải pháp quan trọng nhằm làm cho mọi người dân hiểu được bản chất cũng như nguyên tắc hoạt động của BHXH, BHYT là đóng - hưởng, cộng đồng chia sẻ rủi ro; làm rõ bản chất của BHXH, BHYT, quyền và nghĩa vụ cụ thể của người tham gia, cũng có nghĩa là làm cho mọi người hiểu và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa BHXH, BHYT với các hình thức Bảo hiểm thương mại khác. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, BHYT, đặc biệt là sớm thông qua Luật BHXH. Hiện nay có quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực BHXH, BHYT, trong đó không ít vàn bản chưa sát thực tiễn, tính khả thi thấp, nội 50 dung chồng chéo lại thường xuyên sửa đổi bổ sung, gây khó khăn trong việc thực hiện chế độ chính sách. Các chế độ chính sách đã ban hành, nhất là mức đóng và mức hưởng, tuổi nghỉ hưu vẫn còn tiềm ẩn nhiều khả năng mất cân đối thu - chi quỹ BHXH trong nhiều năm tới. Vì vậy luật BHXH được thông qua phải khắc phục được các hạn chế trên. - Sử dụng hệ thố ng công nghệ thông tin hiện đại để quản lý các hoạt động của ngành. Với đặc thù là một ngành mà mọi hoạt động đều liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ tài chính đến hàng chục triệu người tham gia, vì vậy nếu không áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý thì khó có thể hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ ngày càng tăng của ngành trong tình hình mới. Với thực tế này, ngành BHXH đã được Chính phủ phê duyệ t Đề án công nghệ thông tin của ngành với 2 giai đoạn: Giai đoạn một từ 2000 đến 2005 là giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kho dữ liệu cho toàn ngành, về cơ bản ngành đã hoàn thành giai đoạn này; giai đoạn hai từ 2006 - 2010 với nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện, nâng cấp và vận hành có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin của ngành trong việc thực hiện các chứ c năng, nhiệm vụ được đảng và Nhà nước giao. - Nâng cao năng lực quản lý và thực thi của toàn ngành; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển nhanh tác phong làm việc từ hành chính quan liêu sang tác phong phục vụ. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để đảm bảo cán bộ, công chức của ngành có trình độ chính trị vững vàng, nghiệp vụ chuyên sâu; có tinh thần thái độ tận tụy, thương yêu đối tượng. Hơn mườ i năm thực hiện chính sách BHXH, BHYT theo cơ chế mới, bằng hoạt động thực tiễn và những kết quả đạt được trên tất cả các mặt công tác, hệ thống BHXH Việt Nam đã góp phần khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả của việc đổi mới chính sách BHXH, BHYT của Đảng, Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mô hình tổ chức thự c hiện chính sách BHXH, BHYT như hiện nay là phù hợp với tiến trình cải cách tổ chức bộ máy của Chính phủ. 4. Giới thiệu một số phương thức thanh toán BHYT - Thanh toán bồi hoàn: Cơ quan BHYT sẽ thanh toán bồi hoàn lại chi phí đã chi cho người có được bảo hiểm dựa theo yêu cầu thanh toán của người được bảo hiểm. Người tham gia bảo hiểm phải tự thanh toán chi phí KCB, sau đó gửi yêu cầu bảo hiểm cùng với các chứng t ừ thanh toán đến cho cơ quan BHYT. - Khoán quĩ/khoán ngân sách theo đầu người: Cơ quan BHYT sẽ chuyển cho cơ sở cung cấp dịch vụ KCB một lượng quĩ nhất định, được xác định dựa theo chi phí trung bình cho một người tham gia BHYT một năm và số đầu thẻ đăng ký KCB tại cơ sở dịch vụ đó. - Thanh toán thực chi theo phí dịch vụ: Cơ quan BHYT thanh toán cho cơ sở cung cấp dịch vụ dựa theo số lượ ng thực tế của những dịch vụ đã được cung cấp theo 51 mức giá đã thoả thuận trước. - Thanh toán bình quân: Theo thoả thuận giữa người cung cấp và cơ quan BHYT, người cung cấp được thanh toán một số lượng tiền cố định, bình quân cho một đợt điều trị của bệnh nhân BHYT. Mức bình quân có thể được xác định cho mỗi đợt KCB. - Trả lương cho thầy thuốc: Là phương thức thường được thanh toán trong điều trị nội trú. BHYT trả lương hàng tháng hoặc hàng n ăm cho các thầy thuốc theo một mức lương cố định, không liên quan đến khối lượng công việc hay dịch vụ đã cung cấp. - Thanh toán theo nhóm bệnh được chẩn đoán: BHYT thanh toán cho người cung cấp dịch vụ số tiền không phụ thuộc vào chi phí thực tế của người bệnh được điều trị mà dựa theo chẩn đoán bệnh của người đó. Cơ quan BHYT và người cung cấp dịch v ụ y tế phải thoả thuận với nhau một danh sách các bệnh theo chẩn đoán và tương ứng mỗi loại bệnh là một mức chi phí được thoả thuận. - Thanh toán ngân sách trọn gói: Tổng tối đa ngân sách hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ y tế được qui định trước nhằm hạn chế gia tăng chi tiêu nhưng vẫn cho phép người quản lý được quyền linh hoạt trong sử d ụng và phân bổ ngân sách trong phạm vi đã định. Đầu mỗi kỳ ngân sách, người cung cấp dịch vụ đàm phán với cơ quan quản lý ngân sách về mức ngân sách cho cả năm và phải chịu trách nhiệm phục vụ cho một số lượng người đăng ký KCB nhất định tại cơ sở của họ. 5. Tỷ lệ bao phủ BHYT Tỷ lệ bao phủ BHYT là tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm trên t ổng số dân. Trong điều kiện lý tưởng, BHYT có thể bao phủ toàn bộ dân số. Lựa chọn độ bao phủ và nhóm đích phụ thuộc vào nhiều khía cạnh: - Mục đích chính trị: BHYT đôi khi bỏ một số nhóm dân cư này và cho phép nhóm khác tham gia. Ví dụ: Những người có thu nhập cao không được tham gia BHXH về y tế mà phải tự mua BHYT tư nhân cho mình thông qua qui tiết kiệm y tế hoặc mua BHYT tư nhân. - Khía cạnh kỹ thuật: Nếu mục tiêu củ a BHYT là để tăng tiếp cận của nhóm người dễ bị tổn thương (người già, trẻ em, người có thu nhập thấp) thì phải có cơ chế để người có nguy cơ thấp (trẻ, khoẻ, có thu nhập cao) tham gia nhằm tăng tính chia sẻ rủi ro và chi phí giữa các nhóm "nguy cơ cao" và nhóm "nguy cơ thấp". - Ảnh hưởng của bao phủ đến công bằng. - Tính khả thi. - Tính chất tự nguyện hay bắt buộc. TỰ LƯƠNG GIÁ 52 1. Câu hỏi lượng giá Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan • Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 5 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống: 1. Mục đích đạt được của BHYT: A. …………………………………………… B. Tạo nguồn tài chính ổn định và bền vừng cho chăm sóc sức khoẻ C. Tăng tính công bằng D. …………………………………………… E. Tăng tính tiếp cận về tài chính đối với việc ch ăm sóc sức khỏe 2. Người tham gia bảo hiểm y tế (thành viên của quĩ bảo hiểm y tế) (A) theo mức phí quy định của cơ quan bảo hiểm và được hưởng mức quyền lợi theo (B) A. …………………………………………… B. …………………………………………… 3. Cơ quan BHYT hay quĩ BHYT: Thực hiện thu quĩ bảo hiểm, (A) của người tham gia bảo hiểm và đảm bảo (B) cho người tham gia bảo hiểm (thành viên qui BHYT). A. …………………………………………… B. …………………………………………… 4. Cơ quan cung cấp dịch vụ y tế: Là các c ơ sở KCB thực hiện việc cung cấp các dịch vụ KCB theo (A) để bảo vệ quyền lợi về KCB cho người có thẻ BHYT khi họ đến KCB và thanh toán với cơ quan BHYT về những chi phí đã tiêu tốn để phục vụ bệnh nhân có thẻ BHYT. A. …………………………………………… 5. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ bao phủ của BHYT: A. Mục đích chính trị B. …………………………………………… C. ảnh hưởng của bao phủ đến công bằng D. …………………………………………… E. Tính chất tự nguyện hay bắt buộc Phần 2. Câu hỏi truyền thống 6. Trình bày mục tiêu và giải pháp số 1; 2 để thực hiện mục tiêu của Bảo hiểm y 53 tế đến năm 2010. 7. Trình bày mục tiêu và giải pháp số 3; 4 để thực hiện mục tiêu của Bảo hiểm y tế đến năm 2010. 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sau khi học xong nội dung của bài học này, sinh viên tự trả lời câu hỏi theo từng phần đã hướng dẫn nhằm lượng giá lại những kiến thức cần đạt trong bài học theo mục tiêu. Sau khi hoàn thành phần tự trả lời sinh viên có th ể xem lại đáp án cuối sách. Nếu có vấn đề thắc mắc, đề nghị trình bày với giáo viên để được giải đáp. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Sinh viên cần xác định mục tiêu bài học để định hướng cho quá trình đọc tài liệu, tự nghiên cứu theo trình tự để trả lời cho mục tiêu. Đánh dấu những đi ểm còn chưa rõ, trình bày với giảng viên để được giải đáp. Sinh viên cần cập nhật kết quả thực hiện BHYT cho từng đối tượng bằng cách tìm kiếm thêm thông tin trên mạng Internet hoặc báo cáo hàng năm của bảo hiểm y tế Việt Nam. Khi học tại cộng đồng, sinh viên tìm hiểu tình hình thực hiện BHYT của cộng đồng để hiểu rõ hơn về cách tiếp cận và cung cấp dịch vụ y tế ở cơ sở. 2. Vận dụng thực tế Bảo hiểm y tế là một trong những hình thức chia sẻ rủi ro về tài chính với cộng đồng khi gặp phải chi trả cho chăm sóc sức khỏe, đây cũng là nguồn để bổ sung tài chính cho ngành y tế vì vậy việc áp dụng các biện pháp làm tăng tỷ lệ bao phủ BHYT trong cộng đồng là điều hết sức cần thiết. Sinh viên thảo lu ận và trả lời câu hỏi những yếu tố nào đang tồn tại trên thực tế ảnh hưởng đến sự bao phủ BHYT của một số đối tượng trong giai đoạn hiện tại, ví dụ: vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nhóm người không phải là cán bộ công chức nhà nước, loại hình bảo hiểm bắt buộc, tự nguyện, người nghèo. 3. Tài liệu tham khảo 1 Nghị định số 63/2005NĐ-CP ngày 15/6/2005 của Chính phủ và Điều lệ bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2005. 2. Trường Đại học Y tế Công cộng. Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế. NXB Y học, 2002. 3. Bộ môn Kinh tế y tế, Trường cán bộ quản lý y tế. Kinh ký tế. NXB Y học, 1999. 54 QUY ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ MỤC ĐÍCH Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được cấu trúc chung của điều lệ bảo hiểm y tế Việt Nam. 2. Liệt kê được một sôi điều liên quan đến khám chữa bệnh và phương thức thanh toán bảo hiểm y tế(BHYT). 3. Trình bày được chính sách bảo hiểm cho người nghèo. 1. Cấu trúc Điều lệ bảo hiểm y tế Ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005. Điều lệ BHYT bao gồm: 9 chương và 35 điều. Chương I: Quy định chung, gồm 6 điều. Chương II: Chế độ BHYT và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, gồm 8 điều. Chương III. Trách nhiệm, phương thức và mức đóng BHYT bắt buộc, gồm 2 điều Chương IV. Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHYT, g ồm 4 điều. Chương V. Quản lý, sử dụng quỹ và thẻ BHYT, gồm 3 điều. Chương VI. Bảo hiểm y tế tự nguyện, gồm 4 điều. Chương VII. Tổ chức, quản lý BHYT, gồm 2 điều. Chương VIII. Khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm, gồm 4 điều. Chương IX. Điều khoản thi hành, gồm 2 đ iều. 2. Một số nội dung cần lưu ý trong quá trình thực hiện Chương II. Chế độ bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Điều 7. Phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc Người có thẻ BHYT bắt buộc được hưởng chế độ BHYT khi khám, chữa bệnh ngoại trú và nội trú ở các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân có hợ p đồng với cơ quan BHXH khám, chữa bệnh cho người bệnh BHYT, gồm: 1. Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong thời gian điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh. . của kinh tế y tế. NXB Y học, 2002. 3. Bộ môn Kinh tế y tế, Trường cán bộ quản lý y tế. Kinh ký tế. NXB Y học, 1999. 54 QUY ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ MỤC ĐÍCH Sau khi học xong bài n y sinh. triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về những giải pháp chủ y u: Để đạt được các mục tiêu trên, BHXH Việt Nam triển khai các giải pháp chủ y u sau: - Đ y mạnh công tác thông tin tuyên truyền. độ bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Điều 7. Phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc Người có thẻ BHYT bắt buộc được hưởng chế độ BHYT khi khám,

Ngày đăng: 14/07/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan