Giáo Trình Kinh tế Y tế - Ths.Mai Đình Đức phần 4 pot

8 308 1
Giáo Trình Kinh tế Y tế - Ths.Mai Đình Đức phần 4 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

23 buộc áp dụng cho các đối tượng công nhân viên chức. Các loại hình khác chưa triển khai một cách phổ biến. Hiện nay nguồn viện phí và BHYT đóng góp đáng kể kinh phí trong tổng số ngân sách của bệnh viện. Năm 1991, viện phí chỉ chiếm khoảng 10% tổng số ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện, Đến nay, nguồn kinh phí của các bệnh viện Trung ương hoặc các bệnh viện lớn từ thu viện phí và BHYT chiếm khoảng 60 - 80% tổ ng nguồn thu cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện. Tuy nhiên, ở một số tỉnh khó khăn nguồn kinh phí từ viện phí còn thấp do khả năng chi trả của người dân. 3.3. Thu từ viện trợ và các khoản quyên góp từ thiện nếu có Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính phủ Việt Nam qui định là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng. Tuy nhiên bệ nh viện thường phải chi theo những nội dung đã qui định từ phía tổ chức viện trợ. Cả ba nguồn tài chính nêu trên hình thành ngân sách của bệnh viện, được quản lý theo các qui định của Chính phủ. Nguồn tài chính của bệnh viện công được dự toán cho từng năm trên cơ sở các định mức do Bộ Tài chính qui định, định mức do bệnh viện tự xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệ t và dự báo về khả năng thu viện phí và BHYT của năm kế hoạch. Tính chung, ngân sách y tế Việt Nam dành khoảng 40% chi cho hoạt động khám chữa bệnh ở bệnh viện. 4. Tạo nguồn ngân sách bổ sung cho y tế Ngân sách Nhà nước dành cho y tế: Ngân sách Nhà nước dành cho y tế có được từ thuế, tiền vay mượn hay trợ giúp từ bên ngoài. Tại các nước đang phát triển, ngân sách Nhà nước thường có tính không ổn định. Tuy vậy, Nhà nước nào cũng có chỉ tiêu kinh phí dành cho t ừng ngành kinh tế một. Nguồn ngân sách bổ sung: Là ngân sách lấy từ những nguồn khác ngoài ngân sách Nhà nước. Chi phí về phòng, chữa bệnh của ngành y tế luôn luôn rất cao, một mình ngân sách Nhà nước không thể có đủ để chi trả, do đó cần có những nguồn ngân sách bổ sung. Nguồn ngân sách bổ sung có đặc điểm: - Tùy thuộc đặc điểm kinh tế xã hội, chế độ chính trị của từng nước., không nước nào giống nước nào. - Th ường ở dưới dạng kết hợp cùng một lúc nhiều biện pháp khác nhau. Các mô hình thường hay được sử dụng: + Ngân sách y tế từ cộng đồng. + Thu phí từ người sử dụng. + Bảo hiểm y tế tư nhân. 24 + Sự tham gia của y tế tư nhân. 4. 1. Ngân sách từ y tế cộng đồng Được định nghĩa là từ đóng góp tự nguyện của các cá nhân, gia đình, nhóm cộng đồng nhằm hỗ trợ cho chi phí y tế mà đặc biệt là cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngân sách y tế từ cộng đồng là nguồn tài nguyên nằm ngoài các phương tiện y tế cộng cộng của Nhà nước, hệ thống bảo hiểm xã h ội hay các nguồn trợ giúp bên ngoài. Có hai lý do quan trọng đưa đến việc ứng dụng biện pháp tạo ngân sách y tế từ cộng đồng: - Các hộ gia đình thường đủ một khoản tiền lớn cho việc khám chữa bệnh vì đó là nhu cầu bức thiết. Hướng việc chi tiêu này vào các dịch vụ có hiệu quả tốt hơn như vệ sinh phòng bệnh không làm tăng thêm gánh nạng về tài chính cho các gia đình Việt Nam chiếm khoả ng 59 đến 69% tổng chi tiêu về y tế. - Cộng đồng trực tiếp quản lý qui, nhờ đó cộng đồng có trách nhiệm và đáp ứng nhu cầu thực sự của dân được củng cố. 4.2. Thu viện phí Việc thu phí người sử dụng không những làm tăng nguồn thu ngân sách cho y tế mà còn hợp lý hóa việc sử dụng, vì vậy góp phần cải tiến chất lượng và số lượng dịch vụ y tế . Mặc dù quốc gia đã có cố gắng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh không mất tiền, thực tế cho thấy có sự giới hạn của ngân sách Nhà nước đối với việc trợ cấp toàn phần cho dịch vụ này. Tại Việt Nam, thu phí được áp dụng từ năm 1989. Có hai lý do dẫn đến việc sử dụng hình thức này: Thứ nhất, giúp nhà nước không lớn một khoản chi phí mà người dân sẵn sàng tr ả để được phục vụ. Theo điều tra năm 1991 do Bộ Y tế tiến hành, người dân Việt Nam sẵn sàng trả gấp đôi chi phí khám chữa bệnh tại các phòng khám tư để được phục vụ tốt hơn so với việc khám chữa bệnh tại các cơ sở nhà nước. Mặt khác cũng tránh được tình trạng sử dụng các dịch vụ bệnh viện, thường là đắt tiền, trong khi các dịch v ụ này có thể được cung cấp tại các cơ sở y tế tuyến trước. Kinh nghiệm cho thấy, các cá nhân có sự phân biệt đối với dịch vụ tư nhân và dịch vụ công cộng. Ví dụ người dân sẵn sàng chi trả cho dịch vụ điều trị sốt rét mà không sẵn sàng chi trả cho dịch vụ xịt thuốc chống muỗi. Vì sự phân biệt này, Nhà nước nên đầu tư cho dịch vụ phòng chống số t rét hơn là điều trị sốt rét. Thứ hai, để tránh tình trạng sử dụng lãng phí các dịch vụ khám chữa bệnh. Nếu được phục vụ miễn phí, các cá nhân có thể đòi hỏi nhiều dịch vụ cao cấp không cần thiết, tức là lạm dụng. Tuy nhiên khi thực hiện thu viện phí, người sử dụng cần phải chú ý: - Dù thu ở mức nào bao giờ cũng có những bộ phận nghèo không có khả nă ng chi 25 trả. - Trong chế độ thu viện phí, tại các bệnh viện Nhà nước, người có thu nhập khá giả sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn người nghèo vì họ có khả năng chi trả. Như vậy kinh phí Nhà nước đầu tư cho bệnh viện công đáng lẽ phải được phục vụ cho người nghèo thì lại phục vụ cho người khá giả hơn. - Mức thu phải được xem xét lại thườ ng xuyên để hợp lý hóa với tình hình giá cả và tiền tệ. - Các bệnh viện là nơi tiêu thụ phấn lớn chi phí y tế chứ không phải ở các cơ sở y tế nông thôn. Bệnh viện không chỉ là nơi có nhu cầu cao nhất về tiếp tế thường xuyên các loại y cụ, trang thiết bị khám chữa bệnh mà còn nơi có tiềm năng huy động nguồn thu cao nhất vì bệnh viện thường đặt ở các thành phố, nơ i mà người dân có điều kiện tham gia các chương trình bảo hiểm y tế. - Vấn đề sử dụng tiền thu được từ hình thức này là một vấn đề khác cần được chú ý. Số tiền này Nhà nước không nên thu lại như thu thuế. Tiền này phải được sử dụng để trả cho nơi cung cấp dịch vụ. Tiền này phải được sử dụng sao cho hiệu quả và khuyến khích được việc thu phí. 4.3. Bảo hiểm y tế Trong những phương pháp tăng nguồn kinh phí y tế đã được áp dụng thành công, đặc biệt là tại các nước phát triển, bảo hiểm y tế được xem là phương pháp thành công nhất. Với phương pháp này, chi phí y tế được san sẻ giữa người có bệnh và không có bệnh trong cộng đồng. 4.4. Y tế tư nhân Y tế tư nhân tại các nước đang phát triển là một tiềm năng lớn có thể được s ử dụng nhằm phát triển dịch vụ y tế và nâng cao hiệu quả của ngành. Trên thực tế, khu vực tư nhân đóng một vai trò tích cực ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực điều trị. Nếu biết hợp tác tốt với tư nhân, Nhà nước sẽ giảm được gánh nặng về điều trị bệnh tật và tập trung kinh phí cho việc phòng bệnh nâng cao s ức khỏe. Tại nhiều nước đang phát triển, khu vực tư nhân chiếm phần lớn tổng chi tiêu cho y tế từ 35 đến 85%. Ở Việt Nam, khu vực này đang có chiều hướng phát triển cùng nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam bao gồm: - Phòng khám y tế ngoài giờ. - Phòng khám tư. - Nhà thuốc. - Lương y. - Bệnh viện tư. Mục tiêu hợp tác với y tế tư nhân: 26 - Sử dụng nguồn lực y tế tư nhân để thay thế một phần nguồn lực Nhà nước, tạo điều kiện để Nhà nước có khả năng tài trợ thêm cho các chương trình thuộc loại ưu tiên hơn. - Dùng ảnh hưởng cạnh tranh của y tế tư nhân để làm tăng hiệu quả hoạt động của y tế Nhà nước. - Nới rộng nguồn lực dành cho y tế. - Cầ n chú ý là y tế tư nhân thường chạy theo lợi nhuận và vì thế nó đáp ứng nhu cầu cho những người có thu nhập cao. Nhà nước vì vậy phải đóng vai trò điều phối, vừa khuyến khích hoạt động của y tế tư nhân vừa đưa các hoạt động này vào qui đạo chung của hệ thống y tế. Một trong những biện pháp cần được xem xét là việc quản lý giá cả dịch vụ. 5. Phân bổ nguồ n lực y tế 5.1. Một số đặc điểm cần chú ý khi áp dụng các biện pháp tạo nguồn ngân sách bổ sung cho y tế - Trách nhiệm huy động ngân sách bổ sung phải là của Nhà nước. Muốn vậy Nhà nước phải đề ra các thay đổi trong chính sách và ban hành các luật lệ cần thiết, đồng thời sửa đổi phương pháp lập kế hoạch về tài chính và chi tiêu sao cho các khoản ngân sách này được bổ sung một cách có hiệu quả. - Các hình thức t ạo nguồn ngân sách bổ sung này không loại trừ nhau nên có thể kết hợp chúng theo nhiều cách khác nhau để tăng cường nguồn lực cho y tế. 5.2. Phân bổ nguồn lực theo nhu cầu giữa các vùng địa lý - Phân bổ theo nhu cầu: Những nơi có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cao, đơn giá chi phí cao thì nhận được mức phân bổ nguồn lực lớn hơn. - Phân bổ theo số lượng dân cư: Chia đều ngân sách theo đầu dân, không tính đến nhu cầu, vùng có đơn giá chi phí cao nghĩa là có nhu cầu nguồn lực cao để đáp ứng nhu cầu sức khoẻ lại nhận được mức ngân sách đồng đều, tạo ra sự thiếu hụt ngân sách và không công bằng trong đầu tư. - Phân bổ nguồn lực tài chính theo mức độ người dân có thể chi trả: Theo yêu cầu, đây là hình thức phân bổ ngân sách trong thị trường dẫn đến mất công bằng trầm trọng trong chăm sóc sức khoẻ. Đi ều quan trọng là cần tìm cách phân bổ nguồn lực sao cho đảm bảo được tính công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ. Chẳng hạn, có nên duy trì việc phân bổ ngân sách Nhà nước cho các tỉnh một cách đồng đều dựa trên việc tính đầu người theo hệ số điều chỉnh giữa các vùng miền, hay tính tổng chi tiêu y tế của từng tỉnh trên cơ sở nhu cầu, rồi từ đó ưu tiên cho các tỉnh nghèo, tỉ nh miền núi bằng cách cung cấp phần lớn chi tiêu y tế từ nguồn ngân sách Nhà nước. Trái lại với những tỉnh không 27 nghèo nên chăng chỉ cung cấp một phần nhỏ kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Mục tiêu đưa ra cho ngành y tế Việt Nam là sự chuyển dịch dần việc phân bổ nguồn lực hiện có theo nhu cầu người sử dụng. Do vậy một đòi hỏi cấp thiết hiện nay là xây dựng một số chỉ tiêu dựa trên nhu cầu cụ thể của người Việt Nam, có một cách nhìn tổng thể không chỉ có nguồn ngân sách Nhà n ước mà còn phải cân nhắc các nguồn khác từ BHYT bắt buộc, viện phí và viện trợ nước ngoài. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Câu hỏi lượng giá Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan • Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 9 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống 1. Việc lựa chọn ưu tiên nguồn lực ở Việt Nam: - Dưới góc độ công bằ ng nhân đạo, mục tiêu ưu tiên là (A) - Với cách tiếp cận coi hệ thống dịch vụ y tế là một mạng lưới, ưu tiên được dành cho (B) A. B. 2. Các mô hình thường được sử dụng để bổ sung tài chính là: A. Ngân sách y tế từ cộng đồng B. C. Bảo hiểm y tế tư nhân D. Sự tham gia của y tế tư nhân 3. Y tế tư nhân ở Việt Nam bao gồm: A. Phòng khám y tế ngoài giờ B. Nhà thuốc C. Bệnh viện tư D. Lương y 4. Ngân s ách từ y tế cộng đồng được định nghĩa là từ (A) của các cá nhân, gia đình, nhóm cộng đồng nhằm hỗ trợ cho (B) mà đặc biệt là cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. A. B. 28 5. Mục tiêu hợp tác với y tế tư nhân là: A. Sử dụng nguồn lực y tế tư nhân để thay thế một phần nguồn lực Nhà nước B. Dùng ảnh hưởng cạnh tranh của y tấu nhân để C. Nới rộng nguồn lực dành cho y tế 6. Phân bổ nguồn lực cho y tế Việt Nam có thể thực hiện theo cách sau : A. Phân bổ theo nhu cầu B. C. Phân bổ nguồn lực tài chính theo mức độ người dân có thể chi trả 7. Nguồn ngân sách cho bệnh viện Nhà nước bao gồm. A. Ngân sách do Chính phủ cấp hàng năm B. C. Thu từ viện trợ và các khoản quyên góp từ thiện nếu có 8. Nguồn chi trả trực tiếp của y tế tư nhân cho các hoạt động y tế hình thành thông qua việc (A) cho (B) và chi mua thuốc để tự điề u trị. A. B. 9. Nguồn chi trả gián tiếp của y tế tư nhân cho các hoạt động y tế hình thành thông qua các quĩ (A) , từ thiện, qui phi Chính phủ, (B) Tuy nhiên, nguồn này ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chi phí chung. A. B. • Phân biệt đúng sai các câu từ 10 đến 18 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai: TT Câu hỏi A B 10 Giá viện phí do chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương qui định dựa trên một khung giá tối đa - tối thiểu đã được các Bộ Y tế và Bộ Tài chính duyệt 11 Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu, mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của bệnh viện và cũng đã được các tổ chức có thẩm quyển ở địa phương phê duyệt 12 Hiện nay, cơ quan BHYT thanh toán viện phí trực tiếp cho bệnh nhân 13 Nguồn ngân sách bổ sung cho y tế là ngân sách trích một phần ngân sách Nhà nước cho các cơ sở y tế khi thực sự có nhu cầu 14 Lý do quan trọng dẫn đến sử dụng nguồn ngân sách từ y tế công cộng là các hộ gia đình thường có một khoản tiền lớn đe cho cho khám và chữa bệnh. vì đó là nhu cầu bức thiết 29 15 Thu viện phí để giúp bổ sung nguồn ngân sách nhằm giúp Nhà nước không tốn một khoản chi phí mà người dân sẵn sàng trả để được phục vụ. 16 Thu phí nhằm giảm tình trạng sử dụng các dịch vụ của bệnh viện trong khi các dịch vụ này lại có thể được cung cấp ở tuyến trước. 17 Y tế tư nhân thường chạy theo lợi nhuận vì thế nó đáp ứng cho những người có thu nhập cao. 18 Phân bổ nguồn lực tài chính theo mức độ người dân có thể chi trả để đảm bảo tính công bằng trong chăm sóc sức khoẻ • Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 19 đến 27 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn: Câu hỏi A B C D 19. Ngành y tế có ba nguồn cung cấp tài chính cơ bản: A. Nguồn công cộng, nguồn tư nhân, nguồn khác. B. Nguồn Nhà nước, phi Chính phủ. nhân dân đóng góp C. Nguồn bảo hiểm y tế, ngân sách, nhân dân đóng góp D. Nguồn bảo hiểm y tế, tư nhân, nguồn khác 20. Nguồn tài chính công cộng bao gồm: A. Nguồn từ Chính phủ, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội B. Nguồn từ Chính phủ và bảo hiểm xã hội C. Nguồn tử Chính phủ và phi Chính phủ D. Nguồn từ Chính phủ và phúc lợi xã hội 21. Nguồn tài chính bệnh viện KHÔNG bao gồm: A. Ngân sách do Chính phủ cấp hàng năm B. Thu viện phí và BHYT do cơ quan BHYT thanh toán cho bệnh viện. C. Thu từ viện trợ và các khoản quyên góp từ thiện D. Lệ phí chi cho phòng bệnh do bệnh nhân nộp 22. Mục tiêu hợp tác với y tế tư nhân nhằm: A. Thay thế một phần nguồn lực Nhà nước B. Giảm gánh nặng tài chính đối với hộ gia đình C. Tăng cường loại hình dịch vụ cho y tế D. Tạo cơ hội lựa chọn cho người sử dụng dịch vụ y tế 23. Mối quan hệ của các hình thức tạo nguồn ngân sách bổ sung: A. Tác động qua lại với nhau để xác định được mức đóng góp chung B. Hỗ trợ để tìm nguồn thay thế C. Không thể kết hợp các nguồn để tiết kiệm nguồn lực D. Không loại trừ lẫn nhau. 24.Trách nhiệm huy động ngân sách bổ sung là của: A. Nhà nước B. Cơ sở y tế C. Bệnh nhân D. Cộng đồng 25. Cách nào trong cách sau KHÔNG Áp DỤNG để phân bổ nguồn lực: A. Phân bổ theo nhu cầu B. Phân bổ theo số lượng dân cư C. Phân bổ theo yêu cầu lớn hơn 30 D. Phân bổ theo yêu cầu của cộng đồng 26. Phân bộ nguồn lực trong chăm sóc sức khoẻ phải đảm bảo: A. Tính công bằng và hiệu quả B. Tính công bằng C. Tính hiệu quả D. Tính xã hội hoá 27. Cộng đồng quản lý trực tiếp quỹ chăm sóc sức khoẻ nhằm tăng cường: A. Trách nhiệm của cộng đồng trong việc sử dụng quỹ B. Các khoản quyên góp từ cộng đồng C. Chia sẻ gánh nặng tài chính đối với cộng đồng D. Kiểm soát sử dụng quỹ của người dân Phần 2. Câu hỏi truyền thống 28. Trình bày nguồn y tế công ? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 29. Trình bày nguồn y tế tư nhân ? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 30. Trình bày những điểm cần lưu ý khi thu phí bệnh viện? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sau khi học xong nội dung của bài học này, sinh viên tự trả lời câu hỏi theo từng phần đã hướng dẫn nhằm lượng giá lại những kiến thức cần đạ t trong bài học theo mục tiêu. Sau khi hoàn thành phần tự trả lời, sinh viên có thể xem lại đáp án cuối sách. Nếu có vấn đề thắc mắc, đề nghị trình bày với giáo viên để được giải đáp. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Sinh viên xác định mục tiêu khi học bài này, tìm nội dung trong tài liệu để trả lời cho từng mục tiêu. Đánh dấu những điểm còn chưa rõ, trình bày với giáo viên để được giải đáp Khi thực hành tại các cơ sở y tế, sinh viên tìm hiểu tình hình ngân sách của cơ sở y tế đó để hiểu rõ về các nguồn ngân sách cung cấp cho cơ sở y tế, các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp/phân bổ ngân sách trong điều kiện thực tế, lượng ngân sách cung cấp cho cơ sở trong một năm và cách sử dụng ngân sách c ủa cơ sở y tế đó. Dựa vào kết quả đó sinh viên rút ra kinh nghiệm về việc huy động và sử dụng nguồn lực ở cơ sở y tế. . cùng nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam bao gồm: - Phòng khám y tế ngoài giờ. - Phòng khám tư. - Nhà thuốc. - Lương y. - Bệnh viện tư. Mục tiêu hợp tác với y tế tư nhân: 26 - Sử dụng. triển, bảo hiểm y tế được xem là phương pháp thành công nhất. Với phương pháp n y, chi phí y tế được san sẻ giữa người có bệnh và không có bệnh trong cộng đồng. 4. 4. Y tế tư nhân Y tế tư nhân. sách y tế từ cộng đồng B. C. Bảo hiểm y tế tư nhân D. Sự tham gia của y tế tư nhân 3. Y tế tư nhân ở Việt Nam bao gồm: A. Phòng khám y tế ngoài giờ B. Nhà thuốc C. Bệnh viện tư D. Lương y

Ngày đăng: 14/07/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan