15 tăng, làm tăng lợi nhuận. Tuy vậy, với sản xuất và cung cấp dịch vụ ở mức hạn chế, chi phí có thể không phải ở mức thấp nhất do tỷ lệ kỹ thuật, công nghệ đầu vào Ngoài mục đích lợi nhuận, loại hình dịch vụ này cũng đóng góp phần quan trọng vào việc tăng cường tính tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế và tăng cường nguồn lực cho ngành y tế. 9. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam được xác định bởi hai loại tiêu chí: - Tiêu chí về tính tiếp cận: Tức là lấy khả năng đáp ứng với nhu cầu tiếp cận của dân với hệ thống y tế là tiêu chí đánh giá công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Người dân (không phân biệt giàu nghèo, địa lý, dân tộc, giớ i ) càng dễ tiếp cận với hệ thống y tế bao nhiêu thì hệ thống y tế thể hiện tính công bằng càng lớn bấy nhiêu. Ngược lại người dân càng hạn chế tiếp cận với dịch vụ y tế thì tính không công bằng càng lớn. - Tiêu chí "sàn": Tức là quy định về dịch vụ thiết yếu và công bằng được đánh giá ở chỗ không một người dân nào được đáp ứng thấp h ơn dịch vụ thiết yếu đó. Dưới góc độ cung - cầu và sự điều tiết cung - cầu chúng ta hiểu công bằng trong chăm sóc sức khoẻ không phải là cào bằng và bình quân. Khác với các loại dịch vụ khác, các chính sách và hoạt động về sức khoẻ trước hết trước hết phải đáp ứng theo yêu cầu chăm sóc sức khoẻ của từng loại đối tượng, bên cạnh đó có loạ i hình phục vụ sức khoẻ theo yêu cầu (tức là theo khả năng chi trả). Phải lấy việc phục vụ nhu cầu làm ưu tiên hàng đầu chứ không thể lấy việc thực hiện yêu cầu làm ưu tiên hàng đầu. Nói một cách khác không thể thương mại hoá dịch vụ y tế. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Câu hỏi lượng giá Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan • Trả lời các câu hỏi từ 1 đế n 12 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống 1. Kinh tế học là khoa học của sự lựa chọn (A) trong số các phương án sử dụng các (B) , để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và của cộng đồng. A B 2. Kinh tế học vĩ mô là môn kho a học kinh tế (A) , nghiên cứu các (B) hoạt động kinh tế và khoa họ c hành vi ứng xử của toàn bộ nền kinh tế. A B 16 3. Phạm vi nghiên cứu của kinh tế vĩ mô ở mức (A) , quốc gia, (B) A B 4. Kinh tế học vi mô là môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu phân tích và lựa chọn (A) của các bộ phận của nền kinh tế. A 5. Thị trường là một quá trình, trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá, dịch vụ nào đó, tác động qua lại với nhau để xác định (A) . và (B) A B 6. Mục đích của thành viên tham gia vào thị trường là: - Người sản xuất (hàng hoá-dịch vụ) Bán → Tối đa …(A)… - Người tiêu dùng (cá nhân, hộ gia đình, cơ quan) Mua → Tối đa …(B)… A B 7. Luật cầu: Khi giá cả một mặt hàng tăng lên, lượng cầu về hàng hoá đó sẽ. (A) và ngược lại với giả thiết các yếu tố khác là không đổi. Mặc dù giá c ả là yếu tố quan trọng quyết định đến cầu nhưng (B) A B 8. Luật cung: Giá một mặt hàng tăng thì (A) và ngược lại với giả thiết các yếu tố khác là (B) A B 9. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung: A. Công nghệ B C D. Chính sách điều tiết của Nhà nước E. Kỳ vọng về giá cả, chính sách của Nhà n ước, giá cả đầu vào 10.Các yếu tố quyết định đến cầu: 17 A. Thu nhập B C. Giá cả và tính sẵn có của hàng hoá.khác D E. Kỳ vọng về giá cả, thu nhập, thị hiếu, giá cả của các hàng hoá khác 11. Các thành phần cung cấp dịch vụ y tế bao gồm: A. Khu vực y tế Nhà nước B C. Khu vực y tế tư nhân vì lợi nhuận 12. Sự lựa chọn hướng phát triển của nền y tế Việt Nam : A. Hoặc là B. Hoặc là hướng nền y tế vào vị trí trung gian. C. Nhà n ước đảm bảo D. Hoặc là hướng nền y tế về phía mà ở đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tư nhân là một lực lượng cùng tham gia và cùng chia sẻ. • Phân biệt đúng sai các câu từ 13 đến 24 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai: TT Câu hỏi A B 13 Nhu cầu chạy chữa các bệnh đe doạ cuộc sống không bị ảnh hường bởi thu nhập và giá cả 14 Nhu cầu về các dịch vụ phòng bệnh xuất hiện không bị ảnh hưởng bởi thu nhập và giá cả dịch vụ. 15 Chức năng của kinh tế y tế là tạo nguồn lực cho ngành y tế 16 Chức năng của kinh tế y tế là thiết lập mục tiêu chăm sóc sức khoẻ 17 Chức năng của kinh tế y tế là phân tích việc sử dụng các nguồn lực 18 Chức năng của kinh tế y tế là lựa chọn các vấn đề ưu tiên 19 chức năng của kinh tế y tế là phân tích và đánh giá hiệu quả 20 Chức năng của kinh tế y tế là nghiên cứu mô hình dịch vụ y tế 21 Chức năng của kinh tế y tế là nghiên cứu khoa học quản lý trong ngành y tế 22 Trình độ của cán bộ y tế quyết định đến cầu 23 Kỹ thuật công nghệ quyết định đến cầu trong y tế 24 Thị trường chăm sóc sức khoẻ hướng tới tự do cạnh tranh 18 • Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 25 đến 33 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn: Câu hỏi A B C D 25.Nhu cầu chạy chữa các bệnh không nguy hiểm không đe doạ sự sống sẽ bị tác động mạnh bởi: A. Thu nhập của người bệnh B. Giá cả của dịch vụ C. Thu nhập của người bệnh và giá cả của dịch vụ D. Trình độ của thầy thuốc 26. Sự cạnh tranh trong bệnh viện được hình thành bằng cách: A. Hạ giá thành dịch vụ B. Tăng chất lượng và độ tin cậy C. Tăng số lượng dịch vụ D. Tăng chất lượng dịch vụ 27. Lượng cầu là lượng hàng hoá và dịch vụ mà : A. Người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở một mức giá có thế B. Người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mọi mức giá C. Người mua có khả năng mua ở một mức giá có thể D. Người mua có sẵn sàng mua ở mọi mức giá 28. Cầu là lượng hàng hoá và dịch vụ mà: A. Người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau B. Người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mức giá nhất đình C. Người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá thị trường quy định D. Người mua có khả năng mua ở các mức giá khác nhau 29. Lượng cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà: A. Người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể B. Người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mọi mức giá Người bán có khả năng bán theo mức giá của thị trường C. Người bán có sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể 30. Cung là lượng hàng hoá và dịch vụ mà: A. Người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau B. Người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể C. Người bán có khả năng bán theo mức giá của thị 19 trường D. Người bán có khả năng bán ở các mức giá khác nhau 31. Đối với thị trường chăm sóc sức khoẻ thì cung cầu A. Tương tác theo quy ước B. Không tương tác theo quy ước C. Cung cấp và tiêu thụ phụ thuộc vào nguyện vọng của người tiêu dùng D. Cung cấp, tiêu thụ phụ thuộc vào trình độ thầy thuốc 32. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ ở Việt Nam được xác định bởi tiêu chí: A. Tiếp cận B. Bình đăng C. Nhân đạo D. Hiệu quả 33. Tiêu chí "sàn" để xác định công bằng trong chăm sóc sức khoẻ có nghĩa là: A. Quy định về dịch vụ thiết yếu B. Quy định số lượng dịch vụ người dân được sử dụng C. Quy định về danh mục thuốc người dân được sử dụng D. Quy định cơ sở y tế mà người dân được tiếp cận • Câu hỏi truyền thống 34. Trình bày các thành phần cung cấp dịch vụ y tế và hiệu quả của từng dịch vụ? …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. 35. Anh/chị hãy trình bày cơ chế thị trường? …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. Phần 2. Câu hỏi tình huống 36. Chị Dòng người dân tộc Dao sống tại xã Hợp Tiến bị đau bụng. Trước đây khi ốm đau chị thường đến nhà bà lang Tè để nhờ bắ t mạch và bốc thuốc nam mỗi lần chỉ phải trả có 5.000 đồng nhưng ở đó bây giờ đông lắm phải đợi lâu mà không nhanh 20 khỏi bệnh, hơn nữa ông Hùng trạm trưởng mới về hưu mở dịch vụ khám bệnh tại nhà và bán thuốc, giá phải trả đắt hơn nhưng được cái là nhanh khỏi bệnh vì ông cho uống thuốc tây và hàng xóm của chị cũng rất tin tưởng ông trạm trưởng về hưu này. Câu hỏi: Câu nào trong tình huống trên đề cập đến cầu? Câu nào đề cập đến cung? 37. Anh/chị hãy trình bày khái niệm về kinh tế họ c vĩ mô? …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sau khi học xong nội dung của bài học này, sinh viên tự trả lời câu hỏi theo từng phần đã hướng dẫn nhằm lượng giá lại những kiến thức cần đạt trong bài học theo mục tiêu. Sau khi hoàn thành phần tự trả lời sinh viên có thể xem lại đáp án trang số đáp án trang số 56. Nếu có vấn đề thắc mắc, đề nghị trình bày vớ i giáo viên để được giải đáp. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Sinh viên nghiên cứu mục tiêu của bài học để định hướng cho quá trình đọc nội dung bài học. Tìm những nội dung trong bài học để trả lời cho mục tiêu. Đánh dấu những điểm còn chưa rõ, trình bày với giáo viên để được giải đáp. Tham khảo tài liệu ho ặc tìm kiếm trên mạng internet để biết thêm về chỉ số GDP và GNP của Việt Nam ở năm hiện tại. Khi đi lâm sàng hoặc học tại cộng đồng, sinh viên nên tìm hiểu các yếu tố thực tế ảnh hưởng đến việc cung cấp các loại hình dịch vụ của cơ sở y tế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của ng ười dân địa phương (dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu trong chăm sóc sức khoẻ). 2. Vận dụng thực tế Tham gia vào cung cấp các loại hình dịch vụ y tế, người cán bộ y tế cần phân tích thị trường bằng cách phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu liên quan đến dịch vụ y tế đó, cũng như xem xét kỹ l ưỡng những đắc thù cơ bản của thị trường chăm sóc sức khoẻ đó để đảm bảo khi cung cấp dịch vụ y tế là có hiệu quả. Khi tham gia cung cấp các dịch vụ y tế cho cộng đồng cần xem xét đến khía cạnh công bằng để người dân tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và thoả mãn nhu cầu của cộng đồng. 3. Tài liệu tham kh ảo 1. Trường Đại học Y tế Công cộng. Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế. NXB Y học, 2002. 2. Bộ môn Kinh tế y tế, Trường cán bộ quản lý Y tế. Kinh tế y tế. NXB Y học, 1999. 3. Trường Đại học Y Hà Nội. Bộ môn kinh tế y tế. Bài giảng kinh tế y tế.NXB Y học, 2002. 4. David N.Hyman. Modern Microeconomic. Analysis and application. Times miroshork college pubhshing, 1996. 5. Phạm Mạnh Hùng. Quản 1ý y tế, tìm tòi, học tập và trao đổi. NXB Hà Nội, 2004. 21 NGUỒN KINH PHÍ CHO Y TẾ SỬ DỤNG VÀ TẠO NGUỒN BỔ SUNG MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Liệt kê được các nguồn tài chính cung cấp cho y tế tại Việt Nam. 2. Trình bày được các nguồn tài chính trong bệnh viện. 3. Trình bày được sự phân bổ nguồn lực và tạo nguồn tài chính bổ sung chạy tế. 4. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm kiêm nguồn ngân sách bổ sung cho các cơ sở y tế. 1. Chọn lựa ưu tiên trong sử dụng kinh phí y tế Các nguồn lực dành cho y tế luôn luôn hiếm hoi, do đó phải lựa chọn ưu tiên trong khi sử dụng. Nguồn tài chính không đủ nên phải lựa chọn ưu tiên nhằm đạt được một số mục tiêu then chốt. Việc lựa chọn ưu tiên ở Việt Nam: - Với chính sách phòng bệnh là chính, phòng bệnh được ưu tiên hơn chữa bệnh. - Dưới góc độ công bằ ng nhân đạo, mục tiêu ưu tiên là người nghèo. - Với cách tiếp cận coi hệ thống dịch vụ y tế là một mạng lưới, ưu tiên được dành cho y tế cơ sở: Mạng lưới y tế phường xã, đặc biệt là các vùng sâu xa, miền núi, hải đảo. 2. Các nguồn tài chính dùng cho hoạt động cung cấp dịch vụ y tế Xét về tổng thể, ngành y tế có ba nguồn cung cấp tài chính cơ bản: Nguồn công cộng, nguồn tư nhân, nguồn khác. 2.1. Nguồn công cộng Gồm nguồn từ Chính phủ và nguồn bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH): - Nguồn từ thuế do Chính phủ thu của dân và các doanh nghiệp để hình thành ngân sách (trong đó có ngân sách y tế), để chi cho những hoạt động y tế nhất định bao gồm chi đầu tư, chi vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ y tế thuộc sở hữu Nhà nước, chi hỗ trợ người nghèo. Đây là nguồn tài chính y tế chủ yếu để đảm bảo cho hoạt động của y tế dự phòng, kể cả lĩnh vực đầu tư sâu và hoạt động thường xuyên. Đối với hoạt động khám chữa bệnh, đây không phải là nguồn duy nhất, nhưng vẫn là nguồn tài chính cơ bản, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất c ủa hệ thống 22 bệnh viện. - Nguồn BHYT, trên thực tế là nguồn viện phí do cơ quan BHYT trả cho cơ sở y tế để bảo hiểm khám - chữa bệnh cho các đối tượng mua BHYT bắt buộc và tự nguyện. Tuỳ thuộc vào nguồn tài chính, nhưng nguồn BHYT chủ yếu cung cấp nguồn kinh phí bổ sung cho khối điều trị. Đây cũng là một lý do để ngân sách chính phủ phải ưu tiên bao cấp cho lĩnh vực y tế d ự phòng. 2.2. Nguồn tài chính y tế từ cá nhân Được đóng góp từ hai nguồn: Trực tiếp và gián tiếp: - Nguồn chi trả trực tiếp, hình thành thông qua việc người bệnh trực tiếp tự trả chi phí sử dụng dịch vụ cho người cung cấp dịch vụ và chi mua thuốc để tự điều trị. Nguồn này cung cấp kinh phí cho cả hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh và y tế dự phòng, tuy v ới một tỷ lệ khiêm tốn. - Nguồn chi trả gián tiếp, hình thành thông qua các qui tư nhân, từ thiện, qui phi Chính phủ, các chủ trả viện phí cho người làm thuê. Tuy nhiên, nguồn này ở Việt Nam chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chi phí chung. 2.3. Các nguồn khác Chủ yếu là viện trợ cho y tế đến từ nước ngoài và các tổ chức phi Chính phủ. 3. Các nguồn tài chính bệnh viện 3. 1. Ngân sách do Chính phủ cấp hàng năm (đối với bệnh viện công) Hàng năm các bệnh viện công nhận được một khoản kinh phí được cấp từ ngân sách của Chính phủ, căn cứ tính theo định mức cho một đầu giường bệnh/năm nhân với số thương của bệnh kế hoạch của bệnh viện. Ở Việt Nam, số kinh phí này thường chỉ đáp ứng được từ 40 - 60% nhu cầu chi thường xuyên của bệnh viện. 3. 2. Thu viện phí và BHYT do cơ quan BHYT thanh toán cho bệnh viện Nguồn thu viện phí và BHYT ở Việt Nam được Bộ Tài chính qui định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho ngành y tế quản lý và sử dụng. Các nguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng Tài chính - Kế toán của bệnh viện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do chính phủ Việt Nam qui định, các bệnh viện thường tổ chức các điểm thu phí tại nhiề u nơi trong bệnh viện, đảm bảo thu nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh. Giá viện phí do chính quyền cấp tỉnh của từng địa phương qui định dựa trên một khung giá tối đa - tối thiểu đã được các Bộ Y tế và Bộ Tài chính duyệt. Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu, mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của bệnh viện và cũng đã đượ c các tổ chức có thẩm quyền ở địa phương phê duyệt. Đối Với người có thẻ BHYT thì cơ quan BHYT thanh toán viện phí của bệnh nhân cho bệnh viện. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới chỉ phổ biến loại hình BHYT bắt . đồng. 3. Tài liệu tham kh ảo 1. Trường Đại học Y tế Công cộng. Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế. NXB Y học, 2002. 2. Bộ môn Kinh tế y tế, Trường cán bộ quản lý Y tế. Kinh tế y tế. NXB Y học,. năng của kinh tế y tế là lựa chọn các vấn đề ưu tiên 19 chức năng của kinh tế y tế là phân tích và đánh giá hiệu quả 20 Chức năng của kinh tế y tế là nghiên cứu mô hình dịch vụ y tế 21 Chức. 15 Chức năng của kinh tế y tế là tạo nguồn lực cho ngành y tế 16 Chức năng của kinh tế y tế là thiết lập mục tiêu chăm sóc sức khoẻ 17 Chức năng của kinh tế y tế là phân tích việc