kỳ vĩ của ngôi chùa, ngưỡng mộ trước một “rừng” tượng phật, du khách còn được hòa mình với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành. Đình Nhân Lý (Hải Dương), công trình kiến trúc độc đáo Đình Nhân Lý (thị trấn Nam Sách) có lối kiến trúc được xếp vào loại điển hình của thế kỷ XVII còn đến ngày nay. Đặc biệt, 2 bức cồn hiện còn lưu giữ được đạt đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc gỗ. Đình Nhân Lý thờ Thành hoàng Lý Tuấn Lương, có công phù Lý Nam Đế, đánh giặc Lương vào thế kỷ VI. Đình Nhân Lý là một ngôi đình lớn và điêu khắc của đình vào loại điển hình của đất nước ở thế kỷ XVII còn đến ngày nay. Đình hướng tây, ở phía bắc thôn Nhân Lý, cách đường 17 khoảng 200 m về phía đông, kiến trúc kiệu tiền nhất hậu đinh (theo chữ Hán), nhưng phần mái của hậu cung đảo lại, tạo hình chữ công trên phần mái. Hai giải vũ ở phía trước nối liền với tường bao và cột đồng trụ tạo nên một khuôn viên rộng lớn. Từ đường cái vào đình qua một cầu đá 3 nhịp, xung quanh đình có nhiều cây cổ thụ. Năm 1957, hai giải vũ và tiền tế bị giải hạ, cầu đá bị dỡ bỏ. Hiện nay chỉ còn đại bái, hậu cung và hai cây bàng lớn ở phía sau. Đại bái là một công trình bề thế bốn mái cong, thả dài, cột to và thấp, điển hình của kiến trúc thời Lê. Công trình gồm 5 gian, dài 20 m, rộng 9,5m tính từ chân cột quân, nếu tính theo nền thì đình dài 22 m, rộng 12,4 m, gian giữa 4 m, hai gian bên 4,2 m, hai gian trái rộng 3,63 m. Hậu cung dài 12,1 m, rộng 6,7 m tính từ chân cột quân. Kích thước nền của hậu cung bằng 14m x 9m. Tiền bái có 8 cột cái, cao 4,5 m, đường kính trung bình 60 cm. Cột quân có 16 cái, cao 3,3 m, đường kính trung bình 50 cm. Hậu cung có 4 cột cái, 6 cột quân, số đo tương tự như tiền bái, kết cấu các vì kèo rất đa dạng. Hai vì giữa, hai vì trái, một vì hậu cung làm theo kiểu chồng rường. Hai vì bên khoảng dưới là kẻ, khoảng trên là trụ bám, kèo cầu cánh máng. Các góc là đao guộc tạo dáng như hình chim hạc kéo dài, thanh thoát. Các bức cồn, các con chồng, đấu kê và má bẩy đều được chạm hình rồng kiểu bông nhiều lớp rất tinh tế. Hàng trăm bức chạm thống nhất về phong cách nhưng hoàn toàn khác nhau về chi tiết, tạo nên sự phong phú về kiểu dáng. Riêng hai bức cồn ở gian giữa có thể nói đã đạt đỉnh cao về nghệ thuật điêu khắc gỗ ở thế kỷ XVII ở Việt Nam và như một thách thức với nghệ nhân ở những thế kỷ sau. Phần hậu cung cũng giữ được hầu hết các chi tiết chạm khắc ở thời Lê, thế kỷ XVII - XVIII, kể cả long đình, cửa võng và bản mục lục khắc trên gỗ. Đình nguyên thuỷ, hậu cung và gian trái còn có sàn nay chỉ còn phần sàn ở hậu cung. Toà đại bái có ba gian cửa, hai gian bên đóng ngỡng chồng, trên có chấn song, lá dong trên kẻ và bẩy dày, chạm rồng và hoa lá, tạo cảm quan như bẩy, kẻ kép khá vững chắc. Ba mặt tường xây bằng gạch bát gỗ lớn (4 cm x 25 cm x 40 cm), cửa so hậu cung đặt cao gần sát tầu, chèn gạch men xanh, trổ lỗ. Toàn bộ kết cấu của đình bằng gỗ lim, lợp ngói mũi kiệu vỏ sò. Trước đây, các con giống được đắp bằng vôi, giấy, bản mật Những phù điêu bằng đất nung, nay phần lớn đã thất lạc. Đao góc đắp rồng chầu phượng mớm. Nội thất còn bảo lưu được nhiều đồ tế tự có giá trị. Lễ hội hàng năm vào trung tuần tháng 2 và tháng 8. Đình được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1980. Huyền tích Thạch Bi Sơn (Phú Yên) Trên con đường thiên lý đi qua địa phận cực Nam Phú Yên, du khách sẽ bắt gặp cảnh quan đèo Cả hùng vĩ với những cung đường uốn lượn quanh co bên lưng dãy núi Trường Sơn vươn ra phía biển. Đứng ở đỉnh đèo nhìn xuống phía Đông là vịnh Vũng Rô xanh màu ngọc bích, ngước lên đỉnh núi là sẽ thấy khối đá khổng lồ sừng sững uy nghiêm vươn lên bầu trời. Đó là Đá Bia, còn có tên gọi Thạch Bi Sơn. Đá Bia - một biểu tượng của Phú Yên gắn với nhiều huyền tích từ thuở cha ông mở nước đến những con tàu không số vượt đường Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển vũ khí cập bến Vũng Rô trong kháng chiến chống Mỹ và những giá trị văn hóa lịch sử của một vùng đất giàu truyền thống cách mạng kiên cường, đồng thời là danh thắng quốc gia độc nhất vô nhị. Huyền tích một thời Nằm ở độ cao 706m thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, Đá Bia là một khối đá cao 76m vươn thẳng lên bầu trời. Tương truyền 540 năm về trước, trong hành trình mở nước về cõi bờ Nam, vị minh quân Lê Thánh Tông đã sai người khắc chữ trên Đá Bia vào mùa xuân năm Tân Mão - 1471. Từ thời xa xưa, Đá Bia được coi là ngọn núi thiêng, còn các nhà hàng hải người Pháp gọi là "ngón tay Chúa", vì theo họ từ ngoài biển nhìn vào trông như một ngón tay chỉ thẳng lên trời, ngón tay đó trở thành dấu mốc tàu thuyền định hướng vào bến Đại Lãnh, Vũng Rô. Đến năm 1890, Varella - một sĩ quan hải quân Pháp chỉ định xây dựng ngọn hải đăng mũi Điện nằm ở phía Đông Đá Bia vốn là một trong hai điểm đất liền ở Việt Nam đón bình minh sớm nhất. Trước đó vào năm 1836, vua Minh Mạng đã cho thể hiện hình tượng… núi Đá Bia vào tuyên đỉnh - một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu trong Đại nội Kinh thành Huế. Khoảng giữa thế kỷ 19, quan đại thần triều Nguyễn Phan Thanh Giản đi qua đèo Cả ngước nhìn lên Đá Bia tưởng nhớ đến vua Lê Thánh Tông nên viết bài thơ chữ Hán, được dịch nghĩa "Mảnh đá đầu non dựng/ Tầng cao ngất một phương/ Chia bờ nêu cột Hán/ Đuổi giặc trú xe Đường/ Chữ triện mây lu nét/ Công thần sử dọi gương/ Chạm bia người đã vắng/ Lữ khách chạnh lòng thương". Cách đây hơn 63 năm, khi có mặt trong đoàn quân Nam tiến hướng vào mặt trận đèo Cả, thi sĩ Hữu Loan đã để lại cho đời bài thơ "Đèo Cả" nổi tiếng nhất trong đời thơ của ông và được chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất trong thế kỷ 20: "Đèo Cả! Đèo Cả!/ Núi cao ngất/ Mây trời Ai Lao/ Sầu đại dương….Những người đi Nam tiến/Dừng lại đây giữa đèo núi quê hương/ Tóc tai trùm vai rộng/ Không nhận ra người làng/ Rau khe cơm vắt áo pha màu sa trường/ Ngày thâu vượn hót/ Đêm canh gặp hùm lang thang…". Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp, đèo Cả là lá chắn không cho giặc Pháp tiến quân từ Nha Trang ra đánh chiếm Phú Yên, tạo nên vùng tự do Liên khu 5 và hình thành một hậu phương cho Tây Nguyên cùng các tỉnh Nam Trung bộ. Trong kháng chiến chống Mỹ, Vũng Rô dưới chân núi Đá Bia là nơi đón những con tàu không số vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk. Sau ba chuyến tàu do thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh chỉ huy đưa hơn 200 tấn vũ khí cập bến an toàn, ngày 1.2.1965, chuyến tàu 143 do thuyền trưởng Lê Văn Thêm chỉ huy vận chuyển 63 tấn vũ khí vào bến Lộ Diêu, tỉnh Bình Định. Mới nửa hành trình thì tàu được lệnh chuyển hướng vào Vũng Rô đêm 15.2.1965. Bốc hàng xong, tàu chuẩn bị rời bến thì xảy ra sự cố hỏng neo, nên phải dùng lưới và lá cây ngụy trang. Nhưng sau đó địch phát hiện được đã huy động máy bay trút bom. Trước tình huống đó, Đại đội K60 Phú Yên được lệnh sử dụng thuốc nổ đánh chìm tàu. Chinh phục đá bia Muốn lên tới Đá Bia không phải dễ dàng khi luồn rừng, leo núi nhiều giờ trên những lối đi đầy gai góc, bụi rậm và dốc cao. Với ý tưởng khai thác tiềm năng văn hóa du lịch một vùng đất linh thiêng, năm 2000, Tỉnh đoàn Phú Yên triển khai dự án xây dựng con đường bậc thang lên đỉnh Đá Bia len lỏi giữa cánh rừng nguyên sinh đậm nét hoang sơ để thu hút những người thích du khảo, leo núi chinh phục Đá Bia và tìm nguồn cảm hứng sáng tạo văn học nghệ thuật. Theo con đường này hơn hai giờ sẽ lên tới Đá Bia sau khi vượt chặng cuối là "cổng trời" cao ngất với hơn 200 bậc thang. Ở đó thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng và huyền bí khiến cho du khách tưởng chừng lạc vào cõi tiên. Đứng bên chân Đá Bia có thể nhìn thấy bức tranh sơn thủy hữu tình mở rộng trong tầm mắt với thung lũng xanh màu cây lúa, cánh đồng tôm và biển cả mênh mông. Trong hệ động thực vật phong phú còn tồn tại ở núi Đá Bia, nét độc đáo nhất là du khách có thể lấy nước suối trong vắt đổ ra từ khe núi để pha chế, thưởng thức thứ trà xanh tự nhiên mọc trên lưng núi. Lên đỉnh Đá Bia cố tìm kiếm dấu tích những dòng chữ vua Lê Thánh Tông đã sai người khắc trên mặt đá, dẫu biết rằng trước đó nhiều nhà nghiên cứu khoa học lịch sử xã hội dò tìm không thấy nên đã có nhiều cuộc tranh luận. Còn tôi, chẳng hiểu sao vẫn thầm tin đó là sự thật, nhưng dòng chảy thời gian 540 năm đã xóa mất dấu tích chạm khắc. Tựa lưng vào vách Đá Bia nghe tiếng gió ngàn đánh thức lịch sử vị minh quân họ Lê chỉ huy đoàn quân tiến về phương Nam, chợt thấy lòng mình dâng lên niềm tự hào về cha ông một thời đi mở cõi gắn liền với huyền tích về tinh thần dũng cảm của người Đại Việt xưa. Tự hào về sự kiện lịch sử những con tàu không số vận chuyển vũ khí cập bến Vũng Rô. Bây giờ, quần thể Đá Bia cùng với tàu không số ở Vũng Rô và Bãi Môn - Mũi Điện đều được công nhận là di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia. Dưới chân núi Đá Bia, dự án hầm đường bộ đèo Cả với hai đường hầm song song sẽ được triển khai xây dựng vào đầu năm 2011. Trong đó ngoài tuyến hầm đèo Cả dài 5.450m, hầm đèo Cổ Mã dài 350m, còn có cầu, đường dẫn hai đầu 5.325m với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, dự kiến thông xe trong tháng 2.2014. Khi dự án hoàn thành, lộ trình đèo Cả sẽ rút ngắn 7km, mặt đường rộng 12m, tốc độ thiết kế 84km/h, đảm bảo năng lực lưu thông 8.000 lượt xe qua lại mỗi ngày đêm, góp phần tiết kiệm khoảng 2 triệu Mỹ kim mỗi năm đối với các phương tiện tham gia vận chuyển qua hầm. Và lúc đó, cung đường bộ đèo Cả bây giờ sẽ là con đường du lịch dành cho những du khách muốn chinh phục Đá Bia và đến với Vũng Rô. Phú Yên là địa phương đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung bộ 2011. Cùng với nhiều hoạt động văn hóa du lịch, lần đầu tiên giải leo núi quốc tế chinh phục Đá Bia sẽ được Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp Liên đoàn Điền kinh Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP Đà Nẵng tổ chức. Lên đỉnh Đá Bia không chỉ có dịp ngắm nhìn cảnh quan hùng vĩ, mà còn lắng nghe huyền tích một thời cha ông đi mở nước để cảm nhận hồn thiêng sông núi, tưởng nhớ cội nguồn… Lào Cai Huyện Sa Pa Di ện tích: 678,6km². Dân s ố (31/12/2007): 52.524 ngư ời. Dân tộc: Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh,Hoa. Đơn vị hành chính: - Thị trấn: SaPa - Xã: Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Trung Chải, Tả Phìn, Sa Pả, San Sả Hồ, Bản Phùng, Lao Chải, Hầu Thào, Thanh Kim, Tả Van, Sử Pán, Suối Thầu, Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, Nậm Cang. Đi ều kiện tự nhi ên Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn. Chìm trong làn mây bồng bềnh thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15- 18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều. Sa Pa tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa - Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Đ ịa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có th ị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói l à “đi chợ Sa Pả”. Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã vi ết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu ngư ời ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt. Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi l à “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ. Tiềm năng phát triển kinh tế và du l ịch Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, b ởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngo ài ra dãy Hoàng Liên còn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông d ầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn lo ại thuốc. Khu rừng quốc gia Ho àng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Ho àng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc. Sa Pa có núi Hàm R ồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh th ị trấn, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là m ột thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thì Hàm R ồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vư ờn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất. Sa Pa còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đư ờng đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đ ãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn v ới độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo n ên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh. Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân c ổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu ch ạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia. Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đư ờng đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng. Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nh ỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa b ất tử sống mãi với thời gian. Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như l ễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của ngư ời Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm. Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bẩy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”. Giao thông Sa Pa nằm cách thành phố Lào Cai 38km và cách Hà Nội 376km. Để đến đây có 2 đường: một từ thành phố Lào Cai vào, một từ Bình L ư (Lai Châu) sang, bằng nhiều loại phương tiện như: ôtô, xe máy. Suối Mơ Đại Lộc - Điểm du lịch khá thú vị ở Quảng Nam Từ ngã tư Ái Nghĩa rẽ theo nhánh tây quốc lộ 14B khoảng 12km là bạn đã đến với khu du lịch Suối Mơ thuộc thôn An Định, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những điểm du lịch khá thú vị của huyện Đại Lộc. Con suối bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đại ngàn chảy vào sông Vu Gia được người dân địa phương đặt tên là An Định. Qua thời gian, con suối có vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ này được nhiều người đến tham quan, khám phá và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ mà huyền ảo của những ngọn suối, những hồ nước nên đặt cho con suối cái tên đúng với vẻ đẹp của nó: Suối Mơ. Con đường dẫn vào Suối Mơ không quá gồ ghề. Chỉ cần vượt qua một con đường mòn nho nhỏ là bạn có thể nghe tiếng chào mừng du khách của thiên nhiên nơi đây: tiếng suối róc rách, tiếng chim muông ca hát líu lo Suối Mơ không có những viên đá màu sắc sặc sỡ với những hình thù khác nhau mà chỉ là những tảng đá, những hòn đá xù xì, thô kệch sẫm màu thời gian. . mà còn lắng nghe huyền tích một thời cha ông đi mở nước để cảm nhận hồn thiêng sông núi, tưởng nhớ cội nguồn… Lào Cai Huyện Sa Pa Di ện tích: 678,6km². Dân s ố (31 /12/2007): 52.524. biểu tượng của Phú Yên gắn với nhiều huyền tích từ thuở cha ông mở nước đến những con tàu không số vượt đường Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển vũ khí cập bến Vũng Rô trong kháng chiến chống Mỹ. thể thao phối hợp Liên đoàn Điền kinh Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP Đà Nẵng tổ chức. Lên