Cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng ở Yên Giang – Quảng Ninh part 1 ppsx

10 1.2K 1
Cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng ở Yên Giang – Quảng Ninh part 1 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tham quan cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng ở Yên Giang – Quảng Ninh Di tích bãi cọc Bạch Đằng Bãi cọc Bạch Ðằng nằm trong khu đầm nước của xã Yên Giang giáp đê sông Chanh thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Ðã được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận là di tích lịch sử (số191 VH/QÐ ngày 22 tháng 3 năm 1988) nhân kỷ niệm 700 năm chiến thắng Bạch Ðằng.Bãi cọc Bạch Ðằng tồn tại cùng thời gian là nhân chứng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nơi ghi dấu thiên tài quân sự của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn ở thế kỷ XIII. Vào thế kỷ XIII, sau 2 lần tiến quân xâm lược Việt Nam bị thất bại thảm hại (1258, 1285) năm 1288 quân Nguyên Mông quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa với 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy và 70 vạn hộc lương do Trương Văn Hổ chỉ huy tiến vào Thăng Long bằng đuờng bộ và đường thuỷ. Đền Trần Hưng Đạo Đền Trần Hưng Đạo toạ lạc trên đôi đất bên bờ sông Bạch Đằng thuộc địa phận xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh. Đền được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cùng với miếu Vua Bà (số 100 VH/QĐ ngày 21/ 1/ 1990) bổ sung cho di tích Bãi cọc Bạch Đằng.Đền Trần Hưng Đạo trước đây được xây dựng ở khu hậu đồng, cách đền ngày nay gần 1.000 m về hướng đông, năm 1936 mới chuyển về cạnh miếu Vua Bà ở vị trí hiện nay. Đền được xây dựng ngay trên mảnh đất diễn ra trận đại thắng Bạch Đằng năm 1288 mà những cọc gỗ dưới đầm Yên Giang là một minh chứng Đền kiến trúc theo kiểu chữ “đinh” (J), gồm ba gian tiền đường, hai gian bái đường và một gian hậu cung. Hiện vật quý còn giữ lại trong đền là một số câu đối ca ngợi công lao to lớn của Trần Hưng Đạo đối với giang sơn đất Việt, một bộ kiệu bát cống được chạm trổ, điêu khắc tỉ mỉ và bốn đạo sắc của các vua triều Nguyễn phong cho các chủ nhân đền Trần Hưng Đạo. Lễ hội đền Trần Hưng Đạo - Miếu Vua Bà diễn ra vào ngày 8 tháng 3 âm lịch hàng năm. Miếu Vua Bà Miếu Vua Bà thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cùng với đền Trần Hưng Đạo. Miếu được xây dựng từ thời Trần trên doi đất cổ, cạnh bến đò cũ ngày xưa và đã qua nhiều lần trùng tu sửa chữa. Đây là một trong số di tích nằm trong quần thể bãi cọc Bạch Đằng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc và đình Trung Bản, những dấu ấn của Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288. Lễ hội đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà cùng diễn ra ngày 8 tháng 3 âm lịch hàng năm. Tương truyền rằng trong chuyến đi thị sát địa hình chuẩn bị chiến trường, Trần Hưng Đạo qua bến đò gặp một cụ bà bán nước đã hỏi thăm vùng đất này. Bà cụ đã cung cấp cho Trần Hưng Đạo lịch triều con nước, địa thế dòng sông và còn bày cho chiến thuật hoả công để đánh giặc. Sau khi thắng trận, Trần Hưng Đạo đã quay lại bến đò tìm bà cụ bán hàng nước thì không thấy nữa, ông đã xin vua Trần phong sắc cho bà là “Vua Bà” và lập đền thờ tại đây. Cây lim Giếng Rừng (Cây lim cổ thụ) Hai cây lim Giếng Rừng nằm dưới chân núi Tiên Sơn thuộc phố Ðoàn Kết, thị trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Hai cây lim này có tuổi thọ trên 700 năm cùng với các địa danh cổ còn lưu lại đến ngày nay như Sông Rừng, Bến Rừng, Chợ Rừng, Giếng Rừng chứng tỏ xưa kia là vùng đất ven sông Bạch Ðằng là những cánh rừng cổ mà dấu vết còn lại đến nay có liên quan mật thiết với các trận địa cọc trên sông Bạch Ðằng năm xưa. Mặc cho thời gian và khí hậu khắc nghiệt nhưng cây vẫn xanh tươi, như một tượng đài chiến thắng giản dị, đơn sơ và đầy sinh lực. Hai cây lim Giếng Rừng đã được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận di tích lịch sử số 191 VH/QÐ ngày 23/3/1998 bổ sung cho di tích bãi cọc Bạch Ðằng. Ðình Yên Giang (An Hưng đền) Ðình Yên Giang nằm trên một gò đất cao ở trung tâm xã Yên Giang, huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đã được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận là di tích lịch sử số 310 QÐ/BT ngày 13/2/1996 (bổ sung vào di tích bãi cọc Bạch Ðằng). Ðình xây dựng thế kỷ 16 nhưng đã trải qua nhiều lần trùng tu xây dựng năm 1952; 1993 được xây dựng lại như ngày nay. Ðình thờ Thành Hoàng làng là vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Ðạo. Ðình Yên Giang và đền Trần Hưng Ðạo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ðền thờ Trần Hưng Ðạo là nơi thờ thường xuyên thành Hoàng của Làng. Do vậy vào các ngày sinh, ngày hoá của Trần Hưng Ðạo vào ngày giỗ trận (ngày 8/3 âm lịch, ngày chiến thắng Bạch Ðằng 1288) và các dịp làng có sự như cầu mưa, cầu phước dân làng đều rước tượng Trần Hưng Ðạo từ đền về đình để tế lễ, cầu xin Thành Hoàng làng che chở. Ðình kiến trúc theo kiểu chữ Ðinh (J) gồm 5 gian tiền đường, 3 gian bái đường và 1 gian hậu cung. Hiện nay đình còn lưu giữ được một bát hương sứ thời Lê, 2 bia đá chạm nổi trên trán và diềm hình rồng thời Nguyễn, câu đối, đại tự và 6 đạo sắc của các vua triều nguyễn phong cho Thành Hoàng làng Trần Hưng Ðạo, 5 long ngai, 1 bộ kiệu Bát Cống và long đình được chạm trổ kênh bong sắc nét hình rồng và hoa văn hoa lá sơn son thiếp vàng thời Nguyễn. Lễ hội đình Yên Giang gắn bó mật thiết với đền Trần Hưng Ðạo - miếu Vua Bà và bãi cọc Bạch Ðằng vào ngày 8/3 âm lịch, kỷ niệm ngày chiến thắng Bạch Ðằng năm 1288. Ngoài ra đình còn có 2 lần hội nữa đó là ngày 20/8 âm lịch (ngày mất của Trần Hưng Ðạo) ngày 24, 25, 26 âm lịch là ngày đại kỳ phước tức tạ ơn Thành Hoàng, Thổ địa đã ban phúc cho đồng điền phong đăng hoà cốc. Ðền Trung Cốc Ðền Trung Cốc nằm trên gò đất cao ở giữa thôn Ðông Cốc, xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh, đã được Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)công nhận là di tích lịch sử số 310 QÐ/BT ngày 13/2/1996 bổ sung cho di tích bãi cọc Bạch Ðằng. Ðền được xây dựng từ lâu bằng tranh tre, đến năm Gia Long thứ 6 (1807) xây dựng lại như ngày nay. Ðền thờ anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và Phạm Ngũ Lão. Tương truyền, để chuẩn bị cho xây dựng bãi cọc đồng Vạn Muối ở cửa Sông Kênh, 2 ông đã bị cạn thuyền gò đất thôn Ðông Cốc (ngày nay) và phải huy động dân binh, thuyền chài tới kéo thuyền ra. Ðể ghi nhớ sự kiện này, sau chiến thắng Bạch Ðằng, nhân dân đã lập đền thờ ngay tại chỗ thuyền bị mắc cạn trước đây. Đền Ô Xuyên, Hải Dương Đền Ô Xuyên, xã Cổ Bì (Bình Giang) là ngôi đền cổ, toạ lạc trên mảnh đất cao ráo, thoáng rộng ở đầu thôn Ô Xuyên. Đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và 5 vị Thành hoàng làng, mặt tiền quay về phía bắc, nơi có dòng sông Đò Đáy nước quanh năm xanh mát chảy ngang; phía đông và phía tây giáp khu dân cư; phía nam giáp đường thôn. Tương truyền, trước công nguyên, tại khu vực đền Ô Xuyên hiện nay, nhân dân thường thấy ánh hào quang sáng rực về ban đêm. Mọi người cho rằng, đây là nơi Ngọc Hoàng thường xuống chơi du ngoạn. Thấy vậy, người dân trong thôn liền lập đền phụng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, mong sau này có nhiều phúc lớn. Bên cạnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, đền còn thờ 5 vị Thành hoàng làng. Tương truyền vào năm 136 trước công nguyên - năm 43 sau công nguyên, có Thánh phụ là Triệu Quang Hiển, Thánh mẫu là Trần Thị Vận ăn ở hiền lành, cứu giúp người nghèo khó, hiềm một nỗi, tuổi đã gần 50 mà chưa có con nối dõi. Nghe tin ở đất Hồng Châu có ngôi đền thờ Ngọc Hoàng thượng đế, cầu đảo rất ứng nghiệm, bèn sửa soạn lễ vật theo dòng sông, tìm đến Ô Xuyên để cầu tự, mong sao cho gia đình gặp nhiều may mắn, phúc đến lâu dài. Thời gian sau bà sinh hạ được 5 người con trai, hết thảy đều khoẻ mạnh, khôi ngô tuấn tú, có hình dáng khác hẳn người thường. Lớn lên, cả 5 người đều thích săn bắn, tinh thông võ nghệ, tính nết thật thà, mọi người trong làng đều quý mến. Vào đầu thế kỷ thứ nhất, nước ta có giặc Đông Hán sang xâm lược, Thái Thú cai quản quận Giao Châu là Tô Định rất tham tàn, đi đến đâu chúng cũng giết con trẻ, tàn sát dân lành, gây ra bao cảnh đau thương tang tóc, nhân dân vô cùng căm ghét. Khi hai Bà Trưng ra chiếu tuyển mộ nghĩa quân, tuyển chọn tướng tài, lên đường đánh giặc cứu nước, trả thù nhà, 5 anh em họ Triệu liền yết kiến. Trưng Nữ phong cho 5 anh em là Thượng tướng quân. Năm anh em chiến đấu dũng mãnh. Trong trận đánh thành Tô Giang, Tô Định đại bại, phải rút quân về nước. Quân ta chiếm giữ 65 thành trì, đất nước trở lại thanh bình. Sau khi thắng trận, Trưng Nữ Vương liền phong thưởng cho 5 anh em họ Triệu, đồng thời phong cho Hồng Châu thực ấp. Ngày mùng 5 - 2, vào năm Trưng Vương thứ hai, 5 anh em về đền thờ Ngọc Hoàng ở Ô Xuyên thuộc Hồng Châu mở lễ khánh hạ mừng chiến thắng. Các ông đóng quân tại đây và du ngoạn tiêu giao sơn thuỷ, săn bắn vui thú cùng dân làng. Ngày 13/6 năm đó, bỗng trời nổi mưa gió, sấm chớp, cả năm anh em đều mất. Trưng Nữ vô cùng thương tiếc và phong là bậc Phúc Thần, sai dân lập đền phụng thờ, ngàn năm hương hoả. Khi nhà Trần lên ngôi, nước ta có giặc Nguyên Mông sang xâm lược. Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đem quân đi đánh giặc, cầu đảo ở đền, được linh ứng, đánh giặc giành thắng lợi. Trần Hưng Đạo sai dân tu sửa đền phụng thờ mãi mãi. Do chiến tranh và sự huỷ hoại của thời gian, số lượng cổ vật hiện lưu giữ tại di tích còn rất ít, gồm một số cổ vật bằng gốm, đá, gỗ có giá trị về niên đại và nghệ thuật. Đặc biệt tấm bia Ngọc phả xã Ô Xuyên được khắc dựng vào năm Bảo Đại thứ 14 (1939) là văn bản quan trọng để hậu thế hiểu rõ về thân thế, sự nghiệp của các vị Thành hoàng làng. Bằng lòng ngưỡng vọng của nhân dân, năm 1982, một số hạng mục như trung từ, tây cung được khôi phục lại trên nền móng cũ của di tích. Từ đó đến năm 2005, một số hạng mục khác như nhà khách, nhà bia, cổng, sân dần dần được tôn tạo. Năm 2005, trung từ bị xuống cấp, nhân dân tiếp tục tu sửa lại. Năm 2006, móng 5 gian tiền tế đã xây dựng xong. Năm 2007, di tích đền Ô Xuyên được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Đây là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Nhận thức rõ trách nhiệm trong việc quản lý và bảo vệ để di tích ngày càng phát huy tác dụng, Đảng uỷ và UBND xã Cổ Bì đã tích cực tuyên truyền cho nhân dân thấy được ý nghĩa lịch sử của di tích, từ đó nâng cao lòng ngưỡng vọng và ý thức tham gia bảo vệ giữ gìn di sản văn hoá. Hiện nay, UBND xã Cổ Bì đã lập hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép khoanh vùng, quy hoạch tổng thể bảo đảm di tích có đủ diện tích phục vụ tổ chức các hoạt động lễ hội, hoạt động tín ngưỡng của nhân dân và khách thập phương; đồng thời lập hồ sơ thiết kế xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục công trình. Độc đáo kiến trúc chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu) Chùa Xiêm Cán nằm cách thị xã Bạc Liêu 7km trên đường ra vườn chim Bạc Liêu. Đây là ngôi chùa của người Khmer lớn nhất và đẹp nhất trong vùng. Chùa được xây dựng hồi thế kỷ 19 với kiến trúc độc đáo. Trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khmer, đó là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả. Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Đối với chùa Khmer, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông. Thông thường, ở đâu có chùa thì đồng bào Khmer tập trung ở xung quanh để học chữ, học giáo lý và học nghề. Vì vậy nên họ ví ngôi chùa là "trung tâm văn hóa của người Khmer". Chính vì sự gắn bó mật thiết như thế nên họ rất tự hào về văn hóa của dân tộc mình. Ngôi chùa Xiêm Cán này do chính tay các nghệ nhân địa phương xây dựng bằng những phương tiện hết sức thô sơ. Bên trong chánh điện của chùa đã phản ánh tính thẩm mỹ rất cao của người Khmer với những hoa văn độc đáo. Ở vị trí trung tâm trên nóc sala trang trí hình ảnh đền Angkor Wat, nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khmer. Người Khmer tu theo thuyết của Phật Thích Ca nhưng theo hướng của Phật giáo Tiểu Thừa nên trong Chánh điện thờ Phật Thích Ca là chính. Một điều đặc biệt nữa là xung quanh 4 bức tường của chánh điện bày trí rất nhiều hình vẽ giải thích quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật từ lúc sinh ra, đến lúc làm Thái tử cho đến khi vào cõi Niết bàn. Đối diện chánh điện là cột trụ biểu, là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã thiện. Dù cuộc sống còn không ít những lo toan nhưng dân tộc Khmer rất mộ đạo. Không chỉ gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, họ còn cố gắng xây dựng cho những ngôi chùa ngày càng to lớn và đẹp đẽ hơn. Không chỉ choáng ngợp bởi vẻ bề thế và lộng lẫy của chùa Xiêm Cán, người Khmer ở đây còn rất mến khách. Họ thật thà, chân chất, hiền lành và luôn cần cù, sáng tạo. Qua bao đời người, họ đã lao động, vun đắp tạo cảm giác thư thái cho những người ghé thăm chùa. Vào những dịp lễ hội lớn như lễ Ok Om bok, lễ Chol Chnam Thmay, lễ Đôn Ta, không khí chùa thật rộn ràng. Ngày nay, người ta cảm nhận một sắc thái văn hóa đang phồn thịnh và rất đặc trưng của người Khmer đang từng ngày được gìn giữ, phát huy nhằm làm đẹp hơn, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa Việt Nam. Huyền thoại Giếng Xó La, Quảng Ngãi Đảo Lý Sơn là nơi trầm tích những tầng văn hóa của nhiều thế hệ cư dân cổ xưa. Các di tích văn hóa và lịch sử hiện vẫn còn tồn tại khá nhiều trên hòn đảo này, trong đó có một giếng nước, mang đậm dấu ấn của truyền kỳ. Đó là giếng Vua. Bí ẩn giếng nước lạ kì trên đảo Lý Sơn Lý Sơn là hòn đảo xinh đẹp thuộc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 30km về phía Đông Bắc. Vào mùa hè, hầu như tất cả các giếng nước trên hòn đảo này đều cạn nước hoặc bị nhiễm mặn. Thế nhưng, có một giếng nước ở đây chưa bao giờ cạn, cũng không bị nhiễm mặn, kể cả những năm đỉnh hạn, dù giếng . quan cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng ở Yên Giang – Quảng Ninh Di tích bãi cọc Bạch Đằng Bãi cọc Bạch Ðằng nằm trong khu đầm nước của xã Yên Giang giáp đê sông Chanh thuộc xã Yên Giang, . ngày 23/3 /19 98 bổ sung cho di tích bãi cọc Bạch Ðằng. Ðình Yên Giang (An Hưng đền) Ðình Yên Giang nằm trên một gò đất cao ở trung tâm xã Yên Giang, huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh đã được. Vua Bà (số 10 0 VH/QĐ ngày 21/ 1/ 19 90) bổ sung cho di tích Bãi cọc Bạch Đằng. Đền Trần Hưng Đạo trước đây được xây dựng ở khu hậu đồng, cách đền ngày nay gần 1. 000 m về hướng đông, năm 19 36 mới

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan