1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng ở Yên Giang – Quảng Ninh part 4 pps

10 313 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 403,57 KB

Nội dung

Đường vào Suối Mơ trải đầy những hòn đá cuội nhỏ nhắn vừa đủ để cho bàn chân của bạn tựa băng qua suối. Và những mảng đá to nằm cheo leo nơi sườn núi, nghiêng mình bên những thác nước là nơi thú vị cho bạn dừng chân nghỉ ngơi. Đi một đoạn nữa bạn sẽ gặp những dòng nước nhỏ len lỏi qua các vách đá, những mỏm đá. Vượt qua đoạn suối trước mắt bạn là con đường món đất đá trải dài trên các triền đồi. Đây là con đường mòn dẫn bạn vào sâu bên trong Suối Mơ. Vào Suối Mơ, khung cảnh hiện ra trước mắt bạn là thác Gieo xõa mái tóc trắng xóa ngày đêm tuôn trào những dòng nước trong xanh và mát lạnh. Thác Gieo sừng sững giữa mênh mang núi rừng. Những bọt nước trắng xóa tung đều va vào đá tạo nên những giai điệu khác nhau cho một trường ca giữa rừng xanh. Dòng nước từ trên cao dốc thẳng xuống lòng hồ thăm thẳm. Có thấy được khung cảnh đó bạn mới hiểu được vì sao mà khi đến đây nhiều người mê mẩn và đặt tên nơi đây là Suối Mơ. Những ngày nắng ngâm mình trong lòng hồ tận hưởng cảm giác sảng khoái xua tan cảm giác mệt nhọc, cái nắng oi bức của miền Trung. Còn gì thú vị hơn khi ngâm mình trong dòng nước mát, được thả lỏng cơ thể nghe từng dòng nước luồn qua người và đứng dưới thác nước để cho từng đọt nước chảy xuống người nghe thấm vào từng thớ thịt và cùng bạn bè đùa giỡn trong làn nước mát Điểm đặc biệt nhất ở Suối Mơ là sự hòa hợp giữa suối và các vách núi. Để vào sâu hơn Suối Mơ bạn buộc phải bám theo các triền núi, qua những ngọn đồi nho nhỏ. Và phải vượt qua những tảng đá lớn mà nếu không khéo léo bạn sẽ rất dễ bị trượt. Men theo con đường mòn nằm cheo leo trên sườn đồi khoảng 100m bạn sẽ nghe rõ hơn tiếng suối chảy từ trong rừng sâu và gặp một hồ nước lớn hơn, quyến rũ hơn. Tại đây bạn cũng có thể bắt gặp những hang động nhỏ được tạo ra từ những khe đá vỡ hoặc từ những khe hở của các mảng đá lớn nằm kề bên nhau. Nếu hồ tắm phía dưới là một vũng hồ rộng lớn thì ở trên này là một lòng hồ nhỏ, ở giữa và hai bên bờ là những mỏm đá lô nhô. Những dòng nước nhỏ luồn qua các khe đá chảy vào lòng hồ tạo thành dòng nước lớn rồi gieo xuống lòng hồ. Ngồi trên những mảng đá khoa chân xuống dòng nước, bạn cảm nhận cái mát lạnh và phóng tầm mắt ra xa nhìn cảnh quan tận hưởng cái không gian vô tận của Suối Mơ. Suối Mơ không có những ngôi nhà tranh tre nứa để bạn nghỉ chân. Nhưng bù lại, Suối Mơ với những tảng đá lớn nhỏ khác nhau làm tăng thêm vẻ hoang sơ và dung dị. Thật thú vị khi cùng bạn bè ngồi vắt vẻo trên những tảng đá lớn dưới tán cây rừng trò chuyện hay thưởng thức một vài món ăn nhẹ và nghe những âm thanh thuần khiết nhất của thiên nhiên: tiếng suối róc rách, tiếng thác rầm rì, tiếng gió lao xao và tiếng chim muông thánh thót Ngày tết, ngày Valentine thì Suối Mơ là địa điểm hẹn hò khá lãng mạn của nhiều cặp tình nhân. Lần theo những tảng đá lớn, vào sâu bên trong bạn mới khám phá được vẻ đẹp tự nhiên của Suối Mơ. Một quần thể những đoạn suối nhỏ hiện ra trước mắt bạn với những hình dáng khác nhau. Những con nước cong mình luồn qua những khe đá tạo nên bọt nước trắng xóa. Hai bên bờ những triền núi bạt ngàn màu xanh với dây leo chằng chịt Thi thoảng bạn sẽ bắt gặp những loài hoa dại vươn mình khoe sắc, tạo nên điểm nhấn giữa một màu xanh. Đến với Suối Mơ bạn còn có dịp ghé thăm những điểm du lịch đầy tiềm năng khác của huyện Đại Lộc - một vùng trung du bán sơn địa còn khá nghèo nàn. Từ điểm du lịch suối Mơ chạy qua Cầu Mới là bạn có thể về với Suối Lim, ngược về Đại Chánh bạn có thể ghé thăm đập Khe Tân Quyến rũ vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk) Nằm trên địa phận hai huyện Lak và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 60 km về hướng đông, Vườn quốc gia Chư Yang Sin được xem là nơi tham quan, du lịch sinh thái thật quyến rũ chẳng thua kém gì Vườn quốc gia York Đôn. Đây là vùng núi cao, nơi tập trung đầu nguồn nhiều sông suối lớn nhỏ trên địa bàn Đắk Lắk. Phía bắc Vườn quốc gia là suối Ea K’ Tuor chảy theo hướng bắc nam đổ vào sông Krông Knô. Sông Krông Knô đổ nước vào sông Srêpok rồi chảy sang nước bạn Campuchia. Trung tâm của Vườn quốc gia là núi Chư Yang Sin cao 2.442m, là đỉnh cao nhất của hệ thống núi non nam Trường Sơn. Vườn quốc gia Chư Yang Sin được thành lập vào tháng 7 năm 2002, có diện tích tự nhiên là 58.947 ha, với nhiệm vụ chính là bảo vệ các hệ sinh thái rừng, bảo tồn động thực vật quí hiếm. Tại Vườn quốc gia, bước đầu đã phát hiện được 867 loài thực vật. Rừng ở đai cao dưới 800m là rừng nửa rụng lá với các loài cây tiêu biểu là bằng lăng ổi, chiêu liêu gân đen. Rừng thường xanh ở đai thấp, có các loài ưu thế như sao đen, dầu con rái, dầu con quay. Rừng thường xanh ở đai cao trên 800m có các loại dẻ, họ long não, các loài cây lá kim như thông Đà Lạt, thông hai lá dẹt, thông ba lá và pơ-mu. Trên các đỉnh và sườn núi cao xuất hiện rừng lùm gồm các loài nam trúc Trung bộ, nam trúc lá xoan và trúc. Rừng lá kim chiếm ưu thế bởi thông ba lá, có diện tích trên 10.600 ha. Một phần đáng kể của Vườn quốc gia là rừng tre nứa có loài lồ ô, le. Một số loài cây quí hiếm như giáng hương, trầm hương, bách xanh. Có những họ giữ vai trò quan trọng như họ dầu, họ bằng lăng, họ mộc lan, xoan, đào lộn hột, dẻ, bàng, tràm Trong số loài thực vật được tìm thấy ở đây có trên 300 loài có thể dùng trong y dược ở mức độ khác nhau. Số lượng cây thuốc tập trung nhiều ở các họ như họ cúc, ngũ gia bì, bạc hà, họ cà phê, họ đậu Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trong vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt. Đã tìm thấy 8 loài chim gồm gà tiền mặt đỏ, khướu đầu đen, khướu đầu đen má xám, khướu mun, khướu mỏ dài, mi núi Bà, sẻ họng vàng, chích chạch má xám. Đáng chú ý là loài mi núi Bà, là giống chim đặc hữu của vùng cao nguyên Đà Lạt gần như sắp bị tuyệt chủng. Tổng cộng có 203 loài chim và 46 loài thú được ghi nhận tại Vườn quốc gia. Quan trọng nhất là các loài thú cần được bảo tồn tại Vườn quốc gia là voọc vá chân đen và vượn má hung. Vườn quốc gia Chư Yang Sin có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng rừng đầu nguồn thuộc thượng nguồn hệ thống sông Srêpok và vùng rừng giáp với tỉnh Lâm Đồng. Muốn đến tham quan, du lịch Vườn quốc gia, du khách đi theo Quốc lộ 27 từ Đà Lạt hay từ Buôn Ma Thuột đến thị trấn Liên Sơn, huyện lỵ của huyện Lak, tại đây có đường mòn dẫn đến chân núi Chư Yang Sin dài trên 20 km. Chư Yang Sin có những cảnh quan thơ mộng và hoang dã của rừng ôn đới và á nhiệt đới và có lắm thác ghềnh đầy ấn tượng. Hy vọng trong tương lai, Vườn quốc gia Chư Yang Sin sẽ là một địa chỉ du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao hấp dẫn trên địa bàn Đắk Lắk Chùa Ông (Cần Thơ) - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Chùa Ông, là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng năm 1993. Tên gốc tiếng Hán là Quảng Triệu Hội Quán, được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 500m². Vốn là hội quán của nhóm người Hoa thuộc Quảng Châu và Triệu Khánh (Quảng Đông, Trung Quốc) theo dòng di dân sang vào thế kỉ XVII - XVIII. Ở chính điện chùa thờ Quan Thánh Đế quân (tức Quan Công) - biểu tượng cho nhân nghĩa lễ trí tín, lòng dũng cảm, trung thành nên người dân địa phương quen gọi một cách dân dã là chùa Ông. Chùa được xây dựng vào năm Quang Tự thứ 20 (1894) và tồn tại cho đến ngày nay với các kiến trúc hầu như còn được giữ khá nguyên vẹn từ hình dáng bên ngoài đến chạm trổ nội điện. Hầu hết vật liệu như cột gỗ, đá làm trụ chân cột, liễn đối, kèo, chuông đồng, lư hương,… đều được đưa từ Quảng Đông sang. Chùa được trang trí bằng những hình nhân bằng sành sứ tái hiện những điển tích, truyền thuyết Trung Hoa trên bờ nóc và hai bên cổng tam quan. Hai cột đá chính của cổng tam quan được trang trí thêm đôi lân, mái ngói âm dương với các gờ bó ngói ống men xanh thẫm, bờ nóc trang trí những hình lưỡng long chầu nguyệt, bằng gốm sứ đủ màu. Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng theo hình chữ Quốc với các dãy nhà khép kín vuông góc với nhau. Ở giữa chùa có một khoảng không gian trống gọi là sân thiên tỉnh (giếng trời). Trong sân đặt hai bộ bát bửu, chậu kiểng, bàn hương án. Bên trong chùa được bố trí theo thứ tự rõ ràng: Tiền điện: bên trái thờ Mã Tiền tướng quân và bên phải thờ Phúc Đức Chính Thần và sân thiên tỉnh. Các tượng Quan Công, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phật Bà Quan Âm được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, nét mặt, dáng điệu đều theo một quy ước. Chùa được tôn dáng vẻ uy nghiêm nhờ 6 hàng cột gỗ nâng đỡ vòm mái. Bên trên, hệ thống kèo được chạm trổ một cách công phu. Khắp nơi trong chùa trang trí nhiều bức phù điêu hoành tráng, màu sắc rực rỡ với nội dung phong phú được rút ra từ các huyền thoại, lịch sử Trung Quốc: Tam quốc chí, Bát Tiên, Đông Chu Liệt Quốc,… hoặc những đề tài quy ước mai, lan, cúc, trúc, lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa tiên, chim phụng,… Đặc biệt, trong chùa có chiếc chuông đồng đúc từ năm 1892. Chùa Ông có những "Ngày vía" tức là ngày sinh của các vị thần được thờ trong chùa. Vào những ngày này, tuỳ vào khả năng người ta sắm sửa lễ vật như heo quay, heo sống, gà vịt, bánh trái, nhang đèn,… đến cúng chùa. Trong các ngày vía đó, đông đảo người dân và du khách đến tham dự. Lễ hội tiêu biểu nhất của chùa Ông là lễ đấu đèn được tổ chức 10 năm một lần vừa quyên góp tiền giúp các cơ sở từ thiện, xây nghĩa trang, trường học, giúp đỡ trẻ mồ côi trong thành phố. Mọi người đều có thể tham gia để được sở hữu chiếc đèn mình yêu thích. Theo quan niệm của người Hoa, sở hữu chiếc đèn lồng là tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt, hạnh phúc. Trong những năm chiến tranh, chùa là nơi tá túc của rất nhiều cư dân nghèo chạy loạn không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. Chùa Ông là một công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử văn hóa được bảo tồn khá tốt, được đông đảo người dân yêu quí trân trọng giữ gìn, đây cũng là nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước viếng thăm. Khe Hai điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Quảng Nam Từ huyện Bình Sơn đi ngược về hướng Bắc theo Quốc lộ I đến Dốc Sỏi, nơi tiếp giáp với huyện Núi Thành (Quảng Nam), sẽ bắt gặp ngã ba Dung Quất. Từ ngã ba Dung Quất ta rẽ tay phải đi về hướng Đông Nam khoảng 200m, rẽ về hướng Bắc khoảng 100m là khu Du lịch sinh thái Thiên Đàng nằm trên địa bàn xã Bình Thạnh. Đây là khu du lịch rộng và thoáng nằm cạnh bờ biển, với tổng thể 32 ha, có đầy đủ nhà hàng, khách sạn các khu du lịch sinh thái vui chơi, giải trí, có vườn sinh thái và các hồ nước được xây dựng rất công phu với những hàng cây Dương liễu được cắt tỉa cẩn thận, đều đặn trông thật đẹp mắt nằm dọc theo các bờ hồ, các lối đi dẫn đến các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí. Đặc biệt là mặt tiền của khu du lịch được xây dựng bằng những tảng đá tự nhiên, tạo thành những dãy dài trông giống những hình người, những dãy núi thật ngoạn mục. Sát bờ biển là một bờ kè chắn sóng, với những cây súng Thần công đang hướng ra biển khơi như những người lính Biên phòng canh giữ vùng biển quê hương. Khách tham quan khi đến đây ngoài những nơi vui chơi tắm biển, chiêm ngưỡng cảnh tự nhiên vườn sinh thái, thì họ còn được thưởng thức các món ăn đặc sản của biển thật là tuyệt. Bởi vậy nên khách tham quan và các chuyên gia nước ngoài đang làm việc ở Khu kinh tế Dung Quất thường xuyên đến đây vui chơi giải trí sau những ngày lao động vất vả. Liền kề với khu du lịch sinh thái Thiên Đàng, cách 100m về hướng bắc là bãi tắm Khe Hai (xã Bình Thạnh) với bãi cát trắng, bờ biển thoai thoải gợn sóng, nước biển trong xanh và sạch sẽ. Nơi đây là một bãi tắm hấp dẫn về mùa hè, khách đến đây vừa hít thở không khí trong lành của biển, vừa tắm mát. Ngoài những món ăn của biển và còn thưởng thức món ăn đặc biệt mà chỉ có bãi tắm Khe Hai mới có. Đó là món cháo Nhông nấu với củ nén thật là hấp dẫn. Khe Hai chính là con suối được bắt nguồn từ những dòng chảy của các ruộng nước đầu làng chảy xuống tạo thành suối Chình tách ra hai dòng chảy xuôi ra biển, về mùa mưa thì suối đầy nước, mùa nắng thì suối nước khô. Từ một vùng đất hoang vu với những bãi cát trắng ven bờ biển, nay Khe Hai trở thành nơi du lịch vui chơi khá lý tưởng, nối liền với khu kinh tế mở Chu Lai lại có thêm bãi tắm biển Rạng (Núi Thành). Nếu ngành du lịch tỉnh ta khai thác có hiệu quả tiềm năng của nó, thì sẽ có nguồn thu không nhỏ Di tích nghệ thuật Đình Phú Lễ - Bến Tre Căn cứ vào bia còn lưu lại tại đình cho biết niên đại xây đình vào năm Minh Mạng thứ 7(1826) trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá, được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5(1851). Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đình gồm tất cả 10 gian: 6 gian chính dính liền với mái và 4 gian phụ bố trí theo lối chữ “Đinh”. Đình chính gồm võ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Cột đình bằng gỗ lim, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá. . Hán là Quảng Triệu Hội Quán, được xây dựng trên khu đất có di n tích hơn 500m². Vốn là hội quán của nhóm người Hoa thuộc Quảng Châu và Triệu Khánh (Quảng Đông, Trung Quốc) theo dòng di dân. địa bàn Đắk Lắk Chùa Ông (Cần Thơ) - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Chùa Ông, là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao. Chư Yang Sin cao 2 .44 2m, là đỉnh cao nhất của hệ thống núi non nam Trường Sơn. Vườn quốc gia Chư Yang Sin được thành lập vào tháng 7 năm 2002, có di n tích tự nhiên là 58. 947 ha, với nhiệm vụ

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN