1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288_3 pdf

11 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 122,77 KB

Nội dung

NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Bọn này đông nhưng đang bị uy hiếp liên tục và gặp nhiều khó khăn về các mặt. Tin thất bại thảm hại của đạo quân thủy sẽ làm cho tinh thần bọn chúng vốn đã suy yếu, càng bị sụp đổ nhanh chóng. Chúng sẽ tháo chạy trong cảnh hỗn loạn với tâm lý thất bại. Trên đường rút chạy của địch, ta không chặn lại tiêu diệt toàn bộ, khôngđánh những trận tiêu diệt lớn. Nhưng theo kế hoạch của Trần Quốc Tuấn, quân chủ lực của triều đình phối hợp với các đội dân binh, bố trí những trận phục kích, tập kích, truy kích, đánh địch liên tục trên đoạn đường dài từ Vạn Kiếp đến tận biên giới. Đại quân của ta sau khi tiêu diệt đạo quân thủy có thể nhanh chóng vận động đến tham gia những trận đánh tiêu diệt đạo quân bộ. Như vậy, cả hai đạo quân thủy bộ của địch đều bị tiêu diệt, trong đó đạo quân thủy bị tiêu diệt gọn, toàn bộ; đạo quân bộ bị tiêu diệt liên tiếp từng bộ phận một và cuối cùng cũng bị tiêu diệt nặng nề. Chọn đạo quân thủy của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp làm đối tượng quyết chiến trước hết và chủ yếu là kết quả của sự xét đoán, phân tích rất chính xác, khoa học của vị thống soái thiên tài Trần Quốc Tuấn. Đánh vào đạo quân thủy là phát huy chỗ mạnh của ta, đánh vào chỗ yếu của địch, là gây chấn động mạnh đến tâm lý, tinh thần của đạo quân bộ, tạo điều kiện đề quân dân ta thừa thắng xốc tới tiêu diệt tiếp đạo quân này. Trong cuộc kháng chiến thứ ba, chiến trường ven biển giữ một vị trí rất quan trọng. Nếu như trong cuộc kháng chiến trước, hai tháng cuối của đợt phản công chiến lược, Trần Quốc Tuấn lấy đồng bằng ven sông Hồng làm địa bàn mở các trận quyết chiến đầu tiên thì trong cuộc kháng chiến này, khi quân Nguyên tiến vào Vạn Kiếp, Thăng Long, quân ta lại rút về vùng ven biển và đông - bắc, chuẩn bị một địa bàn chiến lược quan trọng ở vùng này. Đại quân của hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông chỉ huy kéo về đóng ở vùng Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) (Theo Đại Nam nhất thống chí, phần tỉnh Hải Dương, và Bài thơ đề núi Dương Nham của Phạm Sư Mạnh đời Trần). Chủ lực của Trần QuốcTuấn và Trần Khánh Dư đóng ở vùng Yên Hưng, Vân Đồn đến An Bang (đều thuộc Quảng Ninh). Nguyên sử (Lai-a-bát-xích truyện) ghi rõ: "Nhật Huyên (chỉ vua Trần - T.G.) không đầu hàng, mà lại chạy ra giữ cửa biển Trúc Động (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và An Bang (Quảng Ninh)". Cho đến nay ở vùng An Hải (Hải Phòng), Phụ Dực (Thái Bình) vẫn còn những di tích các kho lương thực của quân đội nhà Trần, chẳng hạn thôn Phú Xá An Hải), thôn A Sào (Phụ Dực). Cả vùng Hải Đông, An Quảng là địa bàn chiến lược cho cuộc phản công của quân dân ta trong kháng chiến chống Nguyên lần thứ ba. Việc tập trung quân, chuẩn bị lương thực ở vùng này và những chiến thắng Vân Đồn, Đại Bàng, Tháp Sơn chứng tỏ: nhà chiến lược thiên tài Trần Quốc Tuấn đã sớm có ý định lấy miền ven biển đông bắc làm chiến trường chính, lấy đạo quân thủy của địch làm đối tượng liêu diệt chủ yếu để giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Thủy chiến vốn là sở trường của quân dân Đại Việt, đồng thời lại là chỗ yếu của quân Nguyên. Thủy binh giặc phần lớn là quân tân phụ (quân miền Nam của nhà Nam Tống cũ) vùng Quảng Đông, Quảng Nam (Nguyên sử, q . 209, An Nam truyện), tinh thần chiến đấu kém. Tuy được chuẩn bị công phu, thuyền vững chắc, vũ khí đầy đủ, song thủy binh địch đã chịu nhiều thất bại, lại không thiện chiến bằng kỵ binh và bộ binh. Mặt khác, trong đám quân rút lui theo đường thủy hẳn có cả một bộ phận kỵ binh và bộ binh chở bằng thuyền. Bọn này tất không quen tác chiến trên sông biển. Còn quân dân ta, sông nước đã quen, lại chiến đấu ngay trên đất nước mình, nắm vững địa hình địa vật, thuộc từng ngọn núi, khúc sông. Hai cuộc kháng chiến trước, thủy binh ta đã phối hợp chặt chẽ với bộ binh trong các trận quyết chiến ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, tiêu diệt hàng chục vạn quân địch. Trong cuộc kháng chiến này, vừa qua quân thủy đã lập nên chiến công Vân Đồn - Cửa Lục vang dội. Giờ đây, miền ven biển là chiến trường chính, quân thủy lại phối hợp với quân bộ, đóng vai trò quân chủ lực giải quyết chiến trường. Việc lựa chọn đối tượng và địa bàn quyết chiến của Trần Quốc Tuấn là hoàn toàn chính xác. Trần Quốc Tuấn chính là người vạch kế hoạch phản công và trực tiếp chuẩn bị, chỉ huy trận quyết chiến này. Từ Vạn Kiếp ra biển về nước đạo quân thủy của địch nhất định phải đi qua dòng sông Bạch Đằng. Trần Quốc Tuấn quyết định chọn sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến tiêu diệt đạo quân địch rút lui theo đường thủy. Vào những ngày tháng 3 năm 1288, vị quốc công tiết chế lão luyện và mưu lược của quân dân ta đời Trần đã về vùng Bạch Đằng trực tiếp nghiên cứu địa hình và đích thân bài binh bố trận. Đây là lần thứ ba trong quá trình giữ nước, tổ tiên ta chọn sông Bạch Đằng làm chiến địa để giành và giữ nền độc lập bảo vệ sự sống còn của Tổ quốc. Năm 938, Ngô Quyền đã tiêu diệt quân Nam Hán tại sông này, kết thúc hoàn toàn nền thống trị của phong kiến phương Bắc, mở đầu truyền thống Bạch Đằng. Sau đó 43 năm, năm 981, Lê Hoàn đại phá quân Tống tại đây . Lần này, sau 307 năm, lịch sử lại ghi thêm những chiến công cực kỳ oanh hệt của Trần Quốc Tuấn và quân dân thời Trần. Sông Bạch Đằng hiểm yếu mà hùng vĩ. Trương Hán Siêu một nhà thơ nổi tiếng và là môn khách của Trần Quốc Tuấn, đã mô tả : "Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều. Bát ngát sóng kình muôn dặm, Thước tha đuôi trĩ một màu. Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu. Bờ lau san sát, bến nước đìu hiu" (Bạch Đằng Giang phú của Trương Hán Siêu, theo bản dịch trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, t. II, Nhà xuất bản Văn hóa Hà Nội, 1962, tr. 36. Những trang sau, khi trích dẫn bài phú này, chúng tôi dùng bản dịch trên.). Sông Bạch Đằng chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, Cửa Lục khoảng 40 ki-lô-mét, cách Vạn Kiếp – nơi đóng quân của Thoát Hoan - hơn 30 ki-lô-mét theo ngược dòng sông Kinh Thầy. Việt sử thông giám cương mục theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng chép: "Sông Bạch Đằng rộng hơn hai dặm, ở đó có nhiều núi cao ngất, nhiều ngành sông đổ lại, sóng cồn man mác đến tận chân trời”. Ca dao dân gian địa phương có câu: Nhất cao là núi U Bò, Nhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng. U Bò là ngọn núi thuộc dãy Tràng Kênh, sông Rừng là sông Bạch Đằng. Nước sông Bạch Đằng hàng ngày theo thủy triều lên xuống. Khi triều lên cao, mặt sông Ở vùng Tràng Kênh trải rộng hơn 1.200 mét. Dòng sông đã rộng lại sâu. Khi triều xuống nước rặc, nơi sâu nhất đến 16 mét, trung bình giữa dòng cũng sâu từ 8 mét đến 11 mét (Theo bản đồ của Cục phòng thủ bờ biển năm 1956, tỷ lệ 1/69.400). Theo sông Đá Bạc chảy xuống đến đầu dãy núi Tràng Kênh, sông Bạch Đằng phình to hẳn ra. Đó là nơi tập trung các dòng nước của các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Gia Đước, sông Thải, sông Giá bên hữu ngạn đổ về. Sông Chanh, sông Kênh (cửa sông này ngày nay đã bị lấp) và sông Rút (còn gọi là sông Nam) là chi lưu bên tả ngạn Bạch Đằng chia bớt nước chảy ra Vịnh Hạ Long (Theo sự nghiên cứu về địa mạo thì sông Chanh, sông Kênh, sông Rút xưa kia là lạch thoát triều của sông Bạch Đằng. Hiện nay, vùng này phù sa đang bồi thêm. Vì thế sông Kênh chảy qua vùng Đồng Cốc (thuộc Yên Hưng) đang bị lấp cạn, cửa sông hiện nay chỉ còn vết trũng sâu mà nhân dân địa phương gọi là lũng Mắt Rồng sát bờ đê sông Bạch Đằng). Một khúc sông không dài quá 5 ki-lô- mét mà có 5 dòng nước đổ về và có 3 nhánh sông phụ đưa nước ra biển. Đó là hình thế của thượng lưu Bạch Đằng. Ở lòng sông Bạch Đằng, từ bên hữu ngạn (thuộc xã Phục Lễ, Thủy Nguyên) có một cồn đá ngầm chạy qua đến quãng giữa cửa sông Chanh và sông Rút. Nhân dân địa phương gọi đó là ghềnh Cốc. Ghềnh Cốc có 5 cồn đá chắn ngang gần 3 phần 4 sông. Khi triều xuống thấp nhất, cồn cạnchỉ cách mặt nước 0,40 mét, cồn sâu cách 3,70 mét, thuyền đi nhẹ trên sông có thể thấy được những cồn đá (Thời pháp thống trị, chúng đà đào sâu những cồn đá bên tả ngạn, đặt cột đèn tín hiệu cho tàu thuyền qua lại lưu ý. Khi nước xuống thấp, tàu thuyền qua đây không đi vào lạch sâu thường bị va vào đá và bị đắm). Ghềnh Cốc cấu tạo bằng đế gốc do chân núi đá Tràng Kênh kéo dài ra. Ghềnh Cốc án ngữ ngang sông là một chướng ngại thiên nhiên của sông Bạch Đằng. Khi trời mưa to, gió lộng, thuyền qua lại thường gặp nguy hiểm. Ca dao dân gian đã mượn lời cha mẹ nhắn bảo khách qua sông: “Con ơi nhớ lấy lời cha Mưa nguồn, chớp giật chớ qua sông Rừng" Chính vì thế nên trước đây thuyền xuôi Bạch Đằng ra biển gặp khi triều xuống thường phải rẽ theo đường sông Chanh mà ít qua ghềnh Cốc ra cứa Nam Triệu. Sông Chanh, chi lưu lớn của sông Bạch Đằng, chảy qua huyện Yên Hưng, là đường ngắn nhất và là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng đi ra vịnh Hạ Long ở miền Đông Bắc. Khi chuẩn bị chiến trường, ghềnh Cốc đã khiến Trần Quốc Tuấn phải chú ý. ông đã lợi dụng địa hình thiên nhiên này, sử dụng ghềnh Cốc như là một chiến lũy ngầm, chặn địch lại, tạo điều kiện cho thuyền chiến của ta ngăn chặn con đường tháo chạy của địch ra cửa Nam Triệu. Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng thượng lưu Bạch Đằng là sông, núi, rừng tiếp liền nhau. Bên tả ngạn sông Bạch Đằng xưa kia là một cánh rừng sâu thuộc trại Yên Hưng, lộHải Đông. Cánh rừng chạy sát đến bờ sông tiếp liền với những bãi sú, vẹt ven sông. Rừng xưa không còn nữa nhưng vẫn lưu lại một số địa danh cho đến nay như: sông Rừng, bến Rừng, làng Rừng, chợ Rừng, giếng Rừng Bên hữu ngạn, từng ngọn núi nhấp nhô của vùng núi đá Tràng Kênh phía đông huyện Thủy Nguyên kéo nhau chạy sát tới bờ sông. Ở dấy có nhiều thung lũng nhỏ nằm gọn giữa những ngọn núi đá vôi nối liền với lạch nước ra tận sông mà nhân dân địa phương gọi là áng núi như: áng Hồ, áng Lác, áng Chậu, áng Táu Các sông Khoai, sông Xinh bên tả ngạn và sông Giá, sông Thải, sông Gia Đước chạy bên các áng, len qua dãy núi là những nơi giấu quân và đường vận động thuận lợi của quân thủy. Những ngọn núi cao chắn tầm mắt địch. Áng núi và lạch sông là nơi có thể tập trung quân thủy bộ với khối lượng lớn, nơi giấu quân vững chắc và kín đáo, vị trí xuất kích bí mật và dễ dàng, từng đội thuyền ra vào nhẹ nhàng, nhanh chóng. Có thể nói đây là một trận địa mai phục lý tưởng của quân ta. Núi và sông Bạch Đằng hiểm yếu như vậy nên người xưa đã mô tả như sau: “Vãn vân kiếm bích bích toàn ngoan Hải thẩn thôn triều quyển tuyết lan” Trần Minh Tông, Bạch Đằng giang Nghĩa là: Núi cao biếc tua tủa như gươm giáo kéo lấy từng mây. Thuồng luồng cuộn thủy triều cuốn làn sóng bạc. Hoặc: “Ngạc đoạn, kình khoa, sơn khúc khúc, Qua trầm, kích triết, ngạn tầng tầng". (Nguyễn Trãi, Bạch Đằng hải khẩu). Nghĩa là : Như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ, núi chia từng khúc, Qua chìm, kích gãy bên bờ lớp lớp chồng. Trong chiến tranh, địa hình có vị trí rất quan trọng. Binh thư cổ nói: “Địa hình là điều kiện hỗ trợ cho việc dùng binh. Đoán rõ ý định của địch, nghiên cứu địa hình khó khăn, hiểm trở, tính toán đường sá xa gần, đặt kế hoạch thắng lợi, đó là chức trách của người làm tướng" (Binh pháp Tôn Tử, sách đã dẫn, tr.92). Đặc biệt trong điều kiện chủ động tiến công và lấy ít đánh nhiều thì vấn đề lợi dụng địa hình lại càng hết sức quan trọng. Trần Quốc Tuấn dày kinh nghiệm chỉ huy, đọc đủ "binh pháp các nhà", soạn sách Binh thư yếu lược, hẳn đã thấy rõ vị trí hiểm yếu của [...]... và cánh rừng ven sông có thể nhanh chóng đổ ra bao vây và hiệp đồng chiến đấu tiêu diệt địch thuận lợi Sau khi trực tiếp đi xem xét, nghiên cứu kỹ địa hình, Trần Quốc Tuấn đã chọn vùng thượng lưu sông Bạch Đằng làm trận địa quyết chiến thực hiện ý đồ chiến lược: chặn đứng và tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của địch Đoạn sông Bạch Đằng này, kể từ chỗ tiếp nước sông Đá Bạc cho đến ghềnh Cốc và cửa sông... rộng để dồn trên 600 thuyền chiến của địch lại mà tiêu diệt Địa hình sông nước, núi rừng hai bên bờ hiểm trở, có đủ điều kiện để bố trí một trận địa mai phục lớn, phối hợp chặt chẽ thủy quân và quân bộ Trần Quốc Tuấn chủ trương bao vây, tiêu diệt thật nhanh, gọn và triệt để đạo quân thủy của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bằng một trận mai phục quy mô lớn trên thượng lưu sông Bạch Đằng . NIỀM KIÊU HÃNH CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Bọn này đông nhưng đang bị uy hiếp liên tục và gặp nhiều khó. phương Bắc, mở đầu truyền thống Bạch Đằng. Sau đó 43 năm, năm 98 1, Lê Hoàn đại phá quân Tống tại đây . Lần này, sau 30 7 năm, lịch sử lại ghi thêm những chiến công cực kỳ oanh hệt của Trần. địch rút lui theo đường thủy. Vào những ngày tháng 3 năm 1288, vị quốc công tiết chế lão luyện và mưu lược của quân dân ta đời Trần đã về vùng Bạch Đằng trực tiếp nghiên cứu địa hình và đích

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w