1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam potx

13 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 22,42 KB

Nội dung

Bạn chưa có blog? Đăng ký! Đăng nhập Trợ giúp Yahoo! Việt Nam Mail Tìm kiếmTÌM KIẾM WEB Trang chính Blog của tôi Viết blog Hình ảnh Kết nối . Yahoo! 360plus Blog Search Tìm trên 360plus Khoa Đầu tư - Đại học Kinh tế Quốc dân Chia sẻ một số thông tin về các hoạt động của khoa Đầu tư - Đại học Kinh tế Quốc dân cùng với các bạn quan tâm đến lĩnh vực đầu tư cũng như các bạn đã và đang học chuyên ngành Kinh tế Đầu tư của trường. Chào bạn! Rất vui vì bạn đã vào thăm blog của Khoa Đầu tư - Đại học Kinh tế Quốc dân:-) Trả lời Bài viết Tìm bài viết: . NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM Đăng ngày: 19:06 28-01-2010 Thư mục: Tổng hợp . NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM Để có vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo, tích luỹ thấp, khắc phục tình trạng công nghệ lạc hậu, Đảng ta chủ trương: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Trong đó, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất được quan tâm chú ý và tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nguồn vốn này dễ dàng đi vào nền kinh tế Việt Nam. 1. Tình hình thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam thời gian qua Những đóng góp bước đầu Tính từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành (12/1987) tới 31/12/2002 đã có 3.764 dự án đầu tư với số vốn 42.963,3 triệu USD được đăng ký tại Việt Nam. Nếu tính số dự án còn hiệu lực thì có 3.524 dự án với số vốn đầu tư hơn 40 tỷ USD, số vốn thực hiện trên 21 tỷ USD. Theo ước tính, tới cuối năm 2003, có thêm 620 dự án cấp đăng ký mới số vốn đầu tư 1,55 tỷ USD; 350 dự án đăng ký đầu tư bổ sung với số vốn khoảng 1,15 tỷ USD, đưa số dự án còn hiệu lực lên tới con số 4.144 dự án, với số vốn đầu tư trên 43 tỷ USD, số vốn thực hiện xấp xỉ 24 tỷ USD. Đây là những con số cực kỳ có ý nghĩa đối với quá trình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, không chỉ vì nó chiếm tỷ lệ 22.8% trong tổng vốn đầu tư xã hội của nước ta, mà nó còn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển công nghệ sản xuất, sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện quá trình công nghiệp hoá đất nước và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực lao động, đất đai, tài nguyên, vốn trong nước. Đảng và Nhà nước ta coi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận tất yếu cấu thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Từ chỗ chỉ đóng góp 2% GDP năm 1992, đến cuối năm 2003 khu vực FDI đã đóng góp13,9 % GDP của đất nước, góp phần to lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với tỷ trọng gần 36% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước và tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 20%/ năm, khu vực FDI đã góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp luôn ở mức 2 con số và đã chiếm 38,6% GDP của nền kinh tế. Vốn FDI đã góp phần tạo nên nhiều ngành nghề, sản phẩm mới góp phần làm tăng đáng kể năng lực của các ngành công nghiệp Việt Nam. Nhiều công nghệ mới, hiện đại thiết bị đồng bộ và có trình độ kỹ thuật tương đối cao đã được các nhà đầu tư đưa vào triển khai hoạt động ở nước ta, nhất là trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông, hoá chất, điện tử, tin học, sản xuất ô tô tạo ra bước ngoặt về công nghệ, năng suất lao động trong một số ngành công nghiệp - dịch vụ mũi nhọn của đất nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Với các nhà đầu tư đến từ hơn 66 quốc gia, vùng lãnh thổ và hơn 100 tập đoàn xuyên quốc gia (trong tổng số 500 tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm lực công nghệ và tài chính mạnh nhất thế giới), quan hệ kinh tế đối ngoại và vị thế của Việt Nam ngày càng được mở rộng và nâng cao. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nền kinh tế tăng lên nhanh chóng, năm 2001 đạt 31.189 triệu USD (trong đó xuất khẩu: 15.027 triệu USD, nhập khẩu 16.162 triệu USD); năm 2002 đạt 35.800 triệu USD (trong đó xuất khẩu: 16.500; nhập khẩu 19.300). Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI cũng tăng từ 52 triệu USD năm 1991 lên 4.500 triệu USD vào năm 2002 (chiếm hơn 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), ước tính năm 2003 cũng chiếm hơn 28% trong tổng số 20 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, góp phần mở rộng thị trường, làm lành mạnh cán cân thương mại, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch; khách sạn và dịch vụ khác phát triển mạnh mẽ. Tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh (bình quân giai đoạn 1991 – 1995 đạt gần 30%, giai đoạn 1996 – 2000 đã tăng lên 45,7% năm 2001, 2002 đạt 47%, năm 2003 ước đạt trên 48%) đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển các dịch vụ cho xuất khẩu, tham gia xuất khẩu tại chỗ và tiếp cận thị trường quốc tế. Tuy phần lớn các doanh nghiệp FDI đang trong thời kỳ hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng các khoản thu của NSNN từ khu vực này tăng nhanh, từ 52 triệu USD năm 1991 lên 459 triệu USD năm 2002 đến nay đạt trên 8,5% số thu NSNN (nếu tính cả thu từ dầu khí thì tỷ lệ này đạt gần 30% thu NSNN). Đây chính là nguồn thu rất quan trọng để cân đối NSNN, giảm bội chi và tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng của đất nước. Một điều rất quan trọng là khu vực FDI hiện nay đã tạo ra 498 ngàn chỗ làm việc trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp với mức thu nhập tương đối cao so với thu nhập bình quân của công nhân Việt Nam. Trong đó có khoảng 7.000 cán bộ quản lý và khoảng hơn 26.000 nhân viên đã được các doanh nghiệp FDI đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng với công nghệ tiên tiến và tác phong lao động công nghiệp. Cũng chính các doanh nghiệp FDI là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tự đổi mới và nâng cao sức cạnh tranh; đồng thời, là nhân tố thúc đẩy việc hoàn thiện nhanh chóng hệ thống pháp lý làm cơ sở hoạt động cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Những mặt hạn chế Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI chưa cao: Chỉ khoảng hơn 50% số doanh nghiệp có lãi, còn lại là không lãi hoặc lỗ. Mấy năm gần đây, tỷ lệ các doanh nghiệp có lãi đã có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với mong muốn và tiềm năng của nền kinh tế. Tình trạng này quả là bất lợi vì nó sẽ làm nản lòng các nhà đang đầu tư và sẽ làm nhụt chí những nhà đầu tư đang kiếm tìm cơ hội. Mặt khác, kể từ năm 1997, vốn FDI vào Việt Nam liên tục giảm sút, năm 1997: 4.453 triệu USD, năm 1998: 3.897 triệu USD, năm 1999: 1.612 triệu USD, năm 2000: 1.970 triệu USD, năm 2001 tăng lên 2.450 triệu USD, nhưng năm 2002 chỉ thu hút được 1.379 triệu USD, năm 2003 cũng chỉ hơn 2.700 triệu USD. Nguyên nhân khách quan: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vào năm 1997 và tiếp đó là sự suy thoái của Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU vào các năm 1998 – 2000 làm cho dòng vốn đầu tư từ các nước châu Á và các nước EU, châu Mỹ vào Việt Nam giảm sút. Thêm nữa, việc Trung Quốc gia nhập WTO với môi trường đầu tư quốc tế chú ý nhiều tới thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này hơn. Nguyên nhân chủ quan: - Môi trường pháp lý vẫn chưa minh bạch, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán làm cho các nhà đầu tư khó khăn khi tiếp xúc với hệ thống pháp lý, làm xáo trộn các phương án kinh doanh của các nhà đầu tư và gây thiệt hại tới lợi ích của các nhà đầu tư. - Môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh chưa đồng bộ, thiếu sự kết hợp và thiếu tính ổn định; nhiều công cụ tài chính và nhiều thị trường chưa phát triển đầy đủ và chưa phát huy hiệu quả gây trở ngại cho quá trình thực hiện đầu tư. - Việt Nam còn thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết hoặc có quy hoạch nhưng chất lượng chưa cao, dẫn tới tình trạng một số ngành, một số doanh nghiệp FDI cung sản phẩm vượt quá cầu hiện tại (như các dự án khách sạn, sản phẩm điện tử, gia dụng, ô tô ), dẫn tới tình trạng không lãi. Quy hoạch chi tiết của các địa phương chồng chéo, còn tình trạng cạnh tranh để lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất. - Cơ chế quản lý của Nhà nước vừa cồng kềnh, vừa trùng lập, vừa buông lỏng, vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp mà vẫn sơ hở như trong các trường hợp chuyển giá, trong các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, đưa thiết bị cũ, lạc hậu vào Việt Nam hoặc lợi dụng độc quyền để đẩy giá sản phẩm lên cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng. - Các hình thức đầu tư nước ngoài chưa phong phú, hạn chế khả năng góp vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. - Chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp, thiếu lao động lành nghề, lao động có kĩ thuật, có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại; vì vậy, đã đánh mất lợi thế về lao động do giá nhân công có kỹ thuật tăng nhanh. Hơn nữa, cán bộ trong các liên doanh, cán bộ quản lý FDI còn thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, không nắm vững pháp luật và trình độ ngoại ngữ còn yếu, chưa phát huy hết khả năng trong công việc. 2. Một số giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI Để tăng cường thu hút FDI thì điều quan trọng là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI đã thu hút được, làm cho vốn đã thực hiện phát huy cao nhất hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư cũng như mang lại lợi ích cho quốc gia. Muốn vậy cần thực hiện các giải pháp sau: Tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị, xã hội Giữ vững ổn định về chính trị có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, yếu tố này luôn được các nhà đầu tư xem xét đầu tiên, họ chỉ muốn đầu tư ở những khu vực, những quốc gia có sự ổn định về chính trị xã hội, có đủ năng lực và điều kiện thực hiện đầy đủ các cam kết của mình với độ tin cậy cao. Điều này không mới, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện còn những thế lực rắp tâm gây mất ổn định ở Việt Nam. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế và hệ thống pháp luật có liên quan tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài Sau gần 20 năm đổi mới nền kinh tế, Nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chúng ta còn phải nhanh chóng ban hành các luật mới như: Luật thương mại, Luật lao động, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đất đai, Luật cạnh tranh, Luật phá sản, Luật chống bán phá giá để có thể điều chỉnh một cách đồng bộ các mối quan hệ trong nền kinh tế. Đồng thời, cần sớm nghiên cứu và ban hành các luật có liên quan tới lĩnh vực đầu tư nói chung như Luật đầu tư, Luật chống độc quyền, Luật kinh doanh bất động sản, Luật tín dụng, Luật kinh doanh chứng khoán nhằm tạo mặt bằng pháp lý cho một môi trường đầu tư và kinh doanh bình đẳng, thông thoáng giữa các loại hình doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác nhau. Hơn nữa, phải nhanh chóng ký kết và tham gia các công ước quốc tế, mhư công ước Washington 1965, nhằm giải quyết các tranh chấp với các nhà đầu tư nước ngoài. Xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể về đầu tư của cả nước, của từng khu vực và địa phương, của từng ngành; công bố danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài; phát triển hệ thống thông tin xúc tiến đầu tư gắn với chương trình đầu tư và các đối tác cụ thể. Trong định hướng về thu hút sử dụng vốn FDI theo ngành và lĩnh vực cần khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút vốn FDI vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, công nghiệp cơ khí, điện tử, dầu khí, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, khai thác ưu thế về tài nguyên, nguyên liệu phục vụ sản xuất, đồng thời, cần có sự khuyến khích và có chính sách ưu đãi thỏa đáng đối với các dự án chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp gắn với việc phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước; chú trọng các dự án ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất các giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Ưu tiên hợp lý các dự án FDI vào những địa bàn trọng điểm làm động lực thúc đẩy và liên kết các vùng kinh tế trong cả nước, khai thác thế mạnh về nguyên vật liệu, lao động. Ưu đãi đặc biệt cho những dự án FDI vào các vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Mặt khác, cần phải xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh tế, hệ thống thông tin xúc tiến đầu tư phù hợp với các mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế, [...]... nước và nước ngoài, ban hành luật khuyến khích đầu tư áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp Hoàn thiện các loại thu thu nhập doanh nghiệp, VAT, thu tiêu thụ đặc biệt, thu xuất nhập khẩu theo yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế theo hướng đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhưng phải ưu tiên đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất và áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp trong nước và doanh... và doanh nghiệp FDI Nhanh chóng cải cách giá dịch vụ và xoá bỏ chế độ hai giá Rà soát và thống nhất mức tiền thu đất theo từng khu vực, từng địa bàn phù hợp với yêu cầu phát triển và thu hút đầu tư Giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng Thực hiện việc giao đất đã đền bù giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, tránh việc đẩy giá đất lên cao quá mức như... hiện nay Có các văn bản pháp quy về cầm cố, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, chuyển sang chế độ Nhà nước cho thu đất Có các quy định về vay vốn rõ ràng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI dễ dàng tiếp cận thị trường vốn, thị trường tín dụng trung và dài hạn Thí điểm việc cổ phần hóa các doanh nghiệp FDI và đa dạng hóa các hình thức đầu tư như cho phép thành lập công ty... nghiệp Xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế Xây dựng các chuẩn mực về định giá tài sản, đánh giá tài sản đối với các doanh nghiệp FDI nhằm tạo thu n lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo sự quản lý của Nhà nước Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối... việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án Đối với các dự án chưa triển khai hoặc không có khả năng hoạt động cần kiên quyết thu hồi giấy phép, dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác Cần chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thu t, đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học – công nghệ và của các doanh nghiệp FDI Đối với cán bộ quản lý cần chú trọng đào... lưu tâm Việc đào tạo và đào tạo lại công nhân kĩ thu t để phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư nước ngoài là rất cấp thiết để giải quyết tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chủ động cùng các bộ tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và cán bộ trong các doanh nghiệp FDI Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức... nghiệp FDI, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động phù hợp với đặc thù doanh nghiệp Cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm và phát triển mô hình liên doanh đào tạo như dự án Trung tâm đào tạo kĩ thu t Việt Nam – Singapore (VSTTC) tại Bình Dương Tranh thủ tối đa sự hợp tác, đầu tư của nước ngoài, các dự án quốc tế để từng bước đưa cán bộ quản... ngoài, các dự án quốc tế để từng bước đưa cán bộ quản lý và công nhân ra học tập và làm việc ở nước ngoài Mặt khác, đẩy mạnh việc xã hội hoá trong đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thu t; khuyến khích các tổ chức tập thể, cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo lực lượng lao động (Trích Tạp chí tài chính số 4/2004) Nguồn trích dẫn (0) Tìm tag: FDI ... tình trạng quản lý chồng chéo, phân tán, kém hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước Các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, trong phạm vi thẩm quyền sản xuất kinh doanh của mình, các cơ quan quản lý cần... phạm vi thẩm quyền sản xuất kinh doanh của mình, các cơ quan quản lý cần có các biện pháp quản lý và động viên kip thời; đồng thời sẵn sàng tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp về đầu vào, thị trường tiêu thụ, thu để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các cơ quan quản lý cần cùng các đơn vị tháo gỡ khó khăn về giải phóng mặt bằng, thủ tục nhập máy móc . HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM Đăng ngày: 19:06 28-01-2010 Thư mục: Tổng hợp . NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở VIỆT NAM Để có vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh. cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI Để tăng cường thu hút FDI thì điều quan trọng là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI đã thu hút được, làm cho vốn đã thực hiện phát huy cao. tiếp nước ngoài (FDI) rất được quan tâm chú ý và tạo nhiều điều kiện thu n lợi để nguồn vốn này dễ dàng đi vào nền kinh tế Việt Nam. 1. Tình hình thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam thời gian qua

Ngày đăng: 13/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w