39 - Sảy thai được nghỉ từ 20 đến 30 ngày tuỳ theo tháng thai - Sinh một lần nhiều con thì tính từ con thứ hai trở đi, mỗi con sinh thêm mẹ được nghỉ thêm 30 ngày - Trường hợp sau khi sinh con chết, người mẹ được nghỉ 75 ngày kể từ ngày sinh, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì người mẹ được nghỉ thêm 15 ngày kể từ khi con bị chết nhưng không quá thời hạn nghỉ sinh con theo quy định chung - Nếu nuôi con sơ sinh thì người nuôi được nghỉ cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi. Mức trợ cấp: - Được hưởng trợ cấp bằng 100% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưởng trợ cấp. - Được trợ cấp thêm một tháng tiền lương. 3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp a, Các trường hợp được xác định là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Bị tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc và ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động. - Bị tai nạn ngoài nơi làm việc theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động. - Bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. - Bị các bệnh nghề nghiệp do môi trường và điều kiện lao động. Danh mục BNN do Bộ y tế và Bộ lao động- Thương binh và xã hội quy định. b, Điều kiện hưởng trợ cấp - Có tham gia đóng bảo hiểm xã hội - Có giám định thương tật, bệnh tật theo quy định của pháp luật hiện hành. c, Các loại trợ cấp Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 40 - Khi bị TNLĐ-BNN trong thời gian điều trị người lao động vẫn được hưởng lương và các chi phí điều trị do chủ sử dụng lao động chi trả ( không thuộc trợ cấp BHXH ) - Khi đã ổn định thương tật, được giám định thương tật thì được hưởng trợ cấp bảo hiểm xa hội tính từ khi ra viện, gồm: + Trợ cấp 1 lần ( nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30% bằng từ 4-12 tháng tiền lương tối thiểu ). + Trợ cấp hàng tháng ( nếu bị suy giảm từ 31% trở lên ) bằng 0,4 - 1,6 lần mức tiền lương tối thiểu tuỳ thuộc vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. + Được phụ cấp cho người phục vụ bằng 0,8 lần mức tiền lương tối thiểu đối với những người mất khả năng lao động từ 81% trở lên và bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chi, tâm thần nặng. + Nếu bị TNLĐ-BNN mà chết thì gia đình được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng trợ cấp trước, không phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội. + Người bị TNLĐ-BNN có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp hưu trí. 4. Chế độ hưu trí a, Điều kiện Trong chế độ hưu trí điều kiện hưởng trợ cấp gồm tuổi đời và số năm đóng bảo hiểm xã hội. Để được hưởng trợ cấp lương hưu đầy đủ thì về tuổi đời: + Nam đủ 60 tuổi trong điều kiện lao động bình thường và đủ 55 tuổi nếu làm ở ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, hoặc công tác ở chiến trường B,C,K. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 41 + Nữ đủ 55 tuổi trong điều kiện lao động bình thường hoặc đủ 50 tuổi nếu làm việc ở các công việc và khu vực nêu trên như nam giới. Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội phải có đủ 20 năm đóng đối với các loại lao động và đối với các trường hợp giảm tiền thì trong đó phải có 15 năm ở ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hoặc công tác ở các chiến trường B,C,K. Những người nghỉ hưu nhưng hưởng trợ cấp thấp hơn với các điều kiện sau: + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm. + Nam đủ 50 tuổi, nữ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. + Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không phụ thuộc tuổi đời. b, Mức trợ cấp Những người có đủ các điều kiện nêu trên được hưởng trợ cấp hàng tháng: - Mức trợ cấp được tính dao động từ 45-75% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu. - Đối với những người được hưởng hưu nhưng với mức trợ cấp thấp hơn thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì trừ đi 2% trợ cấp nhưng thấp nhất cũng phải bằng mức lương tối thiểu. - Đối với những người có từ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, người trợ cấp hàng tháng được trợ cấp 1 lần trước khi nghỉ hưu, từ năm thứ 31 trở đi cứ mỗi năm đóng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 42 thêm, người lao động được nhận thêm 0,5 của mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội nhưng tối đa không quá 5 tháng. - Những người có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi đời thì chờ (hưu chờ) cho đến khi đủ tuổi để hưởng hưu hàng tháng. - Người không có đủ các điều kiện hưởng hưu hàng tháng hoặc hưu chờ thì được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng 1 tháng mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội. c, Sự thay đổi chế độ hưu trí Ngày 12/11/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 93/CP sửa đổi một số quy định đối với chế độ hưu trí như sau: - Đối với những người có đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ mà có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng đủ 75% tiền lương bình quân của 5 năm cuối mà không bị trừ tỷ lệ % như trước. Còn đối với những người không đủ điều kiện được hưởng hưu đầy đủ thay vì trừ đi 2% nay chỉ trừ 1%. - Đối với những người đã từng có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại mà sau đó chuyển sang làm công việc khác có mức tiền công thấp hơn thì khi tính tiền lương bình quân, được tính bình quân của 5 năm liền kề có mức tiền lương cao nhất. 5. Chế độ tử tuất a, Các trường hợp - Người lao động đang làm việc bị ốm, bệnh tật hoặc bị tai nạn chết - Người lao động nghỉ chờ hưu bị chết Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 43 - Người đang được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng ( hưu, MSLĐ,TNLĐ-BNN) bị chết. Những trường hợp này thân nhân được hưởng chế độ trả trước. b, Điều kiện hưởng - Tham gia BHXH dưới 15 năm mà chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần. - Tham gia BHXH từ 15 năm trở lên mà chết thì được hưởng trợ cấp hàng tháng kèm theo các điều kiện của thân nhân c, Các loại trợ cấp - Mai táng phí: chung cho tất cả mọi người chết bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu. - Trợ cấp 1 lần: người lao động chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc thân nhân chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp là mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng 1 tháng mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng không quá 12 tháng. Đối với người đang hưởng hưu chết mà thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng thì nếu chết trong năm hưởng hưu thứ nhất thì được hưởng 12 tháng lương hưu. Nếu chết từ năm hưởng hưu thứ hai trở đi, mỗi năm đã hưởng bảo hiểm xã hội giảm đi 1 tháng lương, nhưng tối thiểu cũng bằng 3 tháng lương hưu. - Trợ cấp tuất hàng tháng: khi thân nhân của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng ở vào một trong các điều kiện sau: + Con chưa đủ 15 tuổi hoặc đến 15 tuổi nếu đang đi học., + Bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi). Mức trợ cấp được hưởng đối với mỗi thân nhân bằng 40% tiền lương tối thiểu nhưng không quá 4 suất. Những người cô đơn, không người nuôi dưỡng thì được trợ cấp bằng 70% tiền lương tối thiểu. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 44 III. Đánh giá hoạt động quỹ bảo hiểm xã hội Nói chung, chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu cũng như những chuẩn mực phản ánh hiệu quả hoạt động quỹ BHXH (có chăng cũng chỉ một vài chỉ tiêu). Do đó đánh giá hiệu quả quỹ BHXH thông qua công tác tạo nguồn và sử dụng nguồn. 1. Công tác thu Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội Việt nam được thành lập theo NĐ 19/CP ngày 16/2/1995 cho đến nay đã trải qua chặng đường hơn 6 năm với những khó khăn và thử thách mà BHXH Việt nam đã vượt qua, tự khẳng định mình và không ngừng lớn mạnh. Hoạt động BHXH đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, khẳng định sự ra đời của BHXH Việt nam là hoàn toàn đúng đắn theo chủ trương, đường lối của Đảng. Trên cơ sở, nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng các chế độ BHXH đã đặt ra yêu cầu rất quyết định đối với công tác thu nộp BHXH vì nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không có nguồn để chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động khi quỹ BHXH được hạch toán độc lập để giảm bớt gánh nặng của NSNN. Thấm nhuần nguyên tắc trên, ngay từ khi mới thành lập, BHXH Việt nam đã rất coi trọng công tác thu, luôn đặt công tác thu ở vị trí hàng đầu. Bảng số liệu trên cho thấy, số thu BHXH qua các năm đều gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. So với số thu năm 1994 (là năm trước khi đổi mới chính sách BHXH ) thì số thu từ năm 1998 đến nay đều tăng hơn 10 lần. Với kết quả trên, BHXH Việt nam đã góp phần quan trọng vào việc hình thành được quỹ BHXH tập trung, hạch toán độc lập và từng bước giảm nhẹ cho NSNN trong việc chi trả các chế độ BHXH để có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước. Số thu hàng năm tăng lên bởi một mặt, do ảnh hưởng của nhân tố chính sách ( Nghị định 06/CP ngày 21/1/1997 điều chỉnh mức Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 45 lương tối thiểu từ 120000đ/tháng lên 144000đ/tháng, tiếp đó là Nghị định 175/CP ngày 1/1/2000 nâng mức lương tối thiểu lên 180000 theo đó số thu BHXH cũng được tăng lên) mặt khác do sự tăng đối tượng tham gia BHXH: Biện pháp quan trọng để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH là không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH vì quỹ BHXH được hình thành trên cở sở mức chênh lệch giữa dòng tiền chảy vào quỹ (thu) và dòng tiền chảy ra khỏi quỹ (chi). Nếu chênh lệch này dương thì quỹ sẽ lớn lên về số tuyệt đối, đồng thời khi mở rộng đối tượng tham gia đóng BHXH cũng có nghĩa là tăng dần tích luỹ (về mặt giá trị tuyệt đối) của phần quỹ tạm thời nhàn rỗi nhất là đối với quỹ BHXH dài hạn. Nếu như đầu năm 1995 toàn quốc có 3174197 lao động tham gia BHXH thì đến nay con số đó đã tăng gấp đôi. Các đơn vị tham gia BHXH đa số nhận thức tốt, có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội và thu nộp đầy đủ. Trong tổng số các đơn vị tham gia BHXH thì các đơn vị thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lao động tham gia tăng nhanh: Năm 1995 có 30.063 người, năm 1996 có 56.280 người, năm 1997 có 84.058 người, năm 1998 có 122.685 người tham gia BHXH, bình quân tăng 60%/năm. Năm 2000 tăng thêm 200.000 lao động tham gia BHXH so với năm 1999, điển hình: + Thành phố Hồ Chí Minh: Có 616.549 lao động tham gia BHXH , tăng so với năm 1999 là 43.158 lao động (tăng 8%), trong đó có 95.849 lao động ngoài quốc doanh, tăng 27% so với năm 1999. + Tỉnh Bình Dương: 90.809 lao động, tăng so với năm 1999 là 12.797 lao động (tăng 16%), trong đó 20.000 lao động ngoài quốc doanh, tăng 78% so với năm 1999. + Tỉnh Đồng Nai: 175.500 lao động, tăng so với năm 1999 là 14.088 lao động (tăng 9%), trong đó có 10.520 lao động ngoài quốc doanh, tăng 19% so với năm 1999. Để đạt được những kết quả trên, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 46 Luôn chú trọng công tác thu nộp BHXH, coi công tác thu là nhiệm vụ hàng đầu cho việc tăng trưởng và phát triển nguồn quỹ. Hội đồng thi đua các cấp đã đưa chỉ tiêu thu nộp BHXH là một trong các chỉ tiêu để xét công nhận danh hiệu thi đua đơn vị hoặc cá nhân. Tích cực rà soát, tuyên truyền vận động để tăng thêm đối tượng tham gia đóng BHXH đối với những đơn vị sử dụng lao động và người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH nhưng chưa tham gia BHXH. Đồng thời đôn đốc, kiểm tra, đối chiếu thường xuyên để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số tiền BHXH phát sinh theo quỹ lương hàng tháng, hàng năm. Bên cạnh đó là công tác truy thu nợ đọng để ngăn chặn không để công nợ phát sinh thêm, nhất là cố gắng tối đa hạn chế hiện tượng chây ì để nợ đọng lưu cữu, chồng chất đến mức không còn khả năng trả nợ. Công tác thu BHXH đã dần đi vào ổn định, ngành BHXH đã phối hợp tốt với các ngành chức năng cũng như tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong công các thu BHXH. Bên cạnh đó là công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, từng bước ứng dụng công nghệ tin học vào việc quản lý thu BHXH. Bên cạnh đó, công tác thu BHXH vẫn còn một số tồn đọng sau: - Tình hình nợ tiền BHXH ở các đơn vị tham gia BHXH còn khá lớn làm ảnh hưởng đến nguồn thu BHXH, số tiền nợ BHXH của các đơn vị tham gia BHXH bình quân trên 10 tỷ đồng/năm, nguyên nhân một phần do các đơn vị gặp khó khăn trong hoạt động (đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh) mặt khác là do ý thức của chủ sử dụng lao động, nợ tiền BHXH để dùng số tiền đó quay vòng kinh doanh, đỡ phải vay vốn. Trong khi đó người lao động do không hiểu rõ về BHXH lại mang sẵn tâm lý sợ mất việc nên đã không dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 47 - Nhiều đơn vị thuộc diện phải tham gia BHXH cho người lao động nhưng đã lẩn tránh nghĩa vụ tham gia và nộp BHXH vì ảnh hưởng đến lợi nhuận, hoặc có tham gia cũng chỉ mang hình thức chiếu lệ, nhiều doanh nghiệp chỉ đóng BHXH cho những người làm công tác quản lý doanh nghiệp, nộp BHXH thì tìm cách khai giảm tiền lương, giảm số lao động làm việc hoặc thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ, ngắn hạn dưới 3 tháng để giảm số lao động không thuộc diện đóng BHXH với nhiều hình thức khác nhau như: không ký hợp đồng lao động, kéo dài thời gian thử việc đây là những kẽ hở mà trong thời gian tới hệ thống BHXH phải lấp đầy. - Một trong những biện pháp để bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ BHXH là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tuy đã có nhiều lỗ lực, cố gắng của toàn hệ thống, song cho đến nay số tham gia BHXH chỉ mới đạt khoảng 4 triệu lao động thuộc diện bắt buộc trong tổng số hơn 40 triệu lao động, ngoài xã hội vẫn còn một lực lượng lớn chưa được khai thác nhằm mang lại lợi ích cho đầy đủ người lao động trong mọi thành phần kinh tế. 2. Công tác chi trả trợ cấp Chi BHXH do hai nguồn bảo dảm cơ bản là Ngân sách (chi cho một số các đối tượng hưởng bảo hiểm ã hội trước 01/01/1995) và nguồn do quỹ BHXH bảo đảm. Theo quyết định 20/199/QĐ-TTg ban hành ngày 26/1/1998 thì nguồn ngân sách chi trả cho các trường hợp sau: - Trợ cấp hưu - Trợ cấp MSLĐ - Trợ cấp TNLĐ và người phục vụ người bị tai nạn lao động, trang cấp dụng cụ, phương tiện chuyên dùng cho người bị TNLĐ - Trợ cấp BNN Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . quy định đối với chế độ hưu trí như sau: - Đối với những người có đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ mà có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng đủ 75% tiền lương. hoạt động quỹ BHXH (có chăng cũng chỉ một vài chỉ tiêu). Do đó đánh giá hiệu quả quỹ BHXH thông qua công tác tạo nguồn và sử dụng nguồn. 1. Công tác thu Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội Việt. sau: + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 30 năm. + Nam đủ 50 tuổi, nữ 45 tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị