1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an 11(CB)

16 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tiết thứ: 1 Ngày soạn: 18/8/09 Đọc văn TÊN BÀI: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH Trích: Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác) A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về c/sống trong phủ chúa Trịnh 2. Kỹ năng: Biết cách đọc hiểu một tác phẩm văn học thuộc thể kí 3. Thái độ: Tôn trọng nhân cách và tài năng của Lê Hữu Trác. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Đọc- phân tích- trao đổi thảo luận C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- TLTK về Lê Hữu Trác * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: ………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… II. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết Vua Lê, chúa Trịnh thuộc giai đoạn nào trong lịch sử PK nước ta? Em biết gì về Lê Hữu Trác? III.Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Lê Hữu Trác không chỉ là một thầy thuốc giỏi nổi tiếng mà còn được xem là một trong những tác giải văn học có những đóng góp cho sự ra đời và phát triển của thể loại kí sự. b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 H: Dựa vào phần tiễu dẫn, em hãy khái quát một vài nét về danh ý Lê Hữu Trác? HS: Làm việc cá nhân, khải quát GV: Nhận xét, bổ sung và giảng rõ 1 số v/đề * Hải Thượng Lãn Ông: Hải Thượng là 2 chữ đầu của tỉnh Hải Dương và phủ Thượng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thượng quê mẹ.“Lãn Ông” nghĩa là “ông lười”, ngụ ý lười biếng, chán ghét công danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu ý học, thực hiện chí hướng mà mình yêu thích. H: Kí sự là gì? Em biết gì tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác? HS: Làm việc cá nhân, giới thiệu GV: Bổ sung, nhấn mạnh GV: Đọc mẫu- hướng dẫn cách đọc HS: Đọc- tóm tắt H: Qua việc đọc và tóm tắt em hãy khái quát I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Lê Hữu Trác Hiệu: Hải Thượng Lãn Ông (Ông già lười đất Thượng Hồng) * Quê: Làng Liêu Xá- huyện Đường Hào- Phủ Thượng Hồng- Tỉnh Hải Dương * Về gia đình: có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan ( 1724- 1791) * Phần lớn cuộc đời hoạt động y học và sáng tác của ông đều gắn với quê ngoại (Hương Sơn- Hà Tĩnh) * Lê Hữu Trác không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách, truyền bá y học ( Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, biên soạn trong 40 năm) 2. Tác phẩm: * Kí sự: là một thể loại thuộc loại hình kí nhằm ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh và có thật. * Tập kí viết bằng chữ Hán * Xếp cuối bộ: Hải Thượng y tông tâm lĩnh 3. Đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh” a. Đọc văn bản: b. Nội dung đoạn trích: - Nói về việc Lê Hữu Trác lên kinh vào phủ chúa để nội dung cơ bản của đoạn trích? HS: làm việc cá nhân, khái quát Nd đoạn trích GV: Bổ sung, kết luận Hoạt động 2 H: Quang cảnh trong phủ Chúa được tác giả miêu tả như thế nào? Tìm và phân tích các chi tiết để làm rõ? GV: Chia lớp hoạt động theo nhóm - Nhóm 1: Phân tích và nhận xét về kiến trúc, phong cảnh thiên nhiên và đồ vật trong phủ Chúa - Nhóm 2: Phân tích và nhận xét về hoạt động của con người trong phủ Chúa. HS: Hoạt động theo nhóm, cử đại diện trình bày GV: Bổ sung, giảng rõ Cảnh vật được môt tả từ rất xa đến gần, từ ngoài vào trong, mọi cảnh vật, mọi cung cách sinh hoạt đều toát lên vẽ đẹp quyền quý đến mức hoàn mỹ. Tuy nhiên, chính những điều ấy lại làm cho tác giả cảm thấy lạ lẫm, sự sệt, phiền hà (thái độ rất thật) vì đó chỉ là một thứ nước sơn hào nhoáng giả tạo bên ngoài nhằm che phủ cho một triều đại mục ruỗng đang trên đà sụp đổ. H: Hãy phân tích thái độ và tâm trạng của LHT khi trên đường vào cung thăm bệnh cho thế tử? HS: Liệt kê các chi tiết, phân tích, nhận xét GV: Phân tích nhanh bài thơ tức cảnh của LHT trong văn bản. H: Qua lời đối thoại của LHT với ông Lang đồng hương em thấy được thái độ gì của tác giả? HS: Phân tích ý nghĩa lời thoại GV: Nhận xét, kết luận Mặc dù nhận xét là phủ chúa sang, phủ chúa đẹp, phủ chúa giàu có nhưng lại có thái độ thờ ơ, dững dưng với những quyến rũ VC ấy, không đồng tình với c/sống ngột ngạt no đủ, tiện nghi nhưng thiếu ánh sáng và khí trời. H: Thái độ của lương y LHT diễn biến như thế nào khi khám bệnh, hầu mạch, kê đơn? Em có suy nghĩ ntn về thái độ đó? HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày GV: Bổ sung, kết luận Phút đắn đo, xao lòng của Hải Thượng Lãn Ông chính là biểu hiện cho thái độ bất bình trước lối sống xa hoa, quyền lực nơi phủ Chúa. Ước muốn về núi để sống tự do và chữa bệnh cho nhân dân giúp ta hiểu thêm về sự đối nghịch giữa trong và đục, giữa ô trọc và thanh cao trong XH lúc này khiến ta thêm khâm phục hơn về nhân cách cao khiết của danh y Lê Hữu Trác. chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. - Thái độ của tác giả về cung cách sinh hoạt của g/cấp thống trị. II. Đọc- hiểu chi tiết: 1. Bức tranh cuộc sống trong phủ Chúa: * Đồ vật: được làm từ những chất liệu quý giá: Vàng, bạc, gấm lụa… * Kiến trúc: (cách bài trí) xinh đẹp, lỗng lẫy, tráng lệ… * Thiên nhiên: hài hòa, thơ mộng * Con người: - Ngôn từ: trau chuốt, hoa mỹ - Nghi thức: tỉ mĩ, nghiêm nhặt, khuôn phép  Bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống vương giả đầy quyền uy, xa hoa nhưng gò bó, cứng nhắc và lộng quyền, tiếm lễ. 2. Thái độ, tâm trạng của Lê Hữu Trác khi vào phủ chúa Trịnh: * Trên đường vào nội cung xem bệnh cho thế tử: - Kinh ngạc trước cảnh giàu sang, lộng lẫy - Rụt rè, ngần ngại, thụ động trước cung cách sinh hoạt uy nghiêm, quyền thế và rất gò bó. - Thể hiện thái độ ngầm phê phán và tự hào về cách sống của mình. * Qua quá trình xem mạch, kê đơn, chữa bệnh: - Nghiên cứu thấu đáo để hiểu căn nguyên chứng bệnh. - Ưu tư đắn đo vì sợ danh lợi ràng buộc - Suy nghĩ thấu đáo về mọi lẽ, gạt bỏ ý muốn cá nhân mà hành động theo ý thức (Nho giáo) trung với Chúa, với nước cho xứng đáng với truyền thống của cha ông, trọng trách chân chính đã chiến thắng  Quyết định chữa bệnh cho thế tử bằng PP tốt nhất. - Trình bày cặn kẽ phương thuốc chữa bệnh của mình với quan chánh đường  thái độ thận trọng, giữ kẻ, không xu phụ học đòi thói quen nhà quyền quý. H: Văn bản đã cung cấp cho em nhận diện ntn về thể loại kí sự? HS: Trao đổi tại chổ và phát biểu ý kiến cá nhân GV: Nhận xét, diễn giảng, chốt ý Hoạt động 3 HS: Đọc phần ghi nhớ sgk GV: Nhấn mạnh ở phần ghi nhớ để tổng kết.  LHT là một vị lương y có tài, một bậc trung thần có nhân cách cao quý, thanh khiết. 3. Nghệ thuật viết kí sự: - Sự việc được chọn lọc, ghi chép một cách chân thực, chi tiết, sịnh động. - Lối quan sát, miêu tả, tường thuật tinh tế, sắc sảo III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK) IV. Củng cố: Hãy phân tích những chi tiết đắt giá làm nổi rõ giá trị hiện thực của đoạn trích? V. Dặn dò: - Bài cũ: Tóm tắt đoạn trích- nắm 2 ý cơ bản của văn bản - Bài mới: chuẩn bị bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân VI. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………… Tiết thứ: 2 Ngày soạn: 19/8/09 Tiếng Việt TÊN BÀI: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của XH và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan giữa chúng. 2. Kỹ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ cá nhân và năng lực sáng tạo của cá nhân. 3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng những q/tắc ngôn ngữ chung của XH, có ý thức s/tạo để p/triển NN B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Vấn đáp- diễn dịch, quy nạp C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- sưu tầm các ngữ liệu * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ của LHT được thể hiện qua đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh”? III.Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Cha ông chúng ta khi dạy con cái nói năng, cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hàng ngày thường sử dụng câu ca dao: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 H: Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? GV: Gợi ý HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu Vì đó là p/tiện chung và quan trọng mà mọi người sử dụng để giao tiếp, đồng thời giúp con người lĩnh hội được lời nói của người khác, là công cụ tư duy của cả cộng đồng XH. GV: Nhấn mạnh, bổ sung H: Tính chung của ngôn ngữ được thể hiện ở những p/diện nào? I. Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội: * Xét VD: Mẹ ơi! Con đi học đây. * Tính chung của ngôn ngữ của cộng đồng biểu hiện ở GV: Phân tích cấu trúc và các yếu tố cấu thành câu nói trên, gợi ý để HS trả lời HS: Dựa vào VD GV đưa ra khái quát GV: Bổ sung, kết luận H: yếu tố ngôn ngữ chung bao gồm những yếu tố nào? Cho Vd minh họa? HS: Dựa vào sgk phân tích và cho VD GV: Nhận xét, giảng rõ - Nguyên âm: là những âm khi phát âm luồng hơi từ phổi đi ra mà không gặp trở ngại đáng kể o,a, i - Phụ âm: là những âm khi phát âm luồng hơi từ phổi đi ra gặp trở ngại đáng kể: b,t,d - Thanh điệu: sự nâng lên hoặc hạ thấp giọng trong một âm tiết, có khả năng khu biệt võ âm thanh - Từ: là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa hoàn chỉnh, dùng để đặt câu - Âm tiết: đơn vị phát âm nhỏ nhất trong ngôn ngữ. - Thành ngữ: là tổ hợp từ cố định quen dùng mà nghĩa thường không giải thích được bằng nghĩa của các từ tạo nên. - Quán ngữ: là một tổ hợp từ cố định dùng lâu thành quen, có thể giải thích nghĩa bằng các từ tạo nên nó. H: Quy tắc, p/thức cấu tạo và sử dụng ngôn ngữ bào gồm những q/tắc và p/thức chung nào? Cho VD minh họa và phân tích? HS: Làm việc cá nhân, phân tích GV: Nhận xét, kết luận Các q/tắc và p/thức này được hình thành dần dần trong LS p/triển của 1 ngôn ngữ cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo để hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mới có hiệu quả. Hoạt động 2 H: Thế nào là lời nói cá nhân? GV: Gợi ý HS: Chuẩn bị cá nhân và trình bày khái niệm H: trong lời nói cá nhân vừa có sự hiện thực hóa của ngôn ngữ chung vừa có sự thể hiện của cái riêng, vậy cái riêng đó thể hiện ở những p/diện nào? HS: Dựa vào sgk để trình bày những nét riêng của lời nói cá nhân GV: Bổ sung, đưa VD giảng rõ Hoạt động 3 các p/diện: các y/tố ngôn ngữ, các q/tắc chung, các p/thức chung. 1. Các yếu tố ngôn ngữ chung: - Các âm và các thanh: nguyên âm, phụ âm, thanh điệu - Các âm tiết (tiếng): nó được tạo ra do sự kết hợp giữa các âm và các thanh - Các từ: - Các ngữ cố định: thành ngữ, quán ngữ VD: Mẹ tròn con vuông Mày lên lớp tao à! 2. Quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng đơn vị ngôn ngữ: - Quy tắc cấu tạo các kiểu câu: câu đơn, câu ghép - Phương thức chuyển nghĩa: chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh - Quy tắc kết hợp từ, quy tắc cấu tạo từ II. Lời nói- Sản phẩm riêng của cá nhân: * Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi s/dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập văn bản (nói- viết) để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, mang dấu ấn cá nhân, kết quả của s/tạo cá nhân. * Nét riêng trong lời nói của cá nhân: - Giọng nói của cá nhân: giọng trầm, giọng trong trẻo, giọng the thé đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt cách phát âm của người này và người kia. - Vốn từ ngữ cá nhân: là quá trình tích lũy ngôn ngữ chung và s/dụng theo sở trường của từng cá nhân. - Sự chuyển đổi, s/tạo khi s/dụng ngôn ngữ chung. - Tạo ra các từ mới - Vận dụng linh hoạt các q/tắc chung và pp chung. III. Luyện tập: GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Giải bài tập 1,2 sgk * Bài tập 1: - Từ “Thôi” được dùng với nghĩa chuyển + Nghĩa gốc: “thôi”: chấm dứt, ngưng nghỉ một hoạt động nào đó VD: Tôi đã thôi việc ở công ty MDZ + Nghĩa từ “thôi” trong câu thơ của NK: chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống  đó là sự sáng tạo của NK để thể hiện sự biến tấu về tâm trạng và tình cảm của tác giả. * Bài tập 2: Sự sáng tạo của HXH trong 2 câu thơ - Thay đổi trật từ trong cụm danh từ: đá mấy hòn, rêu từng đám - Thay đổi trật tự các thành phần câu: VN đảo lên trước CN VD: Cách viết quen thuộc “Từng đám rêu xiên ngang mặt đất Mấy hòn đá đâm toạc chân mây”  HXH thay đổi cách diễn đạt như thế để diễn tả sinh động sức sống của thiên nhiên và của tâm trạng, ý thức phản kháng muốn vượt lên số phận của con người. IV. Củng cố: HS đọc ghi nhớ sgk – GV nhấn mạnh ghi nhớ để củng cố bài học V. Dặn dò: Học bài- hoàn chỉnh các bài tập Chuẩn bị viết bài số 1 VI. Rút kinh nghiệm: Tiết thứ: 3,4 Ngày soạn: 19/8/09 Tập làm văn TÊN BÀI: BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 1 A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và chương trình học kỳ II lớp 10 Viết được bài văn NLXH có nội dung sát với thực tế c/sống và học tâp của HS THPT 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận XH hoàn chỉnh 3. Thái độ: Có chính kiến và thái độ của mình trước một vấn đề Xã Hội B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Viết tự luận C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- đề bài- đáp án * Học sinh: Vở viết văn D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: ………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III.Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài dạy: A. Đề bài: Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại? B. Đáp án: Vấn đề cần nghị luận: bàn về vai trò và tác dụng quan trọng của sách đối với đời sống nhân loại. Các ý cần đạt: * Giải thích và trình bày hiểu biết của mình về sách: - Sách là gì? - Sách có từ khi nào? - Người ta dùng sách để làm gì? * Không có sách cuộc sống của nhân loại sẽ như thế nào? * Phân tích vai trò của sách trên các p.diện - Tuyên truyền và chuyển tiếp cho các thế hệ sau những kinh nghiệm của c/sống. - Cung cấp những tri thức về TN, XH, những tâm tư tình cảm, tư tưởng của những nhà sáng tạo ngôn từ. * Phê phán những biểu hiện coi thường sách, hạ thấp vai trò của văn hóa đọc * Khẳng định sự cần thiết của sách trong XH tương lai, cho dù đó là 1 XH công nghiệp, phát triển mạnh về CNTT và phương tiện nghe, nhìn… C. Biểu điểm: - Bài điểm 9-10: Đạt được tất cả các ý trên của đề ra, diễn đạt tốt, viết có cảm xúc, sắc sảo, thuyết phục. - Bài điểm 7-8: Đạt được các ý cơ bản của đề ra, hành văn tương đối trôi chảy, viết có sức lôi cuốn, không sai lỗi chính tả quá nhiều. - Bài điểm 5-6: Đạt được 1/2 số ý của đề ra, hành văn hơi lủng củng, viết chưa sâu sắc, có sai lỗi chính tả. - Bài điểm 3-4: Bài có ý nhưng không đầy đủ, hành văn yếu, viết không thuyết phục, sai lỗi chính tả. - Bài điểm: 0-2: những trường hợp còn lại. IV. Củng cố: Nhận xét giờ làm- thu bài V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Bài thơ Tự Tình của Hổ Xuân Hương VI. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Tiết thứ: 7 Ngày soạn: 27/8/09 Tập làm văn TÊN BÀI: PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Nắm được cách phân tích đề và lập dàn ý cho một bài văn nghị luận Hiểu được vai trò quan trọng của công việc phân tích đề và lập dàn ý trong tiến trình làm một bài văn nghị luận. 2. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý. 3. Thái độ: Có ý thức phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu vấn đề- trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- các đề bài * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: ………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Câu cá mùa thu” và nêu nét NT đặc sắc của bài thơ? III.Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Trong Ct NVTHCS các em đã được làm quen với văn nghị luận, đắc biệt là được rèn luyện một số kỹ năng: cách lập luận, cách X/dựng luận điểm, luận cứ…hôm nay chúng ta sẽ rèn luyện thêm một số thao tác để tránh được hiện tượng lạc đề, xa đề: Phân tích đề và lập dàn ý. b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 H: Vì sao nhất thiết phải phân tích đề? HS: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích đề theo thực tiễn viết văn trong quá trình học văn. GV: sơ kết: trong quá trình làm văn ngay khi cả có đề bài rồi thì q/trình làm bài vẫn có nguy cơ lạc đề, xa đề, vì vậy cần phải p/tích đề, đó là công việc đầu tiên. Phân tích đề không đúng, mọi khâu tiếp sau sẽ sai… H: Trong các lớp dưới các em đã được tiếp cận và phân tích nhiều đề văn nghị luận, vậy hãy cho biết: Đề bài là gì? Thế nào là phân tích đề? HS: Làm việc cá nhân, kết luận về các khái niệm. GV: Nói thêm: một đề văn nghị luận thường quy định các yêu cầu chính, đo đó khi kết thúc q/trình phân tích đề, người viết phải xác định được: Viết cái gì? Nhằm mục đích gì? Phải sử dụng thao tác lập luận nào? HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày - Nhóm 1,2: Trả lời câu hỏi yêu cầu ở đề 1 - Nhóm 3,4: Trả lời câu hỏi yêu cầu ở đề 2 GV: Bổ sung, kết luận * Phân tích đề: Gồm các bước sau - Xác định yêu cầu về nội dung - Xác định yêu cầu về hình thức - Phạm vi tư liệu sử dụng Hoạt động 2 I. Phân tích đề: 1. Khái niệm: * Đề bài: là một “lệnh”, một nhiệm vụ mà người ra đề giao cho người viết thực hiện. * Phân tích đề: là công việc xem xét cặn kẽ đề bài để nhận thức chính xác “lệnh”, nhiệm vụ nghị luận được giao, nói cách khác mục đích của việc phân tích đề là tìm hiểu chính xác các yêu cầu cơ bản của đề bài. 2. Ví dụ: Đề 1 và Đề 2 (sgk) * Đề 1: thuộc dạng đề có định hướng cụ thể, nêu rõ các y/cầu về nội dung, giới hạn dẫn chứng - Vấn đề cần nghị luận: Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới. - Yêu cầu về ND: Từ ý kiến của Vũ Khoan có thể suy ra. + Người VN có nhiều điểm mạnh: thông minh, nhạy bén với cái mới. + Người VN cũng không ít điểm yếu: thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế. + Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang bước vào TK 21 - Yêu cầu về phương pháp: TT lập luận bình luận, giải thích, chứng minh - PVDC: thực tế XH. * Đề 2: thuộc dạng đề mở - Vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của HXH trong bài thơ Tự Tình II - Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự và diễn biến tâm trạng của HXH - Yêu cầu về phương pháp: Phân tích- nêu cảm nghĩ - PVDC: thơ Hồ Xuân Hương. H: Thế nào là lập dàn ý? HS: Dựa vào q/trình làm bài để phát biểu GV: Bổ sung, kết luận H: Quá trình lập dàn ý được thực hiện theo các bước ntn? * Xác định luận điểm * Đề 1: Luận điểm: - Người Việt Nam có nhiều điểm mạnh. - Người Việt Nam có nhiều điểm yếu. - Khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh. H: Luận điểm, luận cứ đưa vào đưa vào dàn ý phải đạt yêu cầu gì? Hoạt động 3 GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1 sgk HS: Giải bài tập theo định hướng của GV II. Lập dàn ý: 1. Khái niệm: dàn ý là các ý của bài văn được sắp xếp than hf hệ thống, theo một trật tự hợp lí nhằm giúp người làm văn theo đó mà giải quyết vấn đề. 2. Quá trình lập dàn ý: * Xác định luận điểm * Xác lập luận cứ * Sắp xếp luận điểm, luận cứ: - Mở bài - Thân bài - Kết bài * Yêu cầu về luận điểm, luận cứ: - Chính xác: phù hợp với lẽ phải và sự thật - Phù hợp: luận điểm phù hợp với cách giải quyết v/đề, các luận cứ phải phù hợp với luận điểm, làm rõ cho luận điểm. - Đầy đủ: giải quyết đầy đủ và làm căn cứ vững chắc cho luận điểm - Tiêu biểu: chon lọc, xác đáng, giàu sức thuyết phục. * Để có dàn ý mạch lạc cần có kí hiệu trước đề mục. III. Luyện tập: Hãy phân tích đề và lập dàn ý cho bài tập số 1 sgk? 1. Phân tích đề: * Đề 1 thuộc dạng đề định hướng rõ nội dung cần nghị luận. - Vấn đề cần nghị luận: giá trị hiện thức sâu sắc của đoạn trích. - Yêu cầu về nội dung: + Bức tranh sinh động cụ thể về c/sống xa hoa nơi phủ chúa + Thái độ của tác giả - Yêu cầu về phương pháp: Phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ - PVDC: đoạn trích 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: b. Thân bài: - Đoạn trích đã vẽ ra 1 bức tranh sinh động về c/s quá xa hoa, quyền quý của phủ chúa - Lê Hữu Trác đã cho người đọc thấy được chân tướng của một tầng lớp thống trị ốm yếu, thiếu sinh khí, sống sau lớp màn che tối tăm, xa cách hẳn với cuộc đời lành mạnh, tự nhiên. - Đoạn trích cho chúng ta nhận ra diện mạo của một chế độ phi lí, nó đáng phải và sắp bị đào thải ra ngoài hiện thực. c. Kết bài: IV. Củng cố: GV nhắc lại yêu cầu phân tích đề và lập dàn ý trong văn nghị luận V. Dặn dò: - Bài cũ: Làm bài tập còn lại- học bài - Bài mới: Soạn và chuẩn bị bài: Thao tác lập luận phân tích VI. Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Tiết thứ: 8 Ngày soạn: 27/8/09 Tập làm văn TÊN BÀI: THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH A. MỤC TIÊU: Giúp HS 1. Kiến thức: Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích Hiểu được thế nào là lập luận phân tích và vai trò quan trọng của tháo tác lập luận phân tích trong việc làm văn nghị luận. Nắm được cách tiến hành thao tác lập luận phân tích trong làm văn. 2. Kỹ năng: Hình thành thói quen và kỹ nằn phân tích là lập luận phân tích khi hành văn và trong Các hoạt động nghị luận khác 3. Thái độ: : Nghiêm túc trong quá trình nhìn nhận, trình bày ý kiến của mình về một vấn đề. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Nêu vấn đề- trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ * Giáo viên: Thiết kế giáo án- các đề bài * Học sinh: Vở bài soạn- sách giáo khoa D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY I. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: ………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Câu cá mùa thu” và nêu nét NT đặc sắc của bài thơ? III. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Để viết được bài văn nghị luận hay, cần phải có nhiều thao tác bổ trợ. Lập luận phân tích là một trong những thao tác quan trọng đó. b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 H: Em hãy kể những hoạt động được gọi là phân tích trong học tập và trong đời sống? HS: Kể các h/động có phân tích: phân tích đề bài, phân tích điều hay lẽ phải, phân tích thành phần hóa học, phân tích thiệt hơn… H: Tất cả những trường hợp ấy, từ phân tích có nghĩa gì chung? GV: Gợi ý HS: Kết luận GV: Gọi HS đọc đoạn trích ở sgk H: Trong đoạn trích này tác giả có làm công việc phân tích không? T/giả đã phân tích như thế nào? HS: Thảo luận và phát biểu ý kiến GV: Nhấn mạnh Phải nhờ có sự xem xét cặn kẽ, chi tiết đó tác giả mới đủ căn cứ thuyết phục để đưa ra một nhận định cụ thể, sâu sắc: Sở Khanh là sự thể hiện ở mức cao nhất thực tế đồi bại của XHPK suy tàn. I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích: * Phân tích: là chia một sự vật, sự việc, vấn đề…ra thành các phần nhỏ để xem xét cặn kẽ, chi tiết nhằm mục đích nhận thức chúng một cách đúng đắn, sâu sắc hơn. * VD: SGK Tác giả có phân tích, cụ thể là: - T/giả nêu vấn đề cần xem xét: sự bẩn thỉu, ti tiện, tàn tệ của nhân vật Sở Khanh. - T/giả chia v/đề thành từng phần, từng yếu tố để xem xét cặn kẽ, chi tiết hơn: + Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại, bất chính: bám vào nhà chứa + Sở Khánh tồi tàn hơn những kẻ cùng nghề: giả dối, đội lốt nhà Nho, hiệp khách để lừa gạt. + Sở Khanh lừa Thúy Kiều, người con hiếu thảo, ngây thơ đã hết lòng tin hắn, đội ơn hắn. + Hắn vác mặt mo trờ lại mắng Kiều và định đánh Kiều… H: Khi chúng ta làm công việc phân tích có phải là lập luận phân tích không? Vì sao? HS: Thảo luận nhóm 2 em, phát biểu ý kiến GV: Bổ sung, phân tích rõ H: Đoạn trích ở sgk có thể hiện là một lập luận phân tích không? Vì sao? GV: Hướng dẫn cho HS nhận xét HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu - Đoạn trích là một lập luận phân tích - Vì: Luận điểm chính: Sở Khanh là một kẻ bẩn thỉu và bần tiện đã được làm sáng tỏ bằng cách: chia nhỏ luận điểm để xem xét, các lí lẽ và các yếu tố được sắp xếp hợp lí theo trình tự tăng tiến, biểu hiện ở mức độ thấp nhất đến mức độ cao nhất. H: Vậy, thế nào là lập luận phân tích? HS: Dựa các hoạt động trên để kết luận GV: Bổ sung, nhấn mạnh Hoạt động 2 GV: Chia nhóm cho Hs hoạt động theo nhóm - Nhóm 1: Phân tích VD1 - Nhóm 2: Phân tích VD2 HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày GV: Chốt lại vấn đề Hoạt động 3 GV: Hướng dẫn, gợi ý HS: Làm việc cá nhân, làm bài tập * Nếu chỉ thực hiện đơn phương công việc phân tích thì không được gọi là phân tích, vì: * Để có 1 thao tác LL phân tích: - Phải phân tích - Phân tích phải kết hợp với lập luận: là dùng cách phân tích để t/chức, gắn kết các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm. * Lập luận phân tích là kiểu lập luận nhằm làm rõ một ý kiến, một kết luận về một hiện tượng hoặc một vấn đề bằng cách dùng thao tác phân tích chia ya kiến , kết luận ấy thành từng mặt từng phần để xem xét một cách cụ thể và kỹ lưỡng. II. Cách phân tích: * VD 1,2 (SGK) * VD1: - Phân tích theo q/hệ nội bộ của đối tượng: Đồng tiền vừa có t/dụng tốt, vừa có tác dụng xấu - Phân tích theo q/hệ nguyên nhân- kết quả: Phân tích sức mạnh của đòng tiền  thái độ phê phán và khing bỉ của N.Du khi nói đến đồng tiền. - Phân tích theo kết quả- nguyên nhân: Tác hại của đồng tiền (kết quả) vì một loạt hành động gian ác, bất chính đều do đồng tiền chi phối (ng. nhân)  trong q/trình lập luận phân tích luôn gắn liền với khái quát tổng hợp. * VD2: - Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: các ảnh hưởng xấu của việc bùng nổ dân số đến con người: thiếu LTTP, suy dinh dưỡng, suy thoái nòi giống, thiếu việc làm, thất nghiệp. - Phân tích theo q/hệ nguyên nhân- kết quả: bùng nổ dân số (ng.nhân) ả/hưởng rất nhiều đến con người (kết quả)  Cách phân tích: chia tách đối tượng thành các yếu tố theo các tiêu chí và quan hệ nhất định. * Ghi nhớ: sgk III. Luyện tập: Bài tập 1 (sgk) a. Luận điểm cần làm sáng tỏ: Tâm trạng của T.Kiều trước lúc nói lời trao duyên - Lập luận phân tích dựa trên quan hệ nội bộ của đối tượng: đau xót, quẩn quanh, bế tắc [...]... tranh thu như sau: cảnh thu trong “câu cá mùa thu” là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh VN mà cụ thể ở đây là mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ, cái hồn dẫn dã được gợi lên từ khung ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngỏ trúc quanh co, đặc biệt là sự hòa phối màu sắc: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo và có màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu bị rơi H: Em có nhận xét gì về không gian... biết thời gian qua âm thanh văng vẳng dồn dập của tiếng trống cầm canh - Văng vẳng: từ xa vọng lại - Trống canh dồn: hối thúc, gấp gáp * Trơ cái hồng nhan: - Trơ: còn lại, không sắc, bẽ bàng, trơ trọi, cô đơn (không phải trơ lì, chai sạn) thường đi với từ nào để trở thành thành ngữ? HS: Thảo luận nhóm 2 em, giải nghĩa GV: Bổ sung, đưa một số thành ngữ để làm rõ: Hồng nhan đa truân, hồng nhan bạc mệnh... niềm đó của Hồ Xuân Hương? HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày - Hồng nhan: nhan sắc của người phụ nữ - Cái: cụ thể hóa khái niệm hồng nhan với ý tự mỉa mai → rẻ rúng, bèo bọt - Nước non: cách dùng từ tượng trưng, ước lệ - NT: sử dụng từ tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm + Từ diễn tả không gian: đêm khuya + Từ diễn tả âm thanh: văng vẳng  Nhân vật trữ tình ở trong h/cảnh: chờ mong chồng nhưng chồng... đến gần → không gian mùa thu, cảnh sắc màu thu mở ra nhiều hướng * Nét riêng của cảnh sắc mùa thu: - Màu sắc: + Nước trong veo + Sóng biếc + Trời xanh ngắt - Đường nét, chuyển động: + Sóng “hơi gợn tí” + Lá vàng “khẽ đưa vèo” + Tầng mây “lơ lững” - Hòa sắc: màu xanh xen lẫn màu vàng → không khí của mùa thu dịu nhẹ, thanh sơ đó là nét riêng của cảnh thu ở làng quê Bắc bộ * Không gian mùa thu: - Điểm... đầu tả cảnh gì? Trong thời điểm nào? HS: Thảo luận, phát biểu GV: Nhận xét, kết luận H: Thời gian ấy được nhận biết bằng cách nào? Tiếng “văng vẳng” gợi âm thanh gì? HS: Làm việc cá nhân, phân tích nhận xét GV: Bổ sung, giảng rõ Tiếng trống báo thời gian của 1 đêm nhưng đó còn là tiếng trống của tâm trạng Âm thanh ấy dồn dập diễn tả sự chờ đợi khắc khoải, thảng thôtx của ngườ phụ nữ trong cảnh lẻ mọn... nghĩa, phân tích động từ “trơ”? Em hiểu hồng nhan cí nghĩa là gì? Từ này - Con của người vợ lẻ, đi nhiều nơi, nhiều bạn thơ nhưng tình duyên éo le, ngang trái b Sự nghiệp thơ văn: - Thơ Nôm: truyền tụng trên dưới 40 bài - Tập thơ: Lưu Hương Kí (24 bài chữ Hán, 26 bài chữ Nôm - NT: Thơ bà mang p/c độc đáo: vừa trào phúng, vừa trữ tình, vừa đậm phong vị dân gian Ngôn ngữ táo bạo mà tinh tế - ND: Thơ của... vèo, mây lơ lững → không gian tĩnh lặng, vắng người, tu hẹp dần, nhỏ dần - Đặc biệt: cá đâu đớp động dưới chân bèo → làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch, tác giả lấy cái động tả cái tĩnh không gian H: Không gian tĩnh lặng trong “câu cá mùa thu” góp phần diễn tả tâm trạng gì của tác giả? HS: Nhận xét, phân tích các chi tiết để làm rõ GV: Bổ sung, kết luận - Tâm cảnh của nhà thơ đang ở trong sự tĩnh lặng tuyệt... rồi nỗi đời éo le, bạc bẽo Xuân đi rồi xuân lại, tạo hóa chơi một vòng luẩn quẩn, khi mùa xuân đi rồi trở lại mùa xuân mang theo sức sống, xinh tươi nhưng với con người tuổi xuân qua là không bao giờ trở lại Mãnh tình san sẽ tí con con được viết ra từ tâm trạng của mọt con người mang thân đi làm lẻ nhưng lớn hơn một chút là nỗi lòng của người phụ nữ trong XHPK, với họ hạnh phúc luôn là cái chăn quá... bật không gian ấy: nước trong veo chứ không phải nước trong, vì nước trong nhưng có thể là nước chuyển động, còn trong veo là sự ngưng động, sự dừng lại, “hơi gợn tí” có xao động nhưng rất khẽ, “đưa vèo” chứ không phải “bay vèo” để gợi sự chậm chạp Vì vậy nên ta thấy bức tranh có chuyển động nhưng có tần số không đáng kể nên tạo được sự tĩnh lặng của Đỗ * Là người có phẩm chất trong sạch, thanh liêm,... tác giả: H: Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy tronhf bày a Cuộc đời: những nét chính về cuộc đời của Hồ Xuân - Quê quán: Quỳnh Đôi- Quỳnh Lưu- Nghệ An Hương? - Sống vào khoảng cuối TK XVIII đến nữa đầu TK XIX HS: Làm việc cá nhân, khái quát - Có tài làm thơ và được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm GV: Nhận xét, giảng rõ Về thân thế của HXH thì chưa có tài liệu đích xác, bà sinh và mất năm nào đến nay cũng chưa . trúc quanh co, đặc biệt là sự hòa phối màu sắc: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo và có màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu bị rơi. H: Em có nhận xét gì về không gian. chờ đợi * Nhận biết thời gian qua âm thanh văng vẳng dồn dập của tiếng trống cầm canh - Văng vẳng: từ xa vọng lại - Trống canh dồn: hối thúc, gấp gáp * Trơ cái hồng nhan: - Trơ: còn lại, không. yếu tố ngôn ngữ chung: - Các âm và các thanh: nguyên âm, phụ âm, thanh điệu - Các âm tiết (tiếng): nó được tạo ra do sự kết hợp giữa các âm và các thanh - Các từ: - Các ngữ cố định: thành ngữ,

Ngày đăng: 13/07/2014, 19:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w