Phỏng vấn tuyển dụng: hiểu tâm lý ứng viên Trong cuộc phỏng vấn tuyển người, người phỏng vấn đại diện cho hình ảnh của công ty.. Vì vậy, với tư cách là người phỏng vấn, bạn phải thể hiện
Trang 1Phỏng vấn tuyển dụng: hiểu tâm lý ứng viên
Trong cuộc phỏng vấn tuyển người, người phỏng vấn đại diện cho hình ảnh của công ty Vì vậy, với tư cách là người phỏng vấn, bạn phải thể hiện một cách chuyên nghiệp để ứng viên tôn trọng và ấn tượng với bạn
Để được ứng viên tôn trọng, bạn cần phải hiểu tâm lý cũng như những
điều ứng viên thích và không thích Những điều ứng viên ghét
- Không biết người sẽ phỏng vấn anh/cô ta là ai, cuộc phỏng vấn kéo dài bao lâu, địa điểm diễn ra cuộc phỏng vấn ở đâu và đặc biệt là người phỏng vấn đến muộn khiến anh/cô ta phải chờ đợi “dài cổ”
- Ứng viên dành cả ngày để tham dự một cuộc phỏng vấn xin việc Tuy nhiên, họ lại không nhận được bất cứ sự phản hồi nào từ phía nhà tuyển dụng, từ phía công ty Anh/cô ta không biết được rằng anh/cô ta có được nhận vào làm việc ở công ty hay không
- Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, ứng viên nhận ra rằng người phỏng vấn
Trang 2lúc đó mới đọc hồ sơ xin việc của anh/cô ta lần đầu tiên và hỏi một câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn “Tại sao bạn lại cần công việc ở công ty chúng tôi?” trong khi đó nhà tuyển dụng là “headhunter”
- Một cuộc phỏng vấn quá nghiêm trang 1 giờ đồng hồ nói chuyện qua màn hình điện thoại với người quản lý nhân sự, trả lời các câu hỏi của các thành viên trong đội qua điện thoại Kiểu phỏng vấn này khiến ứng viên cảm thấy căng thẳng, không có sự gần gũi với người phỏng vấn
- Điều ứng viên ghét nhất đó là người phỏng vấn trả lời các câu hỏi của ứng viên theo kiểu “Bởi vì đó là cách chúng tôi thực hiện ở công ty và chúng tôi không thể làm khác được” hoặc trả lời “tôi không biết.”
Những điều ứng viên thích
- Nói chuyện với người phỏng vấn hiểu biết rõ về công ty, về lịch sử của công ty, về con đường sự nghiệp tương lai của anh/cô ta khi làm việc ở công ty Ngoài ra, người phỏng vấn không phải là người có tư tưởng
Trang 3thành kiến
- Mặc dù ứng viên không đạt yêu cầu nhưng người phỏng vấn vẫn gọi điện thoại cho anh/cô ta một cách lịch sự và nhã nhặn “Chúng tôi đánh giá cao thời gian bạn dành cho chúng tôi và rất tiếc về kết quả của bạn.”
- Được người phỏng vấn yêu cầu đưa ra những phản hồi về những câu hỏi trong suốt quá trình phỏng vấn hoặc họ cảm thấy như thế nào khi tham dự cuộc phỏng vấn Ngoài ra, ứng viên cũng mong muốn người phỏng vấn đánh giá cao kinh nghiệm của anh/cô ta
- Linh động trong cả quá trình phỏng vấn và nhiệt tình trả lời tất cả
những câu hỏi của anh/cô ta thay vì người phỏng vấn chỉ biết chất vấn
- Được người phỏng vấn đối xử một cách tôn trọng, công bằng cho dù anh/cô ta có phải là ứng viên phù hợp hay không
Theo: VNN