1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

"Mẹo vặt" trong phỏng vấn tuyển dụng pot

5 378 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 115,39 KB

Nội dung

"Mẹo vặt" trong phỏng vấn tuyển dụng Có một điều mà bạn không thể tránh là nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về những công việc trước đây bạn từng làm, và hơn thế nữa là họ muốn biết lý do tại sao bạn chọn ngành nghề đó. Đôi khi những câu hỏi như thế này thường gây khó khăn không ít cho các ứng viên. Để giúp các bạn có thể “xử lý” những câu hỏi dạng này, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một mẹo nhỏ: quy tắc CLAMPS. Ảnh minh họa C: Challenge: Muốn có cơ hội thử thách và phát triển nghề nghiệp trong môi trường làm việc mới. L: Location: Có thể bạn là người làm sống ở ngoại ô và làm việc trong thành phố nên việc đi lại có phần khó khăn, bạn muốn chuyển đổi nơi làm việc. A: Advancement: bạn muốn có cơ hội thăng tiến, đôi khi còn một số vấn đề như thế này, bạn là người có tài nhưng có nhiều người có tài hơn bạn, làm thế nào để bạn vượt qua mặt họ? M:money: Bạn cần được trả lương đúng như kỹ năng và trình độ của bạn. P: Prestige: Sự uy tín, và để có được sự uy tín, đôi khi bạn muốn chọn cho mình một tổ chức tốt hơn. S: Security: Chọn cho chính mình một tổ chức có nền tảng tài chính ổn định cũng được xem là một trong những tiêu chí quan trọng được nhiều người chú ý tới. Những câu hỏi phỏng vấn hành vi đơn giản thường gặp Một trong những chìa khóa giúp cho chúng ta thành công trong buổi phỏng vấn là phải luyện tập, vì thế bạn nên dành nhiều thời gian để liệt kê và học tập những câu trả lời đối với một số câu hỏi mà bạn thường “gặp” trong các cuộc phỏng vấn. Dưới đây là một số câu hỏi về hành vi thông dụng nhất trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng: - Hãy nói về một tin huống mà bằng tài hùng biện của mình bạn đã thuyết phục được người khác nhìn nhận một sự việc nào đó theo cách của bạn. - Hãy nói về một lần nào đó mà bạn phải đối mặt với những tình huống cực kỳ căng thẳng và bạn đã vượt qua nó bằng những kỹ năng mà bạn học tập được từ môi trường xung quanh. - Hãy nêu lên một ví dụ đặc biệt về một lần nào đó bạn đã thực hiện những quyết định dứt khoát và đúng đắn để giải quyết các vấn đề khó khăn trong công việc. - Hãy nêu một ví dụ cho thấy bạn đã từng thiết lập mục tiêu cho riêng mình và đã đạt được mục tiêu đó. - Hãy kể cho chúng tôi về một lần nào đó bạn đã sử dụng những kỹ năng của mình để gây ảnh hưởng đến những người khác. - Hãy kể cho chúng tôi nghe một ví dụ cho thấy bạn làm cách nào để thích nghi với một chính sách nào đó của công ty mà bạn đã từng không đồng ý. - Bạn có thể kể cho chúng tôi biết về quá trình hoàn thành một tập hồ sơ nào đó mà bạn được yêu cầu hoàn tất trong một thời gian quy định. - Hãy kể cho chúng tôi biết về những lần bạn được giao một nhiệm vụ nào đó và bạn đã hoàn thành nó một cách xuất sắc. - Hãy cho chúng tôi biết về kế hoạch sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, có thể cho ví dụ. - Nói về những tình huống mà đôi khi bạn phải ra quyết định lần thứ hai cho một nhiệm vụ hay công việc nào đó. - Bạn thường giải quyết xung đột trong công việc như thế nào? Bạn có thể cho ví dụ? - Hãy kể cho chúng tôi nghe về những tình huống mà bạn đã từng làm việc thành công với những người không “hợp gu” với bạn cho lắm và bạn làm cách nào để có thể cộng tác với họ trong công việc. - Nói cho chúng tôi nghe về những quyết định khó khăn mà bạn đã từng thực hiện trong năm vừa qua. - Hãy nói cho chúng tôi nghe một ví dụ nào đó về một lần bạn đã cố gắng làm một việc gì đó và đã thất bại. - Hãy kể cho chúng tôi một tình huống mà bạn đã chủ động trong công việc và nắm vai trò chỉ huy trong quá trình hoàn thành công việc đó. - Hãy kể cho chúng tôi nghe một tình huống gần đây nhất cho thấy bạn đã có những cuộc giao dịch hay thương lượng với khách hàng hay đồng nghiệp có liên quan đến công việc. - Bạn có bao giờ động viên những người khác không? Cho ví dụ? - Nói về những tình huống mà bạn là người đại diện cho một dự án và đã đạt được những thành quả như mong đợi. - Hãy nói về những tình huống mà bạn đã sử dụng những kỹ năng cá nhân để giải quyết công việc. - Hãy nói về những tình huống bạn từng thất bại đối với những vấn đề không thật sự nghiêm trọng. - Hãy kể về những tình huống khó khăn mà bạn đã đoán trước và lên kế hoạch để “xử lý” chúng. - Hãy nói về những tình huống mà bạn phải ra những quyết định mang tính chất cá nhân. - Hãy nói về tình huống mà bạn buộc phải “nghỉ chơi” một người bạn hay sa thải họ trong công việc. Những câu phỏng vấn tuyển dụng khó Những câu phỏng vấn tuyển dụng khó Đối với không ít người, đi phỏng vấn xin việc căng thẳng hơn cả bước vào trường đấu. Tuy nhiên, dù có xuất phát từ bao nhiêu người phỏng vấn khác nhau từ nhiều vị trí, ở nhiều công ty, nhiều ngành khác nhau, những câu hỏi phỏng vấn bao giờ cũng có một số mẫu số chung. Đọc kỹ những câu hỏi sau và tìm cách trả lời hoàn hảo nhất các câu hỏi chính là cách chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn xin việc của bạn. Tại sao chúng tôi phải nhận anh (chị)? Câu hỏi này thực chất là cơ hội để bạn có cơ hội quảng bá cho chính bạn. Chính vì thế hãy nói một cách ngắn gọn nhất, súc tích nhất và ấn tượng nhất về năng lực, bằng cấp và khả năng của bạn trong công việc đó. Tuy nhiên nên nhớ đừng trả lời quá chung chung khái quát. Gần như tất cả mọi người khi nhận được câu hỏi này đều trả lời rằng họ rất chăm chỉ và tích cực. Đừng tự đơn giản mình đi. Hãy tạo ra dấu ấn của riêng mình bằng cách chỉ ra những ưu điểm đặc trưng của bạn. Tại sao anh (chị) muốn làm việc ở đây? Câu hỏi này thực ra là một công cụ để nhà tuyển dụng kiểm tra bạn đã tìm hiểu được gì về đơn vị của họ trước khi đến tham gia phỏng vấn. Nếu bạn không biết chắc chắn về công ty, về tiêu chí mục đích và vị trí của nó trong ngành nghề mà nó tham gia, tốt nhất là bạn không nên trả lời câu hỏi này. Trong trường hợp bạn đã nghiên cứu kỹ tất cả những yếu tố trên, thì đây chính là cơ hội để bạn "trình diễn" kinh nghiệm và trình độ của bạn với nhà tuyển dụng đấy. Điểm yếu lớn nhất của anh (chị) là gì? Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là hãy chỉ ra một cách thành thật nhất điểm yếu của bạn và đồng thời chỉ ra luôn cách thức mà bạn đã biến điểm yếu đó thành điểm mạnh của mình. Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong khâu tổ chức, lập kế hoạch, hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục nó, lập kế hoạch và kiểm soát thời gian của mình. Điều này thường chỉ cho nhà tuyển dụng thấy khả năng biết mình biết người cũng như năng lực của bạn trong việc cải thiện bản thân. Tại sao anh (chị) lại không tiếp tục công việc cũ? Phải cực kỳ cẩn thận khi trả lời câu hỏi này, dù công việc cũ trong mắt bạn có tồi tệ đến đâu. Hãy khôn khéo nhất trong khả năng bạn có thể. Nếu bạn tìm thấy những điểm tiêu cực trong công việc cũ, hãy nêu luôn cả những điểm tích cực của nó. Nên nhớ, phàn nàn không ngớt về công việc cũ không làm tăng điểm cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy mô tả một tình huống khó khăn nhất của anh (chị) và cách thức anh (chị) giải quyết nó? Thông thường các ứng cử viên thường rất "dị ứng" với câu hỏi này, nhất là với các ứng viên vừa rời ghế giảng đường và chưa có kinh nghiệm trong công việc. Thực chất câu hỏi này là để kiểm tra khả năng giải quyết một cách sâu sắc và thấu đáo vấn đề của bạn, bất kể đó là vấn đề gì. Thậm chí nếu như bạn chưa có đủ thời gian để giải quyết vấn đề đó, hãy vạch ra các bước, các thao tác mà bạn giải quyết vấn đề đó. Điều này chỉ ra rằng bạn là người đầy trách nhiệm và có khả năng giải quyết rắc rối của chính mình. Nhiệm vụ nào mà anh (chị) cho là thực hiện thành công nhất? Bí quyết để trả lời câu hỏi này là nhấn mạnh vào những phần công việc mà bạn làm thành công nhất có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Hãy luôn tâp trung vào những phần công việc mà công ty tuyển dụng đang cần và chỉ ra bạn có thể đáp ứng nó tốt đến mức nào. Anh (chị) muốn nhận bao nhiêu tiền lương một tháng? Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những người ít kinh nghiệm. Để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu kỹ các thang bậc lương tương xứng với trình độ và kỹ năng của bạn để có thể đưa ra câu trả lời thích hợp nhất. Tốt nhất là làm sao để nhà tuyển dụng thấy được thiện chí của bạn, biết rằng bạn sẵn sàng đàm phán mức lương vào thời điểm hợp lý. Nếu như buộc phải đưa ra một câu trả lời chắc chắn, hãy đưa ra theo kiểu "khoảng" hơn là đưa ra một con số chính xác. . chơi” một người bạn hay sa thải họ trong công việc. Những câu phỏng vấn tuyển dụng khó Những câu phỏng vấn tuyển dụng khó Đối với không ít người, đi phỏng vấn xin việc căng thẳng hơn cả bước. với một số câu hỏi mà bạn thường “gặp” trong các cuộc phỏng vấn. Dưới đây là một số câu hỏi về hành vi thông dụng nhất trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng: - Hãy nói về một tin huống mà. "Mẹo vặt" trong phỏng vấn tuyển dụng Có một điều mà bạn không thể tránh là nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn về những công việc trước đây bạn từng

Ngày đăng: 29/06/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w