1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an mĩ thuat lop 2

22 680 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 228,5 KB

Nội dung

Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… Bài 1: Vẽ trang trí Vẽ đậm, vẽ nhạt I. Mục tiêu: - HS biết được ba độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt. - Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh. II. Chuẩn bị: *Giáo viên: - Sưu tầm tranh vẽ có các độ đậm nhạt chính. - Tranh trong bộ đồ dùng dạy học. *Học sinh: - Vở tập vẽ. - Bút chì, màu và tẩy. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -Ổn định lớp (1’): KT dụng cụ học vẽ của HS. -Bài mới (2’): GV treo tranh và hỏi: Trong tranh này có những màu gì? - Màu nào đậm nhất? Màu nào nhạt nhất? GV bổ sung và nói thêm: Trong độ đậm nhạt cũng có nhiều sắc độ khác nhau, nhưng có ba sắc độ chính đó là: Độ đậm, đậm vừa và nhạt. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em nhận biết được các độ đậm nhạt qua bài “Vẽ đậm vẽ nhạt” *Hoạt động 1 (2’): Quan sát, nhận xét GV đưa 3 màu xanh khác nhau và hỏi: Màu nào đậm nhất trong 3 màu này? Màu nào nhạt nhất? Vậy em nào có thể chọn trong hộp màu của mình 3 màu có ba sắc độ khác nhau: Đậm, đậm vừa và nhạt? ( Khuyến khích HS tự tìm ra các độ đậm nhạt của màu ). Để vẽ được các độ đậm nhạt đó các em theo dõi cô hướng dẫn cách vẽ. *Hoạt động 2 (4’): Cách vẽ đậm, vẽ nhạt GV treo 3 bông hoa phóng to lên bảng và hỏi: Các bông hoa này có độ đậm nhạt chưa? Muốn vẽ đậm thì đưa nét mạnh tay và đan dày, vẽ nhạt thì nhẹ tay hơn và nét thưa ( GV vẽ trực tiếp trên ĐDDH ). - Để ĐDHT lên bàn. - Quan sát tranh và trả lời. - Quan sát tranh và trả lời. - Lắng nghe. - HS xung phong trả lời - Tìm màu có sẵn trong hộp màu của mình. - Quan sát trả lời. Chưa vì chưa vẽ độ đậm nhạt của hoa. - Theo dõi cách vẽ đậm, vẽ nhạt. Trang 1 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… - Yêu cầu HS quan sát và hỏi: - Bông hoa nào đậm nhất trong 3 bông hoa này? - Vậy bông hoa nào nhạt nhất? - Vậy còn bông hoa số 2 thì sao? - Cho HS xem một số bài vẽ của HS năm trước để các em tham khảo thêm trước khi làm bài. Gv chỉ ra bài vẽ đậm nhạt rõ, đẹp để HS rút kinh nghiệm. *Hoạt động 3 (22’): Thực hành Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng. Uốn nắn những sai sót kịp thời của HS. *Hoạt động 4 (3’): Nhận xét, đánh giá Chọn một số bài vẽ đúng 3 độ đậm nhạt treo lên bảng cho cả lớp cùng nhận xét. - Trong những bài vẽ này em thích bài vẽ nào nhất? Bạn vẽ đúng 3 độ đậm nhạt chưa? GV nhận xét chung và tuyên dương các em có bài vẽ đẹp trước lớp. Vẽ đúng 3 độ đậm nhạt theo yêu cầu của bài. *Dặn dò (1’): Về nhà các em tự nhận xét các độ đậm nhạt có trong các vật dụng trong nhà mình, trong tranh… Bài sau: Xem tranh thiếu nhi - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi. - Mang đầy đủ đồ dùng học tập cho giờ học sau. - HS quan sát. - Bông hoa số 1 đậm nhất. - Bông hoa số 3 nhạt nhất. - Đậm vừa. - Quan sát bài HS năm trước. - HS thực hành. - Quan sát tranh. - HS tự nhận xét. - Vỗ tay tuyên dương các bạn vẽ đẹp. - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi. Trang 2 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… Bài 2: Thường Thức Mỹ Thuật Xem tranh thiếu nhi I. Mục tiêu: - HS làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế. - Nhận biết vẻ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu. - Hiểu được tình cảm bạn bè qua tranh. II. Chuẩn bị: * Giáo viên: - Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế. - Tranh trong bộ đồ dung dạy học và tranh in trong Vở tập vẽ. * Học sinh: - Vở tập vẽ. - Bút chì, màu và tẩy. Tranh sưu tầm. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ổn định lớp (1’): KT dụng cụ học vẽ của HS. - Bài mới (2’): Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về nội dung 2 bức tranh: “Đôi bạn và…” *Hoạt động 1 (8’): Quan sát, nhận xét GV treo tranh 1 và hỏi: - Tên bức tranh này là gì? - Ai là người vẽ bức tranh này? - Bạn dùng màu gì để vẽ? - Bức tranh bạn vẽ có những hình ảnh gì? - Em hãy kể một số màu bạn đã vẽ trong tranh của mình? - Em có thích bức tranh của bạn không? Vì sao? GV bổ sung để học sinh nắm được nội dung bức tranh và tập làm quen trong việc nhận xét tranh. *Hoạt động 2 (15-20’): HS xem tranh theo nhóm Tranh 2 “Han Sen và Gờ Re Ten” GV đưa ra một số câu hỏi để các nhóm cung nhau thảo luận. - Bức tranh này vẽ đề tài gì? - Ai là tác giả của bức tranh? - Bạn dung màu gì để vẽ? (Chất liệu) - Nội dung bức tranh vẽ gì? - Em có suy nghĩ gì khi xem bức tranh của bạn? - Để ĐDHT lên bàn. - HS lắng nghe. - Quan sát tranh và trả lời. - Tranh “Đôi bạn”. - Bạn Phương Liên vẽ. - Màu sáp và bút dạ. - Bạn vẽ đôi bạn và gà, bướm và cỏ… - Màu vàng, màu xanh đậm, màu xanh nhạt… - HS xung phong trả lời. - HS lắng nghe. - Các nhóm trưởng nhận câu hỏi và cùng nhau làm việc theo nội dung đã nhận. - Các nhóm làm việc. Trang 3 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… GV theo dõi các nhóm thảo luận, gợi ý cho các em khai thác hết nội dung bức tranh và đưa ra nhiều ý kiến theo suy nghĩ của các em. GV mời đại diện các nhóm lên trình bày lại các nội dung các em đã cùng thảo luận. GV nhận xét chung ý kiến của các nhóm và bổ sung để cả lớp hiểu rõ hơn về nội dung của bức tranh mà các em vừa xem. Nếu còn thời gian GV cho các em tiếp tục xem một số bức tranh mà các em sưu tầm được và tranh trong bộ ĐDDH. Hệ thống câu hỏi tương tự như trên. Qua các bức tranh các em vừa xem, các bạn đã thể hiện được tình cảm bạn bè thông qua nội dung bức tranh. Các em phải biết yêu quý bạn bè, hiểu được tình cảm bạn bè để mình luôn giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và vui chơi… *Hoạt động 3 (3’): Nhận xét, đánh giá Nhận xét chung về giờ học. Tuyên dương các em tham gia phát biểu xây dựng bài và các nhóm thảo luận tốt về nội dung bức tranh GV đưa ra. *Dặn dò (1’): Về nhà tập nhận xét tranh trong báo, lịch… Bài sau: Vẽ theo mẫu “Vẽ lá cây” - Sưu tầm một số lá cây đơn giản để chuẩn bị cho giờ học sau. - Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm còn lại theo dõi bổ sung. - Lắng nghe. - HS xem tranh. - HS lắng nghe. - Vỗ tay tuyên dương các bạn. - Quan sát các loại lá cây đơn giản. Trang 4 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… Bài 3: Vẽ theo mẫu Vẽ lá cây I. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây. - HS biết cách vẽ lá cây, vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị: Giáo viên: - Một số lá cây thật có hình dáng và màu sắc khác nhau. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ lá cây. - Bài vẽ lá cây của học sinh các lớp trước. Học sinh: -Vở tập vẽ. -Bút chì, màu và tẩy. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ổn định lớp (1’): KT dụng cụ học vẽ của học sinh. - Bài mới (2’): Giới thiệu bài: GV cho học sinh xem một số lá cây và hỏi: Các lá cây cô cầm trên tay có giống nhau không? Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại lá cây. Mỗi chiếc lá đều có hình dáng và màu sắc khác nhau. Bài học hôm nay cô hướng dẫn các em vẽ theo mẫu “Vẽ lá cây”. GV ghi đề bài lên bảng. *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV giới thiệu một số lá cây để học sinh thấy được vẻ đẹp của mỗi lá cũng như sự khác nhau về hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp riêng của mỗi chiếc lá. - Trong các loại lá cây này có một số đặc điểm khác nhau. Em nào tìm được sự khác nhau trong các chiếc lá này nào? - Vậy còn lá bàng khác với lá bưởi ở điểm nào? Giáo viên kết luận: Như vậy lá cây có rất nhiều loại, mỗi loại lá cây đều có hình dáng, đặc điểm và vẽ đẹp riêng của nó. Để vẽ được lá cây cho đúng các em chú ý xem cô hướng dẫn cách vẽ. *Hoạt động 2 (4’): GV cho học sinh xem hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ và hỏi: Muốn vẽ được cái lá trước tiên em - Để đồ dùng học tập lên bàn. - HS quan sát và trả lời. - Học sinh lắng nghe. - HS quan sát và trả lời. - Học sinh xung phong trả lời. - Quan sát và trả lời: Vẽ khung hình chung của cái lá Trang 5 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… phải làm gì? GV vẽ lên bảng một số khung hình khác nhau để học sinh quan sát. Từ đó tiếp tục vẽ hoàn chỉnh cái lá rồi vẽ màu theo ý thích. GV nhắc lại để học sinh vẽ cái lá cho đẹp. Vẽ khung hình cân đối trong trang giấy để có cái lá đẹp. *Hoạt động 3 (22’): Thực hành Trước khi các em làm bài cho các em xem một số bài vẽ đẹp của học sinh năm trước để các em hình dung được cách vẽ khung hình như thế nào cho cân xứng trong trang giấy. Trong khi các em thực hành giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho các em còn lúng túng. Uốn nắn những sai sót kịp thời cho các em. *Hoạt động 4 (3’): Nhận xét, đánh giá Treo một số bài vẽ đẹp cho cả lớp cùng nhận xét. Em thích bài vẽ nào nhất? Vì sao?… GV nhận xét chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp. trước. - Học sinh quan sát. - Xem bài vẽ của học sinh các lớp trước. - Học sinh thực hành. - Cùng nhau nhận xét bài đã Trang 6 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… * Dặn dò (1’): Về nhà tiếp tục quan sát một số lá cây quen thuộc gần nhà em. Bài sau: Vẽ tranh Đề tài “Vườn cây” Quan sát vườn cây (nếu có). Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học vẽ cho giờ học sau. vẽ xong. - Chú ý lắng nghe cô dặn dò. Bài 4: Vẽ tranh Trang 7 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… Đề tài “Vườn cây” I. Mục tiêu: - HS nhận biết được một số loaị cây trong vườn. - Vẽ được tranh vườn cây và vẽ màu theo ý thích. - Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng. II. Chuẩn bị: Giáo viên: - Một số tranh, ảnh về các loại cây khác nhau. - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ vườn cây. - Bài vẽ vườn cây của học sinh các lớp trước. Học sinh: -Vở tập vẽ. -Bút chì, màu và tẩy. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Ổn định lớp (1’): KT dụng cụ học vẽ của học sinh. - Bài mới (1’): Giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối, mỗi cây đều có vẻ đẹp riêng của nó. Làm thế nào để đưa các cây đó vào trong tranh vẽ của mình, bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em vẽ tranh đề tài Vườn cây. * Hoạt động 1 (4’): Quan sát, nhận xét GV treo tranh và đặt câu hỏi: - Trong các tranh này tranh nào vẽ đề tài vườn cây? - Trong tranh có những loại cây gì? - Hình dáng các cây này có gì khác nhau? - Ngoài các cây này em nào có thể kể tên một số loại cây mà em biết? GV bổ sung: Vườn cây thì có rất nhiều loại cây, mỗi cây đều có đều có hình dáng và đặc điểm khác nhau. Ngoài ra một số cây còn có quả làm hấp dẫn cho người xem. * Hoạt động 2 (4’): Cách vẽ vườn cây Để vẽ được vườn cây đẹp các em phải nhớ lại vườn cây nhà mình, nhà ngoại hoặc nhà hàng xóm… - Vườn cây thì có mấy cây trở lên là được? GV vẽ lên bảng một số cây để học sinh theo dõi cách vẽ một vườn cây, để có được vườn cây đẹp trong tranh của mình thì các em phải vẽ có cây to, cây nhỏ, cây cao, cây thấp, cây ở gần, cây ở xa… thì tranh của - Để đồ dùng học tập lên bàn. - Học sinh lắng nghe. - Cả lớp quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Cây dừa, cây cau, cây chuối, cây xoài… - Học sinh lắng nghe. - Ít nhất là ba cây. - Cả lớp chú ý theo dõi phần hướng dẫn cách vẽ. Trang 8 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… mình sẽ đẹp và sinh động hơn. (Vẽ minh họa cuối bài). - Bức tranh như thế này đã hoàn thành chưa? Còn thiếu gì nữa? Đúng rồi, để bức tranh đẹp thì các em phải vẽ màu và chú ý khi vẽ màu phải có màu đậm, màu nhạt để tranh đẹp hơn. Ngoài ra các em có thể vẽ thêm người để tranh sinh động hơn. * Hoạt động 3 (20’): Thực hành Trước khi học sinh làm bài cho các em xem một số tranh vẽ đẹp của học sinh các lớp trước để các em cảm nhận được vẻ đẹp trong tranh của các bạn. Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, uốn nắn những sai sót kịp thời của học sinh. Gợi ý cho các em có năng khiếu vẽ thêm những hình ảnh phụ làm cho tranh đẹp và sinh động hơn. * Hoạt động 4 (4’): Nhận xét, đánh giá Treo một số bài đã hoàn thành lên cho cả lớp cùng nhận xét. - Trong các bức tranh này em thích bức tranh nào nhất? Vì sao? - Bạn vẽ vườn cây như thế này đã được chưa? - Cách vẽ hình và vẽ màu của các bạn có rõ nội dung đề tài vườn cây chưa? GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp. Các em thấy xung qunh chúng ta thì có rất nhiều cây cối, cây trong sân trường, cây ngoài đường. Đặc biệt là vườn cây nhà mình, cho ta bóng mát, quả cho chúng ta ăn. Vì vậy các em phải biết chăm sóc cho cây, bảo vệ cây thì mình sẽ có một vườn cây ăn quả thật tuyệt vời. * Dặn dò (1’): Bài sau: Tập nặn tạo dáng tự do. Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ. Bút chì, màu, tẩy. - Chưa hoàn thành vì chưa vẽ màu. - Học sinh lắng nghe. - Xem bài vẽ vườn cây của học sinh các lớp trước. - Học sinh thực hành. - Học sinh quan sát và trả lời. - Các em xung phong nhận xét theo sự quan sát của các em. - Lắng nghe cô nhận xét chung và liên hệ giáo dục. - Nghe cô dặn dò để chuẩn bị cho bài học sau. Bài 5: VẼ CON VẬT Trang 9 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được đặc điểm một số con vật quen thuộc. - Biết cách vẽ và vẽ được con vật theo ý thích. II. Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm một số tranh ảnh có các con vật quen thuộc. Bài vẽ đẹp của HS năm trước. - HS: Vở tập vẽ, bút chì, màu và tẩy. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ học vẽ Bài mới: Giới thiệu bài - HS lắng nghe. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV treo tranh ảnh con vật và hỏi: - Học sinh quan sát - Đây là những con vật gì? - HS trả lời - Hình dáng và đặc điểm của mỗi con vật như thế nào? -Con gà có đuôi dài đầu nhỏ, mình to có dạng hình quả trứng. Mèo đuôi dài, tay ngắn - Các con vật này gồm những bộ phận nào? - Đầu, mình, đuôi và chân. - Màu sắc của các con vật này như thế nào? - Mèo có 1 màu, 2 màu, 3 màu - Thỏ thì thường 1 màu. - Em hãy kể tên một số con vật khác mà em biết? - Con chó, con lợn, con vịt, con ngỗng. - Để biết rõ đặc điểm từng con vật, bây giờ cô sẽ hướng dẫn cho cả lớp cách vẽ con vật. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Cách vẽ con vật - Để vẽ được con vật đúng và đẹp em cần phải làm gì? Nhớ lại hình dáng đặc điểm của con vật định vẽ - GV vẽ lên bảng từng hình một để HS dễ quan sát, vẽ một vài con vật Quan sát lên bảng theo dõi GV vẽ. Trang 10 [...]... Quan sát, nhận xét - Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và đặy câu hỏi gợi ý: - Tên bức tranh này là gì? - Tiếng đàn bầu - Ai là người vẽ bức tranh “ Tiếng đàn - Họa sĩ “ Sĩ Tốt” bầu”? - Trong tranh có những hình ảnh nào? - Học sinh quan sátvà trả lời - Anh bộ đội và 2 em bé đang làm gì? - Anh bộ đội gảy đàn và 2 em bé lắng nghe - Trong tranh có những màu gì? - Học sinh trả lời - Em có thích tranh...  Xanh Trang 12 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… lá cây Hoạt động 2: Cách vẽ màu - GV treo tranh và hỏi: - Trong bức tranh này có những gì? Đây là bức tranh phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh) Tanh có tên là “ Vinh hoa” - GV gợi ý cho HS cách vẽ màu vào: Em bé, con gà trống, hoa cúc và nền tranh - Nhắc HS chọn màu khác nhau và vẽ màu tươi, rực rỡ, có đậm có nhạt tranh mới đẹp Hoạt... bài Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - Giáo viên treo tranh đề tài “ Em đi học” và tranh - Quan sát tranh khác rồi hỏi: - Tranh nào vẽ cảnh các bạn học sinh đi học? - Tranh thứ 3 vẽ cảnh các bạn học sinh đi học - Hằng ngày em thường đi học với ai? - Một vài học sinh trả lời - Khi đi học thì ăn mặc như thế nào ? - Gọn gàng, sạch sẽ - Phong cảnh trên đường đi em thấy những cảnh - 1 -2 học sinh trả lời... Xanh lá cây, da cam, tím để HS nhận ra - GV yêu cầu HS tìm các màu ở hôp màu sáp, - HS tìm ra các màu đó chì màu của mình - GV đưa bản màu và chỉ ra cho HS thấy: + Màu da cam do màu đỏ pha với màu vàng + Màu tím do màu đỏ pha với màu lam + Màu xanh lá cây do xanh lam pha với vàng - HS quan sát để nhận biết các màu Đỏ + Vàng  Cam mới do pha trộn mà có Đỏ + Xanh lam  Tím Xanh lam + Vàng  Xanh Trang... Cổ Đô, Huyện Ba Vì, Tỉnh Hà Tây Bức tranh tiếng đàn bầu của ông vẽ về đề tài bộ đội đang ngồi trên chiếc chõng tre say mê gảy đàn Trước mà là 2 em bé, 1 em quỳ bên chõng, 1 em ngồi bên chõng, tay tỳ vào má chăm chú lắng nghe Màu sắc ở bức tranh trong sáng, đậm nhạt rõ ràng làm nổi bật hình ảnh chính của bức tranh - Cho HS xen mọt số tranh khác và hệ - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi thống câu hỏi... Tiếng đàn bầu” của Sĩ Tốt I Mục tỉêu: - Làm quen , tiếp xúc với tranh của họa sĩ - Học tập cách sáp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh - Giáo dục học sinh yêu mến anh bộ đội II Chuẩn bị: * GV: Một số tranh của họa sĩ vẽ về phong cảnh, cảnh sinh hoạt với các chất liệu khác nhau Trang 15 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… - Tranh vẽ của thiếu nhi về nhiều đề tàikhác nhau * Học sinh: Chuẩn... theo ý của các em tự chọn bài đó đẹp ở chỗ nào? Mang đầy đủ các đồ dùng học tập Bài 7 :Vẽ tranh ĐỀ TÀI: EM ĐI HỌC I Mục tỉêu: - Học sinh hiểu được nội dung đề tài “ Em đi học” Trang 13 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… - Biết cách sắp xếp hình ảnh để làm rõ nội dung tranh - Vẽ được tranh đề tài : “ Em đi học” II Chuẩn bị: * GV: Sưu tầm một số tranh, ảnhvề đề tài “ Em đi học” - Hình minh họa... hàng cây Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - Hằng ngày em thường đi học với ai ? - Học sinh trả lời - Tranh vẽ: “ Em đi học”, nội dung chính là gì? -Em đi học phải có trong tranh, là hình ảnh chính - GV nhấn mạnh: Muốn vẽ được tranh em đi học thì em phải nhớ lại và định vẽ hình ảnh nào ? -GV vẽ lên bảng hình ảnh chính là các bạn học - Quan sát cách vẽ của giáo sinh, hình ảnh phụ là cây cối 2 bên đường, nhà,... chung và tuyên dương các em vẽ đẹp trước lớp Nhấn mạnh để học sinh hiểu rõ ý nghĩa của các loại cờ * Dặn dò (1’): - Bài sau: Vẽ tranh Đề tài “Vườn hoa” - Quan sát vườn hoa trước (nếu có) Sưu tầm tranh, ảnh về vườn hoa - Mang đầy đủ dụng cụ học vẽ cho giờ học sau Trang 22 - Xem bài vẽ đẹp của học sinhọc sinh năm trước - Học sinh thực hành - Cả lớp cùng nhận xét bài theo gợi ý của giáo viên - Lắng nghe... bố trí trong bức tranh (SH nhóm lớn) Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá - Học sinh lắng nghe Trang 16 Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 2 Ngày soạn:…………… - GV nhận xét không khí buổi học, tuyên dương các em Đã tham gia phát biểu bài sôi nổi, mạnh dạn - Động viên các em còn rụt rè cố gắng hơn trong lần sau Dặn dò: Bài sau: Vẽ cái mũ (nón) - Học sinh thực hiện - Mang đầy đủ đồ dùng học tập - Quan sát trước cái mũ, . màu lam. + Màu xanh lá cây do xanh lam pha với vàng. - HS quan sát để nhận biết các màu Đỏ + Vàng  Cam mới do pha trộn mà có. Đỏ + Xanh lam  Tím Xanh lam + Vàng  Xanh Trang 12 Kế hoạch bài. sĩ “ Sĩ Tốt” - Trong tranh có những hình ảnh nào? - Học sinh quan sátvà trả lời. - Anh bộ đội và 2 em bé đang làm gì? - Anh bộ đội gảy đàn và 2 em bé lắng nghe. - Trong tranh có những màu gì?. tranh của mình? - Em có thích bức tranh của bạn không? Vì sao? GV bổ sung để học sinh nắm được nội dung bức tranh và tập làm quen trong việc nhận xét tranh. *Hoạt động 2 (15 -20 ’): HS xem tranh

Ngày đăng: 13/07/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w