VI. BÀI TOÁN. 1/ Có 8,4 lít khí amoniac (đktc). Tính số mol H 2 SO 4 đủ để phản ứng hết với lượng khí này để tạo ra (NH 4 ) 2 SO 4 . 2/ Hòa tan 4,48 lít NH 3 (đktc) vào lượng nước vừa đủ 100 ml dd. Cho vào dd này 100 ml dd H 2 SO 4 1M. Tính nồng độ mol/l của các ion NH 4 + , SO 4 2- và muối amoni sunfat thu được. 3/ Khi cho dd KOH đến dư vào 50 ml dd (NH 4 ) 2 SO 4 1M đun nóng nhẹ. Tính số mol và số lít chất khí bay ra ở đktc. 4/ Cho 11g hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO 3 loãng, dư thì có 6,72 lít (đktc) khí không màu hóa nâu trong không khí bay ra. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. c. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 5/ Cho 1,86 g hợp kim Mg và Al vào dd HNO 3 loãng, dư thì thu được 2,24 lít khí N 2 O (đktc). a. Viết các phương trình phản xảy ra. b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim. 6/ Chia hỗn hợp Cu và Al làm hai phần bằng nhau. - Một phần cho vào dung dịch HNO 3 đặc, nguội thì thu được 8,96 lít khí màu nâu đỏ bay ra. - Một phần cho vào dung dịch HCl thì có 6,72 lít khí bay ra. (tất cả các chất khí đều đo ở đktc) a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. c. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 7/ Có 34,8 g hỗn hợp gồm có Fe, Cu và Al chia làm hai phần bằng nhau. - Phần 1: Cho vào dd HNO 3 đặc, nguội thì thu được 4,48 lít một chất khí màu nâu đỏ bay ra (đktc). - Phần 2: Cho vào dd HCl thì có 8,96 lít khí bay ra (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 8/ Cho dung dịch HNO 3 vào hỗn hợp Zn và ZnO tạo ra dd có chứa 8g NH 4 NO 3 và 113,4 g Zn(NO 3 ) 2 . Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 9/ Một lượng 8,32 gam đồng tác dụng vừa đủ với 240 ml dd HNO 3 thì thu được 4,928 lít khí (đktc) hỗn hợp khí NO và NO 2 bay ra. a. Tính số mol mỗi khí bay ra. b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch axit ban đầu 10/ Nung nóng 66,2 gam muối Pb(NO 3 ) 2 thu được 55,4 gam chất rắn. a. Tính hiệu suất của phản ứng phân hủy. b. Tính số mol các chất khí thoát ra. 11/ Nung nóng 27,3g hỗn hợp NaNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước thì còn dư 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng oxi hòa tan không đáng kể). a. Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit. 12/ Sau khi nung nóng 9,4 gam Cu(NO 3 ) 2 . Thì thu được 6,16 gam chất rắn. Tính thể tích chất khí thu được ở đktc. 13/ Cho lượng dư khí amoniac đi từ từ qua ống sứ chứa 3,20 g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20,0 ml dung dịch HCl 1,00M. 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng. 2. Tính thể tích khí nitơ (ở đktc) được tạo thành sau phản ứng. 1 14/ Cho 1,5 lít NH 3 (đo ở đktc) đi qua ống đựng 16g CuO nung nóng, thu được một chất rắn X. 1. Viết phương trình phản ứng giữa NH 3 và CuO, biết rằng trong phản ứng oxi hoá của nitơ tăng lên bằng 0. 2. Tính khối lượng CuO đã bị khử. 3. Tính thể tích dung dịch HCl 2M đủ để tác dụng với X. 15/ Dẫn 1,344 lít NH 3 vào bình có chứa 0,672 lít Cl 2 (thể tích các khí được đo ở đktc) 1. Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí sau phản ứng. 2. Tính khối lượng của muối NH 4 Cl được tạo ra. 16/ Cho dung dịch NH 3 đến dư vào 20ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . Lọc lấy chất kết tủa và cho vào 10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết. 1. Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra. 2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . 17/ Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp rắn X gồm NaNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 , thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít (đktc). 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 2. Tính thành phần % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X. 18/ Khi cho 3g hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc , đun nóng sinh ra 4,48lit khí duy nhất là NO 2 (đktc) . Xác định thành phần % của hỗn hợp ban đầu ? *19/ Nung nóng 25,2 gam phoi bào sắt trong không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp A có khối lượng bằng 30 gam gồm Fe, FeO, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 . Hòa tan hỗn hợp A bằng dung dịch HNO 3 đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO 2 . Tính V khí NO 2 sau phản ứng. (16,8 lít) * 20/ Cho 6,4 gam Cu tan hoàn toàn vào 200 ml dung dịch HNO 3 thu được một hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 . Biết tỉ khối của hỗn hợp khí so với hidro là 18. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO 3 đã dùng. (1,44M) * 21/ Oxi hóa hoàn toàn 2,184 gam bột sắt thu được 3,048 gam một hỗn hợp oxit sắt. Hòa tan hoàn toàn số gam hỗn hợp trên bằng dung dịch axit HNO 3 loãng dư thì thu được bao nhiêu thể tích khí NO duy nhất (đktc). (0,0672 lít) * 22/ Cho 1,92 gam Cu vào 100 ml dd chứa đồng thời KNO 3 0,16M và H 2 SO 4 0,4M thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối hơi so với H 2 là 15 và dd A. Cho V ml dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa toàn bộ ion Cu 2+ trong dung dịch A. Tính thể tích khí sinh ra và Vml dd cần dùng (các khí đo ở đktc). (0,3584 lít và 0,128 lít) * 23/ Hòa tan hết 10,8 gam Al trong dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí X gồm NO và NO 2 có tỉ khối hơi so với H 2 là 19. Tính thể tích của NO và NO 2 có trong hỗn hợp X. (6,72lít và 6,72 lít) 24/ Khi nhiệt phân 10 gam NH 4 NO 2 thu được bao nhiêu lít khí N 2 (đktc)? (179,2 lít) 25/ Để điều chế 2 lít dd HNO 3 0,5M thì cần dung bao nhiêu thể tích NH 3 (đktc). (22,4 lít) 26/ Phân hủy hoàn toàn 18,8 gam một muối nitrat của một kim loại hóa trị II thu được 8 gam oxit của kim loại đó. Xác định kim loại hóa trị II. (Cu) 27/ Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí NO và N 2 O có tỉ khối hơi so H 2 là 16,75. Xác định thể tích mỗi khí có trong hỗn hợp khí thu được. (3,427 lít NO và 0,143 lít N 2 O) 28/ Cho m gam Al phản ứng hết với dd HNO 3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và N 2 O có tỉ khối hơi so với H 2 là 16,5. Tính khối lượng m. (15,3 gam) 29/ Cho 39,2 gam axit H 3 PO 4 vào 44 gam NaOH, sau đó cô cạn dd. Xác định muối tạo thành và tính khối lượng các muối thu được. (49,2g Na 3 PO 4 và 14,2g Na 2 HPO 4 ) 2