1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

QUAN HỆ SO SÁNH.

3 466 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 50,5 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ 7: QUAN HỆ SO SÁNH TỪ VỰNG. 1. Đồng nghĩa: • Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: Gan dạ – dũng cảm. Nhà thơ – thi sĩ. Năm học - niên khóa. Chó biển – hải cẩu. Thay mặt – đại diện. • Từ đồng nghĩa có hai loại: - Từ đồng nghĩa hoàn toàn: (Không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) - Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: (Có sắc thái nghĩa khác nhau) • Bài tập: Phân biệt nghĩa của nhóm từ đồng nghĩa sau: - Ăn, xơi, chén: + Ăn: Sắc thái bình thường. + Xơi: Sắc thái lịch sự, xã giao. + Chén: Sắc thái thân mật. - Cho biếu, tặng: - Yếu đuối, yếu ớt; 2. Trái nghĩa: • Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩacó thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. • Từ trái nghĩa có tác dụng dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động. • Bài tập: - Chị em như chuối nhiều tàu, Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nặng lời. - Ba năm được một chuyến sai Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê 3. Đồng âm: • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng có nghĩa khác xa nhau, không liên quan với nhau về nghĩa. • Khi giao tiếp cần lưu ý để tránh hiểu sai nghĩa hoặc dùng t? n??c ?ơi dễ gây hiểu lầm. • Bài tập: ??c ?o?n d?ch bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” từ “Tháng tám thu cao gió thét già” đến “Quay về chống gậy lịng ?m ?c”, tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sắc, nhè, tu?t, mơi. (Mẫu: Thu 1: Mùa thu; Thu 2: Thu tiền) 4. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của các từ ngữ khác: • Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. • Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. • Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này và có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. • Bài tập Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây: a, Y PHỤC Quần Aó Quần đùi Quần dài Áo ngắn Áo dài. b, VŨ KHÍ Súng bom súng trường đại bác bom ba càng bom bi. 5. Trường từ vựng: - Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. - Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. - Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường khác nhau. - Người ta thường tìm cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt. • Bài tập: 1. Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau đây: lưới, lạnh, tấn công. Gợi ý: Trường ngư cụ (vó, chài, …) a. Lưới Trường y phục (Aùo lưới, mũ lưới, …) Trường liên quan đến tội phạm (Lọt lưới, lưới trời lồng lộng, …) Trường chỉ thời tiết. b. Lạnh Trường chỉ nhiệt độ cơ thể. Trường chỉ thái độ tình cảm. Trường chỉ chiến lược quân sự (Tấn công, phòng thủ) b. Tấn công Trường chỉ hành động tiếp diễn (đấm, đá, thụi, …) 2. Viết đoạn văn có ít nhất năm từ cùng năm từ cùng trường từ vựng “Trường học” hoặc trường từ vựng “Môn bóng đá”: 6. Từ tượng hình: • Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh. • Tác dụng: Gợi lên hình ảnh sinh động, có giá trị biểu cảm cao. • VD: lò dò, liêu xiêu, lom khom, khật khưỡng, vật vờ, … 7. Từ tượng thanh: • Từ tượng hình là từ mô phỏng âm thanh. • Tác dụng: Gợi lên âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao. • VD: ha hả, hô hố, lộp bộp, lắc rắc, lạch bạch, … • Bài tập: 1. Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây: Lắc rắc, lấm tấm, lả chả, khúc khuỷu, lập lòe, lộp bộp, lạch bạch, ào ào. 2. Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: Cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ. (-Cười ha hả: cười to sảng khoái; cười hì hì: Cười nhỏ có vẻ giữ gìn, hiền lành; cười hô hố: Cười to, thiếu giữ gìn, thoải mái; cười hơ hớ: Cười thoải mái không cần giữ gìn.) • Bài thơ có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh: MẶT BÃO Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hỏa Bão đi thong thả Như con bò gầy Xanh đẹp là cây Bão vặt trụi hết Mặt bão thế nào Suy ra cũng biết. (Trần Đăng Khoa) Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. (Ca dao) ******************************************* . CHUYÊN ĐỀ 7: QUAN HỆ SO SÁNH TỪ VỰNG. 1. Đồng nghĩa: • Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống. thuê 3. Đồng âm: • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng có nghĩa khác xa nhau, không liên quan với nhau về nghĩa. • Khi giao tiếp cần lưu ý để tránh hiểu sai nghĩa hoặc dùng t? n??c ?ơi. thuộc nhiều trường khác nhau. - Người ta thường tìm cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt. • Bài tập: 1. Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau

Ngày đăng: 13/07/2014, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w