1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình diễn ra không đồng đều ở các nước dẫn đến sự chênh lệch về kinh tế part2 pptx

9 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 95 KB

Nội dung

Để có cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất lớn, không còn con đường nào khác là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối và hiện đại trên trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao... Muốn vậy công

Trang 1

Đây là giai đoạn biến đổi hẳn về chất của lực lượng sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa thì đây cũng là thời kỳ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lên cao tạo điều kiện cho sự ra đời của phương thức sản xuất mới

Quá trình diễn ra không đồng đều ở các nước do nhiều nguyên nhân dễ dẫn đến sự chênh lệch về kinh tế

Trên thế giới hình thành 3 nhóm nước đó là các cường quốc về kinh tế, các nước phát triển và đang phát triển Sự phân chia này cũng hình thành nên các mâu thuẫn cơ bản của xã hội, vấn đề cơ bản của các nước đang phát triển là

đường lối đấu tranh hoà bình giải quyết mâu thuẫn thông qua làm cuộc cách mạng về kinh tế

Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất còn non nớt chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa Để có cơ sở

kỹ thuật của nền sản xuất lớn, không còn con đường nào khác là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối và hiện đại trên trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao

Trang 2

Muốn vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển tuần tự và phát triển nhẩy vọt, cùng một lúc thực hiện hai cuộc cách mạng đó là chuyển lao động thô xơ sang lao động bằng máy móc và chuyển lao động máy móc sang lao động

tự động hoá có sự chỉ đạo của Nhà nước theo định hướng XHCN

II Lý luận chung về CNH và khái quát lịch

sử quá trình CNH ở Việt Nam

1 Những vấn đề lý luận chung về công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH)

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một khái niệm mà

được nhiều chuyên gia kinh tế đề cập đến, nhiều nghiên cứu

định nghĩa về vấn đề này Lôgic và lịch sử đều khẳng định rằng từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại, CNH là bước

đi tất yếu mà mỗi dân tộc sớm muộn đều phải trải qua Trong thời đại ngày nay công nghiệp hoá bao gồm cả hiện

đại hóa làm xuất hiện cụm từ kép "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" Không nên chỉ hiểu CNH, HĐH theo nghĩa hẹp, theo nghĩa nó là một quá trình hình thành cách thức sản xuất chỉ tiêu kỹ thuật và công nghệ hiện đại riêng trong lĩnh vực tiểu

Trang 3

công nghiệp mà nên hiểu theo nghĩa rộng: quá trình đó diễn

ra trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân

Kinh nghiệm CNH ở nhiều nước trên thế giới cho thấy

"cốt lõi" của CNH trong thời đại ngày nay là sự đổi mới trang bị kỹ thuật (phần cứng: máy móc thiết bị ) và công nghệ (phần mềm: phương pháp, quy tắc, quy trình, phương thức, kinh nghiệm, kỹ năng ), chuyển từ kỹ thuật và công nghệ lạc hậu năng suất thấp lên trình độ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến có năng suất và hiệu quả kinh tế xã hội cao trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế quốc dân

Theo tư duy và quan điểm mới hiện nay có thể hiểu nội dung chủ yếu của CNH ở các nước cũng như nước ta là: trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại và theo đó xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong tất cả các ngành của nền KTQD Tóm lại có thể hiểu là: "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của

Trang 4

công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc (1993) công nghiệp hoá là một quá trình phát triển nền kinh tế Trong quá trình này nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại

Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ kinh tế xã hội Hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những quy trình công nghệ thủ công là chính sang chỗ sử dụng một cách phổ biến những quy trình công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện

đại dựa trên sự phát triển khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao

Trong văn kiện hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung

ương khoá VII có viết "Quá trình CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội

từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ

Trang 5

biến sức lao động cùng công nghệ và phương tiện hiện đại tạo ra năng suất lao động cao Đối với nước ta đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ Ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới Như vậy CNH-HĐH không chỉ là một quá trình tất yếu khách quan đối với nước ta mà chúng ta có sẵn những cơ sở lý luận vững chắc để áp dụng vào thực tế nền kinh tế nước ta

2 Khái quát lịch sử quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam trong thời gian qua

Có thể xem xét thực trạng CNH ở nước ta qua 2 khía cạnh trang bị kỹ thuật, công nghệ và việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Trên thực tế công cuộc CNH được tiến hành ở nước ta từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960)

Chủ trương CNH được tiến hành qua các kế hoạch dài hạn 5 năm song do nhiều điều kiện khách quan gây khó khăn như nền kinh tế vốn nghèo nàn lạc hậu chính sách cấm vận gây thù địch của Mỹ, trình độ dân trí, nguồn lao động

Trang 6

chưa cao v.v Thực trạng của quá trình CNH còn nhiều khó khăn

Trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ kết cấu hạ tầng và việc ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ vào sản xuất và dịch vụ còn thấp kém, lạc hậu

Qua mấy thập niên CNH, chúng ta đã xây dựng được một số cơ sở vật chất - kỹ thuật nhất định Cho đến nay một

số công trình lớn và trọng điểm sau nhiều năm xây dựng và bắt đầu đưa vào hoạt động trong cả công nghiệp lẫn nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện v.v Tất nhiên so với trình độ của thế giới vẫn ở trong tình trạng còn thấp kém và lạc hậu: Thành phần kinh tế nhà nước được trang bị nhiều nhất, cao nhất có tổng số 27,8 nghìn tỷ đồng tài sản cố định chỉ 26% giá trị thiết bị máy móc, phần lớn thiết bị thuộc hệ

kỹ thuật những năm 1950-1960 chịu ảnh hưởng lớn của hao mòn vô hình Việc tiếp cận thành tựu khoa học mới của nước

ta còn chậm trình độ tự động hoá các công cụ sản xuất còn thấp: Trung ương đạt tỷ lệ 3%, địa phương 1,7% về mức độ

tự động hoá công cụ Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội còn rất thấp kém cả về trình độ kỹ thuật, công nghệ lẫn mạng lưới nhỏ hẹp Sản phẩm làm ra không có sức cạnh tranh, giá

Trang 7

thành cao, mặt hàng không nhiều, chưa có khả năng vươn ra thị trường quốc tế rộng lớn

- Gây khó khăn cho quá trình đầu tư của nước ngoài vào nước ta, cản trở nền kinh tế nước ta hội nhập kinh tế thế giới Ngăn trở việc xây dựng thị trường và sự hình thành chiến lược thị trường hướng ngoại

- Khó tránh khỏi vòng luẩn quẩn kỹ thuật công nghệ và kết cấu hạ tầng thấp kém, lạc hậu dẫn đến năng suất lao

động thấp và thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp, từ

đó khả năng tích luỹ hầu như không có và kết quả là không

có vốn đầu tư

Bên cạnh đó là sự chưa phù hợp của cơ cấu kinh tế được hình thành trong thời gian qua mà việc điều chỉnh lại là không dễ dàng: Với xuất phát điểm từ 1 quốc gia nông nghiệp lạc hậu Sau nhiều kế hoạch phát triển kinh tế lần lượt các mô hình cơ cấu kinh tế hình thành, sự tập trung vốn thông qua nhiều hoạt động tích luỹ trong nước, vay vốn quốc

tế, đã đưa nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp tăng khá Qua các thời kỳ kế hoạch 5 năm nền kinh tế có sự tăng trưởng nhất định song chưa có sự phát triển kinh tế - xã hội đáng kể,

Trang 8

chưa có sự phát triển theo chiều sâu năng suất, chất lượng và hiệu quả Nền kinh tế nghiêng về xây dựng nền công nghiệp nặng, muốn hiện đại hoá nhanh nhưng do nền kinh tế của ta còn nhỏ bé, phân tán và lạc hậu, nguồn vốn tích luỹ không lớn trình độ khoa học công nghệ chưa cao không đủ điều kiện cần thiết để xây dựng một nền đại công nghiệp Điều này dẫn đến thực tế kinh tế nước ta mất cân đối, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất thấp, đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện trong một thời gian

Sớm nhận thức được những biểu hiện chưa phù hợp của các chính sách kinh tế Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chủ trương mới nhằm khắc phục khiếm khuyết, tiếp tục thúc

đẩy sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử quá trình CNH ở nước ta Đại hội cũng là đại hội của thời kỳ đổi mới của đất nước Đại hội nhận định đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là một thời kỳ lâu dài và gian khổ trải qua nhiều chặng đường và chúng ta hiện

đang ở chặng đường đầu tiên với nhiệm vụ đề ra là: "ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh CNH trong chặng đường tiếp theo" Trong 5 năm trước mắt (1986-1990) cần tập trung

Trang 9

sức người sức của thực hiện bằng được những mục tiêu của 3 chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng

và hàng xuất khẩu Nội dung của chương trình kinh tế là sự

cụ thể hoá nội dung chính của CNH-HĐH trong chặng

đường đầu tiên Bước đầu ta đã đạt được thành tựu mới: xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Phát triển quan

điểm kinh tế của đại hội VI, Hội nghị ban chấp hành Trung

ương đã khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một chủ trương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá

độ lên CNXH Trong chính sách này chúng ta đã chuyển từ công tác kế hoạch pháp lệnh sang kế hoạch hoá định hướng

là chủ yếu Trong thời gian này đường lối mới của Đảng đề

ra từ Đại hội VI đã thu được những thành quả bước đầu rất quan trọng Trước tiên trong kinh tế - xã hội đời sống nhân dân được cải thiện dần dần, ổn định sản lượng lương thực tăng nhanh đáp ứng nhu cầu trong nước hàng hoá đa dạng thị trường mở rộng, các cơ sở sản xuất gắn liền với nhu cầu thị trường Phần bao cấp của nhà nước về vốn, giá, tiền lương giảm đáng kể, lạm phát được kiểm chế một bước Các cơ sở kinh tế có điều kiện hạch toán kinh doanh, mọi mặt của đời sống được nâng lên

Ngày đăng: 13/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w