1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Đề tài "Bàn về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái" docx

36 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 301 KB

Nội dung

Trường Đại học Kinh tế quốc dân 1 Khoa Kế toán  LUẬN VĂN Đề Tài: Bàn về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2 Khoa Kế toán MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 3 NỘI DUNG………………………………………………………………… 4 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI……… 4 I. Tỷ giá hối đoái…………………………………………………………….4 II. Chênh lệch tỷ giá hối đoái……………………………………………….4 1. Khái niệm……………………………………………………………… 5 2. Các trường hợp phát sinh……………………………………………… 5 III. Quy định…………………………………………………………………6 1. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính 6 2. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái 7 IV. So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 10 và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 21 8 1. Đơn vị tiền tệ kế toán…………………………………………………….8 2. Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái………………………………… 8 V. Kế toán Mỹ về ngoại tệ và tỷ giá hối đoái 10 PHẦN II:THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI ĐƯỢC BIỂU HIỆN QUA CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN HIỆN HÀNH 12 I. Tài khoản sử dụng 12 II. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu…… 16 1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh 16 2. Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) 18 SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân 3 Khoa Kế toán 3. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ 20 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ 25 KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân 4 Khoa Kế toán LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện của một nền kinh tế thị trường mở, thương mại quốc tế trở thành phổ biến. Việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ nước này sang nước khác, các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái Hiện nay, các giao dịch kinh tế của doanh nghiệp diễn ra với rất nhiều đối tượng khác nhau, đơn vị tiền tệ được sử dụng rất đa dạng. Trong kế toán, doanh nghiệp sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ để hạch toán để đảm bảo tính nhất quán và tính so sánh được của số liệu kế toán.Tuy nhiên, doanh nghiệp là thực hiện giao dịch kinh tế bằng rất nhiều đồng tiền khác nhau. Do đó, việc quy định thống nhất phương pháp hạch toán Chênh lệch tỷ giá phát sinh giữa đồng tiền hạch toán và đồng tiền giao dịch là rất cần thiết. Từ thực tế trên và đồng thời qua môn học kế toán tài chính em muốn nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này nên em chọn đề tài là “Bàn về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý tận tình của ThS. Nguyễn Thị Mai Anh đã giúp em hoàn thành đề án này. Bài viết này của em gồm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận về chênh lệch tỷ giá hối đoái Phần II: Một số vấn đề về chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp Phần III: Đánh giá và kiến nghị Sinh viên thực hiện Lê Thị Mai SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân 5 Khoa Kế toán NỘI DUNG PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI I. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác. Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nước kia Tỷ giá hối đoái có thể được quy định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, và được gọi là tỷ giá thị trường. Tỷ giá hối đoái cũng có thể được quy định bởi các cơ quan hữu trách trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Ở nhiều nước, cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách cùng tham gia quy định tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái khi đổi tại ngân hàng thương mại và quầy giao dịch ngoại hối phục vụ khách hàng lẻ thường chênh lệch so với tỷ giá công bố có thể vì một trong hai lý do sau: (1) đã được tính gộp cả phí dịch vụ; (2) có hai tỷ giá đồng thời, một tỷ giá hối đoái chính thức (có thể do cơ quan hữu trách qui định, hoặc do cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách quy định) và một tỷ giá không chính thức (còn gọi là tỷ giá hối đoái song song hay tỷ giá chợ đen) do thị trường quyết định. Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái chính thức có vài loại: tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại, và tỷ giá hạch toán. Tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ niêm yết tại một số ngân hàng để phục vụ khách đổi tiền là tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại có tính thêm phí dịch vụ. Còn tỷ giá đổi tiền tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc ngoại tệ của tư nhân hay khi đổi tiền trong nhân dân chính là tỷ giá hối đoái song song. II. Chênh lệch tỷ giá hối đoái SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân 6 Khoa Kế toán 1. Khái niệm Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau 2. Các trường hợp phát sinh a. Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện); Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện) ở doanh nghiệp, bao gồm: - Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); - Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả của hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư XDCB. b. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục có tính chất tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính, bao gồm: - Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục có tính chất tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); - Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục có tính chất tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp có sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh. Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái. SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân 7 Khoa Kế toán III. Quy định 1. Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính. - Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (Sau khi được chấp thuận của Bộ Tài chính). Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch là tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để ghi sổ kế toán. Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các Tài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, Tiền đang chuyển, Các khoản phải thu, Các khoản phải trả và Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). - Đối với Tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, bên Nợ các Tài khoản vốn bằng tiền, Nợ phải thu, bên có các tài khoản Nợ phải trả khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Là tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh). - Đối với bên Có của các Tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân 8 Khoa Kế toán toán (Theo một trong các phương pháp: tỷ giá đích danh; tỷ giá bình quân gia quyền; tỷ giá nhập trước, xuất trước; tỷ giá nhập sau, xuất trước). - Đối với bên Nợ của các Tài khoản Nợ phải trả, hoặc bên Có của các Tài khoản Nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán - . Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. - Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán. 2. Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái. a). Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Của doanh nghiệp SXKD vừa có hoạt động đầu tư XDCB): - Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ. - Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. b). Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) như sau: - Trong giai đoạn đầu tư XDCB, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân 9 Khoa Kế toán tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán (chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”). - Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (Lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ một lần (nếu nhỏ) vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (Nếu lớn, kể từ khi công trình đưa vào hoạt động). c) Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ IV. So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 10 và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 21 1) Đơn vị tiền tệ kế toán IAS: Chuẩn mực không đưa ra một đơn vị tiền tệ cụ thể để các doanh nghiệp trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường sử dụng đơn vị tiền tệ của nước sở tại. Nếu sử dụng đơn vị tiền tệ khác, chuẩn mực yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày các lý do của việc sử dụng đơn vị tiền tệ đó. Chuẩn mực cũng yêu cầu phải trình bày nguyên nhân của sự thay đổi đơn vị tiền tệ kế toán. VAS: Các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán. Việc sử dụng các đơn vị tiền tệ khác cần phải được đăng ký và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. 2) Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái IAS: Phương pháp chuẩn: Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền tệ của doanh SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân 10 Khoa Kế toán nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối đoái áp dụng để ghi nhận ban đầu hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính trước, cần được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong kỳ phát sinh, ngoại trừ khoản đầu tư ròng được hạch toán vào vốn chủ sở hữu. Phương pháp thay thế được chấp nhận: Đối với trường hợp chênh lệch tỷ giá là kết quả từ sự sụt giảm giá trị mạnh một đồng tiền mà không có các công cụ tự bảo vệ dẫn tới các khoản công nợ mà doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và các khoản công nợ phát sinh trực tiếp từ các nghiệp vụ mua tài sản bằng ngoại tệ gần đây, thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán vào giá trị còn lại của tài khoản liên quan, với điều kiện giá trị tài sản sau khi điều chỉnh không vượt quá mức thấp hơn giữa giá trị có thể thu hồi được và chi phí thay thế tài sản. Kế toán các nghiệp vụ bảo tự vệ cho các khoản mục có gốc ngoại tệ được hạch toán theo IAS 39, Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị. VAS: Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh luỹ kế, riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi TSCĐ hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian tối đa là 5 năm. Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính. Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán [...]... cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó Hạch toán Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái cần tôn trọng một số quy định sau: 1 Doanh nghiệp chỉ phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái vào TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái, trong các trường hợp: - Chênh lệch tỷ giá hối đoái... chêch lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) Kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh lỗ chênh lệch tỷ giá đoái và Xử lý lãi về chênh lệch tỷ giá Bên Có: Phản ánh lãi chênh lệch tỷ giá đoái và Xử lý lỗ về chênh lệch tỷ giá Dư Có: Lãi chênh lệch tỷ giá chưa xử lý cuối kỳ Dư Nợ: Lỗ chênh lệch tỷ. .. TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán) - Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ , ghi: Nợ các TK 151, 152, 211, 213, 241 (Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán) Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (lãi tỷ giá hối đoái)... lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh: + Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái) + Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài. .. thù Tỷ giá hối đoái có thể tính trực tiếp hay gián tiếp Tỷ giá dùng trong tính toán các hoạt động và qui đổi ở nước ngoài là những tỷ giá tại chỗ, tỷ giá hiện hành và tỷ giá lịch sử Tỷ giá tại chỗ là từ ngữ của thị trường; tỷ giá hiện hành và lịch sử là từ ngữ của kế toán Những định nghĩa như sau: Tỷ giá tại chỗ (Spot rate) - tỷ giá cho giao ngay tiền tệ được đổi Tỷ giá hiện hành (Current rate) - tỷ giá. .. Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (doanh nghiệp kinh doanh có hoạt động đầu tư XDCB) Tài khoản 4132 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB: Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các... điểm cuối năm tài chính Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh được hạch toán SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân 14 Khoa Kế toán vào Tài khoản 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái”; sau khi bù trừ giữa chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng,... lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, ghi: Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342 (Tỷ giá ghi sổ kế toán) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá ghi sổ kế toán) Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) (Lãi tỷ giá hối SV: Lê Thị Mai - Lớp Kế toán 48A Đề án môn chuyên ngành kế toán Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa Kế toán 20 đoái) 3 Hàng năm, chênh lệch tỷ. .. động); - Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lãi tỷ giá) ; - Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh vào chi phí tài chính; - Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt... nên sửa đổi: Vấn đề 1 Với quy định xử lý hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá trong TT105 tức là đã ghi nhận khoản lãi chênh lệch tỷ giá là một khoản doanh thu và khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là một khoản chi phí phù hợp với khái niệm doanh thu, chi phí trong chuẩn mực 01 – chuẩn mực chung Song theo em, việc quy định hạch toán khoản chêch lệch tỷ giá thực hiện và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản . chênh lệch tỷ giá hối đoái vào TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái, trong các trường hợp: - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá. năm tài chính; Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 3 Tài khoản cấp hai: Tài khoản 4131 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài

Ngày đăng: 25/01/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w