1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ án: Khảo sát diễn biến chất lượng nước - công trình thủy lợi Nghệ An pptx

66 744 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

Vùng hưởng lợi của hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An Hệ thống tưới Đô Lương được giới hạn bởi những dãy núi ở phia Bắc và đê Sông Lam ở phíaTây, Tây Nam; phía Bắc giáp lưu vực sông Hoàng Ma

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng khu IV cũ, có truyền thống giàu lòng yêu

nước và tinh thần cách mạng, đất đai rộng lớn, tiềm năng phát triển kinh tế cònnhiều Nhưng Nghệ An cũng là một trong các tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, sảnxuất gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp

Để đảm bảo tính vững chắc cho sản xuất nông nghiệp, công tác thuỷ lợi ở

Nghệ An đã sớm hình thành và phát triển Từ những năm ba mươi của thế kỷtrước, người Pháp đã cho đặt hệ thống trạm đo khí tượng thuỷ văn trên lưu vựcsông Cả, các công trình thuỷ lợi lớn đã được xây dựng tại đây là hệ thống tưới

Đô Lương và hệ thống tưới Nam Đàn

Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An do Công ty khai thác công trình Thuỷlợi Bắc Nghệ An quản lý

Vùng hưởng lợi của hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An (Hệ thống tưới Đô

Lương) được giới hạn bởi những dãy núi ở phia Bắc và đê Sông Lam ở phíaTây, Tây Nam; phía Bắc giáp lưu vực sông Hoàng Mai và Thanh Hoá, phía Tâygiáp Sông Cả và huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, phía Nam giáp khu tưới Nam HưngNghi, phía Đông giáp Biển Đông

Trên khu vực hệ thống đi qua, toàn bộ chất thải sinh hoạt, chất thải của sản

xuất công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác đều được tiêu ra

hệ thống công trình Mặt khác, do sự thiếu hiểu biết về luật pháp và ý thức bảo

vệ công trình thuỷ lợi của người dân chưa cao, toàn bộ rác thải sinh hoạt ở

Trang 2

những nơi có công trình đi qua đều được xả thẳng xuống công trình, gây ônhiễm nguồn nước, nhất là phía hạ lưu công trình.

Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An (Hệ thống tưới Nam Đàn) nguyên nhân

ô nhiễm cũng tương tự như Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An, ngoài ra, hệthống thuỷ nông Nam Nghệ An còn cấp nước và nhận nước thải từ thành phốVinh, thị xã Cửa Lò, là 2 khu vực tập trung đông dân cư và phát triển kinh tếnhất của tỉnh, khối lượng các chất thải càng lớn, nhiều nơi đổ trực tiếp xuốngcông trình Hệ thống này còn có 2 điểm cấp nước sinh hoạt cho nhà máy nướcVinh với công suất từ 80-120 m3/ngày đêm, sự ô nhiễm nước càng thêm nguyhiểm cho đời sống dân sinh

Việc khảo sát phân tích chất lượng nước sẽ bước đầu định lượng được các

chất gây ô nhiễm, nguồn phát thải, để có cơ sở kiến nghị biện pháp giảm thiểu ônhiễm, đảm bảo chất lượng nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt chonhân dân Đồng thời việc giám sát chất lượng nước trong hệ thống công trìnhthuỷ lợi cũng là một nội dung quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của

hệ thống và góp phần tăng cường công tác quản lý công trình nói riêng và côngtác quản lý nói chung

Để đáp ứng yêu cầu trên, việc thực hiện dự án phải đạt được mục tiêu :

- Mục tiêu trước mắt: Đo đạc khảo sát hiện trạng, nhận định xu thế diễn

biến, xác định nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước, trên cơ sở đó, đề xuất biện

pháp giảm thiểu ô nhiễm trong hệ thống thủy nông Bắc Nghệ An và hệ thốngthuỷ nông Nam Nghệ An

- Mục tiêu lâu dài : xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng nước trong hệ

thống thuỷ nông Bắc Nghệ An và hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An phục vụcông tác quản lý

Trang 3

PHẦN II THỰC HIỆN DỰ ÁN

CHƯƠNG I - -

TỔNG QUAN VÙNG DỰ ÁN

I - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1 Vị trí địa lý, diện tích, dân số

Nghệ An có vị trí địa lý:

- 18,35 đến 200 vĩ Bắc,

- 103,50 đến 105,500 kinh đông,

- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá

- Phía Tây giáp nước Lào

- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh,

- Phía Đông giáp với Biển Đông

Tỉnh Nghệ An có thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, 17 huyện với tổng diệntích 1.849.300 km2, dân số tính đến năm 2003 là 2.977.300 người, mật độ dân sốvào loại thấp 180 người/km2, tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã, các thị trấn

và vùng đồng bằng ven sông Các huyện vùng núi dân cư thưa thớt, điều kiệngiao thông khó khăn, tập quán canh tác lạc hậu, tỷ lệ đói nghèo còn cao

2 Đặc điểm địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật và quĩ đất

2.1 - Địa hình địa mạo, thổ nhưỡng

Nhìn chung địa hình tỉnh Nghệ An dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam,

có thể tạm chia ra 3 vùng:

- Vùng đồi núi cao nằm chủ yếu phía Bắc, Tây Bắc và phía Tây của tỉnh,gồm các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông Đặcđiểm thổ nhưỡng là vùng đất Feralit đỏ vàng, đất đỏ nâu trên nền đá vôi, có độphì cao, song do địa hình có độ dốc lớn và điều kiện giao thông chưa phát triển,sản xuất có nhiều khó khăn, diện tích canh tác chỉ chiếm khoảng 1,5-2% tổng

Trang 4

diện tích mặt bằng khu vực Đây là vùng đất được xác định chủ yếu là vùngrừng phòng hộ đầu nguồn và có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ điện.

- Vùng trung du đồi núi thấp và đồng bằng nhỏ hẹp gồm các huyện NghĩaĐàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn, một phần huyện Thanh Chương, Vùng đồinúi thấp với đặc điểm thổ nhưỡng là vùng đất Feralit đỏ vàng và vàng, đất đỏnâu trên đá phiến sét, tiềm năng đất đai còn lớn và phù hợp với trồng cây ăn quả,nhưng chưa được khai thác hợp lý Vùng này nhiều sông suối nên có thể xâydựng hồ chứa vừa và nhỏ, vừa đảm bảo cấp nước cho sản xuất trong vùng, hiệnđang còn rất thiếu, vừa tham gia chống lũ cho hạ du

- Vùng đồng bằng ven biển nằm dọc theo 2 bên bờ sông Cả, bao gồm cáchuyện Đô Lương, vùng thấp của huyện Thanh Chương, Nam Đàn, HưngNguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, được hưởng lợi từ nguồn nước lưu vực Sông Cả( như vùng đồng bằng Nam Hưng Nghi, Diễn-Yên-Quỳnh…), đại bộ phận là đấtphù sa vùng ven sông mầu mỡ, đã được khai thác lâu đời cho sản xuất nôngnghiệp Đây là vùng trọng điểm lúa của tỉnh

- Phần còn lại là vùng đất cát cát ven biển, nghèo chất dinh dưỡng, chỉphù hợp với trồng hoa mầu, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, cây họđậu…

2.2 - Đặc điểm về thảm phủ thực vật - Quĩ đất

Rừng của tỉnh Nghệ An hầu hết nằm trong lưu vực Sông Cả, đa dạng và

phong phú, có nhiều loại gỗ quí hiếm như bách xanh, thông đỏ, trắc, gụ, giánghương, pơ mu…Nhiều loài chim thú hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam nhưSao La, Voi, Hổ Đông Dương…

Theo số liệu thống kê, năm 1999 độ che phủ của rừng ở Nghệ An là trên

35 % Đến năm 2002, do có chính sách giao đất giao rừng, Chương trình trồngmới 5 triệu ha rừng, và các Chương trình phát triển kinh tế miền núi đã có tácđộng đến công tác trồng và bảo vệ rừng, độ che phủ rừng đã đạt 42,,67 %, trong

đó rừng tự nhiên chiếm 90 % Vốn ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý

từ 1996-1999 cũng đã đầu tư 10.200 triệu đồng cho các dự án của Chương trình

773 góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc

Về đất đai, theo số liệu thống kê năm 2002, tổng diện tích đất của tỉnhNghệ An là 1649,3 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp 198,5 ngàn ha, đất lâmnghiệp có rừng 703,7 ngàn ha ( rừng trồng 10,4 ngàn ha), đất chuyên dùng 61,3ngàn ha, đất ở 15,1 ngàn ha, đất chưa sử dụng các loạị 670,7 ngàn ha, chiếm40,66 % tổng diện tích đất đai toàn tỉnh

Trang 5

3 Đặc điểm thời tiết khí hậu

Năm 2005, đặc điểm thời tiết khí hậu vùng Bắc Trung Bộ nói chung vàvùng Dự án nói riêng rất khắc nghiệt: nhiệt độ tăng cao, mưa ít, đến cuốitháng 6 vẫn chưa có lũ tiểu mãn, mực nước Sông Lam thấp hơn trungbình nhiều năm, mới tháng 2 tình hình hạn hán đã trở nên nghiêm trọng.Một số số liệu về khí tượng thuỷ văn năm 2005 dưới đây đã cho thấy điềunêu trên

Đặc trưng nhiệt độ tháng tại một số trạm ( 0 C) ( năm 2005 so với trung bình nhiều năm)

3.1 - Mưa: Theo tài liệu khí tượng thuỷ văn, lượng mưa hàng năm tương

đối thấp, bình quân 1.400-2.500 mm/năm Lượng mưa lớn nhất tập trung vàotháng 9 và 10, chiếm tới 40 % -50 % tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa nhỏnhất thường vào tháng 2 tháng 3, chỉ chiếm 15-20% lượng mưa cả năm Cáctrung tâm mưa lớn là thượng nguồn Sông Hiếu, lưu vực Sông Giăng (2.000-2.400mm/năm), trung tâm mưa nhỏ là Cửa Rào, Mường Xén, chỉ đạt 1.100-1.400mm/năm; thành phố Vinh có lượng mưa trung bình, năm 2003, 2004 đều ít

Trang 6

mưa Tại trạm khí tượng thuỷ văn Vinh, lượng mưa năm 2003 đo được 1610mm/năm/ năm 2004 là 1611 mm/năm.

Lượng mưa tháng, năm (mm) trung bình nhiều năm tại một số trạm ( Năm 2005 so với trung bình nhiều năm)

2005

3.2 - Độ ẩm không khí: Tỉnh Nghệ An nằm trong lưu vực sông Cả và một

phần nhỏ lưu vực Sông Mã và một số lưu vực sông nhỏ khác ( sông Bùng, KheDứa-Ông Độ, sông Cấm )

Sông Cả có tổng lượng dòng chảy năm khoảng 24 tỷ m3, nhưng tập trungvào mùa mưa tới trên 75 %, nên về mùa khô vẫn rất thiếu nước Độ ẩm khôngkhí bình quân từ 82 %-85 %, tháng 1 có độ ẩm cao nhất 95 %, thấp nhất làtháng 7 chỉ còn 36-38 % Năm 2003, 2004 không theo qui luật trên, độ ẩmkhông khí đo tại trạm Vinh tháng 1 90-91 %, tháng 7 70-75 %

3.3 - Bức xạ và bốc thoát hơi nước: Theo tài liệu đo đạc của các trạm khí

tượng, số giờ nắng trung bình năm từ 1.500-1.800 giờ, lượng bức xạ nhiệt tổngđạt bình quân 120-150 Kcal/cm2 năm, lượng bốc thoát hơi nước trên 950 mm,

Trang 7

tập trung vào các tháng 5,6,7,8, chiếm gần 60 % lượng bốc hơi cả năm, nhất làcác tháng có gió Lào.

Lượng bốc hơi bình quân tháng tại một số trạm (mm)

2005

3.4 - Bão: Tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng nhiều của bão hình thành từ

ngoài khơi Thái Bình Dương Bão thường đổ bộ vào đất liền từ cuối tháng 9,tháng 10 và đầu tháng 11 với tốc độ đo được tại trạm Vinh từ 1,7-1,9 m/s Bão

và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn ngập lụt trên diện rộng gây nhiều thiệt hại vềngười và của của Nhà nước và nhân dân trong khu vực Năm 2005, cơn bão số 7

Trang 8

có cường độ gió mạnh và mưa lớn đổ vào khu vực Bắc Trung Bộ đã gây thiệthại không nhỏ cho tỉnh Nghệ An.

4 Đặc điểm về thuỷ văn Diện tích tỉnh Nghệ An hầu hết nằm trong lưu vực Sông Cả đặc điểm

thuỷ văn tỉnh Nghệ An phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm thuỷ văn lưu vực SôngCả

4.1 - Đặc điểm về lưu lượng: Lưu vực Sông cả có lượng chảy khá dồi dào

nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian Mô duyn dòng chảytrung bình năm vùng thượng nguồn Sông Cả đạt 20 l/s.km2, vùng trung lưu đạt

25 l/s.km2, vùng hạ lưu đạt 25-30 l/s.km2

Sông Cả có nhiều nhánh, địa hình lại chia cắt và phức tạp, chế độ thuỷ văn

của các sông nhánh khác nhau, mùa mưa trên mỗi sông nhánh chỉ 3-4 tháng vàxảy ra trong khoảng thời gian khác nhau Trong mùa lũ, mỗi con lũ chỉ kéo dàikhoảng 3-4 ngày, nhưng do mùa lũ trên sông nhánh lệch nhau làm cho mùa lũdòng chính Sông Cả phía hạ du kéo dài từ tháng 6 đến tháng 12, và thời gian lũkéo dài từ 12-15 ngày gây hậu quả lũ lụt cho phía hạ du

Tổng lượng dòng chẩy trên Sông Cả khoảng 21-24.109 m3/năm, tập trung

vào mùa mưa tới trên 80 % nên về mùa khô vẫn rất thiếu nước Mùa kiệt bắtđầu từ tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 8, và dòng chảy kiệt phân bố rất khôngđều nhau, và lệch pha về thời gian và không gian nên cũng có tác dụng giảmđược áp lực chống lũ và thuận lợi trong công tác cấp nước cho các nhu cầu pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An

Đặc trưng dòng chảy năm các trạm thuỷ văn trên Sông Cả

đo

F (km 2 )

Q0 (m 3 /s)

M0 (l/s.km 2 )

Y0 (mm) Mường TB nhiều năm 2.620 67,3 25,7 810

Xén Năm 2005 Cửa TB nhiều năm 12,800 225,3 17,6 560 Rào Năm 2005

Dừa TB nhiều năm 20.800 428 20,6 650

Năm 2005

Trang 9

TB nhiều năm Thượng Năm 2005

Lưu lượng kiệt nhất đo tại một số trạm

Trạm Flv

Thời kỳ tháng 3-4 Thời kỳ tháng 6-7 ( km 2 ) (m Q 3 /s) (l/s.km M 2 ) Ngày Q (m 3 /s) (l/s.km M 2 ) Ngày Mường Xén 2620 9,7 3,7 20/4/1980

Mực nước cao nhất trên sông Cả xuất hiện trong mùa lũ, cùng thời gian với

khi có lưu lượng lớn, thường vào các tháng 8,9,10 hàng năm

Mực nước thấp nhất có sự chênh lệch rất lớn so với mực nước lũ cao nhất,

ở thượng nguồn mực nước thấp nhất thường thấp hơn đồng ruộng 2-16 m

Tại trạm Dừa và Yên Thượng, mực nước và lưu lượng cao nhất và thấp

nhất đo được năm 2003 và 2004 như sau :

Mực nước (cm) Lưu lượng (m 3 /s) Trạm Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất

Trang 10

Tỉnh Nghệ An rộng 16.493 km2, gồm 17 huyện, một thị xã (Cửa Lò), vàmột thành phố (Vinh), dân số tính đến năm 2003 là 2.977.300 người, là mộttrong những tỉnh đông dân, nhưng do diện tích tự nhiên của tỉnh lớn, mật độdân số vào loại thấp ở nước ta, bình quân >180 người/km2

Kinh tế của Nghệ An chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, các huyện vùngcao có thể phát triển chăn nuôi, vùng trung du phát triển cây ăn quả, vùng venbiển đánh bắt hải sản; các hoạt động dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch cũng đónggóp một phần quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.Tốc độ tăng trưởng GDP từ

1996 đến 2002 từ 6-8%/năm

Cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An năm 1996,2000,2002

1 Về sản xuất Nông nghiệp:

Theo số liệu thống kê, diện tích cây lương thực có hạt của Nghệ An từ năm

2000 đến nay tăng không đáng kể, mức tăng bình quân vào loại thấp , nhưng sảnlượng đạt mức tăng cao hơn so với mức tăng chung của cả nước

Diện tích cây lương thực có hạt năm 2004 tăng 4,6 %, sản lượng tăng 16,3

% so năm 2003; diện tích lúa cả năm của tỉnh Nghệ An từ 2000 đến nay tăng ít(8,2 %), nhưng sản lượng tăng cao (30,06 %) do tăng năng suất, ngoài các yếu

tố về giống, về các biện pháp kỹ thuật thuỷ lợi chắc chắn đã đóng góp mộtphần quan trọng trong kết quả này

Mô hình kinh tế trang trại hình thành và phát triển, với loại hình sản xuất đadạng và phong phú (trang trại trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, chăn nuôi,

Trang 11

lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản ) đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư vàosản xuất nông nghiệp và nâng cao mức sống người dân.

Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt

8.222,2 223

8.320,3 223,8

8.359,1 232,1

8.435,7 242,8 Sản lượng ( nghìn tấn):

- Cả nước

- Nghệ An

34.535,4 832,3

34.270,1 871,3

36.958,4 937

37.452,3 973,3

39.322.9 1082,5

2 Về sản xuất Lâm nghiệp:

Tính đến thời điểm năm 2003, tổng diện tích rừng của tỉnh Nghệ An là697.600 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 620.400 ha, chiếm 90 % Diện tíchrừng trồng tập trung của cả nước có phần thuyên giảm, ước năm 2003 chỉ bằng98,9 % năm 2000, diện tích rừng trồng tập trung của tỉnh Nghệ An cũng giảmnhiều hơn, chỉ bằng 92,6 % năm 2000

190,8 10,5

198 10,4

192 9,2

194,3 10,1

3 Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệpcủa tỉnh Nghệ An có mức tăng trưởng cao cả về công nghiệp do Trung ương và

do địa phương quản lý Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2003, chỉ sốgiá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý tăng 19 %, chỉ sốgiá trị sản xuất công nghiệp địa phương tăng 15,3 %, chỉ số giá trị sản xuấtcông nghiệp ngoài quốc doanh tăng 12,7 % (theo giá so sánh năm 1994), công

Trang 12

nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế, đã bước đầuhình thành các cụm công nghiệp tập trung như:

- Cụm công nghiệp Hoàng Mai sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng

- Cụm công nghiệp Đô Lương gồm chế biến gỗ, cơ khí, sản xuất công cụmáy móc nông nghiệp và cơ khí quốc phòng,

- Khai thác quặng thiếc ở Quế Phong, Quỳ Hợp, khai thác đá quí ở QuỳChâu

- Cụm công nghiệp Vinh-Cửa Lò-Bến Thuỷ là cụm công nghiệp tổng hợpgồm bia rượu, dệt may, cơ khí sửa chữa tầu thuyền, sửa chữa ô tô, lắp ráp xemáy, điện, điện tử, thuỷ tinh, sành sứ, chế biến thuỷ hải sản…

Về sản xuất công nghiệp, Nghệ An là một trong những tỉnh có mức tăngtrưởng cao hơn trung bình của cả nước: mức tăng năm 2004 so với năm 2000( theo giá so sánh năm 1994) là >3,3 lần ( bình quân cả nước tăng xấp xỉ 3 lần)

Giá trị sản xuất công nghiệp ( theo giá so sánh với năm 1994)

Giá trị : - Cả nước

- Nghệ An

198.326,1 1.098,6

227.342,4 1.326,2

261.092,4 1.690,6

305.080,4 2.388,2

354.030,1 2.608,6

III - ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HOÁ XÃ HỘI

Nghệ An là một tỉnh được Nhà nước quan tâm đầu tư cho phát triển vănhoá-xã hội Thành phố Vinh đã có một hệ thống các trường đại học, cao đẳng,dạy nghề, các trung tâm giáo dục hướng nghiệp để đào tạo đội ngũ trí thức vàlực lượng lao động có kỹ thuật, không chỉ cho khu vực Bắc Trung Bộ mà còncho cả nước

Hệ thống trường lớp giáo dục thường xuyên của tỉnh cũng phát triển cao,tính đến thời điểm 30/9/2003, bình quân mỗi xã có 1,5 trờng tiểu học, 1 trường

Trang 13

trung học cơ sở; 5 xã có 1 trường trung học phổ thông, tập trung ở các xã vàhuyện vùng trung du và đồng bằng, chưa phát triển đồng đều ở các huyện vùngcao; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông năm học 2002-2003 97,33 %, cao hơnbình quân trong cả nước (92,13 % ), toàn tỉnh đã hoàn thành phổ cập tiểu học Mạng lới y tế chăm sóc sức khoẻ người dân được quan tâm, theo số liệuthống kê, bình quân trên 10.000 dân có 3 bác sĩ, 5 y sĩ và 8 y tá, tuy nhiên vùngsâu vùng xa vẫn tồn tại bệnh sốt rét, nếu không được kiểm soát thường xuyên,

sẽ có nguy cơ phát thành dịch

Mức sống ở các vùng nông thôn cũng được nâng cao, 86 % số xã đã cóđiện (371/431 xã ), cuộc sống sinh hoạt và tinh thần của nhân dân được nângcao, số hộ đói nghèo đã giảm từ 160.000 hộ vào năm 1998, xuống còn 87.599

hộ vào năm 2000, đưa tỷ lệ hộ đói nghèo từ 27,83 % (1998) xuống còn 13,97

% vào năm 2000

Lực lượng lao động của tỉnh Nghệ An khá dồi dào, trong tổng số2.597.000 người ở khu vực nông thôn thì số người ở độ tuổi lao động (>15 tuổiđến 44 tuổi) chiếm 82 % (2.137.220 người ), đó là nguồn lực to lớn và quí giácho phát triển kinh tế xã hội

Trang 14

CHƯƠNG II - -

SỰ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI

Là một trong những tỉnh có khí hậu khắc nghiệt, kinh tế của tỉnh Nghệ Anchủ yếu là sản xuất nông nghiệp, từ thời Pháp, công tác thuỷ lợi ở Nghệ An sớmđược hình thành và phát triển, có thể tạm chia ra các thời kỳ như sau:

1- Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám

Nghệ An đã được người Pháp xây dựng một số công trình thuỷ lợi phục

vụ sản xuất nông nghiệp, lớn nhất là 2 hệ thống tưới lớn là Hệ thống tưới ĐôLương-Diễn Yên Quỳnh (tưới 36.500 ha) và hệ thống tưới Nam Hưng Nghi(tưới 19.730 ha); một số trạm bơm và công trình trên kênh cũng được xây dựngnhưng chưa hoàn chỉnh, công trình chưa đạt chỉ tiêu như thiết kế đề ra

2 - Thời kỳ 1945-1975

Do phải tập trung sức người sức của cho 2 cuộc kháng chiến chống Pháp,

chống Mỹ, các công trình thuỷ lợi hầu như không được xây dựng, chỉ hoàn thiện

15 trạm bơm của Hệ thống Nam Nghệ An từ thời Pháp đã xây móng, và xâydựng một số hồ chưá vừa và nhỏ ven dẫy núi sông Bùng như Vệ Vừng, Khe

Đá, Quán Hài …; một số trạm bơm nhỏ cũng đợc xây dựng Công tác thuỷ lợitrong thời kỳ này chủ yếu đi vào quản lý khai thác 2 hệ thống thuỷ nông BắcNghệ An, Nam Nghệ An nói trên, đồng thời xây dựng bộ máy quản lý (Xínghiệp quản lý thuỷ nông Bắc Nghệ An, Xí nghiệp quản lý thuỷ nông Nam H-ưng Nghi) và làm công tác chuẩn bị nghiên cứu, qui hoạch sử dụng nớc trongcác sông)

Trang 15

3 - Thời kỳ 1975 đến nay

Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng, tạo ra một hạ tầng cơ sở kỹ

thuật thuỷ lợi phục vụ phát triển kinh tế, như kênh Vách Bắc, cống đập NghiQuang, sửa chữa cống Hiệp Hoà, xây dựng hồ Vực Mấu (62,4 triệu m3), VệVừng ( 16,8 triệu m3), Khe Đá (16,6 triệu m3), xây dựng cống ngăn mặn DiễnThành và một loạt các trạm bơm cuối kênh của hệ thống Nam Nghệ An đượcxây dựng

Từ 1996 đến 2000 số công trình thuỷ lợi được đưa vào sử dụng là 19công trình, trong đó đáng kể là Hệ thống thuỷ nông Kim Liên-Nam Đàn vớingân sách Nhà nước đầu tư 9.925 triệu đồng

Ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý cũng đã đầu tư > 235 tỷđồng, cùng với nguồn thu thuỷ lợi phí, thuế nông nghiệp và dân đóng góp >330

tỷ đồng để kiên cố hoá hơn 2 triệu 600 ngàn km kênh mương các hệ thống thuỷnông Bắc và Nam Nghệ An, hệ thống thuỷ nông Kim Liên, nâng cấp hệ thốngtrạm bơm Tả Thanh Chương , nhiều công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ được xâydựng, tăng diện tích được chủ động tưới tiêu, góp phần nâng cao năng xuất vàsản lượng sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác Đặc biệt, bằng nguồnvốn vay ADB và WB, từ 1994-2002, Nhà nước đx đầu tư trên 550 tỷ đồng sửachữa, nâng cấp hai hệ thống thuỷ nông Bắc và Nam Nghệ An, bảo năng lực thiết

kế của Hệ thống Bắc và tăng thêm diện tưới cho hệ thống Nam Nghệ An 6.000ha

4 - Hiện trạng thuỷ lợi

Tỉnh Nghệ An nằm trong lưu vực Sông Cả và một phần thuộc lưu vựcSông Hiếu Theo tài liệu Qui hoạch thuỷ lợi, hiện trạng thuỷ lợi Nghệ An có thểchia theo vùng lưu vực như sau :

Vùng lưu vực Sông Hiếu

Bao gồm các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân

Kỳ Phía Bắc giáp lưu vực Sông Chu và Lào, Tây giáp lưu vực Sông Cả, Đông

và Nam giáp lưu vực Sông Bùng Toàn bộ vùng này dựa vào nguồn nước SôngHiếu để phát triển sản xuất và sinh hoạt Công trình thuỷ lợi vùng này rất đadạng và có tính độc lập cao Tính đến 2003, toàn bộ vùng đã xây dựng được 146

hồ chứa và đập dâng, 16 trạm bơm điện lấy nước dọc sông Hiếu tới cho 24,7 %tổng diện tích canh tác; hiệu quả công trình cũng chỉ đạt trên 52 % do thiếunguồn và công trình xuống cấp

Trang 16

Vùng lưu vực Sông Cả

Rộng lớn, bao gồm các tiểu vùng Thượng Sông Cả gồm các huyện Kỳ

Sơn,Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn có nguồn nước dồi dào nhất, nhưng ítcông trình (10 trạm bơm điện tập trung ở huyện Anh Sơn, 57 hồ chứa có qui mô

tưới <100 ha) và diện tích tưới chỉ chiếm trên 40 % diện tích canh tác Tiểu vùng Trung Sông Cả (huyện Thanh Chương) được hệ thống hồ chứa và trạm

bơm điện theo thiết kế đảm bảo tưới trên 80 % diện tích canh tác

Vùng Văn Tràng - Khe Khuôn và Diễn Yên Quỳnh

Gồm các huyện Đô Lương, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành được hệ

thống Đô Lương, hồ đập mạn Sông Bùng và các trạm bơm lẻ lấy nước từ sông

Cả đảm bảo nước tưới theo thiết kế 100 % diện tích canh tác Đây cũng làvùng có diện tích thực tưới cao nhất tỉnh Nghệ An ( trên 80 % diện tích canhtác)

Vùng Nam Hưng Nghi

Gồm các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, T.P Vinh và thị xãCửa Lò, được hệ thống Nam Đàn và các trạm bơm điện ven sông Lam đảm bảotới theo thiết kế 100 % diện tích canh tác Đây cũng là vùng có tỷ lệ thực tớicao thứ nhì của tỉnh (trên 70 % diện tích canh tác)

Tại các vùng trên, theo số liệu thống kê, có gần 30 hồ chứa nước có dung

tích hữu ích từ 700 ngàn đến trên 10 triệu m3 nớc, mỗi hồ phục vụ tới cho diệntích từ 300-4.600 ha đất canh tác trong toàn tỉnh, trong đó 3 hồ chứa lớn có dungtích trên 10 triệu m3 là:

- Hồ chứa nước Vực Mấu: dung tích hữu ích 62,4 triệu m3, cấp nước tướigần 4620 ha đất canh tác, cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản cho huyệnQuỳnh Lưu,

cấp nước tưới cho trên 1.400 ha đất canh tác, cấp nước sinh hoạt và nuôi trồngthuỷ sản cho huyện Yên Thành,

- Hồ chứa nước Khe Đá: dung tích hữu ích 16,6 triệu m3 có nhiệm vụ cấpnước tới cho trên 725 ha đất canh tác, cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sảncho huyện Tân Kỳ

Và quan trọng hơn cả là hai hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An và hệ thốngthuỷ nông Nam Nghệ An

Trang 17

HỆ THỐNG THUỶ NÔNG BẮC NGHỆ AN

Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An (Hệ thống tưới Đô Lương) được ngườiPháp xây dựng từ năm 1933 đến năm 1936 là hệ thống tưới tiêu kết hợp Theothiết kế, đập chắn nước ngang Sông Cả tại Đô Lương với mức nước dâng 9,95 mđưa nước qua cống Mụ Bà vào kênh chính, chuyển nước từ Sông Cả sang lưuvực Sông Bùng với lưu lượng thiết kế lấy vào kênh là 33,6 m3/s , cung cấp nướctưới và tiêu thoát lũ cho 29.147 ha đất nông nghiệp thuộc 4 huyện Đô Lương,Yên Thành, Diễn Châu và Quỳnh Lưu (tưới tự chảy 22.461 ha, tưới bằng bơm6.686 ha), cấp nước sinh hoạt cho các huyện trên Về tiêu, nước lũ sẽ theo cáckênh tập trung vào kênh tiêu Vách Bắc và thoát vào Sông Bùng qua cống tiêu

Bầu Rú

Công trình đầu mối gồm

- Đập Đô Lương có 12 khoang và 1 cửa xả cát Chiều rộng mỗi khoang 23

m Khoang số 12 là đập tràn cố định bằng bê tông, 11 khoang còn lại có cửa tựđộng bằng thép Về mùa cạn, cửa đập kéo lên cao độ +9,95 để đa nước vàokênh Mùa lũ cửa sập xuống cao độ 9,05 để tháo lũ

- Cống xả cát đặt ở bờ trái đập, gồm 1 cửa tự động bằng thép, chiều rộng

21 m Mùa cạn, cửa nâng lên để giữ nước, mùa lũ, cửa sập xuống để xả cát vàkết hợp xả lũ

- Ngưỡng chắn cát đầu kênh bằng thép, chiều rộng 20 m Ngưỡng cửa ở

cao độ + 8,05 Mùa cạn, cửa sập xuống để đưa nước vào kênh Mùa lũ, cửanâng lên cao độ +9,50 để hạn chế bùn cát vào kênh Cửa được vận hành thủcông thông qua hệ thống tời xích

Công trình tưới gồm:

- Cống Mụ Bà: trên kênh chính, có 5 cửa nhỏ, kích thước mỗi cửa 2x2,75

m, và một cửa lớn rộng 4 m

- Kênh chính: dài 39,613 m ( tính từ cửa chắn cát đầu kênh dẫn đến cống

điều tiết Yên Lý) Chiều rộng đáy tại đầu kênh 15-16m, chiều sâu nước 3-3,5 m,mặt cắt hình thang Kênh có khả năng tải với lưu lượng 30-36m3/s tuỳ thuộcvào cột nước trong thời kỳ khai thác

Kênh chính chuyển nước Sông Cả từ cống Mụ Bà, cấp nước bằng cáctrạm bơm động lực cho thị trấn và huyện Đô Lương

Trang 18

Từ huyện Yên Thành, qua Diễn Châu đến Quỳnh Lưu, sau giai đoạn1997-2001, hệ thống được cải tạo nâng cấp bằng vốn WB, nước đã tự chảy vào

kênh nhánh tưới cho các khu canh tác của 3 huyện trên

- Các công trình tưới trên kênh chính: có cống Hiệp Hoà ngăn lũ Khe

Khuôn để bảo vệ cho tuy nen Truông Khắp phía sau luôn làm việc không áp, 4cống điều tiết (Đô Lý, Phúc Tăng, Qui Lăng, Yên Lý), xi phông Sông Dinh, cầumáng Bầu Rú và 68 cống lấy nước đầu kênh cấp II, trong đó có một số cốnglớn là Cống Khe Khuôn (tưới 1400 ha), N2 (4300 ha), N8 (3210 ha), N18A(1400 ha), N13 (2500 ha), N20 (2000 ha), N14 (550 ha) và đuôi kênh chính(5355 ha) Trạm bơm Vân Tràng có 3 tổ máy bơm, công suất mỗi máy 6.700m3/h

- Kênh cấp II: tổng chiều dài khoảng 100 km, cấp nước tưới cho trên

23.000 ha đất nông nghiệp, trong đó 9 kênh có diện tích tưới lớn trên 550 ha;.Trên kênh cấp II có khoảng 540 công trình, kênh cấp III có tổng chiều dàikhoảng 110 km và 560 công trìnhảtên kênh các loại, đảm bảo việc cấp nước và

giao thông thuỷ trong vùng có công trình

Công trình tiêu

Về mùa lũ, nước được tập trung vào hệ thống kênh nhánh đổ vào kênhchính qua 9 cống tiêu là Vũng Bùn, Lý Thành, Trụ Thạch, Trung Thành, BắcThành, Mô Hóp, Xuân Thành, Cửa Chùa và Yên Lý Nước lũ được tiêu thoátqua hệ thống kênh nhánh và đổ vào kênh chính, tiêu thoát ra sông Bùng tạiĐông Hà qua cống tiêu Bầu Rú

HỆ THỐNG THUỶ NÔNG NAM NGHỆ AN

Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An do Công ty khai thác công trình Thuỷ

lợi Nam Nghệ An quản lý

Vị trí địa lý

Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An ( Hệ thống tưới Nam Đàn) nằm ở phíaĐông Nam của tỉnh Nghệ An, bao gồm các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên,Nghi Lộc, T.P Vinh và thị xã Cửa Lò, được bao bọc bởi 2 con sông: Sông Cam

ở phía Bắc và Sông Cả ở phía Nam

- Phía Bắc giáp huyện Diễn Châu và Yên Thành,

- Phía Nam giáp Sông Lam ( Sông Cả),

Trang 19

- Phía Tây giáp vùng đồi núi của 2 huyện thanh Chương và Đô Lương

- Phía Đông giáp Biển Đông

Tổng diện tích tự nhiên: 672 km2, trong đó vùng đồi núi 177 km2, vùngđồng cao và đồng bằng 495 km2

Nhiệm vụ công trình :

Là hệ thống tưới tiêu kết hợp, Công trình thuỷ nông Nam Nghệ An được

Pháp xây dựng từ năm 1936-1941, lấy nước từ sông Lam qua cống Nam Đàn.

Theo thiết kế, hệ thống cung cấp nước tưới và tiêu thoát lũ cho khoảng 35.000

ha đất canh tác của 3 huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, thành phố Vinh

và cấp nước sinh hoạt cho thị xã Cửa Lò qua hệ thống kênh Thấp, kênh Gai,kênh Hoàng Cần, kênh Vinh, kênh Lai Trên-Lê Xuân Đào (thường gọi là kênhNhà Lê) Công trình ngăn mặn là cống Bến Thuỷ và cống Nghi Quang

Công trình tưới

Công trình đầu mối: Cống Nam Đàn 4 cửa x 2 m, 1 cửa âu thuyền B=

5 m, có nhiệm vụ lấy nước từ Sông Lam vào hệ thống tưới, chống lũ Sông Lamcho khu hưởng lợi và giao thông thuỷ

Cống Nam Đàn bằng bê tông cối thép có các thông số thiết kế:

- 4 cửa, mỗi cửa rộng 2 mét : B c = 8 mét

- Âu thuyền : B = 5 mét

- Mực nước thượng lưu ( TK) : +1,903 mét

- Mực nước hạ lưu (TK) : + 0,903 mét

- Lưu lượng qua cống : Qmax = 33,6 m3/s

- Lưu lượng bình quân năm : Qbq = 26,1 m3/s

- Lưu lượng kiệt : Q k = 10 m3/s

Hệ thống kênh: Có 5 trục kênh chính với tổng chiều dài trên 70 km là

kênh Thấp, kênh Lam Trà, kênh Hoàng Cần, kênh Gai, và 2 sông tự nhiên làSông Vinh và sông Cấm

về đến Hưng Chính

- Kênh Lam Trà: đào mới năm 1966, bổ sung và sửa chữa vào các năm

1970, 1985 dài 11,3 km, chuyển nước từ kênh Thấp tới kênh Hoàng Cần

- Kênh Hoàng Cần : dài 13,46 km, nối kênh Thấp với sông Vinh

Trang 20

- Kênh Gai : dài 16,784 km, nối từ chỗ giao tiếp kênh Thấp với sông Vinh

đến sông Cấm, được đào từ thời Nhà Lê để giao thông thuỷ, nay được dùng đểtiêu và dẫn nước tưới ra khu hưởng lợi phía Bắc

- Sông Vinh: là sông thiên nhiên, dài 5,8 km, đi từ tiếp giáp kênh Thấp

đến cống Bến Thuỷ

- Hệ thống kênh cấp II Cấp III: có trên 100 kênh tưới với tổng chiều dài

khoảng trên 400 km, gần 30 kênh tiêu với tổng chiều dài khoảng 55 km

Các công trình trên kênh: Có khoảng 300 cống tưới và 20 cống tiêu, 19

cầu máng và 8 xi phông, 114 trạm bơm, đảm bảo việc tưới tiêu và các hoạt độngkhác trong hệ thống, trong đó có 2 trạm bơm lớn mới được xây dựng thời kỳ1995-2000 là Trạm bơm Thọ Sơn và trạm bơm Hưng Đông

Công trình tiêu

- Công trình tiêu úng, ngăn lũ: Các công trình tiêu gồm có Cống đầu mối

Bến Thuỷ, 6 cống tiêu trên kênh chính là Nghi Quang, Thượng Xá, Nghi Khánh,Bến Thuỷ, 3A, 3B và các trạm bơm tiêu Hưng Châu, Hưng Lợi

Về mùa mưa, nước trong khu hưởng lợi hầu hết tập trung vào các kênhdẫn trên đổ ra biển theo 2 cửa là cống Bến Thuỷ và Cửa Lò Khi mực nướctrong sông Lam cao hơn trong đồng thì cống Bến Thuỷ đóng lại, lúc này toàn

bộ lượng nước tiêu dồn qua kênh Gai và sông Cấm rồi đổ ra biển tại Cửa Lò;một phần diện tích phía Đông đường 1A thuộc Nghi Lộc, Bắc T.P Vinh và thị

xã Cửa Lò tiêu ra cửa Nghi Khánh, Thượng Xá(sông Cấm), cửa Rào Đừng,Hói Cống (sông Lam)

- Cống Bến Thuỷ: được Pháp xây dựng năm 1936-1941, là công trình đầu

mối chủ yếu, có tác dụng tiêu lũ, ngăn mặn, giữ ngọt và giao thông thuỷ Cốngbằng bê tông cốt thép có:

- Lưu lượng tiêu : Qmax= 256 m3/s

Công tác thuỷ lợi của tỉnh Nghệ An, qua nhiều thời kỳ đều được quan

tâm xây dựng, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất Trong xu thế

Trang 21

chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giảm diện tích trồng trọt, nhất là diệntích trồng lúa, tăng diện tích nuôi thuỷ sản và các ngành sản xuất khác, chuyểnnền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, áp lực đối với công tác thuỷ lợi ngàycàng cao, với yêu cầu vừa sửa chữa nâng cấp các công trình hiện có, vừa chuẩn

bị điều kiện xây dựng mới các công trình nhằm phòng chống lụt bão, giảm nhẹthiên tai, cấp nước phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địaphương…

CHƯƠNG III - -

KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC

I - CÔNG TÁC KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

Tháng 1/2005, dự án đã đi khảo sát thực địa, làm việc với các cơ quanđịa phương và đơn vị trực tiếp quản lý công trình, thu thập bổ sung một phần tàiliệu có liên quan đến Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An và Hệ thống thuỷ nôngNam Nghệ An ( Kết quả đã được báo cáo ở phần trên và trong phần báo cáokhảo sát thực địa), cùng với cán bộ Công ty Quản lý thuỷ nông chọn vị trí lấymẫu phù hợp yêu cầu

Dự án đã thực hiện lấy mẫu 4 đợt tại các vị trí đã chọn, vào các tháng 2,

3, 4, 6

- Trong những tháng trên, hệ thống cấp nước tưới cho vụ Đông-Xuân từgiữa tháng 1 đến tháng 5, Dự án có điều kiện khảo sát tình hình cấp nước vàchất lượng nước cấp cho một vụ sản xuất chính trong năm

- Theo đặc điểm khí hậu khu vực Nghệ An, tháng 1 đến tháng 5 lànhững tháng thuộc vào mùa khô; từ tháng 4 trở đi đã có giá Lào làm khí hậu đặcbiệt khô nóng cho đến tháng 10 Những đợt khảo sát thực địa lấy mẫu nướctrong thời gian này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra các chỉ tiêu ô nhiễmvới nồng độ cao do lưu lượng nước trong kênh vào mùa kiệt không lớn, để đánhgiá mức độ ô nhiễm nước trong mùa kiệt

- Đợt thứ 4 vào tháng 6, thời tiết khí hậu trong tháng này nóng và khônhiều, nhưng thỉnh thoảng có những trận mưa rào, thời kỳ đầu của lũ tiểu mãn

Trang 22

Đợt khảo sát này có thể xem xét mức độ ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinhhoạt và rửa trôi đồng ruộng trong đầu mùa lũ

Thời gian khảo sát trong tháng được định theo sự thông báo về tình hìnhnguồn nước, nhu cầu sử dụng nước và tình hình vận hành hệ thống của banGiám đốc các Công ty Quản lý công trình thuỷ lợi Bắc và Nam Nghệ An

Trong các đợt khảo sát chi tiết, các mẫu nước được lấy sâu 0,5 mét, xa bờ

1 mét, được sử lý bằng hoá chất và chuyển về phòng thí nghiệm trong thời gianqui định Một số chỉ tiêu chất lượng nước được đo đạc ngay tại hiện trường như

độ dẫn điện, nhiệt độ, DO…

Căn cứ vào vị trí lấy mẫu và kết quả thí nghiệm mẫu năm 2004, trongđợt khảo sát thực địa năm 2005, Dự án đã tiến hành điều chỉnh một số vị trí lấymẫu, chỉ điều chỉnh một số điểm trên cơ sở chọn nơi có mặt cắt kênh rộng hơn,vận tốc nhỏ hơn vị trí cũ một chút, tạo điều kiện lắng đọng cục bộ, dễ thu đượccác thông số ô nhiễm; hoặc vị trí mới gần nguồn gây ô nhiễm hơn để kiểm soátnguồn và mức độ gây ô nhiễm Các vị trí được điều chỉnh là B4, B8 trên Hệthống thuỷ nông Bắc Nghệ An, K3, K9 ở Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An Lý

do điều chỉnh của từng vị trí được thuyết minh trong Báo cáo khảo sát thực địa

Vị trí lấy mẫu nước

1 Trước cống Mụ Bà B1 Khống chế CLN vào hệ thống

2 Trên kênh chính B2 Khống chế nước thải sau thị trấn Đô Lương

3 Đầu kênh Vân Tràng B3 Khống chế CLN cấp nước cho khu canh táccó diện tích > 550 ha

4 Đầu kênh cấp II Khe Khuôn B4 Cấp nước cho khu canh tác có diện tích >550 ha +Khống chế Q lũ

5 Trên kênh N2 B5 Trước nhà máy chế biến tinh bột sắn, Cấpnước cho khu canh tác có diện tích > 550 ha

6 Trên kênh N4 B6 Khống chế CLN qua cống tiêu Trụ Thạchhuyện Yên Thành (nước thải của nhà máy

chế biến tinh bột sắn)

7 Trên kênh N6 B7 Khống chế CLN qua cống tiêu Bắc Thành

8 Trên kênh N8 B8 Cấp nước cho khu canh tác có diện tích >550 ha và thị trấn Yên thành

9 Trên kênh N14 B9 Cấp nước cho khu canh tác có diện tích >

Trang 23

550 ha.

10 Trên kênh N18 A B10 Cấp nước cho khu canh tác có diện tích >

550 ha

11 Trên kênh N13 B11 Cấp nước cho huyện Quỳnh Lưu

12 Trên kênh N20-trước

ngã ba Yên Lý B12 Cấp nước SX cho diện tích canh tác > 550 hahuyện Quỳnh Lưu

13 Trên kênh chính sau ngã ba Yên Lý B13 Cấp nước cho kênh N22, khu canh tác códiện tích >550 ha

14 Trên kênh chính N 26 B14 Khống chế nước thải khu dân cư huyệnQuỳnh Lưu

15 Trên kênh N17 đi Quỳnh Văn B 15 Khống chế CLN trước cấp nước cho khucanh tác có diện tích >550 ha

1 Cửa lấy nước trước cống Nam Đàn K1 Khống chế CLN vào hệ thống

2 Trên kênh chính K2 Khống chế CLN thải từ thị trấn Nam Đàn

3 Trên kênh chính K3 Khống chế CLN cấp cho khu SX và thị trấnHưng Nguyên

4 Cuối kênh thải khu Hưng Nguyên (Cầu

Bùng)

K4 Khống chế CLN thải sau thị trấn Hưng

Nguyên

5 Kênh chính - điểm trướckhi rẽ nhánh vào TP

Vinh và kênh Gai

K5 Khống chế CLN cấp cho nhà máy nước TP

Vinh và Kênh gai

6 Kênh tiêu Tân Phương K6 Khống chế nước thải khu chợ Vinh

7 Kênh tiêu Cầu Đen K7 Khống chế CLN nước thải khu dân cư và

bệnh viện Vinh

8 Cống Bến Thuỷ K8 Kiểm tra CLN thải TP Vinh và khả năng tiêucủa cống Bến Thuỷ

9 Kênh nhánh K9 Kiểm tra CLN thải khu dân cư ngoại thànhVinh, có n/m thuộc da và sản xuất Fibro xi

măng

10 Trên kênh Gai K10 Kiểm tra CLN sinh hoạt và sản xuất ngoạithành Vinh, có n/m SX vật liệu xây dựng

11 Trên kênh thải thị trấn Nghi Lộc K11 Khống chế CLN vào và thải của thị trấnNghi Lộc và Quán Hành (có nước thải của

nhà máy bia)

12 Cầu Chợ Quán ( Cầu Chợ Cầu) K12 Kiểm tra CLN thải sinh hoạt trên kênh chínhtrước khi đổ vào S Cam

13 Cống Nghi Quang K13 Kiểm tra CLN cấp cho sinh hoạt và sản xuấtthị xã Cửa Lò

14 Kênh xả thị xã Cửa Lò K14 Kiểm tra CLN thải thị xã Cửa Lò

Trang 24

Tổng số : 29 vị trí lấy mẫu nước, tổng số mẫu thí nghiệm 348 mẫu

- Thí nghiệm chỉ tiêu hoá lý thông thường : 29 mẫu/đợt x 4 đợt =116 mẫu

- Thí nghiệm các chỉ tiêu vi sinh 116 mẫu

- Thí nghiệm các chỉ tiêu kim loại nặng 116 mẫu

Chỉ tiêu phân tích chất lượng nước

Chỉ tiêu hoá lý toàn phần

1 Độ pH

2 Độ dẫn điện (EC)

3 Tổng chất rắn hoàtan(TSS)

Trang 25

II - KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM CHẤT LƯỢNG NƯỚC

An đều tăng cao hơn 2 đợt trước từ 7 tới 80C

Tại hệ thống Bắc Nghệ An, nhiệt độ của nước tại các điểm lấy mẫu daođộng từ 30 0C dến 31,9 0C vào tháng 5, 30,4 đến 31,3 0C vào tháng 6

Tại Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An, nhiệt độ của nước dao động từ21,5 đến 23,5 0C trong đợt I và II Trong đợt III, từ 28,6 đến 32,6 oC, và đợt

IV, tuy đo trong ngày có gió Đông-Nam mạnh, thời tiết dễ chịu hơn, nhưngnhiệt độ vẫn cao, từ 29,7 đến 32,9 oC

Nhiệt độ không khí trong đợt III và IV (cuối mùa xuân và đầu mùa hè)

đã ở mức 35-36 oC kèm theo gió Lào khô nóng, thể hiện tính khốc liệt của thờitiết khí hậu đã xẩy ra ngay từ cuối vụ xuân

Qua 4 đợt lhảo sát, Dự án có nhận xét nhiệt độ của nước trong hệ thốngthuỷ nông Bắc Nghệ An và Nam Nghệ An chưa bị ảnh hưởng của các hoạtđộng sản xuất công nghiệp như nước thải của nhà máy nhiệt điện, đốt nóng cácvật liệu ven bờ sông mà nhiệt đọ của nước thay đổi theo nhiệt độ không khí,thể hiện như bảng sau:

Vị trí B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 B9 B10 B11 B12 B13 B14 B15

Đợt I 22,5 22,8 23,0 22,7 22,5 22,5 22,6 22,5 23,0 22,8 22,2 22,9 22,0 21,5 23,5 Đợt II 22,1 22,1 22,1 22,1 22,5 22,1 22,2 22,3 22,4 22,3 22,1 22,2 22,0 21,7 21,8 Đợt III 31,5 31,5 31,4 31,5 31,8 31,9 31,7 31,6 30,0 30.9 31,0 31,1 30,8 30,9 30,8 Đợt IV 30,3 30,4 30,5 30,5 30,2 30,4 30,6 30,7 30,8 31,0 31,0 31,2 31,2 31,3 31,2

Trang 26

Nhiệt độ của nước ( o C ) - Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An

Đợt I 23,5 24,3 23,6 24,0 23,8 21,8 21,4 22,5 22,6 23,1 21,4 21,7 19,6 20,5 Đợt II 21,3 22,1 22,8 21,8 21,5 21,0 20,5 21,1 21,6 20,8 21,5 21,6 22,5 22,0 Đợt III 31,8 32,6 31,6 31,5 31,6 30,4 29,0 29,6 31,1 32,1 30,5 30,8 30,2 28,6 Đợt IV 30,8 30,3 30,8 30,4 30,5 29,9 29,7 29,7 30,4 30,4 30,9 30,3 30,2 30,4

2 - Mầu sắc : Do độ đục lớn nên nhìn chung mầu sắc của nước trong cả

hai hệ thống thủy nông Bắc và Nam Nghệ An không giữ được mầu tự nhiên(Nước tự nhiên không mầu, nhìn sâu xuống nước có mầu xanh nhẹ) Một số vị trí

ô nhiễm nặng như có mầu xanh sẫm hơn do nước bị ô nhiễm từ các nguồn xảthải của khu tập trung đông dân cư như ở ngoại thành Vinh, sau nhà máy thuộc

da Vinh Nhìn chung mầu sắc nước trong hệ thống, nhất là hệ thống thuỷ nôngNam Nghệ An thể hiện đã bị ô nhiễm

3 - Mùi và vị: cả hai hệ thống thuỷ nông Bắc và Nam Nghệ An chưa bị ô

nhiễm nặng bởi các muối của sắt, mangan, sunfua hydro nên về cảm quan chưanhận thấy có hiện tượng biến đổi về mùi và vị của nước Tuy nhiên tại một sốđiểm có nhiều nguồn ô nhiễm như vị trí K6 (trên kênh tiêu khu chợ Vinh), K9( khu vực có nhà máy thuộc da Vinh) nước có mùi hôi thối do chất thải cónguồn gốc hữu cơ từ chế biến thực phẩm, rau quả hỏng thối tại khu vực trên

4 - Độ đục: Độ đục của nước là đặc trưng của sự bào mòn lưu vực do độ

che phủ bị tàn phá và do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp

Độ đục do các chất lơ lửng gây ra, có kích thước khác nhau, từ hạt keođến thể phân tán thô, phụ thuộc vào trạng thái xáo trộn của nước Nước bị đục

do lẫn bụi và các hoá chất công nghiệp, các chất bị hoà tan trong nước sau đókết tủa ở dạng hạt rắn, mưa rơi trên bề mặt lưu vực không có hoặc thảm phủkhông đủ độ dày che phủ làm phá vỡ sự cân bằng điện tích của các hạt đất, đất

bị kéo trôi xuống môi trường nước

Độ đục lớn sẽ hạn chế khả năng xuyên sâu của ánh sáng, ảnh hưởng đếnquá trình quang hợp của thực vật sống trong môi trường nước, làm giảm nồng

độ ô xy hoà tan => nước bị yếm khí nên giảm khả năng tự làm sạch

Độ đục được tính bằng đơn vị NTU Theo tiêu chuẩn Việt Nam, độ đụccho phép đối với nuớc ăn uống là 5 đơn vị

Trang 27

Trong cả hai hệ thống thuỷ nông Bắc và Nam Nghệ An, ngay từ cửa lấynước, độ đục trong cả 4 đợt lấy mẫu đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép cấp nướcsinh hoạt 4-5 lần Một số mẫu nước trong hệ thống có độ đục cao vượt hẳn trị

số đo được ở đầu nguồn đều là các mẫu lấy tại các vị trí có nguồn xả thải củakhu tập trung dân cư, khu có xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoặc chế biếnlương thực, thực phẩm

Độ đục của nước ( NTU ) - Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An

Trang 28

5 - Đặc trưng về chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng là sự sa lắng diễn

ra do quá trình keo tụ sinh học, giới hạn tối đa cho phép đối với nước sinh hoạt

là 20 mg/l, đối với các nhu cầu khác là 80 mg/l

Tại hệ thống thuỷ nông Bắc và Nam Nghệ An, tổng chất rắn lơ lửng đotrong 4 đợt đều cao hơn từ 6-9 lần giới hạn A; 1,5-2,5 lần giới hạn B ở hệthống Bắc Nghệ An, ngay sau cống Mụ Bà, tổng chất rắn lơ lửng trong nước đãcao hơn tiêu chuẩn cho phép của nước loại B, điều đó chứng tỏ phía thượng lưu,thảm thực vật đã bị suy thoái, bề mặt lưu vực bị bào mòn và gây sói lở bờ sông,lòng sông, làm cho lượng bùn cát cao từ > 6 đến >9 lần tiêu chuẩn nước cấp chosinh hoạt, một số vị trí có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng cả 4 đợt đều cao gấprưỡi các điểm lân cận như tại điểm B6 (sau cống tiêu Trụ Thạch huyện YênThành) có thể do ảnh hưởng chất thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn củahuyện Yên Thành), B10 ( do ảnh hưởng chất thải khu dân cư và sau khu chợVách Bắc), B13 ( sau thị trấn Yên Lý là điểm tập trung dân cư).Vì vậy các điểmcấp nước sinh hoạt cho khu dân cư cần có biện pháp sử lý đảm bảo liêu chuẩnchất lượng,

Đặc biệt, tại hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An, một số mẫu có chỉ sốtổng chất rắn lơ lửng rất cao, là các mẫu lấy tại K6 ( sau cống tiêu khu chợVinh), K7 ( nước thải khu dân cư và bệnh viện Vinh), K8 (trước cống BếnThuỷ), K13 (trước cống Nghi Quang) là các điểm tập trung đông dân cư, cónhiều chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt

Tổng chất rắn lơ lửng (TDS) trong nước (mg/l)

Trang 29

Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An

Đợt I 120,0 112,6 110,0 131,5 112,5 197,8 128,0 118,5 172,5 173,0 125,3 112,8 185,7 115,0 121,5 Đợt II 118,5 115,6 132,7 130,5 130,0 201,0 120,0 180,0 132,6 170,0 126,0 115,0 162,3 112,5 130,5 Đợt III 113,6 118,5 142,5 135,0 123,6 189,3 115,7 163,5 127,6 160,0 127,6 112,5 153,6 135,6 125,6 Đợt IV 117,6 116,0 135,7 130,0 125,0 185,4 115,7 176,5 135,0 162,0 117,5 116,3 160,5 132,6 125,5

Tổng chất rắn lơ lửng (TDS) trong nước (mg/l)

Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An

Trang 30

B - Các chỉ tiêu về hoá học

6 - Độ pH: thể hiện mức độ bị nhiễm chua phèn của nước (tính a xit).

Theo tiêu chuẩn chất lượng nước, nước tự nhiên có độ pH từ 5-9 là tốt, <5 và >9

là trung bình ;<3,8 và >10,3 là nước bị ô nhiễm

So sánh với tiêu chuẩn nêu trên thì nước trong hệ thống thuỷ nông BắcNghệ An và Nam Nghệ An có độ pH nằm trong giới hạn cho phép của nướcloại A cấp cho sinh hoạt, nhưng thiên về giới hạn trên

Độ pH của nước trong hai hệ thống thuỷ nông Bắc và Nam Nghệ An thểhiện ở bảng sau:

Độ pH của nước (%o) - Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An

Trang 31

Đợt I 8,5 7,6 8,7 8,3 8,3 8,1 8,1 8,3 8,2 8,3 8,3 8,3 8,4 8,0 Đợt II 8,3 7,6 8,2 8,2 7,0 8,1 7,6 7,6 7,86 8,1 8,0 7,6 8,2 8,1 Đợt III 7,3 7,5 7,8 7,6 7,5 8,0 7,3 7.3 7,11 8,0 7,8 7,0 7,6 7,13 Đợt IV 8,0 8,0 7,7 7,8 7,9 7,7 7,8 7,6 7,8 7,9 7,6 7,3 7,6 7,4

7 - Độ dẫn điện: Độ dẫn điện của nước thể hiện mức độ hoà tan các chất

rắn trong nước Độ dẫn điện càng lớn thì các ion hoà tan trong nước càng lớn

Hệ thống Bắc Nghệ An có độ dẫn điện rất nhỏ, từ 0,1 đến 0,178 mS/cmtrong cả 4 đợt, chứng tỏ mức độ hoà tan của các ion trong nuowcs nhỏ, và nướckhông hề bị ảnh hưởng xâm nhập mặn Điều đó thể hiện rất rõ khi trong kết quảthí nghiệm, độ mặn trong nước = 0

Độ dẫn điện của nước (mS/cm) - Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An

Vị trí B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 B9 B10 B11 B12 B13 B14 B15

Đợt I 0,148 0,147 0,147 0,147 0,149 0,148 0,148 0,149 0,15 0,148 0,15 0,147 0,148 0,16 0,192 Đợt II 0,149 0,151 0,15 0,15 0,15 0,149 0,15 0,15 0,15 0,15 0,151 0,14 0,151 0,15 0,15 Đợt III 0,156 0,156 0,156 0,152 0,156 0,158 0,153 0,152 0,152 0,152 0,152 0,15 0,154 0,155 0,16 Đợt IV 0,11 0,117 0,11 0,108 0,108 0,11 0,112 0,114 0,11 0,117 0,112 0,131 0,144 0,178 0,115

và K14 ( cuối Hệ thống), độ dẫn điện là 43,3 mS/cm

Độ dẫn điện của nước (mS/cm) - Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An

Vị trí K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9 K10 K11 K12 K13 K14

Trang 32

Đợt I 0,13 0,209 0,144 0,158 0,157 1,08 0,421 0,147 0,186 0,145 0,323 0,18 35,4 0,17 Đợt II 0,149 0,124 0,2 0,14 0,165 0,238 0,36 0,5 0,16 0,6 0,38 0,189 1,39 3,67 Đợt III 0,138 0,137 0,182 0,138 0,141 6,9 3,9 11,5 0,151 0,148 0,243 1,86 6,0 4,69 Đợt IV 0,108 0,11 0,258 0,109 0,105 0,17 0,11 0,128 0,165 0,106 0,348 3,1 4,73 43,3

8 - Độ mặn: nguồn nước vào Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An và hệ

thống thuỷ nông Nam Nghệ An không bị nhiễm mặn, nhưng tại một số điểm

của hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An như K8 ( cống Bến Thuỷ), mặn lên tới 6

% trong tháng 5, tại điểm K14 ( cống Nghi Quang), độ mặn trong các tháng 2

là 2,4 và tháng 5 là 3,1 % Cụ thể như biểu kèm sau :

Độ mặn của nước (%)- Hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An

Đợt I 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đợt II 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đợt III 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đợt IV 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Độ mặn của nước (%)- Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An

9 - Hàm lượng sắt (tổng số): Sắt có trong tự nhiên được đưa vào môi

trường nước do mưa bào mòn bề mặt lưu vực, và trong chất thải sản xuất côngnghiệp (sản xuất cơ khí, khai thác quặng, luyện kim )

Hàm lượng sắt cao làm cho nước đổi mầu và vị (mầu vàng, vị tanh), làmgiảm chất lượng nước

Trang 33

Theo tiêu chuẩn nước mặt (TCVN 5942-1995), giới hạn A cấp nước chosinh hoạt có hàm lượng sát (tổng số) là 1 mg/l, giới hạn B cấp cho nôngnghiệp, thuỷ sản và các nhu cầu khác là 2 mg/l.

Hàm lượng sắt ngay tại cửa lấy nước hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An( cống Mụ Bà ) đã là 1,5-1,6 mg/l, có thể do ảnh hưởng của việc khai khoáng tại

mỏ ở khu vực đầu nguồn ( Quế Phong, Quỳ Châu…) làm cho nước sông có h

àm lượng sắt cao

Hàm lượng sắt đo được tại các vị trí ở hệ thống thuỷ nông Bắc Nghệ An

từ đầu hệ thống tới cuối hệ thống trong 4 đợt dao động từ 1,3 đến 3,0 mg/l trongđợt I và 1,6 đến 3 mg/l trong đợt II, 1,5-3 mg/l trong đợt III và IV, hầu hết đềucao hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt (1 mg/l), và cả tiêu chuẩn nước cấp cho các

Hệ thống thuỷ nông Nam Nghệ An có hàm lượng sắt (tổng số) ngay ở cửalấy nước Nam Đàn đã ở giới hạn A Trong tòan hệ thống, hàm lượng sắt đo

Ngày đăng: 13/07/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w