1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nhận xét tiểu thuyết Trúc Hoài

2 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỘT VÀI NHẬN XÉT NHÂN ĐỌC TIỂU THUYẾT “TỪ SÔNG KRÔNG BÔNG”CỦA TÁC GIẢ TRÚC HOÀI ******************** 1.Cảm nhận chung: Ấn tượng đầu tiên của độc giả là sự bề thế về dung lượng hiện thực cuộc sống phản ánh trong bộ tiểu thuyết (với gần 500 trang vi tính) ghi lại những hoài niệm về hiện thực cuộc sống sinh hoạt chiến đấu hào hùng hoành tráng nhưng cũng rất trữ tình lãng mạn ở chiến trường Tây Nguyên trong những năm đánh Mỹ. 2. Cách tiếp cận khai thác và xử lý đề tài: Tác giả là người trong cuộc như một nhân chứng sống động của hiện thực nên đem đến trang viết sự chân thật, cảm động đáng trân trọng. Cái được của người viết khi khai thác đề tài ở chỗ khi cảm nhận hiện thực là không chỉ khai thác sự hào hùng cao cả của những con người trong chiến đấu mà còn làm sống dậy cái vẻ đẹp tâm hồn rất đỗi tình người như đức hy sinh cao cả, tình yêu trong sáng thánh thiện trong cuộc sống sinh hoạt chiến đấu. Có lẽ đây chính là vẻ đẹp nhân văn của tác phẩm 3. Về kết cấu: Tiểu thuyết không có cốt truyện mà kết cấu theo dòng hồi ức tâm lý của tác giả. Mỗi chương gắn liền với không gian kỷ niệm (Yếu tố đồng hiện không gian). Sử dụng lối kết cấu này, người viết có thể linh hoạt trong việc chuyển cảnh, tuy nhiên để tạo nên sự liền mạch cho câu chuyện là việc làm khó. Có một số chương việc chuyển không gian chưa liền mạch để tạo nên sự bắc cầu (Chương 1, 2: Không gian chiến khu chuyển sang chương 3,4: không gian vùng tạm chiếm của địch. Ý tưởng của người viết hai chương này nhằm mục đích đưa nhân vật Hồng Ánh vào truyện) 4. Xây dựng nhân vật: Thế giới nhân vật trong “Từ sông Krông Bông” khá đa dạng phong phú. Dường như ý tưởng của tác giả không có chủ đích xây dựng một nhân vật trung tâm nào chính xuyên suốt từ đầu đến cuối thiên truyện. Tất cả những nhân vật đều bổ sung đắp đổi cho nhau để làm nổi bật hình tượng nhân dân anh hùng . Đó là Hà, Nguyệt, Thanh Xuân, Quang, Thuần cho đến ông Tâm, ông Cửu, bà Tần…). Cái được của tác phẩm là ở chỗ mặc dù tác giả giới thiệu đưa ra rất nhiều nhân vật nhưng trong suốt thiên truyện không hề có sự lãng quên hay bỏ sót khi kể về hành trình của nhân vật. Nhiều nhân vật gây được sự động cảm cho người đọc nhưng ấn tượng nhất là 2 nhân vật Hồng Hà và Thanh Xuân. Nếu Hồng Hà hiện thân cho lý tưởng của đội ngũ thanh niên trí thức trẻ miền Bắc XHCN vào chiến trường với tinh thần: “Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ” thì Thanh Xuân lại là một cô gái miền Nam lớn lên trong bom lửa chiến tranh phải hứng chịu nhiều đau thương mất mát ( Cha, mẹ, em gái bị giặc Mỹ sát hại). Chính điều này đã khiến cô đến với cách mạng tham gia đánh mỹ bằng cả sự căm thù và uất hận kẻ thù. Tính cách Thanh Xuân khá đa diện thậm chí có lúc tương phản đổi lập, đặc biệt trong tình yêu. Ở cô vừa có cái kín đáo e ấp, vừa có cái tỉnh táo đầy lý trí nhưng đôi lúc lại đạm chất digan thuần phác. Sự không nhất quán trong tính cách được thể hiện rõ nét nhất ở chương 11 (Từ trang 379-389). Tác giả để cho Thanh Xuân bày tỏ tình cảm suy nghĩ trong mối quan hệ với Quang và Thuần. Mặc dù rất yêu Quang nhưng rồi lại phủ định khước từ trong đau đớn. Bởi lẽ cô không muốn làm tổn thương đến hạnh phúc sau này của Quang (Cô sợ bị nhiếm chất độc da cam sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình). Thế nhưng ngay sau đó khi phải đối mặt trước sự huỷ diệt của bom đạn. Không gian lúc Xuân và Thuần sát bên nhau trong hốc cây Bằng Lăng để tránh bom đạn của giặc cô lại khao khát có một đứa con, khao khát làm mẹ. Trong tình huống ấy tác giả giải quyết số phận nhân vật tuy có phần hơi nghiệt ngã nhưng rất đúng với quy luật cuộc sống (Bởi lẽ Thuần không thể đáp ứng đòi hỏi ấy mặc dù đó là nhu cầu bản năng rất chính đáng của người phụ nữ). Cách giải quyết này người đọc có phần hơi băn khoăn tiếc nuối cho một nhân vật đẹp như Thanh Xuân. Tác giả tỏ ra tâm đắc và dành nhiều trang viết miêu tả về tình yêu tuổi trẻ trong thời đánh Mỹ. Đó là những mối tình dệt đầy chất thơ lãng mạn với vẻ đẹp trong sáng thánh thiện, đành rằng kết cục số phận tình yêu nơi họ khác nhau .Tình yêu của các nhân vật vừa có sự thăng hoa lãng mạn về tinh thần, vừa có sự đam mê quyến rũ về thể xác. (Đây là điều mà những tác phẩm viết về chiến tranh thời đánh Mỹ rất ít thấy). Chính điều này khiến thiên truyện vợi bớt đi sự khốc liệt dữ dội đến mức ngiệt ngã của chiến tranh. Mối tình giữa Hà và Nguyệt mang vẻ đẹp lý tưởng lãng mạn và kết thúc tròn trịa hoàn hảo, ngược lại tình yêu giữa Thanh Xuân và Quang tuy rất đằm thắm sâu nặng nhưng đầy thử thách trắc trở. 5. Sự nhận thức về kiến thức đời sống và nghệ thuật qua thiên truyện: Người viết tỏ ra khá lịch lãm trong việc hiểu biết những mảng tri thức về đời sống và nghệ thuật để đưa vào thiên truyện: Thực tế hiện thực chiến trường ở chiến khu Tây Nguyên, thực tế về cuộc sống ở vùng địch tạm chiếm, thực tế về nội bộ tình hình Mỹ Ngụy ở Ban Mê, vốn kiến thức về âm nhạc, hội họa…Đây là điểm mạnh nhưng đôi khi nó trở thành điểm yếu khi kể chuyện, miêu tả, xây dựng nhân vật. Có những lúc tác giả quá tâm đắc, say sưa để cho nhân vật như thuyết minh giới thiệu về kiến thức âm nhạc, hội họa (Đoạn Hà chìm đắm mơ màng về nhạc TraiCôpsky, Hà say sưa nói với Nguyệt về bức ảnh MaJa khỏa thân…Dường như nhân vật là một phần con người tác giả). 6. Tầm khái quát chất suy tưởng triết lý cuả tác phẩm: Cái đọng lại của tác phẩm ở chỗ tác giả không chỉ phản ánh hiện thực đấu tranh những năm đánh Mỹ ở Tây Nguyên mà còn hướng người đọc suy ngẫm những vấn đề về số phận con người, quan niệm về tình yêu hạnh phúc theo hướng nhân bản thể hiện qua những lời triết lý của nhân vật (Nhân vật Hà, Thanh Xuân) 7. Một số vấn đề về kỹ thuật: Chỉnh sửa lỗi sai về chính tả do đánh máy. ********** . MỘT VÀI NHẬN XÉT NHÂN ĐỌC TIỂU THUYẾT “TỪ SÔNG KRÔNG BÔNG”CỦA TÁC GIẢ TRÚC HOÀI ******************** 1.Cảm nhận chung: Ấn tượng đầu tiên của độc giả là. giả là sự bề thế về dung lượng hiện thực cuộc sống phản ánh trong bộ tiểu thuyết (với gần 500 trang vi tính) ghi lại những hoài niệm về hiện thực cuộc sống sinh hoạt chiến đấu hào hùng hoành. cuộc sống sinh hoạt chiến đấu. Có lẽ đây chính là vẻ đẹp nhân văn của tác phẩm 3. Về kết cấu: Tiểu thuyết không có cốt truyện mà kết cấu theo dòng hồi ức tâm lý của tác giả. Mỗi chương gắn liền

Ngày đăng: 13/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w