1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu dành cho hiệu trưởng ham học hỏi

238 3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 238
Dung lượng 3,77 MB

Nội dung

Các qui định trong Điều lệ trường Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng a Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạchgiáo dục từng năm học; báo

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU 10

Lời giới thiệu 13

Chương I QUI ĐỊNH VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ HIỆU TRƯỞNG 14

I Chức năng nhiệm vụ của hiệu trưởng qui định trong Luật GD 14

II Các qui định trong Điều lệ trường 14

1 Hiệu trưởng trường mầm non 15

2 Hiệu trưởng trường tiểu học 15

3 Hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học 16

4 Hiệu trưởng trường THPT chuyên 16

5 Hiệu trưởng trường năng khiếu TDTT 16

6 Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú 17

7 Hiệu trưởng trường thực hành sư phạm 17

8 Hiệu trưởng trường ngoài công lập 17

9 Hiệu trưởng trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật 18

III Trách nhiệm thực hiện dân chủ trong trường học của hiệu trưởng 18

IV Yêu cầu về trình độ chuyên môn 20

1 Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường mầm non 20

2 Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường tiểu học 20

3 Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học 20

4 Yêu cầu đối với hiệu trưởng các loại hình trường khác 21

Chương 2: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG TRƯỜNG HỌC 22

I Các qui định về nhiệm vụ quyền hạn của các tổ chức 22

1 Qui định trong Luật Giáo dục 22

2 Các qui định trong Điều lệ trường 22

II Qui định về các tổ chức trong trường học 26

1 Hội đồng trường 26

2 Hội đồng tư vấn 27

3 Hội đồng thi đua khen thưởng 27

4 Hội đồng kỷ luật 28

5 Trách nhiệm của Tổ nhóm chuyên môn 28

6 Ban đại diện cha mẹ học sinh 30

Trang 2

7 Tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường 31

7.1 Các đoàn thể trong trường học 31

7.2 Hội khuyến học trong nhà trường 31

7.3 Hội chữ thập đỏ trong nhà trường 32

7.4 Trách nhiệm của Đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường 32

8 Trách nhiệm của chính quyền, cơ quan giáo dục cấp trên, các đoàn thể đối với nhà trường .32 9 Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông 33

10 Những vấn đề khác liên quan đến hoạt động của hiệu trưởng 34

Trách nhiệm của nhà giáo cán bộ, viên chức trong nhà trường 35

Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non 36

Nhiệm vụ của giáo viên trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học 37

Nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên các trường loại hình khác 38

Quyền của giáo viên và nhân viên trường tiểu học 38

Những điều giáo viên trường mầm non không được làm: 40

Những điều giáo viên trường tiểu học không được làm 40

Những điều giáo viên trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học không được làm 40

Nhiệm vụ của học sinh trường tiểu học 41

Nhiệm vụ của học sinh trường THCS,THPT và trường PT có nhiều cấp học 41

Nhiệm vụ của học sinh trường các loại hình trường khác 41

14 Quyền của học sinh 42

Những quy định trong Quy chế thực hiện dân chủ trong trường học 42

Quyền của học sinh trường mầm non 42

Quyền của học sinh trường tiểu học 43

Quyền của học sinh THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học 43

Quyền của học sinh các loại hình trường khác 43

15 Những hành vi học sinh không được làm 44

Những qui đinh trong Điều lệ trường các cấp học 44

16 Những vấn đề liên quan đến xã hội hóa giáo dục 45

17 Những vấn đề liên quan đến hợp tác quốc tế về giáo dục 45

Chương 3 CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO VÀ CBQL 45

I Các loại phụ cấp, trợ cấp 45

1 Phụ cấp chức vụ lãnh đạo 45

2 Phụ cấp trách nhiệm 48

Trang 3

3 Phụ cấp ưu đãi 49

a) Đối tượng được hưởng 49

b) Mức phụ cấp 50

c) Cách tính 50

d) Phương thức chi trả: 50

Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhân viên Y tế trường học 50

4 Phụ cấp thu hút 51

a) Đối tượng được hưởng 51

b) Mức phụ cấp và thời gian hưởng 51

c) Cách tính 51

d) Thời điểm tính hưởng 51

5 Thời hạn luân chuyển nhà giáo, CBQLGD và trợ cấp chuyển vùng 51

a) Đối tượng 51

b) Thời hạn luân chuyển và chế độ được hưởng 51

6 Trợ cấp lần đầu 53

a) Đối tượng và điều kiện được hưởng 53

7 Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và nước sạch 53

a) Đối tượng và điều kiện được hưởng 53

b) Xác định vùng thiếu nước ngọt, thời gian và mức được phụ cấp 53

c) Cách tính 53

8 Phụ cấp lưu động 54

9 Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số 54

a) Đối tượng và điều kiện được hưởng 54

b) Thời gian được hưởng 54

10 Chế độ trợ cấp tự học tiếng dân tộc thiểu số 54

a) Đối tượng và điều kiện được hưởng 54

b) Chế độ được hưởng 55

c) Phương thức chi trả 55

11 Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 55

12 Phụ cấp ưu đãi cho giáo viên chuyển sang làm công tác thư viện 56

13 Chế độ, chính sách đối với giáo viên giáo dục quốc phòng 56

a Chế độ bồi dưỡng giờ giảng 56

b- Chế độ trang phục 56

Trang 4

14 Chế độ, chính sách đối với giáo viên thể dục thể thao 56

15 Chế độ, chính sách đối với giáo viên hướng dẫn thực hành, thí nghiệm 56

16 Chính sách đối với giáo viên làm công tác Tổng phụ trách Đội 57

17 Chế độ, chính sách đối với giáo viên làm công tác Đoàn 57

Đối với các trường trung học phổ thông: 57

18 Chế độ, chính sách đối với giáo viên làm công tác Đảng, Công đoàn 57

19 Phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy 57

II Lương và phụ cấp lương 59

1 Ngạch lương và hệ số lương 59

3 Phụ cấp thâm niên vượt khung 63

a) Mức phụ cấp như sau: 63

4 Nâng bậc lương thường xuyên 63

5 Thời gian nghỉ hưu 68

6 Tiền lương hợp đồng lao động 68

7 Thời gian nghỉ hè của cán bộ quản lý và giáo viên 68

8 Chế độ công tác phí 68

III THI ĐUA, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT 69

1 Các danh hiệu thi đua 69

2 Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức 76

IV NHỮNG VIỆC HIỆU TRƯỞNG NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM 79

1 Những điều Hiệu trưởng nên làm 79

2 Những điều Hiệu trưởng không nên làm và không được làm 80

V KỶ LUẬT HỌC SINH 82

1 Các Hình thức thi hành kỷ luật 82

2 Lập hồ sơ đề nghị xét kỷ luật 84

3 Giúp đỡ học sinh, xét hạ mức hoặc xóa kỷ luật 86

4 Lưu trữ hồ sơ kỷ luật 86

Chương 4 HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC 87

I Nhà nước CHXHCN Việt Nam 87

1 Khái quát về hệ thống hành chính nhà nước Việt Nam 87

Vị trí và chức năng 87

Cơ cấu tổ chức 89

Trang 5

II Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục 91

1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục 91

2 Tổ chức và hoạt động của bộ và các cơ quan ngang bộ 91

3 HĐND và UBND các cấp 92

5 Tìm hiểu hoạt động của UBND nơi không tổ chức HĐND 99

6 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thẩm quyền ban hành 101

Chương 5 QUYỀN TRẺ EM 105

I Công ước quốc tế về quyền trẻ em 105

1 Khái niệm trẻ em 105

2 Khái niệm người chưa thành niên 106

3 Khái niệm quyền trẻ em 106

4 Định nghĩa Công ước quốc tế về quyền trẻ em 106

5 Nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về quyền trẻ em 107

6 Các nhóm quyền trẻ em được thể hiện trong Công ước 112

II Pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em 116

2 Nội dung cơ bản Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 116

Chương 6 RÈN LUYỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN 122

I Một số lời khuyên 122

II Một số kỹ năng cần rèn luyện 124

1 Thay đổi và quản lý sự thay đổi 124

2 Tư duy sáng tạo 126

3 Phân công công việc hiệu quả 128

4 Hành động hiệu quả 130

5 Ra quyết định kịp thời và đúng đắn 132

6 Lãnh đạo và Quản lý nhân sự hiệu quả 134

7 Thuyết phục hiệu quả 139

8 Quản lý dự án hiệu quả 140

Phụ lục: VĂN BẢN THAM KHẢO 151

A GIÁO DỤC 151

1 Luật Giáo dục 151

2 Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục 151

3 Xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục 153

Trang 6

4 Phân cấp quản lý 153

B CƠ SỞ GIÁO DỤC 154

1 Mục tiêu và kế hoạch đào tạo 154

2 Điều lệ, quy chế 154

3 Trường chuyên biệt 155

4 Trường đạt chuẩn 155

5 Trường ngoài công lập 156

6 Chuẩn cơ sở vật chất 156

7 Mức chất lượng tối thiểu 157

8 Xếp hạng đơn vị sự nghiệp 158

9 Đánh giá chất lượng 158

10 Chương trình giáo dục-đào tạo 158

11 Phân ban trung học phổ thông 162

12 Chuyển đổi loại hình 162

C CÔNG TÁC GIÁO DỤC KHÁC 162

1 Phổ cập giáo dục 162

2 Giáo dục pháp luật 163

3 Giáo dục quốc phòng-an ninh 164

4 Phòng, chống HIV/AIDS 167

5 Phòng, chống ma túy 168

6 Phòng, chống thuốc lá 168

7 Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 168

8 Phòng, chống tham nhũng 169

9 Phòng cháy, chữa cháy 170

10 Phòng, chống lụt, bão 170

11 An toàn thực phẩm 171

12 An toàn giao thông 171

13 An toàn trường học 173

14 Y tế trường học 173

15 Vệ sinh trường học 174

16 Thể dục, thể thao 174

17 Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 175

18 Bảo vệ môi trường 176

Trang 7

19 Bảo vệ rừng 176

20 Các phong trào, vận động 176

21 Phối hợp giáo dục 178

22 Hướng nghiệp 178

D QUẢN LÝ NHÂN SỰ 180

1 Hồ sơ cán bộ công chức 180

2 Quản lý cán bộ công chức 180

3 Tuyển dụng 181

4 Tiêu chuẩn nghiệp vụ 183

5 Định mức biên chế 184

6 Tinh giản biên chế 184

7 Chế độ công tác 184

8 Chế độ chính sách 184

9 Đánh giá xếp loại cán bộ công chức 185

10 Tiền lương-phụ cấp 185

11 Đào tạo bồi dưỡng 186

12 Kỷ luật cán bộ công chức 187

13 Thi đua khen thưởng 187

14 Các tổ chức chính trị-xã hội 189

Đ HỌC SINH 190

1 Tuyển sinh 190

2 Thi, xét tốt nghiệp 190

3 Đánh giá xếp loại học sinh 191

4 Thi chọn học sinh giỏi 191

5 Khen thưởng, kỷ luật 191

E QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 192

1 Văn bản 192

2 Văn bằng chứng chỉ 193

3 Thanh tra 194

4 Tài chính 195

5 Tài sản 206

6 Lập kế hoạch, quy hoạch 209

7 Đấu thầu 209

Trang 8

8 Xây dựng 210

9 Công nghệ thông tin 213

10 Bưu chính, viễn thông 215

11 Báo chí 217

12 Thống kê 218

13 Xã hội hóa giáo dục 219

14 An ninh trật tự công cộng 219

15 Giấy phép lái xe 219

16 Đưa vào cơ sở giáo dục 220

17 Cải cách hành chính 220

18 Quy chế dân chủ 221

19 Dân số 221

20 Bình đẳng giới 222

21 Công tác xã hội, từ thiện 222

22 Vùng đặc biệt khó khăn-bãi ngang 223

23 Miền núi, vùng cao 223

24 Vùng dân tộc 224

25 Xóa đói giảm nghèo 224

26 Dân sự 224

27 Hình sự 225

28 Lao động 226

29 Người tàn tật 229

30 Quản lý thuế 230

31 Thuế giá trị gia tăng 231

32 Thuế tiêu thụ đặc biệt 231

33 Quốc tịch 231

34 Hộ tịch 232

35 Cư trú 232

36 Chứng minh nhân dân 232

37 Công chứng 232

38 Dự án ODA 233

39 Công tác dân tộc 234

40 Ghi nhãn hàng hóa 234

Trang 9

41 Sở hữu trí tuệ 234

42 Nghĩa vụ quân sự 235

43 Xuất nhập cảnh 235

QUY ƯỚC ĐÁNH BOOKMARK CHO TÀI LIỆU SỐ HÓA 237

THỐNG KÊ SỐ VĂN BẢN ĐÃ TRÍCH DẪN 238

Trang 10

LỜI NÓI ĐẦU

Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Suport to the Renovation of EducationManagement-viết tắt là SREM) do Cộng đồng Châu Âu tài trợ Mục tiêu lớn của Dự án là hỗ trợChính phủ thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục củaViệt Nam giai đoạn đến 2010

Dự án có nhiệm vụ hỗ trợ Bộ GD-ĐT thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việctăng cường khung pháp lý cho phân cấp quản lý và thực hiện Luật Giáo dục 2005 đồng thời xâydựng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thực hiện đổi mới phương thức quản lý trên phạm vitoàn ngành

Dự án được ký kết chính thức vào ngày 01/9/2005, triển khai thực hiện từ tháng 4/2006,kết thúc vào năm 2010

Các nhiệm vụ cụ thể bao gồm hỗ trợ Bộ đẩy nhanh tiến trình đổi mới quản lý và cải cáchhành chính thông qua các hoạt động tăng cường năng lực thể chế và quản lý ở các cấp QLGD;thực hiện và hỗ trợ thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông; tăng cườngnăng lực lập kế hoạch chiến lược và năng lực tổ chức thực hiện ở các địa phương thông qua việc

hỗ trợ tài chính trực tiếp cho một số tỉnh trong diện khó khăn để triển khai các nỗ lực đổi mới

Hoạt động lớn và có tính phức tạp nhất là hỗ trợ Bộ thực hiện tin học hóa công tác quản

lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trường học thông qua việc nâng cấp và xây dựngmới các Hệ thống phần mềm quản lý thông tin giáo dục từ cấp cơ sở với các chức năng quản lýcán bộ, quản lý học sinh, quản lý tài chính, hành chính, thư viện, thiết bị, quản lý công tác thanhtra, đánh giá và thống kê giáo dục

Với mục tiêu hỗ trợ hiệu trưởng tăng cường nhận thức về tiến trình đổi mới và nâng caonăng lực quản lý trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời thúc đẩy văn hóa tự học vàhọc suốt đời của cán bộ quản lý giáo dục, Dự án SREM biên soạn Bộ Tài liệu tăng cường nănglực quản lý trường học Bộ Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm, lý thuyết chung về những lĩnhvực khác nhau của quản lý giáo dục và những nhiệm vụ riêng trong quản lý trường học, từ cơbản đến phức tạp Ngoài ra còn giới thiệu quá trình phát triển giáo dục ở Việt Nam và một sốnước trên thế giới Trên cơ sở các kiến thức này, mỗi hiệu trưởng sẽ tự rút ra bài học kinhnghiệm cho riêng mình, vận dụng các kiến thức này trong hoàn cảnh thực tế và khả năng củatừng trường

Khi biên soạn, Dự án SREM cố gắng để Bộ Tài liệu đáp ứng được tình hình giáo dụcViệt Nam hiện tại, cũng như phải có những bứt phá cần thiết để hòa nhập với các chuẩn giáodục quốc tế Dự án đã tham khảo các tài liệu quản lý giáo dục trong và ngoài nước và hệ thốnghóa lại các vấn đề cần thiết đối với hiệu trưởng, dựa trên cơ sở năng lực cần có của hiệu trưởng

để đáp ứng những yêu cầu quản lý mới Bộ Tài liệu còn là sự tổng hợp những kiến thức, kinhnghiệm và thực tiễn quản lý giáo dục mà Dự án thu thập được thông qua các hội thảo và thựctiễn nhằm giúp hiệu trưởng có cái nhìn rộng hơn về xu thế giáo dục hiện nay của nhiều nướctrên thế giới

Bộ Tài liệu gồm 6 cuốn:

1 Quản lý nhà nước về giáo dục;

2 Quản lý điều hành các hoạt động trong trường học;

3 Giám sát, đánh giá trong trường học;

Trang 11

4 Sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới;

5 Công nghệ thông tin trong quản lý trường học

6 Quản trị hiệu quả trường học

Bộ Tài liệu được biên soạn cho hiệu trưởng các trường phổ thông (kể cả các trườngngoài công lập) và cũng sẽ rất bổ ích đối với các phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn, nhữngngười giúp hiệu trưởng thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường Một số độc giả khác, có thể lànhững giáo viên, với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trở thành hiệu trưởng cũng có thể thamkhảo tài liệu này Trong lúc chưa trở thành cán bộ quản lý, việc am tường các nhiệm vụ của hiệutrưởng cũng giúp họ có khả năng giám sát hoặc hỗ trợ hiệu trưởng tốt hơn trong quá trình quản

lý đang ngày càng được yêu cầu theo hướng công khai, minh bạch

Dự án hy vọng các cơ sở đào tạo về quản lý giáo dục, thậm chí cả các trường sư phạmcũng tìm thấy sự hữu dụng trong bộ tài liệu này khi thực hiện các khóa đào tạo sinh viên sưphạm

Dự án tin rằng những người công tác trong ngành giáo dục, từ các cán bộ trong Bộ

GD-ĐT, cho tới các cán bộ công tác tại các Sở GD-GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và những ai tiến hành cáchoạt động nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của trường học cũng sẽ tìm thấynhững nội dung bổ ích trong Bộ Tài liệu này

Bộ Tài liệu này sẽ hỗ trợ các hiệu trưởng nói riêng và các nhà quản lý giáo dục nóichung phát triển năng lực quản lý của mình Tuy nhiên, do điều kiện địa lý, kinh tế và giáo dụctại các vùng miền của nước ta rất khác nhau, tài liệu có thể chưa bao quát và đáp ứng đầy đủ nhucầu thực tiễn quản lý cho từng địa phương Điều này đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi cán bộ quản lýtrong việc áp dụng linh hoạt kiến thức quản lý giáo dục nói chung vào thực tiễn địa phươngmình, phù hợp với đặc thù nhà trường và đặc thù giáo dục của vùng miền

Bộ tài liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích: tự học, trao đổi thảo luận trong cácnhóm chuyên môn hoặc trong các hội thảo và cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cáckhóa đào tạo cán bộ quản lý ở các trường, hay các khoa sư phạm, trường sư phạm

Phương pháp sử dụng tài liệu

Do mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau về trình độ và kinh nghiệm chuyên mônnên nhu cầu học tập của mỗi người là rất khác nhau Cách sử dụng phù hợp nhất là tự học theonhững định hướng phát triển của bản thân (còn gọi là học tập theo lối mở) Có nghĩa là, ngườiđọc tự chọn thời gian và nội dung muốn học theo thứ tự ưu tiên của chính mình Bằng cách này,

Dự án hy vọng rằng mỗi người học sẽ tìm được những điều mới mẻ và phù hợp với nhu cầu củariêng mình Nếu tự học, người đọc cần suy ngẫm về những điều vừa đọc được, so sánh, vậndụng vào thực tế đang diễn ra Có thể làm điều này bất cứ lúc nào, khi ở trường, ở nhà thậm chítrên đường đi công tác Theo cách này, người học sẽ không phải chịu áp lực từ bên ngoài mà lại

có thể tự tìm ra những gì phù hợp nhất để áp dụng cho bản thân và đơn vị của mình Tựu chunglại, người đọc có thể đọc từng cuốn trong Bộ Tài liệu theo bất cứ trình tự nào

Để có thể áp dụng vào thực tiến trường học của mình, mỗi hiệu trưởng phải tư duy vàthực hành các công việc qua các chủ đề Các thực hành này có thể gồm những hoạt động như lập

ra các bảng danh mục hoạt động cần kiểm tra, trả lời các câu hỏi, tập hợp dữ liệu và thảo luậnvới các đồng nghiệp, có thể là giáo viên trong trường hoặc các Hiệu trưởng khác

Khi nghiên cứu, học tập Bộ Tài liệu này, bạn đọc nên tham khảo thêm các tài liệu khác,

ví dụ các quy chế, qui định được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các tài liệu tậphuấn của các cơ sở đào tạo tại trung ương hoặc địa phương để có vận dụng sát với thực tiễn

Trang 12

Phần các văn bản qui phạm pháp luật liên quan tới giáo dục được cập nhật tới thời điểm pháthành được cung cấp trong đĩa CD kèm theo Bộ Tài liệu này.

Hiệu trưởng cũng nên trao đổi thảo luận giữa Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và cáccán bộ cốt cán trong trường để sưu tầm thêm các tài liệu về lịch sử và quá trình phát triển ngànhgiáo dục ở địa phương mình hoặc các kinh nghiệm giáo dục để cụ thể hóa các nội dung và tìnhhuống quản lý ở trường minhg, tiếp thêm sức sống cho Bộ Tài liệu

Các hiệu trưởng cũng nên trao đổi cùng với Hiệu trưởng khác trong cùng xã, huyện(trong các đợt học tập do Phòng/Sở tổ chức) và các cán bộ quản lý tại các Phòng GD/Sở GDĐT

để làm giàu lý luận về quản lý giáo dục

Có thể sử dụng Bộ Tài liệu này một cách chính qui hơn, ví dụ tại các hội thảo chuyên đềđổi mới phương pháp quản lý trường học hay dùng làm tài liệu bổ trợ cho các khóa đào tạo/bồidưỡng hiệu trưởng hoặc những người chuẩn bị được bổ nhiệm làm hiệu trưởng do một cơ sở đàotạo về quản lý giáo dục tiến hành

Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khó, liên quan đến sự phát triển toàn diện của nhàtrường cũng như của từng cá nhân, đòi hỏi kiến thức sâu rộng, tích hợp nhiều kỹ năng và kinhnghiệm thực tiễn của mỗi cán bộ quản lý, các nội dung được biên soạn trong tài liệu sẽ là nhữnggợi ý hữu ích cho những người làm công tác quản lý

Dự án SREM chân thành cảm ơn sự cộng tác của hàng trăm hiệu trưởng và cán bộ quản

lý các cấp và các chuyên gia tư vấn quốc tế đã tham gia vào quá trình xây dựng Bộ tài liệu nàythông qua các cuộc hội thảo và các đợt làm việc Danh sách các tác giả chính tham gia soạn thảo

và biên tập Bộ Tài liệu có thể tìm thấy trong mỗi cuốn

Dự án đặc biệt cảm ơn vị Lãnh đạo cao nhất của ngành, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân

đã gợi ý Dự án xây dựng Bộ Tài liệu này

Dự án mong rằng Bộ Tài liệu sẽ đóng góp vào tiến trình đổi mới quản lý giáo dục nhằmtăng hiệu quả giáo dục Hiệu quả của Bộ Tài liệu này với việc nâng cao chất lượng trường học

sẽ chỉ được nhận thấy sau một thời gian, nhưng chắc chắn Bộ Tài liệu sẽ có tác động ngay tớicác Hiệu trưởng vì tính đầy đủ và thực tiễn của nó

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN GS.TS Phạm Vũ Luận THỨ TRƯỞNG BỘ GD&ĐT

Trang 13

Lời giới thiệu

Cuốn Quản lý nhà nước về giáo dục tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất về quản lý giáo

dục và quản lý hành chính nhà nước nhằm cung cấp cho các hiệu trưởng tầm nhìn bao quát vềcác nội dung quản lý và các chế tài trong quản lý Cuốn sách được phát hành cùng đĩa CD cácvăn bản qui phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GDĐT và các Bộ, ngành

có liên quan (CẬP NHẬT TỚI THỜI ĐIỂM 30/6/2009) Các văn bản liên quan tới các vấn đềquản lý trong nhà trường cũng được cung cấp trong cuốn sách này Trong phần bản in, chúng tôichỉ cung cấp tên các văn bản, bạn đọc có thể tra cứu toàn văn trong đĩa CD phát hành kèm Tóm tắt nội dung cuốn sách:

Chương 1, Chương 2 và Chương 3 giới thiệu một cách tóm lược nhất những qui định, chế tài vềquản lý giáo dục Các qui định về cơ cấu tổ chức trường học; về nhiệm vụ quyền hạn của hiệutrưởng, giáo viên; về các chế độ chính sách hiện hành đối với giáo viên, học sinh và các cán bộtrong trường học

Chương 4 giới thiệu về hệ thống hành chính nhà nước và quản lý nhà nước về giáo dục Hiệutrưởng có thể tìm thấy những nội dung cô đọng nhất về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Nhànước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, của Bộ GDĐT và một số bộ ngành liên quan Điều này

là hết sức cần thiết với hiệu trưởng vì theo Luật công chức mới ban hành, có hiệu lực từ01/01/2010 thì hiệu trưởng sẽ trở thành công chức nhà nước, được hưởng mọi quyền lợi và phảithực thi các trách nhiệm, nghĩa vụ của công chức nhà nước

Chương 5 giới thiệu 2 văn bản quan trọng về quyền trẻ em Nội dung này có ý nghĩa hết sứcquan trọng bởi phần lớn trẻ em đều đang thuộc phạm vi quản lý của nhà trường Các thầy giáo,

cô giáo mà trước hết là những người làm công tác quản lý, lãnh đạo phải là những người đầutiên cần nắm và hiểu rõ các quy định của quốc tế, cũng như của pháp luật Việt Nam về quyền trẻ

em để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ là bảo vệ, tôn trọng các quyền của trẻ em, không đượcxâm phạm các quyền và tự do cơ bản của trẻ em Ngoài ra, còn có trách nhiệm giáo dục các emthực hiện bổn phận tôn trọng quyền và tự do của người khác Các hiệu trưởng có thể tìm thấycác qui định rất cụ thể về việc chống bạo hành, ngược đãi trẻ em trong gia đình và trường học để

từ đó tuyên truyền, phổ biến cho các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh để trẻ em không phải chịunhững đau đớn tổn thương về thể xác, những chấn động tâm lý hoặc những hành động tiêu cựckhác của người lớn Việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam

về quyền trẻ em còn là trách nhiệm pháp lý trước cộng đồng quốc tế

Chương 6 giới thiệu một số kỹ năng hiệu trưởng cần rèn luyện và áp dụng trong thực tiễn quản

lý đa dạng ở nước ta Nhiều vấn đề nêu ra trong chương này có bắt nguồn từ những sự việc đãxảy ra ở nước ta và ở trên thế giới Việc nhận biết các vấn đề mang tính rủi ro để trù liệu cácbiện pháp phòng ngừa, giải quyết chưa được các hiệu trưởng quan tâm chú trọng đúng mức Cónhiều sự việc đáng tiếc đã và đang xảy ra, bị dư luận xã hội lên án và khiến những người làmviệc trong ngành phải đau lòng Bằng việc nêu lên những vấn đề hiệu trưởng có thể phải đốimặt, chúng tôi mong muốn các hiệu trưởng sẽ tìm được các biện pháp phòng ngừa để không xảy

ra

Phần phụ lục là danh mục các văn bản, tài liệu tham khảo

Trang 14

Chương I QUI ĐỊNH VỀ NHÀ TRƯỜNG VÀ HIỆU TRƯỞNG

I Chức năng nhiệm vụ của hiệu trưởng qui định trong Luật GD

Văn bản cần tham khảo: Mục B, phần 2 Điều lệ, Qui chế (trong Phụ lục quyển sách này).

Quy định chung cho cán bộ quản lý:

- Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành cáchoạt động giáo dục

- Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạođức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân

- Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dụcnhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sựnghiệp giáo dục

Quy định riêng cho hiệu trưởng:

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường, do cơ quan nhànước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận

- Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng

về nghiệp vụ quản lý trường học

- Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận hiệutrưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấphọc khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định; đối với cơ sở dạy nghề do thủ trưởng cơquan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định

II Các qui định trong Điều lệ trường

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạchgiáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường vàcác cấp có thẩm quyền;

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường,nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trìnhcấp có thẩm quyền quyết định;

c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển;khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ theo quy định;

d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;e) Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theocác nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ GDĐT quy định;

f) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạtđộng giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưuđãi theo quy định;

g) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hộitrong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

Trang 15

h) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

1 Hiệu trưởng trường mầm non

Điều lệ trường mầm non, ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT ngày

07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định:

Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạtđộng và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ Hiệu trưởng

do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; côngnhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng GDĐT

Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, hiệu trưởng được bổnhiệm lại hoặc luân chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu điều động.Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạtđộng và chất lượng giáo dục của nhà trường, nhà trẻ

2 Hiệu trưởng trường tiểu học

Điều lệ trường tiểu học, ban hành theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định:

Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động vàchất lượng giáo dục của nhà trường Hiệu trưởng do Chủ tịch UBND Huyện bổ nhiệm đối vớitrường tiểu học công lập, công nhận đối với trường tiểu học tư thục theo đề nghị của Trưởngphòng GDĐT

Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, Hiệu trưởng đượcluân chuyển đến một trường khác lân cận hoặc theo yêu cầu điều động Hiệu trưởng chỉ đượcgiao quản lý một trường tiểu học Sau mỗi năm học, Hiệu trưởng trường tiểu học được cấp cóthẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường

Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học:

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạchdạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồngtrường và các cấp có thẩm quyền;

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường;

bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp cóthẩm quyền quyết định;

c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển;khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, cán bộ theo quy định;

d) Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản củanhà trường;

e) Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giớithiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánhgiá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việchoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng kháctrên địa bàn trường phụ trách;

f) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạybình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãitheo quy định;

Trang 16

g) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hộitrong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;

h) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng

3 Hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học

Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định nhiệm vụ của hiệu trưởng như sau:

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 2Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;

d) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánhgiá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáoviên, cán bộ theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhânviên;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kếtquả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chươngtrình tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấphọc và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ GDĐT;

f) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

g) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh;

tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác

xã hội hoá giáo dục của nhà trường

h) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế

độ, chính sách theo quy định của pháp luật;

i) Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ các nhiệm vụ được quy định trong khoản 1Điều này

4 Hiệu trưởng trường THPT chuyên

Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn quy định cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trườngphổ thông, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên, ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 82 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định nhiệm vụ vàquyền hạn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT chuyên như sau:

1 Quản lý, sử dụng có hiệu quả kinh phí, cơ sở vật chất; phát huy thế mạnh về năng lựccủa đội ngũ giáo viên, bảo đảm chất lượng cao trong giảng dạy, học tập các môn học và các hoạtđộng giáo dục, đặc biệt là các môn chuyên

2 Có quyền đề xuất với cơ quan có thẩm quyền trong việc tuyển dụng, tiếp nhận, cửgiáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước, ngoài nước và đề nghị thuyên chuyển những giáoviên, cán bộ không đáp ứng yêu cầu công tác tại trường chuyên; đề nghị cơ quan quản lý trựctiếp chuẩn y việc mời giáo viên thỉnh giảng trong và ngoài nước

5 Hiệu trưởng trường năng khiếu TDTT

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao trong giáo dụcphổ thông Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2003/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2003 của Bộtrưởng Bộ GDĐT quy định:

Trang 17

Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn quy định cho hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trườngphổ thông, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường năng khiếu thể dục thể thao còn có nhiệm vụ vàquyền hạn:

1 Sử dụng có hiệu quả kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị; phát huy tốt năng lực vàtrí tuệ của giáo viên, học sinh trong giảng dạy, học tập và các hoạt động, đặc biệt đối với việctập luyện, phát triển tài năng thể dục thể thao của học sinh

2 Được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước và của địa phương chocán bộ quản lý trường phổ thông và các chế độ ưu tiên khác đối với loại hình trường chuyênbiệt

3 Được tuyển chọn giáo viên, huấn luyện viên về giảng dạy, huấn luyện tại trường và đềnghị thuyên chuyển đối với những giáo viên, huấn luyện viên không đáp ứng yêu cầu giảng dạy,huấn luyện ở trường năng khiếu thể dục thể thao theo phân cấp hiện hành

6 Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, ban hành kèm theoQuyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định nhiệm

vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường PT DTNT như sau:

1 Nắm vững quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

2 Biết sử dụng ít nhất một thứ tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương trong giao tiếp

3 Giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức tôn trọng, bảo vệ quyền bìnhđẳng giữa các dân tộc, tôn trọng phong tục, tập quán văn hóa của các dân tộc thiểu số

4 Được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước

7 Hiệu trưởng trường thực hành sư phạm

Quy chế trường thực hành sư phạm phục vụ công tác đào tạo giáo viên trung học phổthông của các trường đại học sư phạm, khoa sư phạm trong các trường đại học khác, ban hànhtheo Quyết định số 30/2001/QĐ-BGDĐT ngày 30/ 7/ 2001 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định:

Hiệu trưởng trường thực hành sư phạm là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt độngcủa trường thực hành sư phạm Ngoài những nhiệm vụ đã quy định trong Điều lệ trường Trunghọc và các quy định hiện hành khác, hiệu trưởng còn có các nhiệm vụ:

+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành sư phạm;

+ Đảm bảo đầy đủ các điều kiện (đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất trường lớp,thiết bị, tài chính) để thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành sư phạm

8 Hiệu trưởng trường ngoài công lập

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường ngoài công lập, ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BGDĐT ngày 28/8/2001 qui định những điều sau đối với Hiệu trưởng trường ngoài công lập:

1 Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp và trước Hội đồng quản trị (nếu có) về việc thực hiện các quy định, quy chế về giáo dục - đào tạo, bảo đảm chất lượng hoạt động giáo dục - đào tạo và những hoạt động khác của trường trong phạm vi nhiệm

vụ và quyền hạn được giao

Trang 18

2 Hiệu trưởng phải bảo đảm có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ nhà trường tương ứng, khi được đề cử không quá 70 tuổi.

3 Đối với trường có Hội đồng quản trị, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các Điều lệ nhà trường tương ứng, hiệu trưởng trường ngoài công lập còn có nhiệm vụ và quyềnhạn:

a) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

b) Kiến nghị biện pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mụctiêu giáo dục, phát triển trường và các biện pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả giáodục - đào tạo, hoạt dộng khoa học - công nghệ, trình Hội đồng quản trị phê duyệt;c) Đề xuất danh sách giáo viên, giảng viên và là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồngtuyển dụng giáo viên, giảng viên; thực hiện các quy định của Nhà nước đối với trườngngoài công lập về lao động - tiền lương, tiền công, bảo hiểm, học bổng, học phí, trợcấp xã hội khen thưởng, kỷ luật;

d) Lập dự toán và quyết toán ngân sách hằng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt Tổchức thực hiện kế hoạch tài chính đã được Hội động quản trị phê duyệt Báo cáo định

kỳ về tài chính và các hoạt động của nhà trường theo quy định với Hội đồng quản trị,các cấp quản lý có liên quan;

e) đ Đảm bảo trật tự, an ninh và môi trường sạch đẹp, an toàn trong nhà trường;

f) Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên)nhưng không có quyền biểu quyết Trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng có quyềnbảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cơ quanquản lý giáo dục trực tiếp;

g) Có thể được đề cử đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu có đủ các tiêu chuẩnquy định đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị

9 Hiệu trưởng trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật

Hiệu trưởng trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật ở cấp học nào thì thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng được quy định tại Điều lệ trường tương ứng

III Trách nhiệm thực hiện dân chủ trong trường học của hiệu trưởng

Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, ban hành kèm theo QĐ số04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định:

Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệmquản lý các hoạt động của nhà trường Hiệu trưởng có trách nhiệm:

1 Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấptrên về toàn bộ hoạt động của nhà trường

2 Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ, côngchức, của người học trong Quy chế này

3 Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và cócác biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nộiquy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giaocho Hiệu trưởng Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thìphải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấptrên

Trang 19

4 Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ, như họp giao ban, họp hội đồng tư vấn, hộinghị cán bộ, công chức hàng năm.

5 Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước; công khai các quyền lợi,chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, ngườihọc

6 Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhàtrường, như: cửa quyền, sách nhiễu thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sựthật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác

7 Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường Phối hợpchặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổchức hoạt động của nhà trường

8 Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường

9 Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dânchủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao

10 Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ, công chức mỗinăm một lần theo quy định của nhà nước

Điều 5– Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định:

Những việc hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặccác tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định:

1 Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác củanhà trường trong năm học

2 Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máytrong nhà trường

3 Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo,cán bộ, công chức

4 Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhàtrường

5 Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xâydựng nội quy, quy chế trong nhà trường

6 Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học

Điều 10 – Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định:

Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau đây:

1 Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch năm học và những nội dung liên quan đến tráchnhiệm của người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường

2 Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế, học tập, kết quảthi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỉ luật

3 Định kỳ ít nhất trong một năm học có 3 lần (đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học),

tổ chức hội nghị các bậc cha mẹ của người học để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ nămhọc, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình củangười học, thông báo kết quả học tập, rèn luyện của người học

4 Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thựchiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của người học vàcác bậc cha mẹ của người học để phản ảnh cho hiệu trưởng

Trang 20

5 Kịp thời thông báo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngườihọc, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường.

6 Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức, đoàn thể trongnhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến

7 Giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định

- Điều 16 – Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định:

- Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chínhquyền sở tại để phối hợp giải quyết định những công việc có liên quan đến công tác giáo dụctrong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của người học

IV Yêu cầu về trình độ chuyên môn

1 Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường mầm non

Điều lệ trường mầm non quy định:

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng cáctiêu chuẩn sau:

a) Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc,người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dụcmầm non ít hơn theo quy định;

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và

có sức khoẻ

2 Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường tiểu học

Điều lệ trường tiểu học quy định:

Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm hiệu trưởng trường tiểu học phải là giáo viên

có thời gian dạy học ít nhất 3 năm ở cấp tiểu học, đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộquản lý, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lựcquản lý trường học và có sức khoẻ Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được

bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng có thể có thời gian dạy học ít hơn theo quy định

3 Yêu cầu đối với hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường PT có nhiều

cấp học

Điều lệ trường THCS, THPT và trường PTcó nhiều cấp học quy định:

Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáotheo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối vớitrường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 3 năm đối với miền núi,hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

b) Đạt tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; cónăng lực quản lý, đã được bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ và quản lý giáo dục; có đủ sức khoẻtheo yêu cầu nghề nghiệp; được tập thể giáo viên, cán bộ tín nhiệm

Trang 21

4 Yêu cầu đối với hiệu trưởng các loại hình trường khác

Các trường khác được đề cập dưới đây bao gồm trường Trường THPT chuyên, trườngnăng khiếu thể dục thể thao, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường sư phạm thực hành,trường ngoài công lập, trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật)

Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các loại hình trường khác ở cấp học nào cần phải có cáctiêu chuẩn quy định cho Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường tương ứng

Trang 22

Chương 2: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC TỔ CHỨC

TRONG TRƯỜNG HỌC

I Các qui định về nhiệm vụ quyền hạn của các tổ chức

1 Qui định trong Luật Giáo dục

Điều 58, Điều 93 – Luật Giáo dục 2005 quy định:

Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trìnhgiáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền;

2 Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của

cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên;

3 Tuyển sinh và quản lý người học;

4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật;

5 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;

6 Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục;

7 Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, cán bộ và người học tham gia các hoạt động xã hội;

8 Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan

có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục;

9 Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

10 Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mụctiêu, nguyên lý giáo dục

2 Các qui định trong Điều lệ trường

4 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật

5 Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểuđối với vùng đặc biệt khó khăn

6 Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chămsóc và giáo dục trẻ em

7 Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ và trẻ em tham gia các hoạt động xã hộitrong cộng đồng

8 Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định

Trang 23

9 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2.2 Trường tiểu học

Điều lệ trường tiểu học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học như sau:

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chươngtrình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành

2 Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em tàn tật, khuyết tật, trẻ em đã bỏ họcđến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng Nhậnbảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chươngtrình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra vàcông nhận hoàn thành chương trình tiểu học của học sinh trong nhà trường và trẻ em trongđịa bàn quản lý của trường

3 Quản lý cán bộ, giáo viên, cán bộ và học sinh

4 Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật

5 Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục

6 Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ và học sinh tham gia các hoạt động xã hộitrong cộng đồng

7 Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

2.3 Trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học

Điều 3 – Điều lệ trường THCS, THPT và trường PTcó nhiều cấp học quy định về nhiệm vụ

và quyền hạn của trường trung học như sau:

1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổthông

2 Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ,cán bộ

3 Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quyđịnh của Bộ GDĐT

4 Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng

5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục Phối hợp với gia đìnhhọc sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục

6 Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước

7 Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội

8 Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan cóthẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục

9 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật

2.4 Trường THPT chuyên

Điều 2 - Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên quy định như sau:

1 Trường chuyên đào tạo những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong rèn luyện, học tậpnhằm phát triển năng khiếu về một môn học, hai môn học hoặc một lĩnh vực chuyên trên cơ sởbảo đảm thực hiện mục tiêu toàn diện

2 Ngoài các nhiệm vụ đã quy định tại Điều lệ trường THCS, THPT và trường PTcó nhiềucấp học, trường chuyên còn có các nhiệm vụ sau đây:

Trang 24

- Bồi dưỡng và phát triển năng khiếu của học sinh về một môn chuyên, hai môn chuyênhoặc một lĩnh vực chuyên; đồng thời bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục cấpTHPT với mục tiêu giáo dục toàn diện;

- Tổ chức hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựukhoa học công nghệ phù hợp với điều kiện của trường và tâm sinh lý học sinh;

- Hợp tác với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trong cùng lĩnhvực chuyên môn để phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo

2.5 Trường, lớp năng khiếu TDTT

Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường, lớp năng khiếu thể dục thể thao trong giáodục phổ thông quy định như sau:

1 Lớp năng khiếu thể dục thể thao được thành lập ở các cấp, bậc học phổ thông, dànhcho những học sinh có năng khiếu thể dục thể thao, nhằm phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡngnhững học sinh có khả năng phát triển thành tích thể dục thể thao, trên cơ sở đảm bảo giáo dụcphổ thông toàn diện theo quy định ở Điều lệ trường phổ thông các cấp, bậc học tương ứng

2 Trường năng khiếu thể dục thể thao được thành lập ở các cấp, bậc học phổ thông,dành cho những học sinh có năng khiếu về thể dục thể thao, nhằm đào tạo bồi dưỡng và pháttriển năng khiếu cho học sinh, trên cơ sở đảm bảo trình độ học vấn phổ thông cho học sinh.Trường năng khiếu thể dục thể thao có thể thuộc cấp huyện, tỉnh hoặc cấp bộ, ngành; trường có

tư cách pháp nhân và có con dấu riêng

2.6 Trường phổ thông dân tộc nội trú

Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú quy định:

1 Nhà nước thành lập trường PTDTNT cho con em các dân tộc thiểu số, con em các dântộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần tạonguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này

2.Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vàcủng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số

3 Trường PTDTNT là loại trường chuyên biệt mang tính chất phổ thông, dân tộc và nội trú.2.7 Trường thực hành sư phạm

Quy chế trường thực hành sư phạm phục vụ công tác đào tạo giáo viên trung học phổthông của các trường đại học sư phạm, khoa sư phạm trong các trường đại học khác quy địnhnhư sau:

- Hoạt động của trường thực hành sư phạm bao gồm hoạt động giáo dục, hoạt động thựchành sư phạm, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục

- Hoạt động giáo dục ở trường thực hành sư phạm thực hiện theo các quy định hiện hànhcủa Bộ GDĐT và hướng dẫn của Sở GDĐT đối với hoạt động giáo dục ở trường trunghọc phổ thông

2.8 Trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật.

Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật, ban hành kèm theoQuyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định:

1 Nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đối với giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật:

a) Huy động và tiếp nhận người khuyết tật đến học;

Trang 25

b) Xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều kiện cho người khuyết tật, được tham gia cáchoạt động hòa nhập với cộng đồng;

c) Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, giảng viên, nhân viên hỗ trợ cho ngườikhuyết tật theo đơn vị lớp hoặc khối lớp;

d) Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để chămsóc, giáo dục cho người khuyết tật;

e) Tạo điều kiện cho giáo viên, giảng viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao chuyênmôn về giáo dục cho người khuyết tật;

f) Các cơ sở đào tạo sư phạm tuyển dụng người khuyết tật cùng một loại tật để đào tạothành giảng viên chuyên trách giáo dục hòa nhập

2 Quyền hạn của cơ sở giáo dục đối với giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật:

- Được sử dụng nguồn tài chính cho các hoạt động giáo dục cho người khuyết tật theo quyđịnh;

- Được đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của giáo dục chongười khuyết tật;

- Được tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ từ cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tếtheo quy định hiện hành

- Những cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có trên 20 người khuyết tật học hòa nhậpđược bổ nhiệm thêm một Phó hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục hòa nhập

Điều 7 quy định:

a) Các cơ sở giáo dục tùy theo điều kiện cụ thể để bố trí các lớp học hòa nhập phù hợpvới người khuyết tật, các hoạt động trong lớp cần chú ý quan tâm tới khả năng và nhucầu của người khuyết tật

b) Mỗi lớp hòa nhập dành cho người khuyết tật ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông

có nhiều nhất không quá ba người khuyết tật cùng một loại tật Trường hợp đặc biệt,Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương có thể tiếp nhậnthêm người khuyết tật trong một lớp học

c) Tùy theo điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục có thể được hợp đồng lao độngngười khuyết tật hoặc người có tâm huyết, có hiểu biết về lĩnh vực này để trợ giúpgiảng viên trong quá trình chăm sóc, giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật.Mức chi trả cho lao động hợp đồng không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo quyđịnh

Điều 9 quy định:

Tất cả các nhà trường đều phải có trách nhiệm tiếp nhận người khuyết tật trên địa bàn,thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định và hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, cụ thể: a) Sắp xếp người khuyết tật vào các lớp học phù hợp và giáo dục học sinh lòng yêu thương,giúp đỡ người khuyết tật;

b) Tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục, gia đình và cộng đồng về chăm sóc, giáo dục chongười khuyết tật;

c) Phát hiện khả năng và nhu cầu của người khuyết tật, lập kế hoạch, huy động và tạo điềukiện cho người khuyết tật tham gia học hòa nhập;

d) Thực hiện hoạt động hỗ trợ về can thiệp sớm, giáo dục, phục hồ chức năng phát triển kỹnăng cơ bản, hướng nghiệp, dạy nghề cho người khuyết tật; tổ chức hoạt động chăm sóc

Trang 26

và cung cấp các kỹ năng cơ bản, cần thiết cho người khuyết tật trước khi vào học tại cáclớp hòa nhập;

e) Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục vềngười khuyết tật cho các cơ sở giáo dục và gia đình;

f) Huy động nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước chocông tác can thiệp sớm và chăm sóc, giáo dục cho người khuyết tật

II Qui định về các tổ chức trong trường học

1 Hội đồng trường

Luật Giáo dục quy định:

Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tưthục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phươnghướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành chonhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục Hội đồng trường có nhiệm vụ sau đây:

- Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường;

- Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường

để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;

- Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dânchủ trong các hoạt động của nhà trường

Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng trường đượcquy định trong điều lệ nhà trường

1.1 Hội đồng trường trường mầm non

Điều lệ trường mầm non quy định:

- Hội đồng trường đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, Hội đồng quản trị đối với nhàtrường, nhà trẻ dân lập, tư thục được gọi chung là Hội đồng trường Hội đồng trường là tổchức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, nhà trẻ,huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, nhà trẻ, gắn nhàtrường, nhà trẻ với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục

- Cơ cấu tổ chức, nội quy hoạt động và thủ tục thành lập Hội đồng trường công lập, nhiệm

vụ và quyền hạn của Hội đồng trường công lập được đề cập rõ tại Điều 18 của Điều lệnày

Thủ tục thành lập Hội đồng trường:

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, Hiệutrưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường, nhàtrẻ giới thiệu, làm tờ trình đề nghị phòng GDĐT trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết địnhthành lập Hội đồng trường Chủ tịch Hội đồng trường do các thành viên hội đồng bầu ra; Thư kýhội đồng trường do Chủ tịch hội đồng trường chỉ định Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm.Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền

ra quyết định bổ sung, kiện toàn Hội đồng trường

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, cơ cấu tổ chức, thủ tục thành lập và nội quyhoạt động của Hội đồng quản trị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục

Trang 27

được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập, Quy chế tổchức và hoạt động của trường mầm non tư thục.

1.2 Hội đồng trường trường tiểu học

Hoạt động của Hội đồng trường Tiểu học và các nội dung liên quan giống như hoạt động

của Hội đồng trường mầm non, được quy định tại Điều 20 - Điều lệ trường tiểu học:

1.3 Hội đồng trường trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học

Hoạt động của Hội đồng trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học vàcác nội dung liên quan giống như hoạt động của Hội đồng trường mầm non, được quy định tạiĐiều 20, Điều lệ trường THCS, THPT và trường PTcó nhiều cấp học

1.4 Hội đồng trường các loại hình trường khác

Hoạt động của Hội đồng trường các loại hình trường khác thực hiện đúng theo quy địnhđối với Hội đồng trường tương ứng

2 Hội đồng tư vấn

Luật Giáo dục quy định tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn được quy địnhtrong Điều lệ nhà trường Hội đồng tư vấn là một tổ chức do hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiếncủa cán bộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một sốnhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng

2.1 Hội đồng tư vấn trường mầm non

Điều lệ trường mầm non cho phép trong trường hợp cần thiết, hiệu trưởng có thể thànhlập các Hội đồng tư vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên môn, quản lý nhà trường Nhiệm vụ, quyềnhạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quy định

2.2 Hội đồng tư vấn trường tiểu học

Hoạt động của Hội đồng tư vấn trường tiểu học và các nội dung liên quan giống như Hộiđồng tư vấn trường mầm non, được quy định tại Điều 21, Điều lệ trường Tiểu học

2.3 Hội đồng tư vấn trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học

Hoạt động của Hội đồng tư vấn trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấphọc và các nội dung liên quan giống như Hội đồng tư vấn trường mầm non, được quy định tại

Điều 21, Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học.

2.4 Hội đồng tư vấn các loại hình trường khác

Hoạt động của Hội đồng tư vấn các loại hình trường khác thực hiện đúng theo quy địnhđối với Hội đồng trường tương ứng

3 Hội đồng thi đua khen thưởng

3.1 Hội đồng thi đua khen thưởng trường mầm non

Điều 19, Điều lệ trường mầm non qui đinh Hội đồng thi đua khen thưởng trường mầmnon do hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng thi đua,khen thưởng Các thành viên của hội đồng gồm: Phó hiệu trưởng, bí thư Chi bộ Đảng Cộng sảnViệt Nam, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ trưởng tổchuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng

Hội đồng thi đua khen thưởng giúp hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danhsách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ

Trang 28

Hội đồng thi đua khen thưởng họp vào cuối học kỳ và cuối năm học

3.2 Hội đồng thi đua khen thưởng trường tiểu học

Hội đồng thi đua khen thưởng trường tiểu học hoạt động giống như Hội đồng thi đuakhen thưởng trường mầm non

3.3 Hội đồng thi đua khen thưởng trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học

Điều 21, Điều lệ trường THCS, THPT và trường PTcó nhiều cấp học qui định Hội đồngthi đua khen thưởng trường THCS, THPT tư vấn về công tác thi đua khen thưởng trong nhàtrường và hoạt động theo quy định của Bộ GDĐT

3.4 Hội đồng thi đua khen thưởng các loại hình trường khác

Hoạt động của Hội đồng tư vấn các loại hình trường khác thực hiện đúng theo quy địnhđối với Hội đồng thi đua khen thưởng trường tương ứng

4 Hội đồng kỷ luật

4.1 Hội đồng kỷ luật trường mầm non

Theo quy định Hội đồng kỷ luật nhà trường có các nhiệm vụ chính là xét và xóa kỷ luật đối vớihọc sinh và giáo viên Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2009, Hội đồng kỷ luật của trường Mầmnon chưa được đề cập trong Điều lệ trường mầm non Trước khi tiến hành xét và xóa kỷ luậtgiáo viên, trường mầm non cần phải làm Tờ trình xin ý kiến chỉ đạo của Phòng GDĐT

4.2 Hội đồng kỷ luật trường tiểu học

Trước khi tiến hành xét và xóa kỷ luật đối với học sinh và giáo viên, trường tiểu học cần tiếnhành các công việc cần thiết như đối với Hội đồng kỷ luật của trường mầm non

4.3 Hội đồng kỷ luật trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học

Hội đồng kỷ luật trường THCS, THPT và trường PTcó nhiều cấp học được quy định tại Điều 21

- Điều lệ trường THCS, THPT và trường PTcó nhiều cấp học Cụ thể như sau:

a) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với học sinh theo từng vụviệc Hội đồng kỷ luật do Hiệu trưởng quyết định thành lập và làm chủ tịch, gồm: Hiệu trưởng,

Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiềnphong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên

có kinh nghiệm giáo dục và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường;

b) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét và đề nghị xử lí kỷ luật đối với cán bộ, giáoviên, viên chức khác theo từng vụ việc Việc thành lập, thành phần và hoạt động của Hội đồngnày được thực hiện theo quy định của pháp luật

4.4 Hồi đồng kỷ luật các loại hình trường khác

Hoạt động của Hội đồng kỷ luật các loại hình trường khác thực hiện đúng theo quy định đối vớiHội đồng trường tương ứng

5 Trách nhiệm của Tổ nhóm chuyên môn

Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định:

Thủ trưởng các đơn vị trong bộ máy quản lý của nhà trường như phòng, ban, khoa, việnnghiên cứu, trung tâm, tổ bộ môn, tổ chuyên môn, nghiệp vụ là người đại diện cho đơn vị cótrách nhiệm:

Trang 29

- Tham mưu, đề xuất, những biện pháp giúp hiệu trưởng thực hiện tốt những quy định củaQuy chế này.

- Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong đơn vị

- Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong đơn vị, giữa các đơn vị với nhau và giữa đơn vịvới nhà trường; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và những qui địnhcủa Luật Giáo dục, điều lệ nhà trường

5.1 Tổ chuyên môn trường mầm non

Điều lệ trường mầm non quy định:

Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng Tổchuyên môn có tổ trưởng và tổ phó

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thựchiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt độnggiáo dục khác;

b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quảcông tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồchơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhàtrẻ;

c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên

Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần

5.2 Tổ chuyên môn trường tiểu học

Điều lệ trường tiểu học quy định:

Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục.Mỗi tổ có ít nhất 5 thành viên Tổ chuyên môn có tổ trưởng, tổ phó

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thựchiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác;

- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệuquả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổtheo kế hoạch của nhà trường;

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viêntiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó

Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần

5.3 Tổ chuyên môn trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học

Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định:

Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chức thiết bị thínghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm mônhọc ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sựquản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học

Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

Trang 30

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kếhoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn họccủa Bộ GDĐT và kế hoạch năm học của nhà trường;

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thànhviên của tổ theo các quy định của Bộ GDĐT;

- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên

Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần

5.4 Tổ chuyên môn các loại hình trường khác trong giáo dục phổ thông

Hoạt động của Tổ chuyên môn của các Tổ chuyên môn các trường THPT chuyên, trườngnăng khiếu thể dục thể thao, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường sư phạm thực hành,trường ngoài công lập thực hiện theo quy định đối với Hội đồng trường tương ứng

Tổ chuyên môn trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật

Mỗi cơ sở giáo dục hòa nhập thành lập một tổ, nhóm chuyên môn giáo dục hòa nhậpdành cho người khuyết tật Tổ, nhóm chuyên môn gồm các cán bộ chuyên môn, kỹ thuật viên,giảng viên, giáo viên giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

Nhiệm vụ của tổ, nhóm chuyên môn:

- Xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật ởtừng đơn vị phụ trách theo sự chỉ đạo của Bộ;

- Tham gia xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân củangười khuyết tật, của giáo viên, giảng viên;

- Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, tổ chức các chuyên đề giáo dục cho người khuyết tật;

- Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục hòa nhập dànhcho người khuyết tật

6 Ban đại diện cha mẹ học sinh

Luật Giáo dục qui định Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học ở giáodục mầm non và giáo dục phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng lớp, từngtrường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục Không tổ chức banđại diện cha mẹ học sinh liên trường và ở các cấp hành chính

Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điềukiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động củanhà trường

Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hoá, tạo môi trường thuậnlợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớntuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệuquả giáo dục

Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:

- Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc ngườiđược giám hộ;

- Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạtđộng của cha mẹ học sinh trong nhà trường;

- Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề

có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ

Trang 31

7 Tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường

7.1 Các đoàn thể trong trường học

Luật Giáo dục quy định “Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”; “Đoàn thể, tổ chức xã hội

trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiệnmục tiêu giáo dục theo quy định của Luật này.”

Chi bộ Đảng trong trường học hoạt động trên cơ sở các qui định tại các Điều lệ trường vàĐiều lệ Đảng cộng sản Việt Nam

Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạtđộng trong nhà trường theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhàtrường thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục

Công đoàn hoạt động trong trường học theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổchức nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục Nhà trường và tổ chứcCông đoàn cần tiến hành quy chế phối hợp theo công văn chỉ đạo và hướng dẫn của cơ quangiáo dục cấp trên

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các tổ chức xãhội khác hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chứcnhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dụcthanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập,rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục

Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thựchiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những viphạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết Hiệu trưởng khônggiải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ýkiến chỉ đạo giải quyết

Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoànthể, tổ chức đó có trách nhiệm:

- Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt độngcủa nhà trường

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủtrương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường

7.2 Hội khuyến học trong nhà trường

Hội khuyến học Việt Nam là tổ chức tự nguyện của mọi người Việt Nam tâm huyết với sựnghiệp "trồng người" tích cực tham gia xã hội hoá giáo dục, góp sức phấn đấu cho phong trào

"toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài cho đất nước, với ba mục tiêu cơ bản:

- Khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập, nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp củamọi người trong nhà trường và trong xã hội, đặc biệt chú ý những người nghèo không

có điều kiện học tập, những người có năng khiếu có thể phát triển thành nhân tài, gópsức phấn đấu cho sự công bằng xã hội về quyền lợi học tập của mọi người, mọi vùngtrong nước

Trang 32

- Cổ vũ xã hội trân trọng vai trò của người thầy và chăm sóc người thầy trong sự nghiệpgiáo dục; khuyến khích người thầy phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng với vị thế củamình trong xã hội.

- Làm tư vấn về giáo dục trên cơ sở tập hợp ý kiến của đông đảo các nhà giáo dục, khoahọc và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; kiến nghị với Nhà nước chủtrương chính sách, biện pháp nhằm cải tiến và phát triển giáo dục

7.3 Hội chữ thập đỏ trong nhà trường

Hội chữ thập đỏ trong trường học được thành lập theo các công văn hướng dẫn phối hợpgiữa Sở Giáo dục – đào tạo, Tỉnh Đoàn TNCSHCM và Tỉnh Hội chữ thập đỏ

7.4 Trách nhiệm của Đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường

Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động theo quy định của pháp luật và

giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục Luật Giáo dục quy định trách nhiệm

của xã hội đối với nhà trường:

1 Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị

vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm:

- Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiệncho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;

- Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngănchặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

- Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao lành mạnh;

- Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình

2 Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm độngviên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường quy định cụ thể trách nhiệm của

đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường như sau:

Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoànthể, tổ chức đó có trách nhiệm:

- Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt độngcủa nhà trường

- Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủtrương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường

- Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thựchiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những

vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết Hiệu trưởngkhông giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản

lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết

8 Trách nhiệm của chính quyền, cơ quan giáo dục cấp trên, các đoàn thể

đối với nhà trường

Trách nhiệm của Chính quyền địa phương

Theo Điều 12 (Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục) của Luật Giáo dục nêu rõ phát triển giáo

dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân thì chính quyền địa

Trang 33

phương có trách nhiệm hỗ trợ cho nhà trường về cơ sở vật chất, nhân sự, đảm bảo mọi điều kiệncho nhà trường hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của sở/phòng GDĐT

Sở, phòng giáo dục – đào tạo có trách nhiệm hỗ trợ cho nhà trường về cơ sở vật chất,nhân sự, đảm bảo mọi điều kiện cho nhà trường hoạt động theo đúng quy định của pháp luật như

đã đề cập tại Điều 12 (Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục) của Luật Giáo dục sở, phòng GDĐT có

trách nhiệm ra các công văn chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết cho các trường thực hiện nhiều côngviệc khác nhau theo các công văn chỉ đạo của Bộ GDĐT cũng như một số bộ, ngành khác.Trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh

Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ghi rõ trách nhiệm củacha mẹ, người giám hộ và ban đại diện cha, mẹ học sinh trong trường mầm non, phổ thông nhưsau:

Ban đại diện cha, mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của cáccha, mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau đây:

- Những công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình để giảiquyết những việc có liên quan đến học sinh

- Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ màhọc sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp theo quy định

- Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục ở địaphương

Ngoài ra, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiếntrực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua Ban đại diện cha, mẹ học sinh về nhữngvấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường

9 Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông

Áp dụng đối với các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổthông, trường phổ thông có nhiều cấp học

Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông

Quy trình kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện như sau:

1 Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông

2 Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông

3 Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) cơ sở giáo dục phổ thông

4 Công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấychứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông

Tiêu chuẩn đánh chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ GDĐT ban hành, bao gồm:tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáodục trường trung học cơ sở; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổthông; tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông có nhiều cấp học và tiêu chuẩnđánh giá chất lượng giáo dục Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

Chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông

Trang 34

- Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học là 5 năm/lần.

- Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục đối với trường THCS, THPT và trường PT cónhiều cấp học và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp là 4 năm/lần

Quy trình tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông

1 Thành lập Hội đồng tự đánh giá

2 Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá

3 Xây dựng kế hoạch tự đánh giá

4 Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng

5 Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí

6 Viết báo cáo tự đánh giá

7 Công bố báo cáo tự đánh giá

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Tiểu học

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường,

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên,

Tiêu chuẩn 3: Chương trình và các hoạt động giáo dục,

Tiêu chuẩn 4: Kết quả giáo dục,

Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất,

Tiêu chuẩn 6: Nhà trường, gia đình và xã hội,

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT

Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT gồm bảy tiêu chuẩn:Chiến lược phát triển của trường THPT; tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáoviên, nhân viên và học sinh; thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục; tàichính và cơ sở vật chất; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; kết quả rèn luyện và họctập của học sinh

10 Những vấn đề khác liên quan đến hoạt động của hiệu trưởng

Hiệu trưởng quản lý giáo viên cán bộ trong trường theo Điều lệ nhà trường và các vănbản pháp quy khác, ngoài ra cần lưu ý thêm các vấn đề sau đây:

10.1 Trình độ chuẩn của Nhà giáo

- Luật Giáo dục 2005 quy định trình độ chuẩn của nhà giáo như sau:

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứngchỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;

- Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉbồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;

- Điều lệ trường mầm non quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có

bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non

- Điều lệ trường Tiểu học quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là cóbằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm Giáo viên tiểu học có trình độ đào tạo trên chuẩn đượchưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo điều kiện để phát huy tác dụng

Trang 35

trong giảng dạy và giáo dục Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo được nhà trường,các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn để bố trí côngviệc phù hợp.

- Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học qui định:

- Đối với giáo viên THCS: có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp caođẳng và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành của các khoa, trường sư phạm;

- Đối với giáo viên THPT: có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đạihọc và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng chuyên ngành tại các khoa,trường đại học sư phạm

- Giáo viên các loại hình trường khác phải đáp ứng những quy định đối với giáo viên cácloại hình trường tương ứng

10.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà giáo

xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

d) Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị,chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;e) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Quyền hạn

1 Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;

2 Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

3 Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ

sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;

4 Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

5 Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT vàcác ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động

Trách nhiệm của nhà giáo cán bộ, viên chức trong nhà trường

Theo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, nhà giáo và cán bộ viên chức trong trường học có trách nhiệm:

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục

- Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại Điều 5 Quy chế này

- Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu

và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường

- Thực hiện đúng những quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức; Pháp lệnh chống tham nhũng; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức; tôn trọng đồng nghiệp và người học; bảo vệ uy tín của nhà trường

Trang 36

10.3 Nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, viên chức qui định trong Điều lệ trường

Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non

Điều lệ trường mầm non quy định giáo viên trường mầm non có nhiệm vụ:

1 Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhàtrẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

2 Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dụcmầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức cáchoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịutrách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạtđộng của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

3 Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thươngyêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền vàlợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

4 Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ Chủ độngphối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em

5 Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng caochất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

6 Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy địnhcủa nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng

Nhiệm vụ của cán bộ trường mầm non

Điều 36 – Điều lệ trường mầm non quy định cán bộ trường mầm non có nhiệm vụ:

1 Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng

2 Thực hiện quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường, nhàtrẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

3 Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớpmẫu giáo độc lập Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ănuống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ

4 Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường, nhà trẻ,nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp

5 Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chấtlượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

6 Thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật và của ngành, các quy địnhcủa nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng

Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học

Điều lệ trường tiểu học quy định giáo viên tiểu học có nhiệm vụ:

1 Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học;soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạtđộng giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịutrách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục

2 Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín củanhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhâncách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp

đỡ đồng nghiệp

Trang 37

3 Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương

4 Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng caochất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục

5 Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết địnhcủa Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của Hiệutrưởng và các cấp quản lý giáo dục

6 Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh, vớigia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáodục

Nhiệm vụ của giáo viên trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học

Điều 31 - Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học quy định

Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạy thực hành thínghiệm, kiểm tra, đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, lên lớp đúnggiờ, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia cáchoạt động của tổ chuyên môn;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chấtlượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tracủa Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

e) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu,tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chínhđáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

f) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học vàgiáo dục học sinh

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn cónhững nhiệm vụ sau đây:

f) Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dụcsát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;

g) Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn,Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các

tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mìnhchủ nhiệm;

h) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng

và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại,phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghivào sổ điểm và học bạ học sinh;

i) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng

3 Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này

Trang 38

4 Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên THPTđược bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ tổ chức cáchoạt động của Đoàn ở nhà trường và tham gia các hoạt động với địa phương.

5 Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viênTHCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, có nhiệm vụ tổchức các hoạt động của Đội ở nhà trường và phối hợp hoạt động với địa phương

Nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên các trường loại hình khác

Giáo viên nhân viên các trường loại hình khác trong giáo dục phổ thông thực hiện đầy đủcác nhiệm vụ dành cho giáo viên trường tương ứng

Giáo viên trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật có trách nhiệm thực hiện các Quy

định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật, cụ thể:

1 Giáo viên, giảng viên, nhân viên trong giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tậtphải tôn trọng và thực hiện các quyền của người khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt,yêu thương người khuyết tật; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòanhập cho người khuyết tật

2 Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu và các quyđịnh của cơ sở giáo dục

3 Chủ động phối hợp với tổ, nhóm chuyên môn trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân;

tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhâncủa người khuyết tật

4 Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng caohiệu quả giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

5 Tư vấn cho nhà trưởng và gia đình người khuyết tật trong việc hỗ trợ, can thiệp, xâydựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

10.4 Quyền hạn của cán bộ, viên chức qui định trong Điều lệ trường

Điều 37, Điều lệ trường mầm non quy định giáo viên và nhân viên trường mầm non:

- Được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương,phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ

- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻtheo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo

- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự

- Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật

Quyền của giáo viên và nhân viên trường tiểu học

Giáo viên trường tiểu học được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảngdạy và giáo dục học sinh Các quyền khác giống như quyền hạn của giáo viên trường mầm non

và được nêu cụ thể tại Điều 32 Điều lệ trường tiểu học

Quyền của GV và nhân viên trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học

- Giáo viên có những quyền sau đây:

a) Được nhà trường tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh;

Trang 39

b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻtheo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;

c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;

d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để đào tạo nâng cao trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;

e) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dụckhác nếu được sự đồng ý của Hiệu trưởng và thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quyđịnh tại Điều 31 của Điều lệ;

f) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

g) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật

Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những

quyền sau đây:

- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;

- Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyếtnhững vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;

- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày;

- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp

Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội

Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiệnhành

Giáo viên, nhân viên các trường loại hình trường khác có các quyền được quy định dànhcho giáo viên các trường tương ứng Giáo viên trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật đượchưởng thêm các quyền lợi sau:

- Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

- Được tính giảm định mức giờ chuẩn hoặc trợ cấp giảng dạy tùy theo điều kiện và quyđịnh của từng địa phương hoặc cơ sở giáo dục

- Giáo viên, giảng viên có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục hòa nhập chongười khuyết tật được khen thưởng theo quy định

11 Những việc nhà giáo được biết, được tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra

Nhà giáo, cán bộ được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trựctiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đối với những vấn đề sau:

- Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ,công chức

- Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường

- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo

- Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế

độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành

- Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ,công chức, cho người học

- Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyênchuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật

Trang 40

- Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi từng năm học.

- Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hàng năm

12 Những việc, hành vi nhà giáo không được làm

Luật Giáo dục quy định Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;

- Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học;

- Xuyên tạc nội dung giáo dục;

- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền

Những điều giáo viên trường mầm non không được làm:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

- Xuyên tạc nội dung giáo dục;

- Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;

- Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

- Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;

- Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

2 Các hành vi cán bộ không được làm:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;

- Đối xử không công bằng đối với trẻ em;

- Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôidưỡng, chăm sóc trẻ em

Những điều giáo viên trường tiểu học không được làm.

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh và đồng nghiệp

- Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan điểm,đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam

- Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền

- Uống rượu, bia, hút thuốc lá khi tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường, sửdụng điện thoại di động khi đang giảng dạy trên lớp

- Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình giáo dục

Những điều giáo viên trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học không được làm.

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh, đồng nghiệp, người khác

- Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rènluyện của học sinh

- Xuyên tạc nội dung giáo dục

- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền

- Hút thuốc; uống rượu, bia; nghe, trả lời bằng điện thoại di động khi đang dạy học, khiđang tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường

Ngày đăng: 13/07/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w