Ở trường em có rất nhiều loài cây cho bóng mát.. Khi hoa rụng, trên mỗi cuống hoa bỗng xuất hiện những quả đa màu xanh non nhỏ như những hạt cườm.. Ở sân trường em trồng nhiều cây để l
Trang 1Ở trường em có rất nhiều loài cây cho bóng mát Trong đó em thích nhất cây đa trồng ở góc sân
Từ xa nhìn lại, cây như một chiếc ô xanh mát rượu Đến gần mới thấy thân cây to, rắn chắc, mọc ra thành 2 nhánh như hai con rồng uốn vào nhau Rễ nhô lên gồ ghề tạo ra những hình thù kì lạ Đặc biệt, rễ còn mọc ra cả ở thân và cành, buông xuống như tấm rèm Cành đan xen vào nhau, xoắn xuýt, nâng những tán lá xòe rộng, reo vui cùng chim chóc, chao lượn trong không gian Lá to, hình bầu dục, xanh mướt, ánh sáng xuyên qua chỉ còn lại màu ngọc bích Lấp ló trong tán lá là những bông hoa màu vàng nhạt, nhỏ li ti như những ngôi sao Quả đa nhỏ, màu vàng cam, tròn như hòn bi ve
Xuân sang, chim chóc đậu đầy cành, hót ríu rít nghe rất vui tai Khi ra chơi, em thường đọc truyện cùng mấy bạn dưới gốc cây hoặc bóng mát Em rất yêu cây đa này và
sẽ nhắc nhở cùng các bạn nhỏ rằng: “không bẻ cành, ngắt lá để cây luôn xanh tốt
Không biết từ bao giờ, ở góc sân trường em sừng sững một cây đa cổ thụ xanh tốt
Bóng cây to lớn trùm kín cả một góc sân Gốc cây chừng 3 người ôm không xuể Thân cây có nhiều nhánh, đan vào nhau vững chắc Cành cây tỏa ra bốn phía, vươn lên mạnh mẽ Trên cành mang nặng những chiếc lá xanh non xen lẫn những chiếc lá vàng làm tăng thêm cho vẻ đẹp trường em Mùa xuân, cây đa rất nhiều hoa Những bông hoa màu trắng ngà, nhỏ li ti như vảy cá Khi hoa rụng, trên mỗi cuống hoa bỗng xuất hiện những quả đa màu xanh non nhỏ như những hạt cườm Chẳng mấy chốc, quả đa đã chuyển sang màu vàng, đấy là lúc đa đã chín, gọi biết bao nhiêu là chim chóc về đây tụ hội, làm nên một dàn hợp xướng rộn rã cả sân trường Dưới gốc cây lúc nào cũng có các bạn ngồi hóng mát hoặc chơi xích đu, bập bênh
Em rất thích cây đa vì cây đa đã cho em bóng mát Em sẽ cùng các bạn chăm sóc cây cẩn thận để cây có thể phát triển tốt hơn
Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, đa, bằng lăng, Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây phượng già ở giữa sân trường Cây được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở.Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba trường em Tán nó xòe rộng
cả một khoảng sân Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang Từ thân chẽ thành ba nhánh giống cái chạc Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà Rễ phượng nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng Phượng không trút lá như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những chiếc lá già Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi gấc Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh
có đốm trắng Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm Chúng em thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất Một màu đỏ nồng nàn trên cây
Trang 2Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống Phượng nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui
Qua hè, hoa phượng tàn dần Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như xác pháo Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa Chúng em quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành Quả phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi
và ngon tuyệt Cây phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen
Em yêu cây phượng, cây phượng như người ban lớn thân thiết Dưới gốc phượng, chúng
em tụ họp bạn bè Mỗi lần phượng nở với tiếng ve kêu đánh dấu một năm học kết thúc, một sự trưởng thành để rồi chúng em lại náo nức bước vào năm học mới với bao điều thú vị
Ở trường em có rất nhiều loài cây cho bóng mát Trong đó em thích nhất cây phượng vĩ trồng ở góc sân
Không biết cây được trồng từ lúc nào mà giờ đây cây đã cao đến gác hai của trường em Gốc phượng sù sì, chỉ vừa vòng tay của em mà sao cành và lá nhiều đến thế
Cứ đến đầu tháng 2 phượng bắt đầu nảy lộc, lúc đầu lá chỉ là những chồi non bé tí tẹo, ba, bốn hôm sau đã xanh ngắt một màu Khoảng tháng ba, tháng tư khi ánh nắng chan hòa rực rỡ, báo hiệu mùa hè đã đến Hoa phượng lác đác, rồi bỗng đỏ rực từng chùm, như những chùm pháo Tết Những bông phượng đỏ thắm có năm cánh, mỏng manh như những cánh bướm xếp khít vào nhau, ôm lấy như tơ nhị vàng trông thật lộng lẫy, hương phượng dìu dịu, phảng phất khắp trường
Em thích cây phượng lắm, phượng chẳng những cho chúng em bóng mát vui chơi
mà còn làm quang cảnh trường em thêm đẹp Những giờ ra chơi mà được ngồi dưới gốc phượng hóng mát, ngắm hoa và chơi chọi gà thì thật là thú vị
Sân trường em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây ổi trồng ở vườn trường em
Nhìn từ xa cây ổi như một chiếc ô khổng lồ Thân cây to, chắc khoẻ mọc thẳng Cái gốc của cây to hơn thân, sần sùi Cái rễ của cây như những con giun cắm sâu xuống đất Cái lá của cây to, mượt, những đường gân nổi rõ nét Lá ổi mùa xuân có màu tươi dịu, khi sang mùa đông thì có màu xanh đậm Khi có gió thổi qua, tiếng lá xào xạc như muốn nói với chúng em điều gì đó Quả ổi tròn, to mọc ra từng chùm Hạt của nó bé và tập trung vào giữa quả Quả ổi có mùi thơm, khi ăn vào có vị ngọt Thỉnh thoảng, có vài chú chim sơn ca hay đến để bắt những con sâu và cất tiếng hót líu lo
Cây ổi chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn cho chúng em quả để ăn Em rất thích cây ổi, hằng ngày em sẽ chăm sóc nó cẩn thận Cây ổi là người bạn thân thiết nhất của em Và khi nào lớn lên, em sẽ nhớ mãi những kỷ niệm về nó
Vào hè, những trái nhãn bắt đầu ra quả Quả nhãn chỉ nhỉnh hơn viên bi một chút Vỏ của
nó màu nâu nhạt, nhẵn lì chứ không có gai gồ ghề như các quả khác Khi bóc vỏ ra thì quả nhãn trơn tuột, không có nước chảy ra tèm lem, hột thì nho nhỏ chỉ bằng đầu ngón
Trang 3tay út Cùi nhãn dày, màu trắng ngà Khi nếm thử quả nhãn trên lưỡi, thấy có vị ngọt, nước chan hoà và mềm như trái vải
Em rất yêu thích trái nhãn và mong muốn hè năm nay sẽ được ăn thật nhiều nhãn
Nhãn là quà tặng của trời cho đất Phố Hiến Kỳ lạ thay, cũng là đát bãi sông Hồng mà chỉ
có nhãn Phố Hiến mới được coi là vua của loài nhãn Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả:
“Mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.
Những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn có hương vị đặc biệt khác hẳn cây nhãn ở những vùng đất khác? Chưa ai khám phá ra điều bí ẩn đó nhưng mời bạn thử đến Phố Hiến vào mùa nhãn nếm thử Cùi nhãn trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng Ấy là thứ nhãn nước, loại nhãn đại trà của xứ nhãn, ở đây còn có nhãn lồng, nhãn đường phèn mới thực quý.
Nhãn được trồng nhiều ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng đến cửa Luộc Rễ nhãn bám chắc vào đất Gỗ nhãn rắn chắc, đóng đồ gia dụng bền chắc Than đốt rất đượm,nếu dùng để sắc thuốc thì nhanh có nước cốt, chất thuốc không lạc vị Nếu trời đất âm u kéo dài, hoa rụng đầy sân Vào ngày trời trong, nắng ấm thì cả bầu trời dậy lên tiếng ong, hương thơm toả nhẹ ngây ngất
lòng người Mùa quả chín vào tháng sáu âm lịch Ca dao có câu “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm” Một túm nhãn khoảng trăm quả, kèm thêm vài cành lá tươi đặt trên ban thờ, thắp nén
hương khấn ông bà ông cải về chứng giám cũng là một nét đẹp văn hoá Nhãn thóc chỉ dùng cho trẻ ăn chơi, nhãn nước sấy khô làm long nhãn, còn nhãn lồng quả to, da láng, cùi dày, ròn thơm
để tiếp khách, làm quà biếu Ăn một quả nhãn đường phèn, nước ngọt thấm từ đầu lưỡi đến chân răng rồi lan khắp cơ thể Tinh hoa của đất trời thu góp lại hiến dâng cho người trồng Quả nhãn phơi khô cả cành, ngày tết thêm mấy cành lá xanh sẽ là niềm vui bất ngờ cho người chơi sành điệu Long nhãn là vị thuốc bổ âm, ngâm với rượu, mỗi ngày uống một vài chén, sẽ ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn, tính tình điềm đạm hơn Được mùa nhãn, cả tỉnh thu ước từ 150 - 200 tỷ đồng Vùng thị xã và vùng phụ cận có nhiều gia đình lập trang trại, trồng toàn nhãn ghép và nhãn triết giống quả Một cây nhãn trúng vụ cho chủ vài ba triệu đồng Nhiều nhà dùng nhãn làm của hồi môn hoặc lương hưu dưỡng già.
Khách về Hưng Yên, thường đến thăm cây nhãn tiến (thường quen gọi nhãn Tổ), có tuổi mấy trăm năm ở trước cửa chùa Hiến.