1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng

104 1,7K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Đồ án phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng (2011) là một đồ án tốt, đạt điểm cao rất hữu ích đối với các bạn sinh viên học kinh tế xây dựng. Đối với các bạn sinh viên đang làm đồ án, tài liệu này sẽ là một đồ án mẫu sẽ giúp các bạn cách làm một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất, trình bày khoa học, hợp lý . Hy vọng sẽ giúp các bạn được nhiều...

Trang 1

M C L C Ụ Ụ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5

1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 5

1.1.2 Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp: 6

1.1.3 Vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp 6

1.1.3.1 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 6

1.1.3.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 7

1.1.4 Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp 8

1.2 Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 9

1.2.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 9

1.2.2 Mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 10

1.2.3 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 11

1.2.4 Nguồn tài liệu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 12

1.2.4.1 Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) 13

1.2.4.2 Báo cáo kết quả họat động kinh doanh 14

1.2.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) 15

1.2.4.4 Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán nội bộ khác 17

1.2.4.5 Các nguồn thông tin khác 18

1.2.5 Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 19

1.2.5.1 Phương pháp so sánh 19

1.2.5.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ 20

1.2.5.3 Phương pháp liên hệ cân đối 21

Trang 2

1.2.6 Nội dung và trình tự phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 22

1.2.6.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 22

1.2.6.2 Phân tích chi tiết tình hình tài chính doanh nghiệp 22

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG SÔNG ĐÀ 24

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà 24

2.1.1 Những thông tin chung về công ty 24

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24

2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh 25

2.1.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 25

2.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban 27

2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính Công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà 28

2.2.1 Mục đích phân tích khái quát 28

2.2.2 Phân tích qui mô vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ và khả năng huy động vốn 28

2.2.2.1 Phân tích quy mô vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ 28

2.2.2.2 Phân tích khả năng huy động vốn 29

2.2.3 Phân tích khả năng tự chủ về mặt tài chính 30

2.2.4 Phân tích khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp 32

2.2.5 Phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 33

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHI TIẾT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG SÔNG ĐÀ 36

3.1 Phân tích tình hình biến động và phân bổ vốn 36

3.2 Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn 39

3.3 Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh 41

Trang 3

3.3.1 Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu 42

3.3.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu cộng với nguồn vốn vay (ngắn hạn, dài hạn) 43

3.4 Phân tích tình hình công nợ 45

3.5 Phân tích khả năng thanh toán và tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước .53

3.5.1 Phân tích khả năng thanh toán 53

3.5.2 Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước 59

3.6 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 61

3.6.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất 62

3.6.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 64

3.6.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 69

3.7 Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản cố định 72

3.8 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

Kết luận 86

Kiến nghị một số biện pháp nâng cao tình hình tài chính của công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà trong năm tới 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 91

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CPBH&QLDN Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là khâu giữ vị trí cơ sở trong hệ thống tài chính, làmột tụ điểm của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nó là phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nềnkinh tế hàng hóa tiền tệ

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào muốntiến hành sản xuất kinh doanh đều phải có vốn Dù được hình thành từ nguồn nàothì quá trình hoạt động kinh doanh (được hiểu từ góc độ tài chính) cũng chính là quátrình phân phối vốn để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mụctiêu cả doanh nghiệp Cụ thể là luôn diễn ra sự vận động của các nguồn tài chính,tạo ra các luồng chuyển dịch giá trị mà biểu hiện của nó là các luồng tiền tệ đi vàohoặc đi ra khỏi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Gắn liền với quá trình này làcác mối quan hệ tài chính phản ánh bản chất của tài chính doanh nghiệp gồm:

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: thể hiện khi Nhà nước cấp phátvốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với doanh nghiệp Nhà nước) và khi doanhnghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (nộp thuế, phí và lệ phí…)

- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác: thể hiện khi doanhnghiệp góp vốn liên doanh mua cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn hoặc cho vay vốn,trong việc thanh toán tiền mua sắm tài sản cố định, tài sản lưu động, giá trị sảnphẩm hàng hóa cả doanh nghiệp trao đổi với các chủ thể kinh tế khác

- Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: thể hiện khi doanh nghiệp tiếnhành trả các khoản lương, các khoản phụ cấp, thực hiện việc thưởng phạt vật chấttrong doanh nghiệp hay quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệptrong việc phân phối lợi nhuận sau thuế, trong việc hình thành và sử dụng các quỹtiền tệ của doanh nghiệp, cũng như việc phân chia lợi tức cổ phần cho các cổ đông.  Tất cả các quan hệ kinh tế trên tuy có nội dung kinh tế khác nhau nhưngchúng đều là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị và phát sinh trong quá trình

Trang 6

hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả.

Từ đó có thể khái niệm tài chính doanh nghiệp như sau: Tài chính doanh nghiệp xét về mặt hình thức là hệ thống các luồng vận động của các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình tạo lập sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Xét về mặt bản chất thì Tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, các quan hệ kinh

tế đó hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp.

1.1.2 Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp:

Đặc điểm thứ nhất của tài chính doanh nghiệp là gắn liền với quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, có các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạngphát sinh như: quan hệ nộp, cấp phát giữa doanh nghiệp và nhà nước; quan hệ thanhtoán với các chủ thể khác trong xã hội, với người lao động trong doanh nghiệp

Đặc điểm thứ hai đó là sự vận động của các quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh cónhững nét riêng biệt Sự vận động của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tốvật tư và lao động, ngoài phần tạo lập ban đầu chúng còn được bổ sung từ kết quảhoạt động kinh doanh, sự vận động của vốn kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận

1.1.3 Vai trò và chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.1.3.1 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có 4 vai trò chủ yếu sau:

Tài chính doanh nghiệp là công cụ huy động đầy đủ và kịp thời các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Để thực hiện mọi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trước hết phải cómột yếu tố tiền đề đó là vốn kinh doanh Vai trò của tài chính trước hết được thểhiện ở việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanhnghiệp trong từng thời kỳ Tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức huyđộng vốn thích hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn về hoạt động của doanhnghiệp giúp cho mọi hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra nhịp nhàng, liên tụcvới chi phí huy động vốn thấp nhất

Trang 7

Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm

và hiệu quả.

Việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả được coi là điều kiện tồn tài

và phát triển của mọi doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọngtrong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư, chọn ra dự án đầu tư tối ưu, huy độngtối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, phân bổ hợp lý các nguồn vốn, sửdụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao khả năng sinh lờicủa vốn kinh doanh

Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh.

Vai trò của tài chính doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc tạo ra sứcmua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ, đồng thời xác định giábán hợp lý khi phát hành cổ phiếu, hàng hóa bán, dịch vụ và thông qua hoạt độngphân phối để phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ tiền thưởng, quỹtiền lương, thực hiện các hợp đồng kinh tế

Tài chính doanh nghiệp là công cụ giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tình hình tài chính phản ánh trung thực mọi hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Thông qua các chỉ tiêu tài chính như: hệ số nợ, hệ số khả năng thanh toán,hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu vốn…các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá

và kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện kịpthời những tồn tại, vướng mắc để từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh hợp lý, kịpthời

1.1.3.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp

Chức năng đầu tiên của tài chính doanh nghiệp đó là chức năng phân phối.

Chức năng phân phối là một chức năng vốn có khách quan của tài chínhdoanh nghiệp Nó thể hiện công dụng của tài chính trong việc phân phối của cải xãhội trên các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Trước tiên, để tiến hành sảnxuất kinh doanh cần có vốn để xây dựng nhà cửa, mua sắm máy móc thiết bị (vốn

cố định), nguyên vật liệu, nhân công (vốn lưu động) Mặt khác, sau khi kết thúc mộtchu kỳ sản xuất kinh doanh sẽ thu được một khoản thu nhập nhằm bù đắp những

Trang 8

hao phí bỏ ra, nộp cho ngân sách nhà nước, một phần được chia cho các thành viên

và nhập quỹ doanh nghiệp

Chức năng thứ hai của tài chính là chức năng giám đốc.

Chức năng giám đốc là chức năng vốn có của tài chính doanh nghiệp Nó thểhiện khả năng của tài chính trong việc giám sát tính mục đích, tính hiệu quả củaviệc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Biểu hiện của chức năng này

là quá trình hình thành va sử dụng quỹ tiền tệ

1.1.4 Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp

Nguyên tắc tôn trọng pháp luật: Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu

chung của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận Vì tối đa lợi nhuận mà cácdoanh nghiệp có thể dùng những thủ đoạn, hành vi vi phạm pháp luật làm tổn hạitới lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của quốc gia và lợi ích của các doanh nghiệpkhác Do đó song song với bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường thì cần phải

có sự điều chỉnh của Nhà nước Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như:pháp luật, các chính sách tài chính tiền tệ, tỷ giá để điều tiết nền kinh tế thị trườngnhằm tạo điều kiện kích thích đầu tư và tạo môi trường kinh doanh lành mạnh côngbằng cho các doanh nghiệp

Nguyên tắc hạch toán kinh doanh: Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh

nghiệp phải ứng trước một khoản tiền vốn như mua sắm nguyên vật liệu, máy móc,thiết bị, thuê nhân công…Do đó, khi tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thì phần doanh thuthu được sẽ phải bù đắp những chí phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra Để thực hiện điều

đó thì doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính, tự chủ trong hoạt động sản xuấtkinh doanh và phải hướng tới một loạt các phương pháp như: chủ động khai tháccác nguồn vốn, bảo toàn và phát huy hiệu quả nguồn vốn; chủ động tìm kiếm thịtrường, khách hàng và kí kết hợp đồng, tuyển thuê lao động có kinh nghiệm, taynghề

Nguyên tắc giữ chữ tín: Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong kinh doanh.

Để thực hiện nguyên tắc này thì doanh nghiệp phải nghiêm túc tôn trọng kỷ luậtthanh toán, tôn trọng những điều khoản ký kết trong hợp đồng, tôn trọng các camkết đã ký đồng thời phải đề phòng sự bội tín của đối phương Mặt khác, để giữ chữ

Trang 9

tín thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giátrị của doanh nghiệp và chú trọng công tác đối ngoại

Nguyên tắc an toàn, phòng ngừa rủi ro: Đây là nguyên tắc quan trọng được

khoán triệt trong mọi khâu của công tác tài chính của doanh nghiệp An toàn tronglựa chọn nguồn vốn, góp vốn, sử dụng và quản lý nguồn vốn Để chấp hành tốtnguyên tắc này thì trước khi ra quyết định cần xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng cácphương án để lựa chọn ra được phương án an toàn nhất, tối ưu nhất và luôn phải tạolập các quỹ dự phòng Tuy nhiên trong kinh doanh luôn luôn tiềm ẩn những yếu tốrủi ro, bất ngờ và những phương án mạo hiểm lại mang lại những khoản lợi nhuậnlớn Do đó, doanh nghiệp cần có những quyết định và lựa chọn cẩn thận, hợp lý

1.2 Tổng quan về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một công cụ quan trọng trong

hệ thống quản lý doanh nghiệp Sau những năm đổi mới, hình thành và phát triểnnền kinh tế thị trường, khoa học phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cũng cónhiều thay đổi, bổ sung theo hướng phù hợp với nền kinh tế theo cơ chế thị trường

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lý các tài liệu, thông tin từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác nhằm đánh giá thực trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại và trong quá khứ, giúp cho người

sử dụng thông tin đưa ra các quyết định phù hợp.

Như vậy, phân tích tình hình tài chính trước hết là việc chuyển các dữ liệu tàichính trên báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích Quá trình này có thểthực hiện theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích Phântích tài chính được sử dụng như là công cụ khỏa sát cơ bản trong lựa chọn quyếtđịnh đầu tư Nó còn được sử dụng như là công cụ dự đoán các điều kiện và kết quảtài chính trong tương lai, là công cụ đánh giá của các nhà quản trị doanh nghiệp.Phân tích tình hình tài chính sẽ tạo ra các chứng cứ có tính hệ thống và khoa học đốivới các nhà quản trị

Trang 10

1.2.2 Mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính doanh liên quan đền nhiều đối tượng, từ các nhà quản trị

ở doanh nghiệp đến các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan quản lý nhànước… nên mục đích phân tích của mỗi đối tượng khác nhau

- Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: tiến hành

phân tích tình hình tài chính để có thể hoạch định và kiểm soát hiệu quả hơn tìnhhình tài chính của công ty, nắm tình hình tài chính công ty để từ đó đo lường vàđánh giá tình hình tài chính công ty nhằm có những quyết định phù hợp cho hoạchđịnh tài chính trong tương lai Để hoạch định cho tương lai, giám đốc tài chính cầnphân tích và đánh giá tình hình tài chính hiện tại và những cơ hội, thách thức có liênquan đến tình hình tài chính hiện tại của công ty Cuối cùng, phân tích tài chínhgiúp giám đốc tài chính có biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì và cải thiện tình hìnhtài chính công ty, nhờ đó, có thể gia tăng sức mạnh của công ty trong việc thươnglượng với ngân hàng và các nhà cung cấp vốn, hàng hóa và dịch vụ bên ngoài

- Đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư về cơ bản chú trọng đến lợi nhuận hiện

tại và lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của công ty cũng như sự ổn định của lợinhuận theo thời gian Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp chocác nhà đầu tư những thông tin cần thiết cho việc quyết định các mục tiêu : có nênđầu tư vào doanh nghiệp này hay không ? Nếu đầu tư vào công ty thì lợi nhuận sẽđạt được là bao nhiêu ? Hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty hiện tại có tốtkhông? Trong tương lai gần thế nào?

- Đối với nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ: Nhà cung cấp hàng hóa và dịch

vụ thường chú trọng đến tình hình thanh khoản và khả năng trả nợ ngắn hạn củacông ty để từ đó quyết định có nên cung cấp cho doanh nghiệp hay không vả nếucung cấp thì có đòi được nợ hay không ?

- Đối với các nhà cung cấp tín dụng: người cung cấp tín dụng cho doanh

nghiệp thường tài trợ qua hai dạng là tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn Đối vớicác khoản tín dụng ngắn hạn (vay ngắn hạn, tín dụng thương mại,…) người tài trợthường quan tâm đến điều kiện tài chính hiện hành, khả năng hoán chuyển thànhtiền của tài sản lưu động và tốc dộ quay vòng vủa các tài sản đó Ngược lại, đối vớicác khoản tín dụng dài hạn, nhà phân tích thường hướng đến tiềm lực trong dài hạn,

Trang 11

như dự đoán các dòng tiền, đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong dàihạn cũng như các nguồn lực đảm bảo khả năng đáp ứng các khoản thanh toán cốđịnh Ngoài ra, người cung cấp tín dụng dù là ngắn hạn hay dài hạn đều quan tâmđến cấu trúc nguồn vốn vì cấu trúc nguồn vốn mang tiềm ẩn rủi ro và an toàn đốivới người cho vay.

- Đối với cơ quan nhà nước: Thông qua các thông tin về tình hình tài chính

doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước sẽ có những thông tin cần thiết về tình hìnhhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá các khoản đónggóp cho nhà nước của doanh nghiệp, doanh nghiệp làm ăn có hợp pháp không ?

- Đối với người lao động: Mối quan tâm của người lao động, họ quan tâm tới

tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm hướng đến việc trả lời câu hỏi : thu nhập,quyền lợi của họ có được đảm bảo và tăng trong tương lai không? Có nên tiếp tụclàm việc cho công ty không ?

Nói chung có nhiều đối tượng quan tâm đến phân tích tài chính doanh nghiệpnhưng suy cho cùng sẽ phụ thuộc vào quyền lợi kinh tế của các cá nhân, tổ chức cóliên quan đến doanh nghiệp và mục đích quan trọng nhất là giúp họ có được nhữngquyết định chính xác và lựa chọn được phương án hành động tối ưu

1.2.3 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính là một mục vô cùng quan trọng đối với tất cả những đốitượng liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp Chúng ta sẽ trình bày từng ý nghĩađối với mỗi nhóm đối tượng, đó là: chủ doanh nghiệp, chủ nợ, nhà đầu tư , nhà cungcấp hàng hóa và dịch vụ, cơ quan quản lý… Để có một cái nhìn rõ hơn và toàn diệnhơn về các đối tượng trên, ta đưa các đối tượng trên vào hai nhóm chính, đó lànhóm đối tượng bên ngoài - bao gồm chủ đầu tư, chủ nợ và cơ quan quản lí, vànhóm đối tượng từ bên trong doanh nghiệp đó là chủ doanh nghiệp, quản lý, nhânviên trong công ty

Đối với nhóm đối tượng thứ nhất những kết quả phân tích tài chính sẽ giúp

họ có một cái nhìn toàn diện bao quát về doanh nghiệp, về vốn, tỉ suất lãi, doanh thuhàng năm, nợ tồn đọng, Các chỉ số phân tích tài chính sẽ cung cấp một cách chínhxác, kịp thời và thiết yếu cho các nhà đầu tư có ý định hoặc tuơng lai sẽ đầu tư vàodoanh nghiệp Chính những kết quả phân tích này là cầu nối giữa doanh nghiệp và

Trang 12

nhà đầu tư, là nguồn thu hút vốn từ ngoài vào giúp cho doanh nghiệp phát triển tốthơn Còn đối với chủ nợ, những chỉ số trong bảng phân tích tài chính phục vụ mộtyêu cầu duy nhất đó là khả năng thanh toán nợ tồn đọng của doanh nghiệp đối với

họ Nhóm đối tượng này thường chỉ quan tâm chủ yếu đến chỉ số kinh doanh, doanhthu, lưu lượng tiền mà doanh nghiệp có được trong một năm - thường thì khôngquan tâm đến nguồn tiền - để phục vụ chi trả thanh toán các khoản nợ của công ty

đó Một số chỉ số phân tích tài chính khác mà họ quan tâm như lưu lượng hàng hóa,hàng tồn kho, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, máy móc và một số chỉ tiêu khác.Riêng nhóm "cơ quan quản lí", nhóm này chỉ quan tâm đến tốc độ phát triển củadoanh nghiệp trên mặt vĩ mô, những ảnh hưởng của doanh nghiệp trong một ngành,một lãnh vực hoặc hơn nữa là phạm vi đất nước Những chỉ số này giúp họ cónhững cái nhìn bao quát hơn về quá trình phát triển và thi phần của doanh nghiệptrong bộ phận, ngành, lãnh vực hoặc nền kinh kế. 

Nhóm thứ hai đó là nhóm có tác động từ bên trong doanh nghiệp, bao gồm

có chủ doanh nghiệp, người quản lý, nhân viên, Họ cần có một bản phân tích tàichính đầy đủ, chính xác, rõ ràng và chi tiết Phục vụ cho mục đích điều hành, quản

lí và xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, các nhà quản lí thường yêu cầunhững chỉ số phân tích chính xác và chi tiết mang tính thời sự cập nhật để họ đưa ranhững biện pháp chiến lược sách lược trong kế hoạch kinh doanh của mình, khắcphục những khuyết điểm, tồn đọng và xúc tiến những giải pháp kinh doanh mới.Đối với nhân viên công ty, những chỉ số phân tích tài chính giúp họ có cái nhìnchính xác, khả quan hơn về doanh nghiệp mà họ đang làm, và tất nhiên một điềuhoàn toàn có thể xảy ra đó là họ sẽ trở thành một nhà đầu tư ưu thế của doanhnghiệp

Hiện nay có rất nhiều phuơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhữngchỉ số phân tích rõ ràng, cụ thể và chi tiết giúp cho tất cả các đối tượng trên đều cóthể khai thác một cách triệt để phục vụ mục đích của mình. 

1.2.4 Nguồn tài liệu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Có thể nói gần như toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đềuđược thể hiện trong các báo cáo tài chính Mỗi báo cáo tài chính cung cấp nhữngthông tin cho những mối quan tâm cụ thể khác nhau, và sự kết hợp giữa chúng giúp

Trang 13

người đọc một cái nhìn tổng quát về kết quả kinh doanh hay các chính sách tàichính mà doanh nghiệp đã áp dụng trong kỳ, cùng với đó là những dự báo chotương lai về tài chính doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính bao gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B.02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B.03 - DN

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B.09 – DN

1.2.4.1 Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)

a Đặc điểm của BCĐKT

BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tìnhhình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tạimột thời điểm nhất định Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuốinăm

Theo chế độ báo cáo kế toán hiện hành, kết cấu của BCĐKT được chia thànhhai phần: TÀI SẢN và NGUỒN VỐN và được thiết kế theo kiểu một bên hoặc haibên

Trên BCĐKT, phần TÀI SẢN phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có củadoanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trongquá trình kinh doanh của doanh nghiệp Các tài sản được sắp xếp theo khả nănghoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyểnhóa tài sản thành tiền

Phần NGUỒN VỐN phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ởdoanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo tráchnhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sởhữu

b Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

BCĐKT có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý Về mặt kinh tế: số liệuphần TÀI SẢN cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát quy mô và kếtcấu tài sản của doanh nghiệp Số liệu phần NGUỒN VỐN phản ánh các nguồn tàitrợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh

Trang 14

nghiệp Về mặt pháp lý: số liệu phần TÀI SẢN thể hiện giá trị các loại tài sản hiện

có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi Phần NGUỒNVỐN thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốnkinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu Như vậy, tài liệu từ BCĐKT cung cấp nhữngthông tin tổng hợp về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.4.2 Báo cáo kết quả họat động kinh doanh

a Nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phảnánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ(quý, năm) chi tiết theo các loại hoạt động

- Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ

- Hoạt động tài chính

- Hoạt động khác

Hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là những hoạt động liên quan đếnnhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đăng ký họat động của doanh nghiệp Kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh được xác định:

Lợi nhuận

= Doanh thu - Giá vốn

Doanh thu

= Doanh thu - Các khoản giảm giá, - Thuế TTĐB

Hoạt động tài chính là những hoạt động liên quan đến đầu tư vốn của doanhnghiệp ra bên ngoài như: đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư góp vốn liêndoanh, hoạt động cho vay, cho thuê tài sản cố định Kết quả hoạt động tài chínhhiện nay không được tính riêng mà được tính chung cùng với hoạt động tiêu thụ sảnphẩm, để hình thành nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh của đơn vị Lợi nhuậnkinh doanh được xác định như sau:

LN kinh doanh = LN gộp + (D.thu tài chinh - CP tài chính) - CPBH&QLDN

Hoạt động khác là các hoạt động nằm ngoài hoạt động SXKD và hoạt độngtài chính của doanh nghiệp và thường xảy ra ngoài dự kiến, như họat động thanh lý,

Trang 15

nhượng bán tài sản cố định, các khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nợ phảithu khó đòi, các khoản thu nhập và chi phí khác Lợi nhuận khác được xác định:

Lợi nhuận kế toán = Lợi nhuận thuần từ + Lợi nhuận

LN sau thuế = LN kế toán trước thuế - Chi phí Thuế TNDN hiện hành

b Ý nghĩa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giáhiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Thông qua Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thựchiện kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết quảchung toàn doanh nghiệp Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynhhướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền, và dự báo hoạt động trongtương lai Thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh có thể đánh giá hiệu quả và khảnăng sinh lợi của doanh nghiệp Đây là một trong các nguồn thông tin rất bổ ích chongười ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp

1.2.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT)

a Nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hìnhthành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báocáo của doanh nghiệp Theo chế độ kế toán hiện hành, Báo cáo cáo lưu chuyển tiền

tệ có hai dạng mẫu biểu theo hai phương pháp lập nhưng nội dung cơ bản của cả haimẫu đều bao gồm những phần chính:

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ

Trang 16

- Tiền đầu kỳ

- Tiền cuối kỳ

Khái niệm ‘Tiền’ trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ là các khoản vốn bằng tiền

và tương đương tiền của doanh nghiệp Lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp baogồm ba loại: lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền từhoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Để phân tích tài chínhqua báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần nghiên cứu và am hiểu đầy đủ nội dung các dòngtiền trên báo cáo này

Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phản ánh các dòng tiền

vào và dòng tiền ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lưuchuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh được coi là bộ phận quan trọng nhất trongBCLCTT vì bộ phận này phản ánh khả năng tạo ra các dòng tiền từ hoạt độngSXKD của doanh nghiệp, đánh gía khả năng hoạt động trong tương lai của doanhnghiệp Nhà phân tích khi sử dụng báo cáo này cần chú ý đến nội dung của một sốcác chỉ tiêu theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp để xây dựng chỉ tiêu phân tíchphù hợp

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: phản ánh các dòng tiền vào và dòng

tiền ra liên quan đến hoạt động đầu tư tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn vàngắn hạn vào các tổ chức khác và các họat động thanh lý, nhượng bán tài sản cốđịnh

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ánh các dòng tiền vào và dòng

tiền ra liên quan đến hoạt động tăng (giảm) vốn chủ sở hữu, tăng (giảm) các khoảnvay nợ các định chế tài chính và các khoản chi phí sử dụng các nguồn tài trợ nóitrên

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: là kết quả tổng hợp của lưu chuyển tiền

thuần từ hoạt động kinh doanh, họat động đầu tư và hoạt động tài chính Dòng tiền

âm phản ánh tổng thu từ ba họat động không đủ để đáp ứng các chi tiêu trong kỳnên doanh nghiệp phải sử dụng vốn bằng tiền tồn đầu kỳ để đáp ứng nhu cầu thanhtoán Dòng tiền dương phản ánh tổng tiền thu từ ba họat động không chỉ đáp ứngcác nhu cầu chi trong kỳ mà còn làm tăng tiền tồn cuối kỳ Kết quả là doanh nghiệp

có vốn bằng tiền dự trữ cuối kỳ gia tăng so vớ dầu kỳ

Trang 17

b Ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tinliên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp Thông qua BCLCTT, ngân hàng,các nhà đầu tư, Nhà nưóc và nhà cung cấp có thể đánh gía khả năng tạo ra các dòngtiền từ các loại hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời các khoản nợ chocác chủ nợ, cổ tức cho các cổ đông hoặc nộp thuế cho Nhà nước Đồng thời, đócũng là mối quan tâm của các nhà quản lý tại doanh nghiệp để có các biện pháp tàichính cần thiết, đáp ứng trách nhiệm thanh toán của mình

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là cơ sở để dự đoán các dòng tiền của doanhnghiệp, trợ giúp các nhà quản lý trong công tác hoạch định và kiểm soát các hoạtđộng của doanh nghiệp Thông qua BCLCTT, người ra quyết định có thể đánh giáthời cơ kinh doanh của doanh nghiệp để ra các quyết định kịp thời

1.2.4.4 Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán nội bộ khác

Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích cần sử dụng thêm các dữliệu chi tiết từ thuyết minh báo cáo tài chính hoặc các báo cáo kế toán nội bộ để hệthống chỉ tiêu phân tích được đầy đủ hơn, đồng thời khắc phục tính tổng hợp của sốliệu thể hiện trên BCĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Các số liệu bổsung bao gồm:

- Số liệu về chi phí khấu hao tài sản cố định trong kỳ

- Số liệu về chi phí lãi vay trong kỳ

- Số liệu về tình hình tăng, giảm các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của từngkhách nợ, chủ nợ

- Số liệu về tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh và các quỹ chuyêndùng

- Số liệu về tình hình tăng giảm từng loại tài sản cố định trong kỳ, tình hìnhtăng, giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác

Trên đây chỉ là một số dữ liệu cơ bản thường sử dụng bổ sung khi phân tíchtài chính doanh nghiệp Tài liệu phân tích bổ sung nào được sử dụng tùy thuộc vàomục tiêu của nhà phân tích và khả năng tiếp cận thông tin của họ Thông thường,các nhà quản trị ở doanh nghiệp có nhiều thuận lợi hơn so với các đối tượng kháckhi khai thác các thông tin chi tiết trên

Trang 18

1.2.4.5 Các nguồn thông tin khác

Ngoài thông tin từ các báo cáo kế toán ở doanh nghiệp, phân tích tài chínhdoanh nghiệp còn sử dụng nhiều nguồn thông tin khác để các kết luận trong phântích tài chính có tính thuyết phục Các nguồn thông tin khác được chia thành banhóm sau:

Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế: Họat động kinh doanh của doanh

nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân tố thuộc môi trường vĩ mô nên phân tích tàichính cần đặt trong bối cảnh chung của kinh tế trong nước và các nền kinh tế trongkhu vực Kết hợp những thông tin này sẽ đánh giá đầy đủ hơn tình hình tài chính và

dự báo những nguy cơ, cơ hội đối với họat động của doanh nghiệp Những thông tinthường quan tâm bao gồm:

- Thông tin về tăng trưởng, suy thoái kinh tế

- Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ

- Mức độ và yêu cầu công nghệ của ngành

- Mức độ cạnh tranh và qui mô của thị trường

- Tính chất cạnh tranh của thị trường hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp vớinhà cung cấp và khách hàng

Thông tin về đặc điểm họat động của doanh nghiệp: Do mỗi doanh nghiệp

có những đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh doanh và trong phương hướnghọat động nên để đánh giá hợp lý tình hình tài chính, nhà phân tích cần nghiên cứu

Trang 19

kỹ lưỡng đặc điểm họat động của doanh nghiệp Những vấn đề cần quan tâm baogồm:

- Mục tiêu và chiến lược họat động của doanh nghiệp, gồm cả chiến lược tàichính và chiến lược kinh doanh

- Đặc điểm quá trình luân chuyển vốn trong các khâu kinh doanh ở từng loạihình doanh nghiệp

- Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh

- Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng,

và các đối tượng khác

- Các chính sách họat động khác

1.2.5 Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Là một bộ phận của phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích tài chính cũng

sử dụng các phương pháp mà phân tích hoạt động kinh doanh sử dụng nhưng phổbiến nhất là 3 phương pháp: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ lệ vàphương pháp liên hệ cân đối

1.2.5.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích dùng để đánhgiá kết quả, xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích Để có thể áp dụngphương pháp so sánh cần phải chú ý các vấn đề sau:

Điều kiện so sánh: để so sánh các chỉ tiêu phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu

- Phải đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính của các chỉ tiêu

- Phải đảm bảo tính thống nhất về đơn vị đo của các chỉ tiêu

Nếu không đảm bảo các điều kiện trên thì việc so sánh không còn giá trị,nhiều khi còn làm sai lệch thông tin

Trang 20

- Về mặt không gian: có thể lựa chọn tổng thể hay lựa chọn các bộ phận củacùng tổng thể, lựa chọn các đơn vị khác có cùng điều kiện tương đương…để làmgốc so sánh.

Trong phân tích, kỳ được chọn làm gốc so sánh được gọi là kỳ gốc, còn kỳđược chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích

Nội dung so sánh: bao gồm các nội dung sau:

- So sánh giữa số kỳ này với kỳ trước để thấy rõ xu thế thay đổi về tình hìnhtài chính của doanh nghiệp

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy được mức độ phấn đấucủa doanh nghiệp

- So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu của doanh nghiệp khác hayvới số liệu trung bình của ngành để thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp

là cao hay thấp, tốt hay xấu

- So sánh theo chiều dọc và so sánh theo chiều ngang: So sánh theo chiềudọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể So sánh theo chiều ngang là

so sánh từng chỉ tiêu qua nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi cả về số tuyệt đối và sốtương đối

Công thức:

- Số chênh lệch tuyệt đối: ∆a = a1 – a0

- Số chênh lệch tương đối:

sử dụng theo hai phương pháp chính Thứ nhất, các tỷ lệ cho tổ chức đang xét sẽ

Trang 21

được so sánh với các tiêu chuẩn của ngành Có thể có những tiêu chuẩn của ngànhnày thông qua các dịch vụ thương mại hay tổ chức tài chính hoặc thông qua cáchiệp hội thương mại Các nhà phân tích có thể đưa ra một tiêu chuẩn riêng của họcbằng cách tính toán các tỷ lệ trung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng mộtngành Thứ hai, các tỷ lệ là để so sánh xu thế theo thời gian đối với mỗi công tyriêng lẻ Ví dụ, xu thế số dư lợi nhuận sau thuế đối với công ty có thể được đốichiếu qua một thời kỳ năm hoặc 10 năm

Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính sau,tùy theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của công ty mà các tỷ lệ này muốnlàm rõ, gồm:

- Khả năng sinh lời: Các tỷ lệ này đo lường năng lực có lãi và mức sinh lờicủa công ty

- Tính thanh khoản: Các tỷ lệ được thiết kế để đo lường khả năng của mộtcông ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán các khoản vay, nợ

- Hiệu quả hoạt động: đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồnlực của công ty để kiếm được lợi nhuận

- Cơ cấu vốn ( đòn bẩy nợ/vốn ): Đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tàichính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách nào

1.2.5.3 Phương pháp liên hệ cân đối

Mọi quá trình sản xuất kinh doanh đều có mối quan hệ mật thiết với nhaugiữa các mặt, các bộ phận Phương pháp này lượng hóa được mối liên hệ, xác địnhtrình độ chặt chẽ giữa các nguyên nhân và kết quả, tìm được nguyên nhân chủ yếucủa sự phát triển, biết động của các chỉ tiêu

Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của cácyếu tố và quá trình sản xuất kinh doanh như:

- Quan hệ cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn

- Quan hệ cân đối giữa số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng, giảm trong kỳ với

số dư cuối kỳ…

Sự cân đối về lượng giữa các yếu tố dẫn đến sự cân bằng về mức biến động

về lượng giữa chúng Do đó, dựa vào các mối quan hệ cân đối này người phân tích

Trang 22

sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánhđối tượng phân tích.

1.2.6 Nội dung và trình tự phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Tùy theo đối tượng và mục đích sử dụng thông tin của người phân tích mànội dung và trình tự phân tích tình hình tài chính có thể khác nhau Tuy nhiên, nộidung và trình tự phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thường bao gồm các nộidung và trình tự như sau:

- Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

- Phân tích chi tiết tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.6.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp mộtcách tổng quát nhất những thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong

kỳ phân tích, qua đó bước đầu đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp là khả quan hay không khả quan

- Phân tích qui mô vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ và khả năng huy độngvốn của của doanh nghiệp

- Phân tích khái quát khả năng tự chủ về mặt tài chính

- Phân tích khái quát khả năng thanh toán

- Phân tích tốc độ tăng trưởng

1.2.6.2 Phân tích chi tiết tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích chi tiết tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho người

sử dụng những thông tin chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳphân tích, qua đó có thể đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp là tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan và dự báo được tình hình tàichính của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó có những quyết định hợp lý và kịpthời

- Phân tích tình hình biến động và phân bổ tài sản.

- Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn

- Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh:

Trang 23

+ Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sởhữu.

+ Phân tích tình hình đảm bảo vốn kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sởhữu cộng với nguồn vốn vay (ngắn hạn, dài hạn)

- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

- Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:

+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất + Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Phân tích tình biến động và sử dụng tài sản cố định

- Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trang 24

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG SÔNG ĐÀ

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà 2.1.1 Những thông tin chung về công ty

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

SÔNG ĐÀTên viết tắt : SONG DA – TC.JSC

Trụ sở : Km 10 đường Nguyễn Trãi – Hà Đông – Thành phố Hà NộiĐiện thoại : 04 33821038 Fax: 04 33511803

1995 của Bộ Xây dựng

- Tháng 7 năm 1996 sáp nhập Chi nhánh Công ty Xây dựng Công trìnhNgầm Sông Đà 10 tại Vĩnh Phú vào Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xâydựng Tân Trung theo Quyết định số 01 TCT/TCLĐ của Hội đồng quản trị Tổngcông ty Xây dựng Sông Đà ngày 13 tháng 7 năm 1996

- Theo Quyết định số 914/BXD-TCLĐ ngày 20 tháng 8 năm 1996 của BộXây dựng, đổi tên Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Tân Trungthành Công ty Xây dựng Sông Đà 14 - Tổng công ty Xây dựng Sông Đà

- Theo Quyết định số 11 TCT/TCLĐ ngày 03 tháng 01 năm 2000 của Tổngcông ty Xây dựng Sông Đà, toàn bộ Công ty Xây dựng Sông Đà 14 được sáp nhậpvào Công ty Xây dựng Sông Đà 2 thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà và thànhlập Xí nghiệp Xây lắp Sản xuất kinh doanh Vật liệu Sông Đà 2.01, là bộ phận doanhnghiệp Nhà nước hạch toán phụ thuộc Công ty Xây dựng Sông Đà 2 Xí nghiệp Xâylắp Sản xuất kinh doanh Vật liệu Sông Đà 2.01 được thành lập và hoạt động theo

Trang 25

Quyết định số 12 TCT/TCLĐ ngày 19/01/2000 của Tổng Giám đốc Tổng công tyXây dựng Sông Đà.

- Theo Quyết định số 1731/QĐ - BXD ngày 25/12/2003 của Bộ trưởng BộXây Dựng, Xí nghiệp Xây lắp Sản xuất kinh doanh Vật liệu Sông Đà 2.01 đượcchuyển thành Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Sông Đà, giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số 0303000154 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp lần đầungày 02/04/2004, thay đổi lần 1 ngày 04/12/2007, thay đổi lần 2 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư Hà Nội cấp ngày 29/9/2008

Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, qua các giai đoạn đầy khókhăn thăng trầm, Công ty đã không ngừng phát triển về mọi mặt cả về quy mô tổchức cũng như cơ cấu ngành nghề Đặc biệt kể từ khi chuyển sang mô hình công ty

cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, đơn vị đã tự chủ hơn trong mọi hoạtđộng kinh doanh, bước đầu đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt đẹp

2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh

- Khai thác chế biến các loại đá phục vụ xây dựng và công trình giao thông

- Thi công xây lắp các công trình giao thông đường bộ

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện

- Kinh doanh nhà, đầu tư các dự án về nhà ở, văn phòng cho thuê, khu côngnghiệp và vận tải

- Xây lắp đường dây và trạm biến thế điện đến 35 KV

- Sản xuất, lắp đặt kết cấu xây dựng và kết cấu cơ khí công trình

- Sản xuất gạch ngói, tấm lợp, đá ốp lát, tấm lợp

- Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng

- Lắp đặt thiết bị cơ điện, nước, thiết bị công nghệ, trang trí nội thất

- Nạo vét và bồi đắp mặt đường nền móng công trình

- Thi công nền móng công trình bằng phương pháp khoan nổ mìn

- Sửa chữa xe máy, thiết bị

- Đầu tư các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ

2.1.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty

Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Sông Đà được tổ chức và hoạt độngtheo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH đãđược Quốc hội nước Cộng hòa xã hội

Trang 26

chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều lệ Tổ chức vàHoạt động của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan Bộ máy tổ chứccủa Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Sông Đà theo sơ đồ dưới đây:

2.1.1.4 Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban

- Phòng Tổ chức Hành chính: Có chức năng tham mưu giúp HĐQT và

Giám đốc điều hành Công ty thực hiện các công việc cụ thể sau:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Phòng

TỔ CHỨC

HÀNH CHÍNH

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

PGĐ PHỤ TRÁCH

THI CÔNG

PGĐ PHỤ TRÁCH KINH TẾ - KỸ THUẬT

PGĐ PHỤ TRÁCH

SX CÔNG NGHIỆP

Phòng QUẢN LÝ

KỸ THUẬT

Phòng QUẢN LÝ

CƠ GIỚI

Phòng KINH TẾ

KẾ HOẠCH

Phòng TÀI CHÍNH

Trang 27

+ Lập phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý đào tạobồi dưỡng, tuyển dụng, quản lý, điều động hợp lý, thực hiện các chế độ chính sáchđối với cán bộ công nhân viên, đáp ứng yêu cầu sản xuất vì sự phát triển của Công

ty Quản lý nhà cửa, trang thiết bị văn phòng, ô tô con, ô tô phục vụ

+ Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ công văn, tài liệu liên quan,phục vụ công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh

+ Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật;

- Phòng Quản lý Kỹ thuật: Giúp HĐQT, Giám đốc Công ty thực hiện công

tác quản lý kỹ thuật, quản lý công tác tiếp thị, đấu thầu, công tác an toàn và bảo hộlao động

+ Mọi hoạt động của phòng quản lý kỹ thuật triển khai thực hiện trên

cơ sở các quyết định, công văn của Nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến công tácquản lý kỹ thuật, tiếp thị đấu thầu, an toàn lao động

- Phòng Quản lý Cơ giới:

+ Quản lý về mọi mặt, bằng các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật nhằmtăng cường khả năng làm việc và sử dụng có hiệu quả theo quy định đối với cáctrang thiết bị, xe máy của Công ty

+ Đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu vật tư, phụ tùng, nhiên liệu theoyêu cầu của công tác sản xuất, phục vụ công tác sửa chữa xe máy, thiết bị trên cơ sở

kế hoạch được HĐQT phê duyệt

- Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Giúp HĐQT, Giám đốc Công ty trong các công

tác:

+ Công tác kinh tế - kế hoạch, mua sắm thiết bị, xe máy

+ Công tác quản lý hợp đồng kinh tế, công tác đầu tư

+ Đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu vật tư, vật liệu theo yêu cầu củacông tác sản xuất, thi công

+ Quản lý và đưa vào sử dụng hợp lý các loại vật tư, vật liệu

+ Xây dựng phương án kinh doanh vật tư, vật liệu

Trang 28

+ Giúp HĐQT, Giám đốc Công ty kiểm tra, kiểm soát bằng đồng tiềnđối với các hoạt động kinh tế, tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước vàcủa Công ty Nhìn chung mô hình tổ chức hiện tại của Công ty đã đáp ứng được vớiyêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Với việc phân cấp mạnhcủa Công ty đối với các đơn vị trực thuộc đã tạo điều kiện cho các đơn vị phát huytính chủ động sáng tạo trong công tác quản lý và điều hành sản xuất, trong việc pháttriển thị trường cũng như trong việc thực thi định hướng phát triển chung củaCông ty Công ty vẫn giữ được vai trò trung tâm điều phối hoạt động của các đơn vịthông qua quy chế quản lý chung.

2.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính Công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà

2.2.1 Mục đích phân tích khái quát

Phân tích khái quát hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp mộtcách tổng quát nhất những thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong

kỳ phân tích, qua đó bước đầu đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp là khả quan hay không khả quan Kết quả phân tích này sẽ cung cấpnhững thông tin cơ bản nhất, khái quát nhất về thực trạng tài chính của công ty đồngthời làm căn cứ để người sử dụng thông tin có thể đưa ra những dự đoán và nhữngquyết định chính xác và kịp thời

Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty bao gồm : phân tích qui

mô vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp,khả năng tự chủ về mặt tài chính, phân tích khái quát khả năng thanh toán, hiệu quảsản xuất kinh doanh và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

2.2.2 Phân tích qui mô vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ và khả năng huy động vốn

2.2.2.1 Phân tích quy mô vốn doanh nghiệp sử dụng trong kỳ

a) Phương pháp phân tích:

Căn cứ vào số liệu từ bảng Cân đối kế toán của công ty năm 2010 tiến hành:

- So sánh giữa tổng tài sản ở cuối kỳ và tổng tài sản ở đầu năm

- So sánh các khoản mục: Tải sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn ở cuối kỳ vớiđầu năm

Trang 29

Trên cơ sở kết quả phân tích, nhận xét và đánh giá tình hình tăng giảm qui

mô vốn của doanh nghiệp cũng như bước đầu tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến

sự thay đổi đó

b) Phân tích qui mô vốn của Công ty Cổ phần công trình giao thông Sông Đà năm2010:

Căn cứ vào BCĐKT năm 2010 của công ty ta có bảng phân tích sau:

Tài sản ngắn hạn 57.616.530.673 37.672.353.797 19.944.176.876 52,94Tài sản dài hạn 20.127.256.912 21.233.191.137 -1.105.934.225 -5,21

Tổng tài sản 77.743.787.585 58.905.544.934 18.838.242.651 31,98

Qua bảng phân tích trên ta thấy: Tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm đã tănglên 31,98% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 18.838.242.651 (VNĐ) do cácnguyên nhân sau:

- Tài sản ngắn hạn cuối kỳ tăng so với đầu năm 52,94% tương ứng với mứctăng tuyệt đối là 19.944.176.876 (VNĐ)

- Tài sản dài hạn cuối kỳ giảm so với đầu năm 5,21% tương ứng với mứcgiảm tuyệt đối là 1.105.934.225 (VNĐ)

Như vậy quy mô vốn của công ty ở cuối kỳ đã tăng so với đầu năm tương đốilớn 31,98%, đặc biệt là tài sản ngắn hạn đã tăng lên 52,94% mặc dù tài sản dài hạngiảm 5,21%, qua đó bước đầu có thể kết luận : khả năng huy động vốn của doanhnghiệp ở cuối kỳ đã tốt hơn ở đầu năm Tài sản ngắn hạn ở cuối kỳ đã tăng lên đáng

kể giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong các quyết định của mình

2.2.2.2 Phân tích khả năng huy động vốn

a) Phương pháp phân tích:

Căn cứ vào số liệu từ bảng Cân đối kế toán của công ty năm 2010 tiến hành:

- So sánh giữa tổng nguồn vốn ở cuối kỳ và tổng tài sản ở đầu năm

- So sánh các khoản mục: Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu ở cuối kỳ với đầunăm

Trên cơ sở kết quả phân tích, nhận xét và đánh giá khái quát khả năng huy

Trang 30

động vốn của doanh nghiệp cũng như bước đầu tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến

sự thay đổi đó

b) Phân tích khả năng huy động vốn của Công ty Cổ phần công trình giao thôngSông Đà năm 2010:

Căn cứ vào BCĐKT năm 2010 của công ty ta có bảng phân tích sau:

Nợ phải trả 40.471.848.385 31.520.674.057 8.951.174.328 28,40Vốn chủ sở hữu 37.271.939.200 27.384.870.877 9.887.068.323 36,10

Tổng nguồn vốn 77.743.787.585 58.905.544.934 18.838.242.651 31,98

Qua bảng phân tích trên ta thấy: Khả năng huy động vốn của công ty ở cuối

kỳ so với đầu năm đã tăng lên 31,98% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là18.838.242.651 (VNĐ) do các nguyên nhân sau:

- Nợ phải trả cuối kỳ tăng so với đầu năm là 28,40% tương ứng với mức tăngtuyệt đối là 8.951.174.328 (VNĐ)

- Vốn chủ sở hữu cuối kỳ tăng so với đầu năm là 36,10% tương ứng với mứctăng tuyệt đối là 9.887.068.323 (VNĐ)

Như vậy quy mô vốn của công ty ở cuối kỳ đã tăng so với đầu năm tương đốilớn 31,98%, đặc biệt là Vốn chủ sở hữu đã tăng lên 36,10% , qua đó bước đầu cóthể kết luận : khả năng huy động vốn của doanh nghiệp ở cuối kỳ đã tốt hơn ở đầunăm Vốn chủ sở hữu ở cuối kỳ đã tăng lên đáng kể giúp doanh nghiệp có thể chủđộng hơn trong các quyết định của mình và giảm áp lực về các khoản nợ

2.2.3 Phân tích khả năng tự chủ về mặt tài chính

a) Phương pháp phân tích:

Cùng với việc huy động vốn và sử dụng vốn thì khả năng tự đảm bảo về mặttài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho phép đánh giá một cách kháitình hình tài chính của doanh nghiệp, xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp

có lành mạnh hay không; có chịu những rủi ro lớn cũng như áp lực từ các khoản nợcủa doanh nghiệp hay không

Khả năng độc lập và tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp được thể hiện

Trang 31

thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ

Tỷ suất tài trợ là chỉ tiêu biểu thị quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn:

Tỷ suất tài trợ = Vốn chủ sở hữu x 100%

Tổng nguồn vốn

- Tiến hành so sánh tỷ suất tài trợ ở cuối kỳ và đầu năm để đánh giá, kết luận

Tỷ suất tài trợ càng cao thì mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính của doanhnghiệp càng cao, qua đó có thể kết luận tình hình tài chính của doanh nghiệp là lànhmạnh Ngược lại, nếu tỷ suất tài trợ này thấp thì khả độc lập và tự chủ về mặt tàichính của doanh nghiệp càng thấp, qua đó cho thấy tình hình tài chính của doanhnghiệp là không lành mạnh, doanh nghiệp đang chịu áp lực lớn từ các khoản nợ và

đi vay, mức độ rủi ro lớn

b) Phân tích khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty cổ phần công trình giaothông năm 2010:

Căn cứ vào số liệu từ BCĐKT năm 2010 của công ty ta có bảng phân tích sau :

cả đầu năm và cuối kỳ tỷ suất tài trợ của công ty đều tương đối tốt, giúp công ty độclập và tự chủ về mặt tài chính của mình

2.2.4 Phân tích khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải vốn.Nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồmnguồn vốn tự có của doanh nghiệp (nguồn vốn chủ sở hữu) và nguồn vốn doanhnghiệp huy động từ bên ngoài (các khoản vay và nợ) Nguồn vốn doanh nghiệp huyđộng được từ vay và nợ thì khi tới kỳ hạn phải hoàn trả và được thể hiện thông qua

Trang 32

hệ số thanh toán Bởi vậy, nếu doanh nghiệp tới kỳ hạn mà không trả được nợ thì sẽlâm vào tình hình vô cùng khó khăn, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và niềm tincủa nhà đầu tư cũng như các nhà tín dụng Phân tích khái quát khả năng thanh toán

sẽ cho nhà phân tích có được đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanhnghiệp: lành mạnh hay không lành mạnh

a) Phương pháp phân tích:

Phân tích khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thực hiệnthông qua việc phân tích chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện hành Hệ số khảnăng thanh toán hiện hành là tỉ số giữa Tài sản ngắn hạn với Nợ ngắn hạn, cho biếtvới tổng số tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán chocác khoản nợ ngắn hạn hay không

Công thức:

Hệ số khả năng thanh toán

= Tài sản ngắn hạn hiện hành (Khh) Nợ ngắn hạn

- Nếu Khh > 1,5 : Kết luận tình hình tài chính của công ty rất tốt, tức là vớitổng tài sản ngắn hạn thì công ty thừa khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắnhạn

- Nếu Khh = 1 - 1,5 : Kết luận tình hình tài chính của công ty bình thường, tức

là với tổng tài sản ngắn hạn thì công ty đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản

nợ ngắn hạn

- Nếu Khh < 1 : Kết luận tình hình tài chính của công ty rất xấu, tức là vớitổng tài sản ngắn hạn thì công ty không đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợngắn hạn Điều này cho thấy công ty đang gặp phải sức ép lớn từ các khoản nợ ngắnhạn này và gây mất niềm tin từ các chủ nợ

b) Phân tích khái quát khả năng thanh toán của công ty cổ phần công trình giaothông Sông Đà:

Dựa vào BCĐKT năm 2010 của công ty ta có bảng phân tích sau:

Trang 33

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Khh 1,49 1,48

Kết luận: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Khh của công ty ở đầu năm vàcuối kỳ đều xấp xỉ 1,5 ( ở đầu năm là 1,48 và ở cuối kỳ là 1,49) chứng tỏ rẳng: ở cảđầu năm và cuối kỳ, bằng tài sản ngắn hạn công ty đủ khả năng trang trải cho cáckhoản nợ ngắn hạn của mình Như vậy bước đầu có thể kết luận tình hình tài chínhcủa công ty là lành mạnh

2.2.5 Phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp

a) Phương pháp phân tích:

Tốc độ tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong dài hạn

Do vậy, các nhà đầu tư và cho vay dài hạn thường quan tâm nhiều hơn tới chỉ tiêunày Để phân tích tốc độ tăng trưởng của công ty người ta có thể phân tích tốc độtăng trưởng liên hoàn, tốc độ tăng trưởng định gốc và tốc độ tăng trưởng bình quân

Tốc độ tăng trưởng liên hoàn: phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua hai

thời kỳ liền nhau Công thức:

Ti = Yi / Yi-1 Với i=2,3, ,n

Hay Ti = (Yi / Y i-1)*100 %

Trong đó:

Ti : là tốc độ tăng trưởng liên hoàn

Yi : là mức độ của kỳ nghiên cứu

Yi-1: là mức độ của kỳ đứng liền trước kỳ nghiên cứu

Tốc độ tăng trưởng định gốc: phản ánh sự phát triển của hiện tượng nghiên

cứu trong một thời gian dài so với một mốc cố định Công thức:

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm: phản ánh tốc độ tăng trưởng chung cho

một năm của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian dài Công thức:

Trang 34

b) Phân tích tốc độ tăng trưởng của công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà:

Để phân tích tốc độ tăng trưởng của công ty ta cần số liệu về kết quả sản xuấtkinh doanh gồm Doanh thu thuần và Lợi nhuận sau thuế trong 5 năm (từ 2006 –

Năm 2009/2008

Năm 2010/2009

Qua bảng phân tích ta thấy:

- Năm 2007 so với năm 2006: Doanh thu thuần tăng 26,58% và lợi nhuận sauthuế tăng 21,95%

- Năm 2008 so với năm 2007: Doanh thu thuần tăng 29,87% và lợi nhuận sauthuế tăng 23,46%

- Năm 2009 so với năm 2008: Doanh thu thuần tăng 44,91% nhưng lợi nhuậnsau thuế giảm 5,05%

- Năm 2010 so với năm 2009: Doanh thu thuần tăng 70,86% và lợi nhuận sauthuế tăng 96,69%

Phân tích tốc độ tăng trưởng định gốc:

Lấy năm 2004 làm gốc để phân tích tốc độ tăng trưởng của công ty:

Trang 35

Chỉ tiêu Năm

2007/2006

Năm 2008/2006

Năm 2009/2006

Năm 2010/2006

Từ kết quả của bảng phân tích ta thấy:

- Năm 2007 so với năm 2006: Doanh thu thuần tăng 26,58% và lợi nhuận sauthuế tăng 21,95%

- Năm 2008 so với năm 2006: Doanh thu thuần tăng 64,39% và lợi nhuận sauthuế tăng 50,56%

- Năm 2009 so với năm 2006: Doanh thu thuần tăng 138,23% và lợi nhuậnsau thuế tăng 42,96%

- Năm 2010 so với năm 2006: Doanh thu thuần tăng 307,03% và lợi nhuậnsau thuế tăng 181,19%

Tốc độ tăng trưởng bình quân năm:

Chỉ tiêu doanh thu thuần:

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế:

Nhận xét: Qua các phân tích ở trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng về doanh thu

thuần cùng lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao:bình quân tăng 42,03% /năm về doanh thu thuần và tăng 29,45%/ năm về lợi nhuậnsau thuế Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 nămqua là rất tốt Quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng qua các năm

Trang 36

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHI TIẾT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG

TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG SÔNG ĐÀ 3.1 Phân tích tình hình biến động và phân bổ vốn

- Tìm nguyên nhân cụ thể của việc thay đổi tỷ trọng này

Đánh giá các tỷ trọng tăng lên hay giảm xuống giữa cuối kỳ hay đầu năm làhợp lý hay không hợp lý Việc đánh giá cần phải phụ thuộc vào loại hình kinhdoanh của doanh nghiệp, tùy thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp với biếnđộng của thị trường sao cho tình hình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường,thuận lợi

b) Phân tích tình hình biến động và phân bổ vốn của công ty cổ phần công trìnhgiao thông Sông Đà:

Từ số liệu bảng cân đối kế toán năm 2010, ta lập bảng phân tích:

Chỉ tiêu

Giá trị (đ)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (đ)

Tỷ trọng (%)

Trang 37

Phân tích về cơ cấu ta thấy: Đầu năm, tổng tài sản công ty có là58.905.544.934 đ, trong đó: tài sản ngắn hạn là 37.672.353.797đ chiếm 63,95%trong tổng tài sản; tài sản dài hạn là 21.233.191.137 đ chiếm 36,05% trong tổng tàisản Đến cuối năm, tổng tài sản của công ty là 77.743.787.585 đ, trong đó: tài sảnngắn hạn là 57.616.530.673 đ chiếm 74,11% trong tổng tài sản, tài sản dài hạn là

Trang 38

20.127.256.912 đ chiếm 25,89% Như vậy, cuối năm tài sản ngắn hạn đã tăng lênđáng kể chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tài sản dài hạn còn tài sản dài hạn có

xu hướng giảm so với đầu năm Điều này là hợp lý và cần thiết bởi vì công ty hoạtđộng trong lãnh vực xây dựng công trình giao thông nên lượng tài sản ngắn hạn củacông ty cần phải chiếm tỷ lệ lớn để đảm bảo cho hoạt động xây dựng của công tydiễn ra liên tục và ổn định

Phân tích chi tiết sự biến động của từng loại tài sản ta thấy:

- Tài sản ngắn hạn: Cuối năm, tài sản ngắn hạn của công ty là57.616.530.673 đ, tăng tuyệt đối so với đầu năm là 19.944.176.876 đ tương ứng vớimức tăng tương đối là 52,94% Đây là lý do chính làm cho tổng tài sản của công tytăng đáng kể so với đầu năm Tài sản ngắn hạn tăng là do các nguyên nhân sau:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Cuối năm, khoản tiền và cáckhoản tương đương tiền đã tăng so với đầu năm là 6.464.414.496 đ tương ứng vớimức tăng tương đối là 177,99% Đồng thời, tỷ trọng của khoản Tiền và các khoảntương đương tiền trong tổng tài sản của công ty đã tăng từ 6,17% ở đầu năm lên12,99% ở cuối năm giúp cho công ty có thể chủ động hơn trong các hoạt động củamình

+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Cuối năm, các khoản phải thu đã tăng

so với đầu năm là 23.789.572.015 đ với mức tăng tương đối là 226,47% Ở đầu nămcác khoản phải thu ngắn hạn chỉ chiếm 17,83% trong tổng tài sản thì đến cuối năm

đã tăng tương đối cao, lên 44,11% chứng tỏ công ty chưa có biện pháp tích cực thuhồi các khoản nợ Về bản chất đây chính là các khoản mà công ty bị chiếm dụng Tỷtrọng các khoản phải thu ngắn hạn lớn sẽ hạn chế đến khả năng tài chính của công

ty trong việc nắm bắt các cơ hội đầu tư mới

+ Hàng tồn kho: Cuối năm, hàng tồn kho đã giảm 10.880.304.044 đ sovới đầu năm với mức giảm tương đối là 51,57% đồng thời chiếm 13,14% trong tổngtài sản của công ty (ở đầu năm chiếm 35,81%) Như vậy, công ty đã cố gắng tậptrung thi công dứt điểm các công trình để bàn giao cho các chủ đầu tư Đây là một

cố gắng hết sức quan trọng của công ty, góp phần đẩy nhanh thu hồi vốn và quayvòng vốn cho các hoạt động xây dựng các công trình khác

+ Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác ở cuối năm tăng570.494.409 đ tương ứng với mức tăng tương đối là 23,39% so với đầu năm

Trang 39

- Tài sản dài hạn: Cuối năm, tài sản dài hạn của công ty là 20.127.256.912 đ,giảm tuyệt đối so với đầu năm là 1.105.934.225 đ tương ứng với mức giảm tươngđối là 5,21% Tài sản dài hạn giảm là do các nguyên nhân sau:

+ Tài sản cố định: ở cuối năm, tài sản cố định tăng 1.763.791.062 đtương ứng với mức tăng tương đối là 11,03% so với đầu năm Qua đó ta thấy, công

ty có chú trọng đầu tư cho cơ sở vật chất và máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuấtxây dựng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm công trình xây dựng,giúp tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường

+ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Cuối năm, các khoản tài chínhdài hạn đã giảm so với đầu năm là 2.535.000.000 đ tương ứng với mức giảm tươngđối là 66,10% Công ty cần có biện pháp và kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả đầu

tư của các khoản đầu tư tài chính dài hạn

+ Tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác đã giảm so với đầu năm

là 361.725.287 đ tương ứng với mức giảm tương đối là 25,67%

3.2 Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn

- Tìm nguyên nhân cụ thể của việc thay đổi tỷ trọng đó

Cách đánh giá các tỷ trọng tăng lên hay giảm đi là tốt hay xấu tùy thuộc vàotầm quan trọng của từng loại nguồn vốn đối với doanh nghiệp ở từng thời kỳ

b) Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần côngtrình giao thông Sông Đà:

Từ số liệu bảng cân đối kế toán năm 2010, ta lập bảng phân tích:

Trang 40

trọng (%)

trọng (%)

A NỢ PHẢI

TRẢ 40.471.848.35 52,06 31.520.674.07 53,51 8.951.174.328 28,40

I Nợ ngắn hạn 38.812.899.44 49,92 25.372.614.33 43,07 13.440.285.101 52,97II.Nợ dài hạn 1.658.948.921 2,13 6.148.059.694 10,44 -4.489.110.773 -73,02

B VỐN CHỦ

SỞ HỮU 37.271.939.20 47,94 27.384.870.87 46,49 9.887.068.323 36,10

I Vốn chủ sở

hữu 37.167.973.92 47,81 27.111.220.96 46,02 10.056.752.996 37,09II.Nguồn kinh

so với đầu năm

Phân tích về cơ cấu ta thấy: Đầu năm, tổng nguồn vốn công ty có là58.905.544.934 đ, trong đó: nợ phải trả là 31.520.674.07đ chiếm 53,51% trong tổngnguồn vốn; vốn chủ sở hữu là 27.384.870.87đ chiếm 46,49% trong tổng nguồn vốn.Đến cuối năm, tổng nguồn vốn của công ty là 77.743.787.585đ, trong đó: nợ phảitrả là 40.471.848.35đ chiếm 52,06% trong tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu là37.271.939.20đ chiếm 47,94% Như vậy, cuối năm cà nợ phải trả và vốn chủ sở hữuđều tăng lên tương đối lớn so với đầu năm (nợ phải trả tăng 28,40% và vốn chủ sởhữu tăng 31,98%) nhưng tỷ trọng của từng loại so với tổng nguồn vốn hầu nhưkhông thay đổi Tổng nguồn vốn tăng giúp cho công ty có thêm vốn để đầu tư chosản xuất, xây dựng các công trình và giúp công ty mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu chiếm 47,94% ở cuối năm giúp cho doanhnghiệp tương đối độc lập về mặt tài chính

Phân tích chi tiết sự biến động của từng loại nguồn vốn ta thấy:

Ngày đăng: 13/07/2014, 11:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Đồ án phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 88)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Đồ án phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp xây dựng
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w