doanh nghiệp. Phân tích tình hình công nợ sẽ giúp cho người sử dụng phần nào nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay xấu.
Khi phân tích cần phải xác định được các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý, cụ thể là phân tích các khoản phải thu và phân tích các khoản phải trả của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng, nhất là các khoản nợ quá hạn thanh toán, nợ khó đòi…Đồng thời phải chủ động giải quyết các khoản nợ phải trả, đảm bảo tôn trọng kỷ luật tài chính và kỷ luật thanh toán. Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt, khả năng thanh toán dồi dào, thì doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác. Điều đó tạo cho doanh nghiệp chủ động về vốn, thực hiện tốt quá trình kinh doanh. Ngược lại, khi tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ dễ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau và khi mất tính chủ động trong kinh doanh và không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.
a)Phương pháp phân tích:
Phân tích tình hình công nợ bao gồm: phân tích các khoản phải thu và phân tích các khoản phải trả trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
- Phân tích các khoản phải thu: các khoản phải thu là các khoản mà doanh nghiệp bị doanh nghiệp khác chiếm dụng như: phải thu của khách hàng, trả trước
cho người bán, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng… Dựa vào số liệu từ bảng cân đối kế toán, tiến hành lập bảng phân tích:
+ So sánh tổng các khoản phải thu cuối kỳ so với đầu năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Nếu tổng các khoản phải thu cuối kỳ giảm so với đầu năm chứng tỏ rằng trong năm doanh nghiệp đã tích cực thu hồi các khoản nợ và sẽ có thêm vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu tổng khoản phải thu cuối kỳ tăng so với đầu năm thì doanh nghiệp không có biện pháp tích cực trong việc thu hồi vốn và bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn nhiều hơn, làm cho doanh nghiệp thiếu vốn và có thể phải đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh.
+ Phân tích sự biến động của các khoản phải thu ở cuối kỳ và đầu năm để tìm ra nguyên nhân chủ yếu của sự tăng hay giảm của tổng các khoản phải thu.
+ So sánh tỷ trọng giữa tổng các khoản phải thu với tổng số tài sản ở cuối kỳ và đầu năm. Nếu tỷ trọng này lớn sẽ ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính của doanh nghiệp do doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều.
- Phân tích các khoản phải trả: Các khoản phải trả là các khoản mà doanh nghiệp đã chiếm dụng của các doanh nghiệp khác như: vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động,… Dựa vào số liệu trong bản cân đối kế toán, tiến hành phân tích:
+ So sánh tổng các khoản phải trả ở cuối kỳ và đầu năm. Nếu tổng các khoản phải trả ở cuối kỳ giảm đi chứng tỏ doanh nghiệp chấp hành tốt kỷ luật thanh toán, hoạt động sản xuất diễn ra tốt đẹp. Ngược lại, nếu tổng các khoản phải trả ở cuối kỳ tăng lên thì chứng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tốt dẫn đến doanh nghiệp không trả được các khoản nợ đúng hẹn, gây áp lực lớn cho doanh nghiệp cũng như uy tín của doanh nghiệp.
+ Phân tích sự biến động của các khoản phải trả ở cuối kỳ và đầu năm để tìm ra nguyên nhân chủ yếu của sự tăng hay giảm của tổng các khoản phải trả.
+ So sánh tỷ trọng của các khoản phải trả với tổng nguồn vốn ở cuối kỳ và đầu năm. Từ đó nhận xét tính độc lập và tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
- So sánh tỷ lệ giữa tổng các khoản phải thu so với tổng các khoản phải trả ở cuối kỳ và đầu năm. Nếu tỷ lệ này > 100% chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị
chiếm dụng lớn hơn số vồn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Ngược lại nếu tỷ lệ này < 100% chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng.
Thực tế cho thấy, số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng đều phản ánh tình hình tài chính không lành mạnh.
b) Phân tích hình công nợ của công ty cổ phần công trình giao thông Sông Đà:
Phân tích các khoản phải thu: Căn cứ vào số liệu lấy trong BCĐKT năm
2010 của công ty, ta lập bảng phân tích như sau:
Chỉ tiêu
Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) ± % I.Các khoản phải thu ngắn hạn: 34.294.231.76 0 100,00 10.504.659.745 100,00 23.789.572.01 5 226,47 1.Phải thu khách hàng 28.703.106.232 83,70 10.100.023.344 96,15 18.603.082.888 184,19 2.Trả trước cho người bán 1.241.607.286 3,62 268.450.385 2,56 973.156.901 362,51 3.Phải thu nội
bộ ngắn hạn 4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 5.Các khoản phải thu khác 4.598.735.737 13,41 385.403.511 3,67 4.213.332.226 1.093,23 6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*) (249.217.495) (0,73) (249.217.495) (2,37) 0 0,00 II.Các khoản phải thu dài hạn
1.Phải thu dài hạn của khách hàng 2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3.Phải thu nội bộ dài hạn 4.Phải thu dài hạn khác 5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
Tổng cộng 34.294.231.76
0 100,00 10.504.659.745 100,00
23.789.572.01
5 226,47
Từ kết quả tính toán có thế nhận thấy rằng: Cuối năm, các khoản phải thu không những không giảm đi mà lại còn tăng lên với tốc độ tăng rất cao 362,51% tương ứng với mức tăng 23.789.572.015 đ. Nguyên nhân chính là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng rất cao, cụ thể:
- Phải thu khách hàng tăng 18.603.082.888 đ tương ứng 184,19%. - Trả trước cho người bán tăng 973.156.901 đ tương ứng 362,51%. - Các khoản phải thu khác tăng 4.213.332.226 đ tương ứng 1.093,23%. Có thế nói một trong nguyên nhân dẫn tới các khoản phải thu tăng cao như vậy là do doanh nghiệp chưa có biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ để bên chủ đầu tư không thanh toán theo đúng tiến độ và hợp đồng đã ký kết. Bên cạnh đó, các khoản trả trước cho người bán và khoản phải thu khác tăng rất cao : trả trước cho người bán tăng 973.156.901 đ tương ứng 362,51%; còn khoản phải thu khác tăng 4.213.332.226 đ tương ứng 1.093,23%. Đây là con số rất cao và là một trong nguyên nhân chính dẫn đến tổng các khoản phải thu tăng cao như vậy. Do vậy doanh nghiệp cần có biện pháp thu hồi nợ một cách tích cực và cương quyết hơn nữa, thu nhận hàng hóa, vật tư của nhà cung cấp đã trả trước, giảm các khoản phải thu khác, tránh tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh và để thanh toán cho các khoản vay, nợ đến hạn.
Qua bảng phân tích ta thấy: Ở đầu năm, tổng các khoản phải thu chỉ chiếm 17,83% trong tổng tài sản thì cuối năm đã tăng lên rất cao với 44,11% trong tổng tải sản. Như vậy, công ty đã bị chiếm dụng vốn rất lớn, làm ứ đọng vốn và khiến doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro và áp lực hơn. Do đó, công ty cần có biện pháp tích cực và hiệu quả để giảm tỷ lệ các khoản phải thu trong tổng tải sản xuống một tỷ lệ hợp lý.
Phân tích các khoản phải trả: Từ số liệu trong BCĐKT của công ty năm
2010, ta lập bảng phân tích như sau:
Chỉ tiêu
Cuối năm Đầu năm Chênh lệch
Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) ± % I.Nợ ngắn hạn 38.812.899.46 4 95,90 25.372.614.36 3 80,50 13.440.285.10 1 52,97 1.Nợ ngắn hạn 1.664.833.570 4,11 2.370.000.000 7,52 -705.166.430 -29,75 2.Phải trả người bán 14.308.425.940 35,35 6.344.362.795 20,13 7.964.063.145 125,53 3.Người mua trả tiền trước 6.540.632.345 16,16 3.549.852.315 11,26 2.990.780.030 84,25 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 4.200.888.780 10,38 1.605.826.438 5,09 2.595.062.342 161,60 5.Phải trả người lao động 2.551.514.258 6,30 1.657.562.423 5,26 893.951.835 53,93 6.Chi phí phải trả 198.708.925 0,49 2.262.299.073 7,18 -2.063.590.148 -91,22 7.Phải trả nội bộ
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm
Tổng các khoản phải thu 34.294.231.760 10.504.659.745
Tổng tài sản 77.743.787.585 58.905.544.934
Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 8.413.895.646 20,79 7.582.711.319 24,06 831.184.327 10,96 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 934.000.000 2,31 0 0,00 934.000.000 100,00 II.Nợ dài hạn 1.658.948.921 4,10 6.148.059.694 19,50 -4.489.110.773 -73,02 1.Phải trả dài hạn người bán 2.Phải trả dài hạn nộ bộ 3.Phải trả dài hạn khác 4.Nợ dài hạn 1.519.198.148 3,75 6.029.100.048 19,13 -4.509.901.900 -74,80 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 139.750.773 0,35 118.959.646 0,38 20.791.127 17,48 7.Dự phòng phải trả dài hạn Tổng cộng 40.471.848.38 5 100,00 31.520.674.05 7 100,00 8.951.174.328 28,40
Qua bảng phân tích ta thấy: tổng các khoản phải trả tăng 28,40% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 8.951.174.328 đ. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở các khoản nợ ngắn hạn, cụ thể:
- Nợ ngắn hạn tăng 52,97% tương ứng với mức tăng 13.440.285.101 đ. Trong các khoản nợ ngắn hạn thì đáng chú ý là các khoản: Phải trả người bán tăng 125,53% tương ứng với 7.964.063.145 đ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng 161.60% tương ứng với 2.595.062.342 đ. Bên cạnh đó thì các khoản: vay và nợ
ngắn hạn đã giảm 29,75% tương ứng với 705.166.430 đ, chi phí phải trả giảm 91,22% tương ứng 2.063.590.148 đ. Như vậy, công ty đã giảm được các khoản vay và nợ ngắn hạn dẫn đến chí phí phải trả giảm xuống giúp cho giảm được áp lực từ các khoản nợ. Tuy nhiên cần chú ý đến khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, đây là một khoản quan trọng cần thanh toán đúng thời hạn.
- Nợ dài hạn giảm 73.02% tương ứng với mức giảm 4.489.110.773 đ. Nợ dài hạn giảm là các khoản vay và nợ dài hạn đã giảm 74,80% tương ứng với mức giảm 4.509.901.900 đ. Điều này chứng tỏ công ty trong năm qua sản xuất kinh doanh tương đối tốt và chú trọng tới việc thanh toán các khoản nợ dài hạn.
Như vậy cùng với các khoản phải thu tăng thì các khoản phải trả cũng tăng lên, tuy nhiên với mức tăng tương đối nhỏ. Điều này hoàn toàn hợp logíc, bởi vì do vốn của bị chiếm dụng tương đối lớn nên công ty thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, buộc phải đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Do đó, công ty cần nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng thanh toán tránh lâm vào tình trạng mất tự chủ về mặt tài chính.
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm
Tổng các khoản phải trả 40.471.848.385 31.520.674.057
Tổng nguồn vốn 77.743.787.585 58.905.544.934
Tỷ trọng các khoản phải trả trong
tổng nguồn vốn 52,06% 53,51%
Tỷ trọng các khoản phải trả trong tổng nguồn vốn đã giảm từ 53,51% xuống 52,06%. Điều đó cho thấy công ty đã chú trọng tới các khoản phải trả này và có kế hoạch cũng như biện pháp làm giảm tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, tỷ trọng các khoản phải trả trong tổng nguồn vốn vẫn còn tương đối lớn và gây một áp lực đối với công ty cũng như nhiều rủi ro. Do vậy để tránh tình trạng mất tự chủ về mặt tài chính, công ty cần có kế hoạch hợp lý trong việc giảm các khoản phải trả xuống trong thời gian tới.
Tỷ lệ giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả:
Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm
Tổng các khoản phải thu 34.294.231.760 10.504.659.745 Tổng các khoản phải trả 40.471.848.385 31.520.674.057
Tỷ lệ giữa các khoản phải thu so các
khoản phải trả 84,74% 33,33%
Như vậy, cả đầu năm và cuối năm thì tỷ lệ giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả đều < 100% , điều đó chứng tỏ số vốn công ty bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn công ty đi chiếm dụng. Điều đó cho thấy, công ty đã đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác tương đối lớn, với số vốn đi chiếm dụng được giúp công ty có thêm vốn để tăng sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, đồng thời thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đã đến kỳ hạn thanh toán mà công ty không đủ khả năng thanh toán. Đáng chú ý là đầu năm, tỉ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả chỉ chiếm 33% cho thấy công ty đi chiếm dụng khá nhiều. Tới cuối năm, tỉ lệ này đã tăng lên đáng kể, tới 84,74%, giúp cho khả năng thanh toán các khoản phải trả được đảm bảo.
3.5 Phân tích khả năng thanh toán và tình hình thanh toán với ngân sách Nhà nước
3.5.1 Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một trong những thông tin rất quan trọng đối với những nhà cung cấp tín dụng, ngân hàng và các nhà cung cấp vật tư, hàng hóa cho doanh nghiệp. Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải thể hiện ở khả năng chi trả bởi vì nó phản ánh chất lượng công tài chính của doanh nghiệp. Qua phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho biết năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt hay xấu, từ đó có những quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không, có nên cung cấp hàng hóa vật tư cho doanh nghiệp không…
a)Phương pháp phân tích:
Để đánh giá một cách chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta cần phải tính và so sánh giữa cuối kỳ và đầu năm trên các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Kht): thể hiện khả năng huy động về tiền mặt và tương đương tiền (có tính thanh khoản cao) đáp ứng cho việc thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Kht) =
Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
Ý nghĩa: Hệ số này cho biết, ngay tức thời doanh nghiệp có khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn hay không ?
- Hệ số thanh toánh nhanh (Knh): phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knh) =
Vốn bằng tiền + ĐTTCNH Nợ ngắn hạn
- Hệ số khản năng thanh toán hiện hành (Khh): là chỉ tiêu biểu thị mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối vớn nợ ngắn hạn, cụ thể: một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Khh) =
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Nếu Khh > 1,5 : Kết luận tình hình tài chính của công ty rất tốt, tức là với tổng tài sản ngắn hạn thì công ty thừa khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.
Nếu Khh = 1 - 1,5 : Kết luận tình hình tài chính của công ty bình thường, tức là với tổng tài sản ngắn hạn thì công ty đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.
Nếu Khh < 1 : Kết luận tình hình tài chính của công ty rất xấu, tức là với tổng tài sản ngắn hạn thì công ty không đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty đang gặp phải sức ép lớn từ các khoản nợ ngắn hạn này và gây mất niềm tin từ các chủ nợ.
- Số vòng luân chuyển các khoản phải thu khách hàng: phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu khách hàng, nghĩa là các khoản phải thu khách hàng