SỰ ra ĐỜi cỦa triẾt hỌc Cho đến hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian, đó là vào khoảng thế kỷ VII
Trang 1SỰ ra ĐỜi cỦa triẾt hỌc
Cho đến hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng: Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian, đó là vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước Công nguyên, tại các trung tâm văn minh lớn của nhân loại thời cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp…
Khi ấy, trình độ nhận thức của con người đã đạt đạt tới mức trừu tượng hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá để xây dựng nên các học thuyết, lý luận thay cho những tri thức tản mạn, rời rạc, huyền thoại… Và đây chính là nguồn gốc nhận thức của sự hình thành triết học.
Mặc khác, triết học ra đời có nguồn gốc xã hội trực tiếp là khi trình độ của nền sản xuất phát triển tới mức có sự phân chia lao động của con người ra làm đôi, một đằng này là lao động chân tay và một đằng kia là lao động trí óc, gắn với sự phân chia giữa các giai tầng trong xã hội Đó cũng là khi có một bộ phận người đứng ở vị trí và vai trò quản lý xã hội, hoặc tập trung cho lao động trí óc Họ có điều kiện suy nghĩ và chuyên tâm vào các hoạt động nhận thức, khám phá thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm “giải thích thế giới” và “cải tạo thế giới”, để phục vụ các lợi ích trên con đường phát triển của tầng lớp giai cấp mình.
Sự ra đời của triết học đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tư duy con người, làm một cuộc cách mạng vĩ đại trong nhận thức với việc cung cấp cho con người một khoa học hoàn bị về thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận để nhận thức, giải thích và cải tạo thế giới Nó phản ánh bản chất của hệ thống thế giới các
sự vật - hiện tượng – quá trình, đồng thời chỉ ra vị trí và vai trò của con người trong thế giới đó.
Với tư cách là khoa học của cái chỉnh thế và cái chung nhất, triết học đã thu nhận về mình tất cả các ngành khoa đã phát khởi trước nó để trở thành “khoa học của mọi khoa học” Từ đây, triết học và khoa học thống nhất làm một, và trong một giai đoạn lịch sử giới hạn của sự bùng nổ nhận thức, các nhà khoa học không thể không trở thành nhà triết học và ngược lại – tuy “hai” mà “một”, tuy “một” mà “hai”.
sưu tầm internet
TL
Vấn đề cơ bản của triết học !!!!!!!
Thứ bảy, 04/07/2009 23:07 pm
Trang 2Triết học là hệ thống các lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.
Triết học ra đời do nhu cầu hoạt động nhận thức của con người nhằm phục vụ nhu cầu sống Triết học ra đời từ thực tiễn, và nhu cầu từ thực tiễn Như vậy, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội Khi con người có một vốn kiến thức nhất định và đạt đến khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa những gì mà con người quan sát được, triết học ra đời Còn nguồn gốc xã hội của triết học chính là sự phát triển của xã hội đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học đã ra đời Triết học cũng như bao khoa học khác, cũng có đối tượng nghiên cứu riêng của mình Đối tượng nghiên cứu của triết học chính là những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy Nhưng trong đó có những vấn đề cực kỳ quan trọng, là nền tảng, là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại Đó là vấn đề cơ bản của triết học Theo
Ăngghen: “Vấn đền cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn
đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
Vấn đề cơ bản của Triết học có hai mặt:
- Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?
Trang 3Hệ quả đầu tiên nảy sinh khi trả lời câu hỏi thứ nhất trong vấn đề cơ bản của Triết học chính là sự hình thành các trường phái triết học lớn Đó là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Các nhà triết học duy vật là những người cho rằng vật chất và giới tự nhiên là cái có trước và quyết định ý thức Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa duy vật đã trải qua 3 giai đoạn cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật chất phác ra đời vào thời cổ đại ở Trung Quốc, Ấn
Độ và Hy Lạp Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là thừa nhận tính thứ nhất của vật chất Tuy rằng, các quan điểm có tính đúng đắn vì nó đã lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến thần linh hay Thượng đế nhưng các quan điểm này vẫn còn nhiều hạn chế và mang tính ngây thơ, chất phác bởi lẽ nó đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể, vẫn còn những kết luận mang nặng tính chất trực quan Hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật thể hiện khá rõ ở các nhà triết học từ thế
kỷ XV đến thế kỷ XVIII Tuy những quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình có tính chất kế thừa từ những quan điểm của chủ nghĩa duy vật chất phác nhưng nó có sự phát triển hơn do cơ học cổ điển thời kỳ này đạt được những thành tựu rực rỡ Các nhà triết học thời kỳ này sử dụng phương pháp siêu hình để nhìn nhận thế giới Do cách nhìn nhận đổi tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối, coi đối tượng nghiên cứu ở trạng thái tĩnh tại, nếu
có biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng và nguyên nhân của sự biến đổi đó nằm
ở ngoài đối tượng nên các nhà duy vật siêu hình “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt
mà không thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật chứ không thấy sự phát sinh và tiêu vong của sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của sư vật mà quên mất sự vận động của sự vật ấy” Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã ra đời mà C.Mác và Ăngghen là những người xây dựng
và Lênin là người hoàn thiện và bổ sung Với cách nhìn nhận đối tượng ở trong mối quan
hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau và nhìn nhận đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi nằm trong khuynh hướng chung là phát triển, là quá trình biến đổi về chất của sự vật và hiện tượng mà nguồn gốc là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng, các nhà duy vật biện chứng đã phản ánh hiện thực đúng như
nó tồn tại và phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới Đối lập với các nhà duy vật là các nhà triết học theo trường phái duy tâm Chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái: chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan Cả hai phái duy tâm đều thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
và coi ý thức sản sinh ra giới tự nhiên, thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới Tuy nhiên, phái duy tâm chủ quan cho rằng mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác cá nhân, của chủ thể, còn phái duy tâm khách quan lại cho rằng ý thức là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người mang những tên gọi khác nhau như ý niệm tuyệt đối, lý tính thế giới Đó là sự nhận thức sai lầm do cách xem xét phiến diện một mặt, tuyệt đối hóa, thần thành hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức mang tính biện chứng của con người Đồng thời, chủ nghĩa duy tâm còn được ra đời do
sự tách rời lao động trí óc với lao động chân tay và địa vị thống trị của lao động trí óc với lao động chân tay trong xã hội cũ Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học còn nảy sinh ra các học thuyết nhất nguyên luận (học thuyết thừa nhận chỉ một trong hai thực thể vật chất và ý thức là nguồn gốc của thế giới), nhị nguyên luận (học thuyết triết học xem vật chất và ý thức là hai thực thể tồn tại độc lập, tạo thành hai nguồn gốc của thế
Trang 4giới), đa nguyên luận (học thuyết cho rằng vạn vật trong thế giới là do vô số nguyên thể độc lập tạo nên).
Để trả lời câu hỏi thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học, các nhà triết học chia thành hai trường phái: khả tri và bất khả tri Hầu hết các nhà duy vật và duy tâm đều cho rằng con người có thể nhận thức được thế giới Tuy nhiên, dưới góc độ duy tâm, các nhà triết học theo trường phái này cho rằng sự nhân thức của con người chỉ là sự tự nhận thức về chính bản thân mình Còn những nhà triết học phủ nhận sự nhận thức của con người đã cho ra đời “thuyết không thể biết” Học thuyết này cho rằng con người không thể hiểu được đối tượng hoặc có chăng là chỉ hiểu hình thức bề ngoài vì tính xác thực của hình ảnh về đối tượng mà các giác quan của con người cung cấp trong quá trình nhận thức không đảm bảo tính chân thực Tính tương đối của nhận thức dẫn đến sự hình thành trào lưu “hoài nghi luận”, những người theo trào lưu này nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt đến chân
lý khách quan.
Việc xác định được vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt các trường phái triết học, các quan điểm triết học, các nhà triết học; là cơ sở giải quyết một loạt các vấn đề khác của triết học như nhận thức luận, nhà nước, tôn giáo Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học giúp con người ta có thể hình thành thế giới quan và phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người Thế giới quan là nhân tố để con người nhận thức và hành động Là thấu kính giúp con người xem xét chính bản thân mình để xác đinh cho mình mục đích và ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động để có nhân sinh quan tích cực Trình độ thế giới quan chính là tiêu chí đánh giá sự trưởng thành của cá nhân và toàn xã hội Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học làm triết học thực hiện chức năng phương pháp luận Vì thế, mỗi quan điểm lý luận về triết học đồng thời là một nguyên tắc về phương pháp và lý luận về phương pháp đó tạo khả năng cải biến thế giới.
Triết học là gì?
TUESDAY, 1 JULY 2008, 09:17:32 TRIẾT HỌC
Câu 1: Triết học là gì? Trình bày nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của triết học Trải qua quá trình phát triển, đã có nhiều quan điểm khác nhau về triết học Trong quan điểm khác nhau đó vẫn có những quan điểm chung Đó là, tất cả các hệ thống triết học đều là hệ thống tri thức có tính khái quát, xem xét thế giới trong tính chỉnh thể của nó, tìm ra các quy luật chi phối trong chỉnh thể đó, trong tự nhiên, xã hội và bản thân con người Tóm lại: Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó.
Có những định nghĩa khác như: Triết học là hệ thống những quan điểm, quan niệm chung của con người về thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy) và về vai trò của con người trong
- Quan điểm chung của con người về thế giới đó là vấn đề thế giới quan triết học hay còn
Trang 5gọi là bản thế luận triết học.
- Vai trò của con người trong thế giới đó là vấn đề nhận thức luận triết học vì con người
có nhận thức được thế giới thì mới có thể cải tạo được thế giới và mới làm chủ được bản
Như vậy triết học bao gồm cả hai vấn đề thế giới quan và phương pháp luận hay bản thế
+ Nguồn gốc nhận thức: Đứng trước thế giới rộng lớn bao la, các sự vật, hiện tượng phong phú, đang dạng, muôn hình muôn vẻ, con người có nhu cầu phải nhận thức thế giới ấy phải giải đáp các vấn đề, thế giới ấy từ đâu ra, nó tồn tại và phát triển như thế nào, các sự vật ra đời, tồn tại và mất đi có tuân theo quy luận nào không? Trả lời được các câu
Mặt khác triết học là một hình thái ý thức xã hội có tính chất khái quát và tính trừu tượng cao Do đó triết học chỉ xuất hiện khi con người đã có trình độ tư truy trừu tượng phát
Triết học ra đời gắn liền với xã hội có giai cấp xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội cộng sản
- Sự phát triển của sản xuất, sự phân chia xã hội thành hai giai cấp cơ bản đối lập nhau: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ, sự phân chia lao động trí óc và lao động chân tay là điều kiện vật chất cho sự ra đời của triết học.
- Giai cấp thống trị có điều kiện về kinh tế nên cũng có điều kiện nghiên cứu triết học Do
đó triết học bao giờ cũng là thế giới quan của một giai cấp nhất định, giai cấp nào thống trị về kinh tế cũng thống trị về tinh thần và tư tưởng trong xã hội.
1 Nguồn gốc ra đời của triết học:
- Về mặt lịch sử tư tưởng: xuất hiện thời kỳ cuối cùng của xã hội nguyên thủy.
- Nguồn gốc: Thế kỷ 8-6 TCN
+nguồn gốc nhận thức: triết học là một khoa học
+nguồn gốc mặt xã hội: triết học chỉ xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp, là hệ tư tưởng của giai cấp nào đó.
- Lịch sử phát triển: 2 giai đoạn (gắn liền với sự phát triển của KH):
+Cổ đại – TK17: TH là KH chung của mọi KH
Đối tượng nghiên cứu: KH lý thuyết (TH và các KH cụ thể giống nhau) Các nhà TH cũng là nhà KH cụ thể
Các KH cụ thể chưa đủ đk trở thành KH độc lập
+TK17-nay: TH và KH cụ thể độc lập nhau TH được coi là KH chung về mặt TG quan và pp luận.
TH nghiên cứu quy luật chung, phổ biến nhất của tự nhiên, XH và tư duy con người
TH có đặc thù thể hiện ở: đối tượng nghiên cứu, tính gc của TH so với các lĩnh vực tinh thần khác, mối quan hệ của TH đ/v sự hình thành và pt của các nền VH so với các lĩnh vực khác.
Trang 62 Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu thế giới vật chất và vai trò con người trên cơ sở quy luật phổ biến
- Có sự thay đổi đối tượng nghiên cứu của triết học trong lịch sử →do điều kiện kinh tế xã hội
3 Vấn đề cơ bản của triết học:
- Mối quan hệ VC-YT, tồn tại-tư duy.
4 Các trường phái TH trong lịch sử:
- TH DV: nhất nguyên luận
- TH DT: nhất nguyên luận
- Nhị nguyên luận: dung hòa giữa DV và DT
- Bất khả tri luận: đặc thù, con người có khả năng nhận thức về hiện thực nhưng chỉ mang tính tương đối Ngtắc hoài nghi ->có ý nghĩa trong NCKH.
- TH tôn giáo: đặc thù, chủ yếu ngcứu tâm linh, gắn liền với tôn giáo.
5 Các hình thức lịch sử của triết học duy vật: 3 hình thức:
- Cổ đại (triết học tự phát, ngây thơ cổ đại)
- Siêu hình thế kỷ 3 đến 17: ảnh huởng, phụ thuộc phương pháp luận Siêu hình thế kỷ 17 đến 18: thành tựu, hạn chế
→ hạn chế +thành tựu: xét 3 phương diện:
+ thế giới quan→duy vật
+ phương pháp luận →siêu hình
+ nhân sinh quan→hệ tư tưởng của giai cấp tư sản
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng: (triết học Mác-xuất hiện những năm 40
TK 19)
II Chương 2 Triết học phương Đông –
không thi
III Chương 3 Triết học phương Tây
1 Triết học Hy Lạp- La Mã
- TH Hy Lạp cổ đại pt vào TK 6 TCN, mang tính DV tự phát và biện chứng
sơ khai.
- Nhà nước:
+quân chủ
+dân chủ
→phản ánh 2 xu hướng chủ nô-quý tộc, chủ nô-dân chủ
- Nội dung cơ bản của sự pt TH Hy Lạp cổ đại:
+cuộc đấu tranh CNDV-CNDT
+cuộc đấu tranh tầng lớp chủ nô dân chủ tiến bộ (DV)- tầng lớp chủ nô quý tộc (DT)
- Đặc điểm triết học: 4 đặc điểm
+ có sự phân công lao động chân tay-trí óc
+ các trường phái triết học của khoa học cụ thể
+ ý thức hệ của giai cấp chủ nô
+ phép biện chứng tự phát
- Các nhà TH tiêu biểu:
+ CNDV: Anaxago, Ampêđôcơlơ, Democrite, Êpiquya,…
Trang 7+ CNDT: Xôcrát, Platon,…
- Sự đối lập Platon-Democrite : 3 nội dung
+ Thế giới quan:
Platon: DT KQ, học thuyết ý niệm, ll siêu nhiên, linh hồn có trước quyết định hiện thực, hiện thực là SP của ý niệm.
Democrite: DV, học thuyết nguyên tử, bản nguyên của TG VC và con người.
+ Lý luận nhận thức:
Platon: linh cảm, lý luận, lý tính có trước, quyết định nhận thức của con người.
Democrite: nhận thức cảm tính trên cơ sở kinh nghiệm, tạo ra lý luận + Chính trị-xã hội
- Một số nhà TH và tư tưởng của họ:
Hêraclít: ->nhà DV cổ đại, người sáng lập ra phép biện chứng (sơ khai) ->lửa là bản nguyên của TG
->Tất cả các sự vật đều biến đổi (“không ai tắm 2 lần trên một dòng sông”)
->Sự tồn tại mâu thuẫn trong mọi sự vật, phân đôi cái thống nhất và nhận thức các đối lập (biện chứng)
->Sự vận động không ngừng của TG do quy luật KQ.
Pithago: ->DT KQ, tư duy KH pha trộn ảo tưởng tôn giáo huyền bí
->Quan tâm đến bản chất và khởi nguyên của TG, đó là “con số”.
Xôcrát: ->DT, thầy Platon.
->Không nghiên cứu tự nhiên vì đã được thần thánh an bài
->Nghiên cứu nhân bản, con người và đạo đức.
->TH không có gì khác hơn là sự nhận thức của con người và chính bản thân mình (“con người hãy nhận thức chính mình”)
->Cái thiện phổ biến là cơ sở của đạo đức.
->PP Xôcrát 4 gđ: Mỉa mai, đỡ đẻ, quy nạp, xác định
2 Triết học thời kỳ phục hưng cận đại
- Phục hưng: TK15-16
+khôi phục lại những giá trị văn hóa Hy lạp cổ đại
+quá độ từ xã hội PK →TBCN (tiền TB)
+hình thành hệ tư tưởng của gc TS.
- Cận đại : TK17-18
+kinh tế xã hội: hình thành phát triển CNTB
+cơ sở: cuộc CM công nghiệp, thông qua các cuộc CM TS
+TH pt rất mạnh (cổ điển Anh - DV, cổ điển Pháp – DV, TH DT pp tư duy siêu hình)
+đặc điểm triết học: triết học tự nhiên: sự phát triển các khoa học tự nhiên, sự phân ngành các khoa học cụ thể tách khỏi triết học,….
+Đều p.ánh hệ tư tưởng của gc TS để tiến cuộc CM TS
+Cách mạng tư sản Pháp = cách mạng nhân quyền đương quyền
- Các nhà triết học khai sáng Pháp (thế kỷ 17-18)
+Didrot, Holbach, Rousseau
+những nhà TH XH, ngcứu về chế độ dân chủ TS, bàn về qlực NN của gc TS
+tư tưởng TH pháp quyền, nói đến NN pháp quyền của gc TS trong quá trình hình thành CNTB.
3 Triết học cổ điển Đức thế kỷ 18-19:
- Các đặc điểm triết học: 4 đặc điểm
Trang 81/ +TG quan và ý thức hệ của gcTS Đức với hầu hết các đại biểu đều xuất thân tầng lớp thượng lưu.
+Nhận thấy sự trì trệ trong XH PK Đức.
+Các nhà triết học cổ điển Đức trong TG quan nói chung thể hiện mâu thuẩn giữa tính CM và KH về tư tưởng và sự bảo thủ về lập trường CT, XH (sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ PK->hệ tư tưởng Đức)
2/ Đề cao vai trò con người
3/ Quan điểm biện chứng về TG.
4/ Hệ thống hóa toàn bộ tri thức và thành tựu mà nhân loại đạt được, khôi phục quan niệm coi TH là KH của các KH.
- Các triết gia tiêu biểu: Kant, Hégel, Feuerbach
Lưu ý: mỗi đặc điểm ứng với 1 câu hỏi trắc nghiệm
1/Kant: +DT chủ quan, nhị nguyên luận, bất khả tri (quan trọng nhất) +người sáng lập hệ tư tưởng triết học cổ điển Đức.
+đặt nền móng cho quan niệm biện chứng về tự nhiên và XH
+Các tác phẩm: Phê phán lý tính thuần túy, Phê phán lý tính thực tiễn, Phê phán năng lực phán đoán.
2/Hégel: +biện chứng DT KQ
+ý niệm tuyệt đối là điểm xuất phát, nền tảng của TH Hégel.
+Mọi sự vật, hiện tượng đều là hiện thân của ý niệm tuyệt đối.
+TG hiện thực là tha hóa của ý niệm tuyệt đối.
+Tác phẩm: Hiện tượng học tinh thần, Khoa học logic, Bách khoa toàn thư các KH TH
3/Feuerbach: +DV, chủ nghĩa nhân bản
+Tác phẩm: Phê phán TH Hégel, Bản chất của đạo Thiên Chúa, Luận cương sơ bộ, Cơ sở TH của tương lai,…
loccoctu:
Về nguồn gốc triết học Việt Nam
TS Trần Văn Khánh
Tạp chí Triết học
Theo chúng tôi, cần phải khẳng định rằng, Việt Nam có triết học Về nguồn gốc nhận thức, ngay từ thời kỳ Đông Sơn, nhận thức của người Việt đã đạt đến trình độ tư duy trừu tượng và thực tế, đã có sự hình thành những mầm mống của triết học Nguồn gốc xã hội của triết học Việt Nam có nét đặc thù riêng - không gắn với sự phân chia giai cấp trong xã hội, mà chủ yếu gắn với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để giành và giữ vững độc lập của dân tộc Bắt đầu từ khi nước ta bước vào thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập (thế
kỷ X), những tư tưởng triết học về xã hội, về thực tiễn giữ vai trò trung tâm
và xuyên suốt cho đến sau này Triết học Việt Nam tiếp tục được kế thừa, bổ sung, phát triển và đặc biệt đã tỏa sáng rực rỡ trong tư tưởng triết học của
Hồ Chí Minh
Trang 9Mặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của
nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
Trả lời câu hỏi trên có ý nghĩa rất quan trọng: Bởi lẽ, đó là sự hiểu biết những thông điệp quan trọng nhất, hiểu biết cái thuộc về cội nguồn của sức mạnh, về vật chất và tinh thần mà nhờ nó, dân tộc ta trường tồn và phát triển không phải ngẫu nhiên mà hiện nay, các nước, các đối tác nước ngoài khi quan hệ làm ăn với nước ta lại thường nói nhiều về triết lý trong kinh doanh, triết lý của sự phát triển… Trong quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện nay, cần tìm ra những thông điệp ấy, tìm cái thuộc về "linh hồn" của toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử dân tộc để khẳng định mình cũng như tạo nội lực trong hội nhập và phát triển!
Với câu hỏi: Việt Nam có triết học không ? Về cơ bản có hai quan điểm khác nhau:
Thứ nhất, Việt Nam không có triết học
Ở quan điểm này, các nhà lý luận cho rằng, Việt Nam không có các nhà triết học, không có các trường phái triết học cũng như không có các tác phẩm triết học Vấn đề cơ bản của triết học, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình chưa được đặt ra và giải quyết Nếu có những tư tưởng triết học nào đó, thì nó cũng hoà lẫn trong văn, sử hoặc tôn giáo Thậm chí có quan điểm còn cho rằng, người Việt Nam chỉ biết tiếp thu, sao chép những tư tưởng từ bên ngoài và sử dụng cho phù hợp với thực tế đất nước, chứ không
có sáng tạo gì thêm
Thứ hai, Việt Nam có triết học
Chúng tôi đồng ý với quan điểm này Mặc dù, ở Việt Nam không có các triết gia lỗi lạc, không có các trường phái triết học tiêu biểu Vấn đề cơ bản của triết học, duy vật, duy tâm, khả tri, bất khả tri hay biện chứng và siêu hình… cũng chưa được đặt ra một cách rõ ràng và sáng tỏ Song, khi đặt vấn đề rằng, phải có các triết gia, phải đưa ra và giải quyết vấn đề cơ bản của triết học… mới xét tới một dân tộc nào đó có triết học hay không, thì e rằng đó
Trang 10là cách xem xét không biện chứng Bởi vì, khi xét nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội về sự ra đời của triết học, cũng như xem xét các chức năng
cơ bản của triết học, như chức năng thế giới quan, chức năng phương pháp luận, chức năng nhân sinh quan của triết học thì Việt Nam hoàn toàn có triết học Vấn đề đặt ra ở đây là, sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của triết học Việt Nam thông qua những hình thức đặc thù như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi chỉ bước đầu đi vào tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của nền triết học nước ta
Như chúng ta đã biết, triết học ra đời với hai nguồn gốc: nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội
1 Về nguồn gốc nhận thức
Triết học với tiêu chí như là một hệ thống những tri thức chung nhất của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy chỉ ra đời khi nhận thức của con người đạt tới một giới hạn nhất định Đó là ở trình độ nhận thức lý luận Điều đó cũng có nghĩa là khi ngôn ngữ đã phát triển tới giai đoạn có chữ viết
Ở Việt Nam, theo các nhà khoa học, cách nay bốn nghìn năm, vào thời kỳ Tiền Đông Sơn, thông qua các mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, mà trước hết là hoạt động sản xuất, nhận thức của cư dân người Việt đã đạt đến trình
độ tư duy trừu tượng Những nhận thức này được biểu hiện thông qua kỹ thuật chế tác công cụ lao động bằng đá và bằng kim loại "Do đó, chúng ta phải đánh giá cao hoạt động tư duy trừu tượng của cư dân Tiền Đông Sơn,
mà trong một chừng mực nào đó, có thể gọi là tư duy khoa học của họ Chính thứ tư duy chính xác đó được phát triển nhờ hoạt động sản xuất, nhưng nó lại có tác động ngược lại một cách tích cực với kỹ thuật sản
xuất"(2) Theo suy đoán, từ thời kỳ Đông Sơn về sau, đã hình thành các huyền thoại, hơn nữa có quan điểm còn cho rằng thời kỳ này cũng bắt đầu xuất hiện một hệ thống thần thoại khá ổn định (3) Như vậy, ở thời kỳ Đông Sơn, nước ta đã hình thành và phát triển những mầm mống của triết học,
"tiền triết học" hay nói như Nguyễn Đăng Thục là "ngụ ý triết học", "là triết học bình dân"(4) Những mầm mống của triết học ấy chính là nguồn vật liệu phong phú mà con người Việt Nam trực tiếp tích luỹ được từ hoạt động thực tiễn của mình để sau đó, khi có chữ viết, cùng với việc kế thừa có phê phán
và chọn lọc những tư tưởng triết học Trung Quốc và triết học Ấn Độ, cũng như triết học phương Tây về sau, nền triết học Việt Nam đã tồn tại và phát triển, gắn với thực tiễn khắc nghiệt dựng nước và giữ nước của dân tộc và do
đó, đã tạo nên những sắc thái riêng của mình