1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn tập môn Địa lí 9

16 1,3K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 162,5 KB

Nội dung

- Các trung tâm công nghiệp lớn: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.. - Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước, là trun

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 9 HỌC KÌ II Năm học: 2012 - 2013

Phần một: LÝ THUYẾT

A - VÙNG ĐÔNG NAM BỘ:

- Diện tích: 23.550 km2; Dân số: 10.9 triệu người (2002)

- Tên các tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu

I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:

- Phía đông bắc giáp vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, tây bắc giáp Campuchia, vùng đồng bằng sông Cửa Long, phía đông nam giáp biển Đông

- Ý nghĩa:

+ Là cầu nối giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long

+ Thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực Đông Nam Á

II/ Điều Kiện Tự Nhiên Và Tài Nguyên Thiên Nhiên:

- Đặc điểm:

+ Địa hình thoải, độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam

+ Khí hậu: cận xích đạo nóng ẩm

+ Sông ngòi: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé

- Thuận lợi: nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế như:

+ Đất xám, đất bazan thích hợp trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, hoa quả

+ Biển: ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí thuận lợi phát triển đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch biển, khai thác dầu khí…

- Khó khăn:

+ Trên đất liền ít khoáng sản

+ Diện tích rừng tự nhiên còn ít, nguy cơ ô nhiễm môi trường

III/ Tình hình phát triển kinh tế:

1/ Công nghiệp:

- Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng: 59.3% (2002)

- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm

- Một số ngành công nghiệp quan trọng: dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng

- Các trung tâm công nghiệp lớn: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu

2/ Nông nghiệp:

- Chiếm tỉ trọng nhỏ (6.2%, năm 2002) nhưng có vai trò quan trọng

- Trồng trọt: là vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta

+ Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều…Cây cao su là cây công nghiệp hàng hóa xuất khẩu quan trọng nhất

+ Cây công nghiệp hằng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá…

+ Cây ăn quả: mít Tố Nữ, vú sữa, xoài, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt…

Trang 2

- Ngành chăn nuôi khá phát triển, được chú trọng theo phương pháp chăn nuôi công nghiệp

- Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đem lại nguồn lợi lớn

3/ Dịch vụ:

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP: 34.5% (2002)

- Cơ cấu rất đa dạng, bao gồm các hoạt động: thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông…

- Nhìn chung các chỉ tiêu dịch vụ chiếm tỉ trọng cao so với cả nước

- Là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài

- Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu:

+ Xuất: dầu thô, thực phẩm chế biến, hang may mặc, giày dép, đồ gỗ…

+ Nhập: máy móc, thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dung cao cấp

- Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước, là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước

IV/ Các trung tân kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

- Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An

- Diện tích: 28 nghìn km2

- Dân số: 12,3 triệu người (2002)

- Vai trò quan trọng không chỉ với Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía Nam và cả nước

CÂU HỎI ÔN TẬP:

1/ Trình bày vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Đông Nam Bộ Vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?

B - VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:

- Diện tích: 39.734 km2; Dân số: 16,7 triệu người (2002)

- Các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau

I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:

- Nằm ở vị trí cực Nam của đất nước, phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, tây nam là vịnh Thái Lan, phía nam và đông nam là Biển Đông

- Ý nghĩa: thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế trên đất liền và biển với các vùng trong cả nước và với các nước tiểu vùng sông Mê công

II/ Điều Kiện Tự Nhiên Và Tài Nguyên Thiên Nhiên

1/ Thuận lợi:

- Địa hình thấp, bằng phẳng, đồng bằng rộng

- Đất phù sa diện tích lớn: 1.2 triệu ha

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm

- Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nguồn nước dồi dào

- Sinh vật phong phú, đa dạng

Trang 3

- Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản

2/ Khó Khăn:

- Đất phèn, đất mặn diện tích lớn

- Lũ lụt

- Thiếu nước ngọt trong mùa khô

III/ ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI

- Đặc điểm:

+ Là vùng đông dân: 16.7 triệu người (2002)

+ Thành phần dân tộc đa dạng, ngoài người Kinh còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất hàng hóa; thị trường tiêu thụ lớn

- Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao

IV/

Tình Hình Phát Triển Kinh Tế:

1 / Nông nghiệp:

- Là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước

- Vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực cũng như xuất khẩu lương thực thực phẩm của cả nước

- Diện tích trồng lúa chiếm 51.1% và sản lượng chiếm 51.5% cả nước Được trồng nhiều ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

- Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066.3 kg, gấp 2.3 lần trung bình cả nước (2002) (Cả nước: 463.6 kg/ người, năm 2002)

- Chiếm hơn 50% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, nhiều nhất là ở các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang Nghề nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu đang phát triển mạnh

- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước

- Nghề nuôi vịt đàn, trồng cây công nghiệp khá phát triển

- Nghề rừng giữ vị trí quan trọng đặc biệt là trồng rừng ngập mặn

2 / Công nghiệp:

- Tỷ trọng còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng (2002) nhưng đang bắt đầu phát triển

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm giữ vai trò quan trọng nhất chiếm 65%

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 12.0%

- Công nghiệp cơ khí nông nghiệp và một số ngành công công nghiệp khác chiếm 23.0%

- Phân bố: hầu hết các thành phố, thị xã, đặc biệt là thành phố Cần Thơ

3 / Dịch vụ :

- Bắt đầu phát triển

- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch

- Hàng xuất khẩu chủ lực là: gạo (chiếm 80% gạo xuất khẩu cả nước), thuỷ sản đông lạnh, hoa quả

- Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo…

V/

Các Trung Tâm Kinh Tế:

- Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng

- Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng

Trang 4

C - PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI

TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO:

1/ Vùng biển nước ta:

- Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2

- Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

- Cả nước có 28/63 tỉnh, thành phố giáp biển

2/ Các đảo và quần đảo:

- Trong vùng biển nước ta có hơn 4.000 đảo lớn nhỏ, được chia thành các đảo ven bờ

và các đảo xa bờ

- Ví dụ:

+ Các đảo ven bờ: Phú Quốc, Cát Bà…

+ Các đảo xa bờ: Bạch Long Vĩ, Phú Quý và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

- Tài nguyên phong phú đặc biệt là hải sản, thuận lợi cho việc phát triển tổng hợp kinh

tế biển

D - ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG:

I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH:

1/ Vị trí và lãnh thổ:

0,83% diện tích cả nước

- Tọa độ địa lí: từ 100 52’B - 110 30’B; 1060 20’Đ - 1060 58’Đ

- Phía bắc: giáp Bình Phước

- Phía đông: giáp Đồng Nai

- Phía tây: giáp Tây Ninh

- Phía nam và tây nam: giáp Thành phố Hồ Chí Minh

- Ý nghĩa: có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện

2/ Sự phân chia hành chính:

- Ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Dương được tái lập

- Gồm 1 thành phố (Thủ Dầu Một), 2 thị xã (Thuận An, Dĩ An) và 4 huyện (Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Dầu Tiếng) Với 91 xã, phường, thị trấn

II/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:

1/ Địa hình:

- Tương đối bằng phẳng, hơi lượn sóng, chủ yếu là những thềm phù sa cổ, độ cao trung bình từ 6 – 60 m

- Nền địa chất ổn định, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng các khu công nghiệp, đường giao thông, các đô thị và các vùng chuyên canh nông nghiệp

2/Khí hậu:

- Nhiệt đới ẩm gió mùa, mang tính chất cận xích đạo, với 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Nhiệt độ trung bình năm 26,50C Số giờ nắng từ 2300 – 2500 giờ/năm

- Lượng mưa trung bình: 1800mm – 2000mm/năm

- Độ ẩm không khí cao 80% – 90%

Trang 5

- Thời tiết ổn định, ít có thiên tai.

→ Thuận lợi phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới

3/ Tài nguyên nước: có nguồn nước ngầm và nước khá phong phú, dồi dào:

- Có 3 sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai là: sông Bé ở phía Đông Bắc (120 km), sông Đồng Nai ở phía Đông (55 km) và sông Sài Gòn ở phía Tây (100 km)

- Nguồn nước ngầm cũng khá phong phú

- Hồ Dầu Tiếng và hồ Phước Hòa là hai công trình thủy lợi lớn nằm ở phía bắc của tỉnh trên sông Sài Gòn và sông Bé

→ Có giá trị về nông nghiệp, giao thông vận tải và du lịch

4/ Đất trồng:

- Đa dạng, gồm 6 nhóm đất chính: đất xám, đất đỏ vàng, đất dốc tụ, đất phù sa, đất phèn

và đất xói mòn trơ sỏi đá

- Đất xám chiếm 52,4% diện tích (hơn 140 nghìn ha), thích hợp phát triển các loại cây công nghiệp (cao su, điều, hồ tiêu, cà phê, mía, đậu phộng…), cây ăn quả, cây lương thực thực phẩm, đồng cỏ chăn nuôi…

5/ Tài nguyên khoáng sản: tương đối đa dạng nhất là khoáng sản phi kim loại như:

- Cao lanh, sét: Thủ Dầu Một, Thuận An, Bến Cát

- Đá xây dựng: Dĩ An, Tân Uyên, Phú Giáo

- Cát xây dựng, cuội sỏi: dọc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Tính…

6/ Tài nguyên rừng:

- Diện tích hiện còn 18527 ha, chủ yếu tập trung ở núi Cậu với 3905 ha

- Rừng trồng tập trung ở Dầu Tiếng, Phú Giáo, Tân Uyên và trung tâm bảo tồn sinh thái Phú An (Bến Cát)

III/ DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG:

1/ Số dân và gia tăng dân số:

- Số dân gần 1.5 triệu người (2009)

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên khoảng hơn 1%/năm

- Tỉ lệ gia tăng cơ học cao, gấp khoảng 5 lần tỉ lệ gia tăng tự nhiên (2004 – 2005 tăng 8.1 – 8.4%)

- Thành phần dân tộc: ngoài dân tộc Kinh còn có dân tộc Hoa, Stiêng, Chăm, Kh’mer, Tày, Thái, Nùng

2/ Cơ cấu dân số, nguồn lao động:

- Cơ cấu dân số năm 2007:

+ Theo giới tính: tỉ lệ nữ chiếm 51.9% Tỉ số giới tính là 0.92

+ Theo độ tuổi: khá lí tưởng: 23.3% dưới tuổi lao động, 69.1% trong tuổi lao động, 7.6% trên tuổi lao động

+ Theo lao động: công nghiệp 61.7%, nông nghiệp 19.2%, dịch vụ 19.1%

- Nguồn lao động:

+ Dồi dào, đa số là lao động trẻ có trình độ chuyên môn, đã qua đào tạo chiếm khoảng 40%

+ Lao động tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp – xây dựng

+ Tuy nhiên nguồn lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3/ Phân bố dân cư:

Trang 6

- Mật độ dân số: 810 người/km2 (2010).

- Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở 3 thị xã phía Nam (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An), thưa dân ở các huyện phía Bắc (huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng mật độ dưới 200 người/km2)

- Tỉ lệ dân thành thị là 63.3% (8/2011)

Phần Hai: BÀI TẬP

Bài tập 1: Căn cứ vào bảng sau :

Sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn)

1995 2000 2002

Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước Nêu nhận xét

Bài tập 2: Dựa vào bảng số liệu sau:

Tổng số Nông, lâm,

ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh Nêu nhận xét

Bài tập 3: Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ phân theo

thành phần kinh tế (đơn vị: tỉ đồng)

Tổng số

Khu vực nhà nước Khu vực ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

50508

19607 9942 20959

199622

48058 46738 104826

a Tính tỉ lệ phần trăm (%) giá trị sản xuất công nghiệp của các khu vực

b Vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ

Bài tập 4: Căn cứ vào bảng số liệu sau:

Dân số thành thị và dân số nông thôn ở thành phố Hồ Chí Minh qua các năm (nghìn người)

Năm

Vùng

1995 2000 2002

Vẽ biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông ở thành phố Hồ Chí Minh qua các năm Nêu nhận xét

Trang 7

Phần ba: MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1/ Tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

là:

2/ Cả nước sẽ hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn ở:

a Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cửa Ông

b Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Cửa Ông.

c Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ

d Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng

3/ Sông nào ở vùng Đông Nam Bộ có hồ nước thuỷ lợi và hồ nước thuỷ điện quan trọng?

a Sông Bé - sông Đồng Nai b Sông Bé - sông Sài Gòn

Trang 8

c Sông Sài Gòn - sông Đồng Nai d Sông Bé - sông La Ngà

4/ Vùng Đông Nam Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành?

5/ Vùng Đông Nam Bộ có diện tích 23.550 km2, dân số là 10,9 triệu người ( 2002) Vậy mật độ dân số trung bình là:

a 436 người / km2 b 463 người / km2 c 346 người / km2 d 634 người / km2

6/ Ngoài thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ còn có các tỉnh nào?

a Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh.

b Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai.

c Biên Hoà, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu.

d Tây Ninh, Bình Phước, Xuân Lộc, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

7/ Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh:

8/ Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt ở vùng Đông Nam Bộ đặt tại đâu?

c Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà d Thủ Dầu Một - Vũng Tàu

9/ Địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài là vùng:

a Đông Nam Bộ b Đồng bằng sông Hồng c Tây Nguyên

d Đồng bằng sông Cửu Long.

10/ Khối lượng hàng hoá xuất và nhập khẩu qua cảng Sài Gòn chiếm tỉ trọng cao nhất đất

nước:

11/ Tỉnh Bình Dương hiện nay có bao nhiêu huyện, thị xã?

12/ Cây công nghiệp giữ vị trí hàng đầu ở Đông Nam Bộ là:

a Cây hồ tiêu b Cây cà phê c Cây điều d Cây cao su

13/ Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm:

14/ Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong cơ cấu GDP của vùng là:

15/ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh:

a Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

b Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang

c An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Bến Tre, Hậu Giang

d Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

16/ Hồ Dầu Tiếng được xây dựng trên thượng nguồn sông:

a Sông Sài Gòn b Sông Đồng Nai c Sông Bé

d Sông La Ngà

17/ Ba trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là:

a Biên Hoà, Vũng Tàu, Bình Phước

b Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Biên Hoà

c Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu

Trang 9

d Vũng Tàu, Bình Dương, Biên Hoà

18/ Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển?

19/ Các trung tâm kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long là:

a Cà Mau, An Giang, Trà Vinh, Hậu Giang b Cần Thơ, Hậu Giang, Rạch Giá, Tân

An

c Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau d Cà Mau, Mỹ Tho, Đồng Tháp, Kiên

Giang

20/ Muốn đếm thăm khu bảo tồn chim Hồng Hạc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì đến:

a Rạch Giá, Cần Thơ b Tràm chim ở Đồng Tháp c Cần Thơ, Long Xuyên

d Đất Mũi ở Cà Mau

21/ Tổng sản lượng thuỷ sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước là:

22/ Nước ta có đường bờ biển dài:

23/ Diện tích trồng lúa và sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước là:

a 51,1% và 60% b 50% và 51,5% c 51,1% và 51,5% d 51,5% và 50,1%

24/ Vùng sản xuất muối nổi tiếng ở nước ta là:

a Hải Phòng, Ba Lạt b Cà Mau, Vũng Tàu c Cà Ná, Cà Mau d Sa Huỳnh, Cà Ná

Trang 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 8

Năm học: 2009 - 2010

Phần một: LÝ THUYẾT

A- ĐÔNG NAM Á:

I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – DIỆN TÍCH – DÂN SỐ:

- Nằm giữa vĩ độ: 10,50N  28,50B

- Gồm 2 bộ phận: Có 11 quốc gia

+ Phần đất liền: Bán đảo Trung Ấn

+ Phần hải đảo: Quần đảo Mã Lai

- Ý nghĩa: Là cầu nối giữa 2 châu lục và nối giữa 2 đại dương => Ngày nay có vai trò hết sức quan trọng

- Năm 2002 Đông Nam Á có 536 triệu dân => Là khu vực đông dân

- Mật độ dân số 119 người/km2 bằng mức TB của châu Á và cao hơn TB của thế giới

- Tỉ lệ gia tăng dân số: 1,5% cao hơn mức TB của châu Á và thế giới

- Có 11 quốc gia với nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Nê-grô-it

- Đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo:

Ngày đăng: 30/01/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w