Mục đích môn họcKết thúc môn học, sinh viên nắm vững: Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động du lịch ở Việt Nam Các quy định cụ thể về khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô
Trang 1Th.S Vũ Văn Ngọcngocvv@neu.edu.vn
Luật du lịch
Trang 2Mục đích môn học
Kết thúc môn học, sinh viên nắm vững:
Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động
du lịch ở Việt Nam
Các quy định cụ thể về khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch, khách du lịch, kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên du lịch, hợp đồng trong lĩnh vực du lịch, và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động du lịch
Trang 4Hoạt động du lịch và điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động
du lịch
Chuyên đề 1:
Trang 6Khái quát về du lịch và hoạt động du lịch
a. Khái niệm du lịch
b. Khái niệm hoạt động du lịch
c. Tính chất của du lịch
d. Nguyên tắc phát triển du lịch
Trang 7Khái niệm du lịch
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định (Điều 4 khoản 1 Luật Du lịch
2005)
Trang 8Đặc điểm của du lịch
Con người (theo pháp luật Việt Nam) vì VN chỉ
coi con người là chủ thể của các quan hệ xã
hội Ở một số nước , chủ thể không hẳn là con người, có thể là chó, mèo
Không gian du lịch: Ngoài nơi cư trú thường xuyên
Người cư trú thường xuyên không phải mua bảo hiểm du lịch, vé du lịch.
Mục đích du lịch: tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
Chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian
nhất định Nếu vô thời hạn thì được coi là cư
trú thường xuyên.
Trang 9Khái niệm hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ
chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch
Trang 10Tính chất của du lịch
Nhà nước ta xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp qan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao
Trang 11Nguyên tắc phát triển du lịch
(Điều 5 Luât du lịch 2005) (1)
Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài
Trang 12Phát triển đồng thời du lịch trong nước và
du lịch quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam
Trang 13Các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên
lãnh thổ Việt Nam
Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân
cư có hoạt động liên quan đến du lịch
Khách du lịch
Trang 14Điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
a. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp
luật đối với hoạt động du lịch
b. Nguồn luật điều chỉnh hoạt động du lịch
Trang 15Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Đảm bảo phát triển du lịch bền vững
Tạo sự công bằng và cạnh tranh trong hoạt động du lịch
Bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, của
cộng đồng xã hội nói chung
Trang 16Nguồn luật điều chỉnh hoạt động
nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước,
Trang 17Quản lý nhà nước về du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
Trang 18Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Chính phủ
Tổng cục du lịch
Sở du lịch
Trang 19b) Ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn của
khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch quốc gia và địa phương, các văn bản quy phạm pháp luật khác
về du lịch;
c) Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch phát triển du lịch;
d) Chỉ đạo việc tổ chức và phối hợp các hoạt động liên quan đến phát triển du lịch;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong
quản lý nhà nước về du lịch.
Trang 20Thủ tướng Chính phủ
lập các khu du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và quy định việc quản lý các khu du lịch quốc gia, điểm
du lịch quốc gia
Trang 21Tổng cục du lịch (1)
Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về du lịch, có những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
Ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn phân hạng cơ sở lưu trú du lịch, các văn bản khác về
trong lĩnh vực du lịch;
Trang 22 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản
lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật.
Trang 23Nội dung quản lý nhà nước về du lịch (1)
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch;
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát
triển du lịch;
Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về du lịch, về việc phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước
về du lịch;
Trang 24Nội dung quản lý nhà nước về du lịch (2)
Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi
dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ,
việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong
mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch;
Tổ chức và quản lý công tác xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch;
Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động du lịch;
Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
Trang 25Chuyên đề 2
Quy chế pháp lý về khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô
thị du lịch
Trang 26Đề cương bài giảng
Trang 28Khái niệm tài nguyên du lịch
nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch (Điều 4 Khoản 4 Luật du lịch
2005)
Trang 29Điều tra tài nguyên du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở
trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan
quản lý nhà nước liên quan và UBND cấp
tỉnh điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên
du lịch để làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định và công bố các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
Trang 30Nội dung điều tra tài nguyên du lịch:
Vị trí địa lý của tài nguyên;
Đặc điểm của tài nguyên;
Giá trị của tài nguyên phục vụ mục đích du lịch;
Hiện trạng, khả năng bảo tồn, khai thác và
sử dụng tài nguyên
Trang 31Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và
phát triển tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn
tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu
quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững
Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, có chính sách
và biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai
thác hợp lý tài nguyên du lịch
Trang 32Các loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên
và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa
chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ
mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn
hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch
sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc
sở hữu của tổ chức, cá nhân.
Trang 33Khu du lịch
Khái niệm
Xếp hạng khu du lịch
Trang 34Khái niệm khu du lịch
hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự
nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội
và môi trường
Trang 35Xếp hạng khu du lịch
Khu du lịch quốc gia
Khu du lịch địa phương
Trang 36Khu du lịch quốc gia (1)
1 Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch.
2 Có diện tích tối thiểu là một nghìn héc ta.
3 Có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một
triệu lượt khách du lịch một năm.
4 Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp
có thẩm quyền phê duyệt
Trang 37Khu du lịch quốc gia (2)
5 Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch.
6 Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
7 Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ
đồng bộ khác.
Trang 38Khu du lịch địa phương
1 Có tài nguyên du lịch hấp dẫn
2 Có diện tích tối thiểu là hai trăm héc ta
3 Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu
Trang 39Điểm du lịch
Khái niệm
Xếp hạng điểm du lịch
Trang 40Khái niệm điểm du lịch
Trang 41Xếp hạng điểm du lịch
Điểm du lịch quốc gia
Điểm du lịch địa phương
Trang 42Điểm du lịch quốc gia
1 Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.
2 Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một
trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
3 Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.
4 Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Trang 43Điểm du lịch địa phương
4 Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Trang 44Tuyến du lịch
Khái niệm
Xếp hạng tuyến du lịch
Trang 45Khái niệm tuyến du lịch
Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ
du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng
không
Trang 46Xếp hạng tuyến du lịch
Tuyến du lịch quốc gia
Tuyến du lịch địa phương
Trang 47Tuyến du lịch quốc gia
Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó
có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có
tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế;
Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường
và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến
Trang 48Tuyến du lịch địa phương
Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong
phạm vi địa phương;
Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường
và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến
Trang 49Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch
Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch gồm có:
Tờ trình đề nghị công nhận khu du lịch của
cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm
quyền;
Báo cáo quy hoạch tổng thể hoặc quy
hoạch cụ thể phát triển khu du lịch kèm
theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
Trang 50Hồ sơ đề nghị công nhận điểm
Trang 51Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch
Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch gồm có:
Tờ trình đề nghị công nhận tuyến du lịch
của cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền;
Bản đồ về tuyến du lịch theo tỷ lệ
1/1.500.000 đối với tuyến du lịch quốc gia;
tỷ lệ 1/100.000 đối với tuyến du lịch địa
phương và bản thuyết minh về tuyến du
lịch đề nghị công nhận
Trang 52Thẩm quyền công nhận khu du
lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du
lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công nhận khu
du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương theo đề nghị của cơ quan nhà nước về
du lịch cấp tỉnh.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương công
bố khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia sau khi có quyết định công nhận.
UBND cấp tỉnh công bố khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương sau khi có
quyết định công nhận.
Trang 53Quản lý phát triển
đô thị du lịch
Trang 55Điều kiện công nhận đô thị
Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật
du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch;
Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ
Trang 56Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch
Hồ sơ
Thủ tục
Thẩm quyền
Trang 57Hồ sơ
Tờ trình đề nghị công nhận đô thị du lịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ;
Bản sao quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Đề án đề nghị công nhận đô thị du lịch
Trang 58Thủ tục
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị công nhận đô thị
du lịch, đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Xây
dựng và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các cơ quan hữu quan thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận đô thị du lịch trình Thủ
tướng Chính phủ
Trang 59Thẩm quyền
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định công nhận đô thị du lịch; cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương công bố
đô thị du lịch
Trang 60Quản lý phát triển đô thị du
lịch
Việc quản lý phát triển đô thị du lịch phải bảo đảm
các nội dung sau đây:
Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị theo định hướng phát triển du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch;
Bảo vệ tài nguyên du lịch, cảnh quan, môi trường; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch;
Điều phối các nguồn lực của đô thị nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch.
Trang 61Chuyên đề 3
Quy chế pháp lý về khách du lịch
Trang 62Đề cương bài giảng
Trang 63Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi
du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào
Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
Trang 64Quyền của khách du lịch
(I)
Lựa chọn hình thức du lịch lẻ hoặc du lịch theo đoàn; lựa chọn một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du
lịch cung cấp thông tin cần thiết về chương trình du lịch, dịch vụ du lịch
Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu
trú; được đi lại trên lãnh thổ Việt Nam để
tham quan, du lịch, trừ những khu vực cấm
Trang 65Quyền của khách du lịch
(II)
Hưởng đầy đủ các dịch vụ du lịch theo hợp đồng giữa khách du lịch và tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; được hưởng bảo hiểm du lịch và các loại bảo hiểm
khác theo quy định của pháp luật.
Được đối xử bình đẳng, được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện các biện pháp bảo đảm
an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được cứu trợ, cứu nạn trong trường
hợp khẩn cấp khi đi du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Được bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra theo quy định của pháp
luật.
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật
về du lịch.
Trang 66Nghĩa vụ của khách du lịch
Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về
an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch.
Thực hiện nội quy, quy chế của khu du lịch,
điểm du lịch, đô thị du lịch, cơ sở lưu trú du
lịch.ý
Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho
tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch theo quy định của pháp luật.